An ninh môi trường (giáo trình tham khảo cho các cơ sở đào tạo trong ngành công an)

Thế kỷ 21 đã bắt đầu. Rất nhiều tổ chức về an ninh thế giới, môi trường và phát triển đang tiến hành xác định những hình mẫu mới về an ninh nhằm hỗ trợ các cơ quan quốc tế và quốc gia tăng cường các vấn đề an ninh, phúc lợi và những cơ hội cho mọi người. Có lẽ yếu tố quan trọng nhất dẫn đến những nỗ lực này là tác động mạnh mẽ của các phát minh công nghệ - thế lực hàng đầu đứng sau toàn cầu hoá kinh tế - tạo ra những hình mẫu mới về sự phụ thuộc lẫn nhau, và những khủng hoảng môi trường. Hàng hoá, dịch vụ, tri thức, vốn và thông tin đang được mở mang nhanh chóng và luân chuyển tự do với tốc độ cao xuyên suốt thế giới. Đã xuất hiện những đe doạ và cơ hội theo các cách thức mà chưa ai có thể thấu hiểu ngay được. Đi kèm với những thay đổi này là sự bùng nổ tiếp tục của dân số toàn cầu, và đi ngược với sự chuyển động của đồng vốn là sự tăng cường rào chắn đang được thiết lập để ngăn chặn sự chuyển động dân cư.

Một trong những vấn đề đòi hỏi phải gấp rút xác định lại khái niệm an ninh và phát triển là sự thay đổi môi trường. Vào những năm 60, các bài viết cá nhân của Rachel Carson đã đưa vấn đề suy thoái môi trường ra trước công luận. Những năm 70 đã chứng kiến sự phản hồi tích cực cho vấn đề này: Hội nghị Stockhom đã đưa vấn đề này lên chương trình nghị sự toàn cầu và thành lập Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), các tổ chức phi chính phủ như Hoà bình xanh và Những người bạn của Trái đất, các cơ quan Bảo vệ môi trường Quốc gia đã được thành lập; rất nhiều hiệp định môi trường đa phương đã được đàm phán. Vào những năm 80, Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) đã được thiết lập. WCED do nữ Thủ tướng Na Uy, bà Harlem Brundtland lãnh đạo đã xây dựng khái niệm Phát triển bền vững và đã đưa khái niệm này vào xây dựng một chương trình toàn diện nhằm cứu lấy môi trường. Hội nghị quốc tế về môi trường và chương trình nghị sự 21 đã được triển khai tại Rio de Janero Braxin 1992 lần đầu tiên đã kêu gọi một Liên minh toàn cầu về bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo một an ninh toàn cầu.

Các phong trào môi trường đã thành công khi đưa ra cho thế giới một cách nhìn mới về an ninh và phát triển. Mất ổn định, nghèo đói và tăng trưởng kinh tế đều có thể gây ra suy thoái môi trường, tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn tự nó phải củng cố lại. Tình huống này có liên quan chặt chẽ tới xung đột và bất an ninh, đặc biệt khi đặt trong bối cảnh của các thể chế chính trị tham nhũng và yếu kém, mức quân sự hoá cao và sự căng thẳng giữa các sắc tộc, nông thôn và thành thị. Những trở ngại chính cho các quốc gia và những cộng đồng địa phương là những thế lực từ bên ngoài đã hoặc đang cố gắng tước đoạt hoặc hạn chế quyền kiểm soát của họ.

Ở nước ta, những vấn đề An ninh Môi trường mới được xới lên trong vòng 5 năm qua, khi các nhà khoa học bắt đầu phát biểu ý kiến hoặc giới thiệu các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài trên báo chí hoặc tại các hội thảo khoa học. Những vụ xung đột môi trường căng thẳng trong nội bộ cộng đồng hoặc trong các quan hệ thương mại quốc tế gần đây; vấn đề khủng bố và chiến tranh sinh thái; vấn đề buôn bán chất thải hoặc ô nhiễm xuyên biên giới đang đe doạ đến sự an toàn cuộc sống của nhân dân; sự gia tăng mưa axit toàn quốc. đã gây sự quan tâm đặc biệt của cả các nhà quản lý lẫn công chúng. Năm 2002, Tổng cục Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, Bộ Công an đã thực hiện một đề tài khoa học cấp nhà nước nhan đề "An ninh Môi trường – Các vấn đề khu vực và toàn cầu" để tạo cơ sở khoa học cho việc ban hành các chính sách của nhà nước. Ngay sau đó, Tổng cục cũng đã cho triển khai đề tài biên soạn cuốn giáo trình "An ninh Môi trường" làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo cán bộ ngành Công an mà đơn vị trực tiếp quản lý đề tài là phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Môi trường thuộc Văn phòng Tổng cục.

Giáo trình An ninh Môi trường có mục tiêu là: cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản và những kỹ năng nghiên cứu ban đầu về An ninh Môi trường, quan hệ giữa An ninh Môi trường với biến động tài nguyên và môi trường xã hội, ảnh hưởng của An ninh Môi trường với an ninh và chính sách phát triển của quốc gia và quốc tế. Để có thể hiểu được những luận giải chuyên môn của giáo trình, người đọc cần trang bị những hiểu biết cơ sở về Môi trường và Phát triển mà do khuôn khổ chuyên sâu của giáo trình An ninh Môi trường, những kiến thức cơ sở này không thể được trình bày thoả đáng trong tài liệu này.

