Bài giảng Chương 5 các sơ đồ truyền động thủy lực và ứng dụng

Để làm đường hay dùng lu

rung để lèn chặt nền đường.

Lu rung phải có:

- hệ thống di chuyển

- hệ thống rung riêng

pdf57 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Chương 5 các sơ đồ truyền động thủy lực và ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện đóng hay mở đường dầu tới phanh dải, thực hiện việc chuyển số. Mạch điều khiển thủy lực hộp số điển hình 2.5.2. Hệ thống điều khiển thủy lực hộp số tự động - Các rãnh dầu và trục của con trượt có khe hở rất nhỏ, do áp lực của dầu lớn, nên sự dịch chuyển của con trượt dù nhỏ song cũng tạo điều kiện mở hay đóng đường dầu điều khiển, quá trình chuyển số diễn ra rất ngắn. - Phụ thuộc vào số lượng số truyền trong hộp số mà số lượng van con trượt SV có thể có từ 2÷4 bộ van con trượt chuyển số để thực hiện chuyển các cặp số: (1- 2), (2-3), (3-4), (4-5). - Quá trình chuyển số thực hiện dựa trên nguyên tắc cân bằng lực dọc của van con trượt SV, do vậy van này còn gọi là van "cân bằng". Sự dịch chuyển của van con trượt là nhờ sự cân bằng của lực đẩy và lực lò xo ở trong nó - Trong mô hình ly hợp khóa số là một phanh dải tượng trưng nó thực hiện chức năng của phần tử khóa số. Tang trống là bộ phận liên kết với một phần tử nào đó của hộp số cơ khí VD:bánh răng mặt trời… 2.5.2. Hệ thống điều khiển thủy lực hộp số tự động Nhiệm vụ của bộ tích năng là làm giảm các xung áp lực sinh ra khi bắt đầu cấp dầu cho các xylanh thủy lực điều khiển ly hợp khóa số hay phanh dải, hoặc khi thay đổi điều khiển. Nhờ đó tạo điều kiện làm êm dịu quá trình chuyển số và nâng cao chất lượng chuyển động của ôtô. 2.5.2.4 Bộ tích năng giảm chấn 2.5.2. Hệ thống điều khiển thủy lực hộp số tự động Các trạng thái làm việc của bộ tích năng kiểu van con trượt a) Trạng thái bắt đầu cấp dầu (pha tích năng); b) Trạng thái vừa đủ dầu (pha cân bằng); c) Trạng thái ổn định (pha bù dầu). 2.5.2.4 Bộ tích năng giảm chấn Bộ tích năng này thường dùng cho xylanh lực khóa phanh dải tác động hai chiều bằng pittông kép, nó có tác dụng san đều áp lực khi bắt đầu cấp dầu cho pittông và khi thay đổi hướng đi của đường dầu. 2.5.2. Hệ thống điều khiển thủy lực hộp số tự động 2.5.2.4 Bộ tích năng giảm chấn Bộ tích năng này thường dùng cho các đường dầu điều khiển các ly hợp khóa số, khi kết thúc quá trình cấp dầu cho ly hợp khóa, để tránh áp lực của dầu trong các ly hợp khóa số quá lớn, bộ tích năng này sẽ được nạp dầu vào để điều hòa áp lực. Bộ tích năng kiểu pittông Cấu tạo hộp số tự động điều khiển thủy lực 1-Vành răng bánh đà; 2-Bơm cung cấp dầu; 3-Vỏ hộp số; 4-Nắp trước; 5-Ly hợp khóa K1; 6- Phanh đĩa B3; 7,10, 27-Bánh răng mặt trời; 8, 26, 28-Bánh răng hành tinh; 9, 11-Cần dẫn; 12- Khớp một chiều F; 13-Ly hợp khóa K2; 14-Thông hơi; 15-Bánh răng xoắn; 16-Đĩa khóa; 17-Bộ tạo xung; 18-Mặt bích; 19-Chốt khóa; 20-Cần khóa; 21-Bộ điều chỉnh ly tâm (GV); 22-Cacte dầu; 23-Nắp dưới; 24-Bộ lọc dầu; 25-Phanh dải B2; 29-Khối điều khiển thủy lực; 30-Phanh dải B1; 31- Nút xả; 32, 33-Bơm và tuabin; 34-Trục bánh dẫn hướng; 35-Trục tuabin; 36-Khớp một chiều; 37- Bích dẫn động bơm cung cấp; 38-Bánh phản lực. 2.5.3. Hệ thống điều khiển thủy lực hộp số tự động 2.5.2.4 Bộ tích năng giảm chấn Bộ tích năng này thường dùng cho các đường dầu điều khiển các ly hợp khóa số, khi kết thúc quá trình cấp dầu cho ly hợp khóa, để tránh áp lực của dầu trong các ly hợp khóa số quá lớn, bộ tích năng này sẽ được nạp dầu vào để điều hòa áp lực. Bộ tích năng kiểu pittông 2.5.3. Hệ thống thủy lực điều khiển chống trượt trên máy kéo Sơ đồ cấu tạo và làm việc hệ thống TTLB của máy kéo 1-Acquy thủy lực; 2-Van điều chỉnh áp suất; 3-Con trượt điều khiển; 4-Xylanh lực chính; 5-Cơ cấu treo; 6-Máy công tác; 7-Tăng tải lên bánh chủ động; 8-Hộp phân phối; 9-Giảm tải ở bánh hướng dẫn; V-Cửa dầu đến; R-Cửa dầu ra khỏi TTLB. . 2.5.3. Hệ thống thủy lực điều khiển chống trượt trên máy kéo + Cấu tạo: Bộ phận tăng trọng lượng bám thường áp dụng trên các máy kéo bánh hơi một cầu chủ động có trang bị hệ thống nâng hạ thủy lực và cơ cấu treo. Trong hệ thống nâng hạ thủy lực có trang bị thêm một hộp con trượt phân phối với tay điều khiển TTLB (thường có 3 chế độ: ngắt, gài và khóa). Hệ thống nâng hạ thủy lực và bộ TTLB làm việc phối hợp với nhau. + Nguyên tắc hoạt động của hệ thống: khi máy công tác làm việc trên đất, qua hệ thống TTLB một phần trọng lượng của máy công tác và của cầu bị động trước sẽ được truyền lên cầu chủ động sau của máy kéo, nhờ đó làm TTLB cho máy kéo. 2.5.3. Hệ thống thủy lực điều khiển chống trượt trên máy kéo Khi máy kéo làm việc nếu tay điều khiển bộ phận TTLB đặt ở vị trí "Ngắt“: -Việc điều khiển để nâng hay hạ máy công tác chỉ thông qua tay điều khiển hộp phân phối. - Van con trượt của TTLB điều khiển nối hai cửa V và R thông với nhau. Bộ phận TTLB không làm việc và thân của nó đóng vai trò như một ống dẫn dầu. Van con trượt ở vị trí "Ngắt": 1-Con trượt; 2-Van thông; 3-Ống nối đến xylanh nâng hạ thủy lực Khi TTLB không làm việc (Van con trượt ở vị trí “ngắt“) 2.5.3. Hệ thống thủy lực điều khiển chống trượt trên máy kéo Van con trượt ở vị trí “Gài" 1-Rãnh xả; 2-Lòxo; 3-Van điều chỉnh áp suất; 4- Van nạp. Khi TTLB làm việc (Van con trượt ở vị trí “Gài“) 2.5.3. Hệ thống thủy lực điều khiển chống trượt trên máy kéo Ở vị trí này, xylanh chính được nối với acquy thủy lực, dầu từ hộp phân phối đi đến cửa V được thông với acquy và khi áp suất trong acquy đạt mức xác định, van 4 đóng, dầu tác động vào mặt tựa của lò xo 2 mở van điều chỉnh áp suất 3, dầu thông sang cửa thoát 1 và theo ống dẫn chảy thẳng về thùng chứa. Trong lúc này aquay thủy lực vẫn đang thông với khoang phía trên pittông trong xylanh lực. Áp suất trong acquy truyền đến xylanh lực có xu hướng nâng máy công tác lên, tuy nhiên áp suất này không đủ để nâng máy công tác lên khỏi độ sâu gia công quy định, bánh