Với nội dung đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của An ninh Môi trường, tài liệu này không chỉ phục vụ cho các học viên ngành Công an, mà còn đáp ứng cho công tác quản lý môi trường cũng như nhu cầu tham khảo của các giảng viên, sinh viên ngành môi trường và các ngành có liên quan. Nó cũng có thể gợi mở nhiều hướng nghiên cứu mới.

Giáo trình này được kế thừa nhiều nội dung của Báo cáo kết quả đề tài cấp nhà nước "An ninh Môi trường – các vấn đề khu vực và toàn cầu" do Tổng cục Khoa học – Kỹ thuật và Công nghệ, Bộ Công An quản lý mà tác giả vừa là người chủ biên vừa trực tiếp soạn thảo phần lớn nội dung báo cáo.

Cùng với kinh phí dành riêng cho biên soạn giáo trình, sự hỗ trợ nhiều mặt nêu trên của ngành Công an là điều kiện rất cơ bản cho việc biên soạn giáo trình này. Ngoài ra, các nhà khoa học của Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội – nơi tác giả làm việc, các nhà quản lý Môi trường thuộc Cục Bảo vệ Môi trường, thuộc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường nhiều tỉnh thành, thuộc Công an các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Tây Ninh, Long An, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng đã trao đổi nhiều ý kiến quý báu trong các đợt tác giả làm việc tại địa phương. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc với những giúp đỡ đa dạng và quý báu đó.

 

doc156 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu An ninh môi trường (giáo trình tham khảo cho các cơ sở đào tạo trong ngành công an), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họ không phải loại bị xô đẩy vì lý do môi trường bị huỷ hoại mà là bị hấp dẫn vì những kỳ vọng kinh tế. Tuy nhiên những người phải di cư vì sự nghèo nàn, cùng cực lại thường là do sự suy thoái môi trường, cùng với nhiều lý do khác. Trong những trường hợp này, thật khó có thể phân biệt rạch ròi rằng họ là dân tị nạn môi trường hay tị nạn kinh tế. Cũng còn có thể định nghĩa đầy đủ hơn về tị nạn môi trường bằng diễn giải đầy đủ nguyên nhân của vấn đề: "Tị nạn môi trường là những người không thể sống một cách an toàn ở bản quán vì những lý do môi trường. Đó là hạn hán, hoang mạc hoá, mất rừng, xói mòn đất và các dạng suy thoái đất khác; là sự khan hiếm tài nguyên ví dụ nước; là sự xuống cấp điều kiện sống ở đô thị do quá tải hệ thống đô thị; là những vấn đề bức xúc như biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự ấm lên toàn cầu; là các thiên tai như bão tố, lũ lụt, nước dâng do bão, động đất, cùng với những hậu quả do sự quản lý yếu kém của con người. Ngoài ra còn có những yếu tố khác góp phần làm khuếch đại các vấn đề môi trường ngư bùng nổ dân số, bần cùng, nạn đói và dịch bệnh. Lại cũng còn những yếu tố khác như chính sách phát triển và hệ thống điều hành xã hội không phù hợp đã đẩy con người ra ngoài lề cuộc sống theo nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và luật pháp. Trong một số hoàn cảnh, một số yếu tố tạo ra sự di cư đột ngột như các sự cố công nghiệp hoặc xây dựng những hồ thuỷ điện khổng lồ. Thường thì nhiều yếu tố tác động đồng thời khiến cho con người vô phương ứng xử nên đành phải tìm kiếm nơi khác để dung thân, hoặc là ở ngay trong nước, hoặc là ở nước khác một cách tạm thời hay vĩnh viễn" Định nghĩa trên tuy đầy đủ nhưng quá dài, do đó có thể rút gọn đưới dạng như sau: "Tị nạn môi trường là những người không thể sống an toàn ở bản quán do những nguyên nhân môi trường, đáng chú ý là hạn hán, hoang mạc hoá, mất rừng, xói mòn đất, thiếu nguồn nước, biến động khí hậu, các thiên tai khác như bão tố, lũ lụt, nước dâng do bão. Đối mặt với những đe doạ này, con người cảm thấy vô phương xoay xở nên phải kiếm nơi khác để dung thân tạm thời hay vĩnh viễn, ngay trong nước hoặc ở nước khác"(Myer, N., 1995). 6.1.2. Về thuật ngữ "tị nạn" Thuật ngữ "tị nạn" ban đầu được đề xuất tại LHQ 1951, sau đó được ghi nhận tại Nghị định thư 1967 như sau: "Tị nạn là bất cứ người nào bị đe doạ vì những lý do chủng tộc, tôn giáo hoặc quan điểm chính trị buộc phải cư trú bên ngoài quốc gia mà mình mang quốc tịch và không có khả năng được nước mình bảo vệ khỏi những đe doạ đó" Sự mở rộng khái niệm về "tị nạn" sang lĩnh vực tị nạn môi trường đã từng bị phản bác cho rằng điều đó làm sai lệch nội dung tị nạn và làm giảm sự trợ giúp đối với những người tị nạn kinh điển, làm rối loạn và nhầm lẫn những quá trình ứng xử đã định hình mấy chục năm nay nhằm giúp đỡ người tị nạn. Tuy nhiên, người ta cần phải thấy rõ một điều rằng: hiện nay những vấn đề môi trường nghiêm trọng đã gây tác động xấu đến quyền con người đòi hỏi được hưởng một điều kiện cư trú bền vững và có thể chấp nhận được- đó chính là một trong những quyền cơ bản nhất. Khi người ta phải chốn chạy một cuộc khủng hoảng môi trường trầm trọng, thì cũng không khác mấy so với việc họ phải chốn chạy vì những sức ép chính trị hay tôn giáo. Lẽ nào những người tị nạn môi trường lại không có quyền tìm kiếm một sự đảm bảo an ninh theo nghĩa đen của từ này- tức là một nền an ninh cho phép họ sẽ được chấp nhận tại một nơi nào đó bởi xã hội? Khái niệm mới về an ninh môi trường cũng đã được xác nhận bởi một bộ phận trong LHQ. UNEP cũng đã dựa vào khái niệm mở rộng này khi công bố bài báo của El- Hinnawi ngay từ năm 1985. Quỹ Dân số Thế giới trong báo cáo "Hiện trạng dân số thế giới" năm 1993 cũng đã sử dụng thuật ngữ "tị nạn môi trường". Tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio 1992, bà Sadaro Ogata, chuyên viên cao cấp của LHQ về người tị nạn, đã từng coi người tị nạn là tất cả những ai bị buộc phải rời bỏ nhà mình vì một chuỗi những tác nhân vốn không chỉ vi phạm đến quyền con người liên quan đến bạo loạn hoặc xung đột tôn giáo, mà còn là cả những tác nhân như suy thoái môi trường và bùng nổ dân số, nghèo khổ và nạn đói: "Suy thoái môi trường có thể dẫn đến di cư và chính di cư lại tạo ra các suy thoái môi trường khác". Chính tổng thư ký LHQ Butros- Ghali, 1992 đã phát biểu về sự gia tăng vấn đề về tị nạn môi trường: "Hạn hán và dịch bệnh có thể mang tính huỷ diệt không kém dã man hơn vũ khí và chiến tranh". Tất nhiên, nhiều tác hại đến con người liên quan đến các vấn đề môi trường thực ra không chỉ duy nhất do môi trường gây ra. Thường thì bao giờ cũng có vấn đề chính trị đan xen vào. Các chính phủ cần phải chịu trách nhiệm về tình trạng khi chính sách của họ, ví dụ như sự phân phối đất đai bất bình đẳng, là cội rễ chính của những vấn đề môi trường. Với hàm nghĩa mở rộng này, vấn đề tị nạn môi trường mang đậm màu sắc chính trị. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là phải coi tị nạn môi trường đồng nhất với những vấn đề chính trị. Thế giới những người di trú Năm 1993, ngân hàng Thế giới ước lượng có 100 triệu người trên thế giới sống ở một nước không phải nước mình. Những năm sau này,làn sóng di trú tăng lên ngay ở các nước Châu á, Châu Phi, ở những nước trong khối Xã hội Chủ nghĩa, Liên Xô và Đông âu cũ, và cả những cuộc di trú từ Châu á sang những lục địa khác. Số người tị nạn do các cuộc chiến tranh nổ ra không ngừng tăng lên. Cao uỷ những người tị nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) công bố: Cho đến tháng 12 năm 1995, số người di chuyển hoặc tị nạn tới một nước khác là 27,4 triệu so với năm 1990 chỉ có 14,9 triệu. Nếu có nhiều người đi rồi trở về thì con số người di chuyển đến một nước khác từ năm 1990 đến 1996 là 10 triệu. Nếu lại kể cả những người xin nhập quốc tịch thì 25 triệu người đã di chuyển vì những lý do sinh thái học, đi bí mật, riêng ở miền Nam châu Phi là 8,5 triệu người và ở Hoa Kỳ là 4,6 triệu người, tất cả bằng 3% tổng dân số thế giới, tức 170 triệu người, bằng cách này hay cách khác, sống ở ngoài Tổ quốc, tự nguyện hoặc không. Theo nguồn tin từ nhà cầm quyền Bắc