tựa đồng của máy công tác vẫn tiếp xúc với mặt đất. Xu hướng nâng máy công tác lên, làm cho phản lực pháp tuyến trên bánh tựa đồng máy công tác giảm xuống, phần phản lực pháp tuyến giảm đi ở bánh tựa đồng và một phần trọng lượng ở cầu trước được chuyển thành phản lực pháp tuyến trên bánh chủ động sau của máy kéo. Bằng cách vặn núm điều chỉnh sẽ làm thay đổi lực căng của lò xo 2 và điều chỉnh được áp suất trong acquy thủy lực. Đối với mỗi một loại đất và dạng công việc nhất định, khi sử dụng bộ phận TTLB, người lái máy sẽ điều chỉnh van điều chỉnh áp suất ở đường làm việc đầu tiên, sau khi đã xác định áp suất cần thiết cho acquy thủy lực, trong thời gian làm việc trên địa bàn đó, người lái không điều chỉnh áp suất của acquy thủy lực nữa. Khi TTLB làm việc (Van con trượt ở vị trí “Gài“) 2.5.3. Hệ thống thủy lực điều khiển chống trượt trên máy kéo Khi treo máy công tác ở vị trí vận chuyển trên đường (Van con trượt ở vị trí “Khóa“) Van con trượt ở vị trí "Khóa" 1-Con trượt; 2- Van thông; Ở vị trí này, con trượt dịch đến viên bi của van thông 2, van thông dịch chuyển lên trên đóng chặt vào ổ đặt của mình, xylanh lực được ngắt khỏi hệ thống thủy lực. Dầu từ hộp phân phối chính đến cửa V của thân bộ phận TTLB bị con trượt bộ phận này đóng kín, áp suất dầu trong rãnh đẩy hộp phân phối tăng lên, con trượt trong hộp phân phối sẽ tự động trở về vị trí trung gian. Máy công tác treo cố định ở vị trí xác định trước khi đưa tay điều khiển TTLB về vị trí "khóa". 2.5.4. Sơ đồ thủy lực xe PEB7 2.5.5. Sơ đồ thủy lực xe lu rung Để làm đường hay dùng lu rung để lèn chặt nền đường. Lu rung phải có: - hệ thống di chuyển - hệ thống rung riêng 2.5.5. Sơ đồ thủy lực xe lu rung a.- Hệ thống di chuyển Có bơm điều chỉnh 1 và các động cơ 3, 4 (3 cho bánh trước và 4 cho bánh sau). Khi bơm 1 làm việc, dầu sẽ cấp cho các động cơ di chuyển 3, 4. Tốc độ di chuyển phụ thuộc vào tay ga (thay đổi số vòng quay của bơm chính 1) và góc nghiêng của bơm. Để cấp dầu và làm mát dùng bơm 8. Dầu sẽ được cấp bù qua hai van một chiều, vào nhánh có áp suất thấp. 2.5.5. Sơ đồ thủy lực xe lu rung a.- Hệ thống di chuyển Hai van an toàn đảm bảo cho hệ thống di chuyển làm việc an toàn. Bơm 8 còn dùng để điều khiển đĩa nghiêng của bơm, có van an toàn riêng. Dầu từ bơm qua con trượt 6 điều khiển bằng tay đến xylanh lực. Khi đảo chiều con trượt, sẽ đảo chiều dầu vào xylanh, góc nghiêng sẽ thay đổi theo phương ngược lại. Đảo chiều chuyển động của động cơ di chuyển bằng cách đảo chiều bơm. 2.5.5. Sơ đồ thủy lực xe lu rung b.- Hệ thống rung Động cơ rung 5 được cấp dầu bởi bơm 2. Động cơ 5 nối với cơ cấu lệch tâm để tạo rung cho xe. Nguyên lý làm việc của hệ thống này giống như hệ thống chạy xe. Sau động cơ rung có van tháo dầu khi ứ dầu trong hệ thống. Dầu hồi hai hệ thống sẽ qua bộ lọc về bình chứa 10.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc5_cac_so_do_tdtl_va_ung_dung_5072.pdf
Tài liệu liên quan