Kinh của tuần báo Pháp Courrier international, cho biết : Trung Quốc, có 30 triệu người sống ở hải ngoại trong đó 2/3 là từ tỉnh Quảng Đông đi. Theo báo Nhật Asahi Shimbun, riêng thành phố Taishan (Thái Sơn) ở cách Quảng Châu 100 km về phía Tây Nam, đã có 1.200.000 người ra sống ở nước ngoài, nhiều hơn cả tổng số dân hiện nay của thành phố đông 1,1 triệu người. Ngày nay, mỗi năm vẫn có vài nghìn người rời thành phố ra nước ngoài. Nạn ô nhiễm, những căn bệnh nan y như ung thư, tim mạch và hô hấp, quái thai ngày càng phát triển ở một số vùng thuộc Moravie, Bohem và Slovaki khiến hàng nghìn người phải rời bỏ bản quán đi sống ở những nơi khác có tuổi thọ bình quân cao hơn ở Czech và Slovaki. Theo Norman Myers, nhà môi trường Trường Đại học Oxford (Anh), số người tị nạn đã rời bỏ nhà cửa, gia đình và công ăn,việc làm sau khi con người làm biến đổi môi trường trên toàn thế giới đã lên đến 25 triệu, tới năm 2010 sẽ lên đến 50 triệu và sẽ hình thành một làn sóng không gì cản nổi là 200 triệu người từ nay đến năm 2050. Steward Leiderman viết trên tờ "Nhà khoa học mới", Luân Đôn, rằng "những người tị nạn sinh thái học là những chỉ dẫn sinh học chất lượng môi trường". Chưa bao giờ thế giới này phải chứng kiến những cuộc di dân lớn đến thế do lũ lụt, việc vất các chất độc, rác bẩn, nạn sa mạc hoá, những công trình thuỷ địa chất, việc khai thác mỏ, những bức xạ khác nhau, nạn phá rừng, đất xói mòn, dịch bệnh, nông nghiệp thâm canh, và những hoạt động khác của con người cố ý gây ra. Người ta cũng tính ra rằng, mỗi năm một nửa trong tổng số 50 triệu người đi tị nạn ở chính nước họ. Cuộc điều tra tháng 8- 1994, 6 nước có số người tị nạn bằng 5% tổng dân số nước họ, và 4 nước trong số đó có Guinée, Malawi, Burundi và nước Cộng hoà Dzibouti là những nước thuộc khu vực nghèo nhất thế giới tại Châu Phi Tiểu Sahara. Chưa có sự thừa nhận pháp lý người tị nạn sinh thái học và cũng chưa có tổ chức siêu quốc gia nào lo việc này. Mặt khác người ta biết rằng, tiền các nước giàu chảy sang các nước nghèo phát triển không nhiều hơn ngân sách của HCR. Theo Hoàng Kim Thất. Báo An ninh thế giới ngày 12. 9. 1997. Có nhiều thuật ngữ tương đương đã được đề nghị dùng thay cho thuật ngữ "tị nạn môi trường": "Những người chuyển chỗ ở vì môi trường" (Environmentally displaced persons). "Những người di cư bắt buộc vì môi trường" (Environmentally impelled migrants). Hai thuật ngữ trên tuy chính xác nhưng lại quá rườm rà. Các thuật ngữ khác như "di cư sinh thái" (eco-migrants); "di tản sinh thái" (eco-evacuee); "nạn nhân sinh thái" (eco-victim). Hai thuật ngữ đầu không làm rõ ý bắt buộc phải di cư, thuật ngữ thứ ba lại chẳng nói gì đến sự di cư của những người chịu tác động. Tình hình thế giới những năm qua cho thấy rằng, tị nạn môi trường đã trở thành một trong những khủng hoảng nhân văn lớn nhất mọi thời đại. Mặc dù cội nguồn của cuộc khủng hoảng này là những vấn đề môi trường, nhưng đồng thời cũng là những vấn đề khủng hoảng về mặt xã hội, chính trị và kinh tế. Tị nạn môi trường có thể được coi là "chỉ thị nhân văn của sự ổn định chính trị, chỉ thị của công lý và trật tự" (Winter,1993). Nói ngắn gọn, hiện tượng này là sự phản ánh tính bất cập của hệ thống tổ chức của chúng ta trước những thay đổi sâu sắc của xã hội. Phương sách tốt nhất để giải quyết tị nạn môi trường là: Phát hiện, thừa nhận tị nạn môi trường là một sự thực khách quan. Hiểu được tị nạn môi trường là gì và tại đâu. ứng xử bằng cách giải quyết tận gốc vấn đề chứ không chỉ là can thiệp vào các hiện tượng bề ngoài. 6.1.3. Nguyên nhân của tị nạn môi trường Không có đất canh tác Đây là vấn đề hàng đầu ở nhiều vùng đang phát triển như Mexico, Trung Mỹ, Vịnh Caribê, nhiều phần của Bazil, Ai Cập, Ethiopia, Kenya, Pakistan, India, Bangladesh, Myanmar, nhiều vùng của Indonesia và Philippines. Ví dụ ở ấn Độ, bình quân đất canh tác trên đầu người là 0,2ha, ở Philippines: 0,13ha, ở Bangladesh: 0,08ha, ở Ai Cập: 0,05ha (Engelman and Le Roy,1995; Jazairy et all; 1992; Viện tài nguyên thế giới,1994). Tổng số nông dân không có đất canh tác ở Thailand: 6 triệu, ở Philippines:12 triệu, ở Bangladesh: 19 triệu, ở Indonesia: 19 triệu, ở Pakistan: 24 triệu, ở ấn Độ : 180 triệu (Jazairy et all, 1992). Không có đất canh tác có thể là do suy thoái trầm trọng những vùng đất canh tác sẵn có, do bùng nổ dân số hoặc do những vấn đề liên quan về luật pháp, kinh tế và chính trị. Không có đất canh tác khiến cho số lượng những người phải rời bỏ quê hương ngày càng nhiều, và do đó, thiếu đất trở thành một lý do chủ chốt của tị nạn môi trường. Mất rừng Mất rừng dẫn đến xói mòn đất, suy thoái lưu vực và khô kiệt môi trường đã đẩy hàng triệu người phải di cư như ở Philippines, Ethiopia, Madagascar, Peru và Haiti. Phá rừng góp trách nhiệm gây ra lụt và hạn hán ở thung lũng sông Hằng khiến cho riêng ấn Độ đã chịu thiệt hại hàng năm đến 1 tỷ USD. Mất rừng cũng làm biến động chế độ mưa địa phương như ở nhiều vùng thuộc Panama, Costarica, Bờ biển Ngà, Tanzania, ấn Độ và Philippines (Myers,1988). ở đông bắc Malaysia, người ta nhận ra sự trùng khớp giữa suy giảm lượng mưa với suy giảm lớp phủ rừng trong 75 năm qua và nhất là từ những năm 1960; kết quả là 20.000ha ruộng lúa ngay trong vùng vựa lúa của Malaysia bị bỏ hoang, 72.000ha khác bị suy sút về sản lượng (Chan,1986;Goh 1980). Phá rừng nhiệt đới cũng còn gây hại đến đa dạng sinh học. Chừng trên 50% diện tích mất rừng là do du canh du cư, phần lớn dân du cư phải hứng chịu hậu quả của việc xói mòn đất, thiếu nước, không có đất canh tác và bùng nổ dân số tại bản quán. Những người sống du cư hiện nay được tính vào khoảng từ 200 triệu đến 500 triệu (Myers,1989). Một trong những hệ quả phổ biến của mất rừng là thiếu củi đun (FAO,1987). Năm 1985, khoảng 1,4 tỷ người đun nấu từ khai thác củi tự nhiên và khoảng 130 triệu người mà một nửa là ở các nước nhiệt đới châu Phi không đủ lượng chất đốt tự nhiên. Trở lại những năm 1980, nhu cầu tiêu thụ củi vượt quá khả năng cung cấp 30% ở các nước lân cận Sahara, vượt 70% ở Sudan và ấn Độ, vượt 150% ở Ethiopia- Đấy toàn là những vùng nổi tiếng về lượng người tị nạn môi trường. Vào cuối thế kỉ 20, hơn một nửa dân số ở các nước đang phát triển- chừng 2,5 tỷ người- chỉ còn chất đốt từ phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, gốc cây ngô...) và chừng 350 triệu người hoàn toàn chẳng biết trông cậy vào đâu (FAO, 1991)- những người này, thậm chí tìm cách đun nóng bát cháo của họ cũng khó khăn không kém tìm ra thứ để nấu cháo. Khi chất đốt trở nên khan hiếm, người ta xoay sang đun nấu bằng phân súc vật phơi khô và phụ phẩm nông nghiệp, khiến cho độ phì của đất trồng trọt ngày càng giảm. ở Ethiopia 1993, thiệt hại sản lượng nông nghiệp do đất bạc màu ước tính 300 triệu USD (Newcombe, 1989). Thiếu hụt chất đốt dẫn đến thức ăn không được nấu chín, trở nên kém vệ sinh và dinh dưỡng. Mặt khác, thiếu chất đốt cũng ảnh hưởng lớn đến phụ nữ- là lực lượng thu gom chất đốt chủ yếu- họ phải tốn nhiều thời gian trong ngày có khi đến 4 giờ/ngày để thu nhặt củi, có khi xa hàng chục km. ở Nepan, kiếm củi chiếm đến 40% sức lao động của phụ nữ nông dân. Rừng Đắc Lắc đang bị tàn phá Cuối tháng 6 vừa qua, Đoàn đại biểu Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do ông Cư Hoà Vần làm trưởng đoàn đã đến Đắc Lắc giám sát việc thực hiện Luật Bảo Vệ và Phát triền rừng kể từ khi luật này có hiệu lực thi hành (1992) cho tới nay. Kết thúc đợt công tác tại Đắc Lắc, ông Cư Hoà Vần sơ bộ đã có nhận xét: Sau 5 năm thực hiện Luật Bảo Vệ và Phát triển rừng, rừng Đắc Lắc vẫn bị tàn phá và suy thoái nghiêm trọng. Số liệu thống kê do UBND tỉnh Đắc Lắc đưa ra "trong 5 năm qua, Đắc Lắc mất gần 30.000ha rừng" là không sát với thực tế, rừng ở Đắc Lắc phải mất gấp 4 lần con số thống kê. Gần 50% diện tích rừng bị mất là do phá để trồng cà phê, trong đó có một số lâm trường. Ngoài ra, mất rừng ở Đắc Lắc còn dân số tăng nhanh, nhất là dân di cư tự do (72.000 hộ, 360.000 nhân khẩu), phá rừng để lấy đất sản xuất hoặc buôn bán, do cơ chế chính sách đối với sự nghiệp quản lý không phù hợp với thực tế (ví dụ: mỗi hecta rừng trị giá 100 triệu đồng, nhưng người dân nhận bảo vệ chỉ được 40.000 đồng/năm, bằng hơn một ngày đi làm thuê, cuốc cỏ hoặc thu hoạch càphê); do các cơ quan chức năng của Nhà nước như các lâm trường, kiểm lâm, UBND các cấp chưa làm tròn trách nhiệm của mình theo luật định, đặc biệt xử lý tội phá rừng theo điều 181 Bộ Luật Hình sự thiếu nghiêm minh, ít xử lý và có xử lý thì "nhẹ trên, nặng dưới". Nguồn: báo Lao động ngày 8-7-1998. Hợp đồng phá rừng Liên tục trong tháng 10.1998, UBND các tỉnh Quảng Nam, Ninh Thuận, Kontum, Quảng Trị, TT- Huế,...đã phát văn bản ra lệnh cấm việc khai thác cây re hương (để chưng cất tinh dầu xá xị) đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở hầu khắp các cánh rừng ở miền Trung. Lệnh cấm là việc bắt buộc phải làm trước thực trạng đã trên mức báo động. Nhưng, việc cấm người dân vào rừng khai thác cũng chỉ là một cách làm không giải quyết được tận gốc và đương nhiên biểu hiện sự lúng túng của các cấp chính quyền. Trong tay chúng tôi có đầy đủ "hợp đồng phá rừng", "kế hoạch phá rừng" của công ty xuất nhập khẩu Thanh Hà ( chi nhánh tại Đà Nẵng). Chẳng hạn, hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ tinh dầu xá xị số 01/HĐ ký ngày 16.2.1998 giữa công ty Thanh Hà và Cơ sở Bảo Châu đóng tại 241/1B Nguyễn Tri Phương (Đà Nẵng). Theo hợp đồng này, bên A và bên B cùng hợp tác, ứng vốn, chuyển giao công nghệ chưng cất tinh dầu xá xị. Hợp đồng có giá trị đến hết năm 1998. "Kế hoạch phá rừng" do chi nhánh công ty Thanh Hà tại Đà Nẵng lập ngày 8.8.1998 cho thấy vùng rừng miền Trung có một trữ lượng cây re hương rất lớn: "Nguồn dầu được sản xuất tại Khánh Hoà 20-30 tấn/tháng, tại TT-Huế và Quảng Trị từ 18-25 tấn/tháng, tỉnh Quảng Nam mới bắt đầu sản xuất từ tháng 7.1998 số lượng từ 6-8 tấn/tháng"v.v... Bản kế hoạch xây dựng này cũng cung cấp nhiều tên tuổi, địa chỉ tham gia sản xuất tinh dầu xá xị. Ngày 9.9.1998, lực lượng kiểm lâm Phú Lộc (TT-Huế) tịch thu gần 8 tấn tinh dầu xá xị của công ty XNK Thanh Hà đang trên đường vận chuyển, và đó chỉ là một trong nhiều phi vụ đã trót lọt khác. Việc chặn đường để kiểm soát, tịch thu hoặc cấm người dân vào rừng khai thác, chế biến re hương là cần thiết. Nhưng cần thiết hơn nhiều là phải ngăn chặn từ gốc: Phải tuyên huỷ những "bản hợp đồng phá rừng" kiểu như của công ty Thanh Hà; Phải dẹp bỏ, xử lý nghiêm các cơ sở chưng cất tinh dầu xá xị từ re hương ngay trong lòng các thành phố, thị xã nằm ngay cạnh các cơ quan chức năng; Phải...và phải... chúng ta bày tỏ sự đồng tình cao với ông Hạt trưởng Kiểm lâm Phú Lộc (TT-Huế) khi đánh giá vụ 8 tấn tinh dầu xá xị của công ty Thanh Hà bị tịch thu: Xét hành vi vi phạm và giá trị của lô hàng đang tạm giữ, căn cứ vào Nghị định 77/CP thì công ty có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nguồn: Báo Lao động N0 176/98 ngày 4-11-1998. Phá rừng khởi nguyên một phần từ các chính sách nông nghiệp không đúng, thiếu hụt các cơ sở hạ tầng nông thôn, cũng như bùng phát nghèo đói, không có đất và thất nghiệp. Phá rừng cũng còn nảy sinh từ việc quy định giá cả bảo thủ, từ tiếp thị, từ quyền sử dụng đất và từ sự bao cấp của nhà nước. Phá rừng cũng còn do dân nhập cư ồ ạt, từ hệ thống thương mại trong nước và quốc tế, và cuối cùng là do nợ ngoại tệ. Dù mất rừng do lí do nào, cũng đều gây khó khăn cho rất đông người, đặc biệt là các dân tộc ít người sống gắn liền với rừng. Mất rừng là nguyên nhân cơ bản của suy thoái đất. Bảng 8. Suy thoái đất trên thế giới từ 1945 đến nay (đơn vị : triệu km2) Khu vực Chăn thả quá mức Phá rừng Quản lý canh tác kém và lý do khác Tổng số Tỷ lệ so với đất có rừng Châu á 2,0 3,0 2,5 7,5 20% Châu Phi 2,4 0,7 1,8 4,9 22% Nam Mỹ 0,7 1,0 0,7 2,4 14% Nguồn:Brown et all. ,1994. Hoang mạc hoá Hoang mạc hoá- bất kể do nguyên nhân biến đổi khí hậu tự nhiên, do con người hoặc do cả hai- đang đe doạ 45 triệu km2 diện tích Trái Đất, có nghĩa là 1/3 diện tích bề mặt địa cầu. Điều đó cũng có nghĩa là đe doạ cuộc sống của 900 triệu người thuộc 100 quốc gia, trong đó có ít nhất 135 triệu đang phải chống trọi gay gắt với điều kiện hoang mạc khốc liệt. Hoang mạc hoá mỗi năm làm giảm 60.000 km2 đất nông nghiệp và đưa 200.000 km2 khác vào tình trạng suy giảm thảm hại sức sản xuất. Giá trị hao hụt nông sản do hoang mạc hoá hàng năm cỡ 42 tỷ USD. Một trong những nguyên nhân cơ bản của hoang mạc hoá là chăn thả quá mức nhằm đảm bảo nhu cầu thịt, sữa và các sản phảm chăn nuôi khác cho một số lượng người ngày càng đông. Hoang mạc hoá là hình thức suy thoái đất chủ yếu của nhiều khu vực trên thế giới: bắc Brazil, bắc và trung Mexico, tây ấn độ, Pakistan và Bắc Phi. Tuy nhiên cực kỳ nghiêm trọng là ở vùng lân cận Sahara châu Phi, là vùng có áp lực dân số rất lớn, nghèo khổ cùng cực và cũng là vùng phát sinh tị nạn môi trường trầm trọng. Vùng sa mạc hoá dữ dằn nhất là Sahara, Sừng châu Phi, " hành lang khô hạn" từ Namibia qua Botswana đến Zimbabwe rồi đến phần nam Mozambique. Năm 1987, trong các vùng bán khô hạn đã xuất cư đến 10 triệu dân tị nạn môi trường (Cardy, 1994). Trong tương lai số lượng này sẽ còn tăng lên, vì hiện nay đang còn 900 triệu người đang gắng sức chiến đấu với hạn hán (Williams và Balling, 1994), hơn thế nữa tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở một số quốc gia trong khu vực bị hạn hán đe doạ như Burkina Faso, Mali, Sudan và Ethiopia còn đạt trên 3% mỗi năm. Xói món đất Trong 20 năm qua, gần 500 tỷ tấn đất màu đã bị cuốn trôi, tương đương với toàn bộ lớp đất màu của ấn Độ (Brown et all., 1993). Tuy nhiên có tác giả (Pimentel et al. ,1995) còn đánh giá rằng lượng đất mất còn cao gấp 3 lần kết quả tính toán trên. Theo FAO, 1993, nếu không có kỹ thuật bảo vệ đất hợp lý, trong vài chục năm tới, diện tích đất bạc màu sẽ bị mất cỡ 1,4 tỷ km2 , tương đương diện tích bang Alaska Hoa Kỳ. Xói mòn đất làm giảm 19-29% sản lượng nông sản ở những khu vực được tưới nhờ mưa từ 1985-2010 (25 năm). ở nhiều quốc gia như Mexico, Costa Rica, Mali và Malawi, xói mòn đất làm mỗi năm giảm sản lượng nông sản cỡ 0,5- 1,5% GNP. Xói mòn vùng đất dốc cũng làm nghèo đói khoảng 250 đến 500 triệu dân ở những nước đang phát triển (Hội đồng lương thực thế giới WFC, 1998). Mặn hoá và ngập úng ở các vùng đất được tưới tiêu. Những vùng đất được tưới tiêu mặc dù chỉ chiếm 1% diện tích đất canh tác trên toàn thế giới, nhưng đã cung cấp cho con người 1/3 lượng lương thực. Trong những năm 1950-1980, vùng đất này hàng năm mở rộng thêm từ 2- 4%, nhưng sau đó mỗi năm chỉ mở rộng được thêm cỡ 1%. Tuy nhiên , 3,5 triệu km2 đất được tưới tiêu đã bị nhiễm mặn và cở 15.000 đến 20.000 km2 trở nên bỏ hoang mỗi năm. Do úng ngập và nhiễm mặn, khoảng 450.000 km2 đất được tưới tiêu ở các nước đang phát triển càn khẩn cấp được đầu tư lớn để cải tạo hoặc là sẽ bỏ hoang hẳn (FAO,1993). Nếu tỷ lệ mất đất trung bình hàng năm 1% cứ tiếp tục, và nếu không mở rộng thêm diện tích được tưới tiêu, thì đến năm 2025 sẽ mất 50% diện tích do nhiễm mặn và úng ngập. Thiếu nước và hạn hán Hiện nay có khoảng 550 triệu người thiếu nước. ở 88 quốc gia đang phát triển chiếm 40% dân số thế giới, vấn đề khan hiếm nước trở nên một thách thức lớn đối với sự phát triển. Ước tính sẽ có chừng 3 tỷ dân sẽ phải tị nạn vì thiếu nước vào khoảng năm 2025 (Engelman and Le Roy, 1993). Những vùng khan hiếm nước hàng đầu thế giới là nhiều phần của ấn Độ và Pakistan, Trung Đông và đại bộ phận châu Phi. Riêng châu Phi vào năm 2025 sẽ có khoảng 1 tỷ người thiếu nước, chiếm 2/3 dân số của châu lục này. Thiếu nước dẫn đến nhiều hậu quả xấu đối với sức khoẻ, nông nghiệp và công nghiệp. Chừng 90% dịch bệnh ở các nước đang phát triển là do thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt, và 4/5 số tử vong là do các bệnh tật liện quan đến nước, nhất là bệnh tả (WHO, 1992). Bệnh tật làm thiệt hại cỡ 125 tỷ USD mỗi năm, trong khi đó chi phí để cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh chỉ cỡ 50 tỷ USD/năm (Christmas et Rooy, 1991). Sự thiếu nước sẽ càng tồi tệ khi hạn hán gia tăng do sự nóng lên toàn cầu. Tần suất hạn hán 5% hiện nay sẽ tăng lên 50 % vào năm 2050 (Rind et al. , 1990). Sức ép nông nghiệp (Agriculture stress) Sức ép nông nghiệp xảy ra đối với những vùng mà nông nghiệp không đáp ứng nổi nhu cầu của cộng đồng. Sức ép nông nghiệp không chỉ bao gồm các yếu tố như xói mòn đất mà còn những yếu tố bổ sung khác như kỹ thuật canh tác không hợp lý, thiếu hạ tầng cơ sở nông thôn, áp lực dân số và đói nghèo. Những vùng như vậy gặp nhiều ở Trung Quốc, Philippines, ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, châu Phi cận Sahara, Mexico, Trung mỹ và bờ Tây của Nam mỹ. Chừng 2,9 triệu km2 đất trồng trọt, một diện tích gần bằng ấn Độ hoàn toàn mất khả năng sinh lợi (Tolba et al. , 1992). Thêm vào đó, thêm khoảng từ 70.000 đến 100.000 km2 đất trồng trọt bị bỏ hoang mỗi năm do thoái hoá cùng với 200.000 km2 nữa trở nên cằn cỗi (Barrow, 1991). Vậy mà chúng ta còn phải nuôi thêm 1,3 tỷ người vào năm 2010, 2,6 tỷ vào năm 2025, 4,1 tỷ vào năm 2050. Thậm tệ hơn chỉ trong 2 thập niên 1994- 2013, ít nhất 1,4 triệu km2 và có thể đến 2 triệu km2 đất trồng trọt màu mỡ bị mất khả năng canh tác (FAO, 1993). Nếu quá trình này không bị chặn đứng, mọi thành tựu khai hoang nông nghiệp trong vài thập kỷ tới cũng sẽ chẳng còn giá trị gì. Suy thoái đất cực kỳ nghiêm trọng ở những nước đông dân cư như Trung Quốc, Philippines, Java(Indonesia), Việt Nam, Thailand, Bangladesh, ấn Độ, Pakistan, Ethiopia, Nigeria, Brazil và bờ tây của Nam mỹ (Engleman and Le Roy, 1995). Cách Mạng Xanh trong những năm 1950-1984 đã tăng sản lượng lương thực hàng năm lên 2,9% chỉ nhỉnh hơn tốc độ tăng dân số 2,0%. Sau năm 1985, nhà nông đã đầu tư nhiều tỷ đô la vào nông nghiệp, nhưng sản lượng ngũ cốc không tăng bao nhiêu mà dường như chững lại. Những cố gắng của các nhà khoa học trong việc sáng tạo công nghệ mới đã tăng thu hoạch năm 1993 cao hơn 1984 cỡ 4,2%, trong khi thế giới đã kịp có thêm 750 triệu miệng ăn. Ngần ấy năm dân số thế giới tăng 16% trong khi số lương thực trên đầu người lại giảm 11% (Brown et al. , 1992-1994). Ngày nay có khoảng 0,5 đến 1 tỷ người thuộc diện có miếng ăn bấp bênh. Trong tương lai, với mức ăn (tính ra calo) trung bình ngày nay, để nuôi khỏng 10 tỷ người vào năm 2050 , chúng ta phải tăng sản xuất lương thực lên gấp 3 lần. Để được vậy phải trồng trọt sao cho toàn bộ đất trồng trọt trên thế giới đều phải đạt năng xuất cao nhất, bằng năng xuất những thửa ruộng hàng đầu thế giới. Điều này thật khó tưởng tượng. Hình 2. Sản lượng ngũ cốc trên đầu người. Nguồn: Brown, 1994. Suy giảm đa dạng sinh học Suy giảm đa dạng sinh học tạo ra những tác động gián tiếp và lâu dài, Hiện nay có 50.000 loài biến mất trong tổng số khoảng 10 triệu loài trên Trái Đất. Với tốc độ này, chừng 1/2 số loài và quần thể bị biến mất vào năm 2050. Sự suy giảm số loài kèm theo suy giảm sinh khối. Bằng cách tiêu thụ, phá huỷ con người đã sử dụng chừng 40% lượng sinh khối sơ cấp của thực vật. Điều này thực sự nguy hại cho những cộng đồng nghèo nhất với gần 1 tỷ người. Họ không được lợi lộc mấy từ GNP (Gross National Product) mà chủ yếu trông cậy vào GNP (Gross Natural Product). Sự thiếu hụt sinh khối đối với họ còn tồi tệ hơn là thiếu tiền. Biến động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_anmt_6946.doc