Bài giảng Đại cương ung thư Ung thư gan, Ung thư dạ dày - Nguyễn Đức Long

 Trong thời đại ngày nay, dù khoa học đã có những tiến bộ vượt bậc đặc biệt là trong lĩnh vực sinh học phân tử, tuy nhiên để định nghĩa bệnh ung thư là gì vẫn không dễ dàng.

 Tuy nhiên chúng ta có thể định nghĩa ung thư như là quá trình bệnh lý trong đó một số tế bào thoát ra khỏi sự kiểm soát, sự biệt hóa sinh lý của tế bào và tiếp tục nhân lên. Những tế bào này có khả năng xâm lấn và phá hủy các tổ chức chung quanh. Đồng thời chúng di trú và đến phát triển nhiều cơ quan khác nhau và hình thành nên di căn, cuối cùng ung thư gây tử vong

 

ppt61 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Đại cương ung thư Ung thư gan, Ung thư dạ dày - Nguyễn Đức Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại cương ung thư Ung thư gan Ung thư dạ dàyBS NGUYỄN ĐỨC LONGĐại cương ung thưI. ĐỊNH NGHĨA Trong thời đại ngày nay, dù khoa học đã có những tiến bộ vượt bậc đặc biệt là trong lĩnh vực sinh học phân tử, tuy nhiên để định nghĩa bệnh ung thư là gì vẫn không dễ dàng. Tuy nhiên chúng ta có thể định nghĩa ung thư như là quá trình bệnh lý trong đó một số tế bào thoát ra khỏi sự kiểm soát, sự biệt hóa sinh lý của tế bào và tiếp tục nhân lên. Những tế bào này có khả năng xâm lấn và phá hủy các tổ chức chung quanh. Đồng thời chúng di trú và đến phát triển nhiều cơ quan khác nhau và hình thành nên di căn, cuối cùng ung thư gây tử vongI. ĐỊNH NGHĨACuối cùng ung thư gây tử vong do: - Các biến chứng cấp tính như: Xuất huyết ồ ạt, chèn ép não, ngạt thở. - Tiến triển nặng dần tiến đến rối loạn chức năng của các cơ quan do khối di căn như thiểu năng hô hấp, suy chức năng gan thận. - Sự thoái triển dần dần, kéo dài dẫn đến suy kiệt và cuối cùng bệnh nhân tử vong.II. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ   Mỗi vị trí ung thư có các triệu chứng phát hiện khác nhau, tuy nhiên mọi triệu chứng phát hiện đều xuất phát từ sinh lý bệnh học, đặc biệt là sự phát triển đặc trưng của mỗi loại khối u. II. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ Khi các triệu chứng đã xuất hiện rõ, thầy thuốc nên thực hiện một số thủ tục chẩn đoán: + Thực hiện chẩn đoán càng sớm càng tốt, thăm khám và thực hiện các thủ thuật tránh gây đau đớn, lo âu cho bệnh nhân. + Nhanh chóng sinh thiết khối u để có chẩn đoán xác định về giải phẫu bệnh.+ Yêu cầu kiểm tra về lâm sàng và cận lâm sàng để đánh giá ung thư đang tiến triển tại chỗ hay đã di căn xa.II. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ Khi các triệu chứng đã xuất hiện rõ, thầy thuốc nên thực hiện một số thủ tục chẩn đoán:+ Chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh. + Kiểm tra lại chẩn đoán nhanh và chính xác để quyết định phương pháp điều trị thích hợp nhất. Chẩn đoán chậm dẫn đến điều trị chậm và bệnh nhân mất đi cơ hội điều trị khỏi bệnh, kết quả điều trị cũng xấu đi.III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HIỆN NAY Điều trị phẫu thuật : Trong một thời gian dài phẫu thuật được xem là phương pháp duy nhất để điều trị ung thư và đến nay nó vẫn còn được xem là hòn đá tảng trong điều trị ung thư hiện đại. Những nguyên tắc chung trong phẫu thuật ung thư: + Phải thảo luận phương pháp điều trị đa mô thức trước khi phẫu thuật (thường là hội chẩn với các bác sĩ xạ trị và hóa trị).+ Tường trình rõ ràng biên bản phẫu thuậtIII. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HIỆN NAY Điều trị phẫu thuật : Các ưu điểm của phẫu thuật ung thư: + Các loại u ác tính không có sự đề kháng sinh học đối với kỹ thuật ngoại khoa. + Phẫu thuật không có tác dụng có tiềm năng sinh ung thư. + Phẫu thuật có khả năng điều trị một số lớn ung thư giai đoạn tại chỗ và tại vùng. + Phẫu thuật cho phép đánh giá mức độ xâm lấn của khối u cũng như xác định đặc tính mô học của khối u làm cơ s cho xếp loại và chỉ định điều trị. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HIỆN NAY Điều trị phẫu thuật : Các nhược điểm của phẫu thuật ung thư: + Phẫu thuật có thể có các biến chứng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân hoặc làm mất chức năng sinh lý một số cơ quan. Bác sĩ phẫu thuật cần cân nhắc mức độ rộng của phẫu thuật để tránh tổn thương những cơ quan quan trọng và đó là một trong những nguyên nhân thất bại của phẫu thuật. + Những tổn thương ác tính đã vượt qua giai đoạn tại chỗ và tại vùng thì vai trò của phẫu thuật không còn phù hợp. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HIỆN NAY Điều trị phẫu thuật : Các loại phẫu thuật gồm + Phẫu thuật để chẩn đoán + Phẫu thuật triệt căn + Phẫu thuật giới hạn Ví dụ : Phẫu thuật cắt một phần vú. + Phẫu thuật làm giảm thể tích khối u + Phẫu thuật thám sát + Phẫu thuật tái phát và di căn + Phẫu thuật triệu chứng + Phẫu thuật tái tạo + Phẫu thuật giảm đau III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HIỆN NAY 2. Điều trị tia xạ Điều trị tia xạ là sử dụng tia bức xạ ion hóa để điều trị ung thư, là phương pháp điều trị thứ 2 sau phẫu thuật đã được áp dụng hơn 100 năm nay. Trong thời đại ngày nay điều trị tia xạ đã có những tiến bộ vượt bậc đặc biệt,các quang tử và âm điện tử năng lượng cao ngày được sử dụng nhiều hơn, kỹ thuật tính liều và điều trị ngày càng tinh vi hơn. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HIỆN NAY 2. Điều trị tia xạ Với sự phát triển các kiến thức sâu về vật lý phóng xạ, sinh học phóng xạ cùng với việc phát triển hệ thống vi tính trong lập kế hoạch điều trị đã làm cho điều trị tia xạ chính xác hơn, hiệu quả điều trị được tăng lên đáng kể góp phần chửa khỏi hơn 50% số ca ung thư mới được chẩn đoán.III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HIỆN NAY 3. Điều trị hoá chất Từ khi bắt đầu tiến triển, ung thư đã có thể cho di căn, do đó các phương pháp điều trị tại chỗ và tại vùng như phẫu thuật và xạ trị thường không mang lại hiệu quả. Sử dụng các thuốc điều trị ung thư đặc biệt là các hóa chất chống ung thư có thể ngăn chặn được tiến triển của ung thư.III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HIỆN NAY 3. Điều trị hoá chất Các chỉ định của hóa trị ung thư: Hóa trị gây đáp ứng áp dụng đối với các loại ung thư đã giai đoạn muộn. Hóa trị hỗ trợ sau khi điều trị phẫu thuật, tia xạ các ung thư đang còn tại chỗ và tại vùng. Hóa trị tân hỗ trợ (neoadjuvant chemotherapy) hóa trị được thực hiện trước khi điều trị tại chỗ và tại vùng.III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HIỆN NAY 3. Điều trị hoá chất Các chỉ định của hóa trị ung thư: Hóa trị tại chỗ: nhằm mục đích làm tăng nồng độ thuốc tại khối u bằng cách bơm thuốc vào các xoang, hốc của cơ thể hoặc bơm thuốc trực tiếp vào động mạch nuôi khối u. Chỉ định điều trị hóa trị còn dựa vào nhiều yếu tố như giai đoại bệnh, loại bệnh học, tuổi của bệnh nhân, các phương pháp đã được điều trị trước đó.III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HIỆN NAY 4. Các phương pháp điều trị khác: Ngoài các phương pháp điều trị chính nêu trên còn nhiều phương pháp điều trị khác được nghiên cứu trong những năm gần đây. 4.1. Điều trị miễn dịch: có 2 loại chính Miễn dịch thụ động không đặc hiệu: Interferon và interleukin Miễn dịch chủ động không đặc hiệu: Bơm BCG vào trong bàng quang 4.2. Điều trị ung thư hướng đích (Targeted cancer therapy)Ung thư ganI. Đại cương Ung thư gan Là một bệnh ác tính của gan do sự tăng sinh ồ ạt tế bào gan hoặc tế bào đường mật gây hoại tử và chèn ép trong gan. Nguyên nhân ung thư gan chưa rõ.1. Sự thường gặp:- Theo Tổ chức y tế thế giới (1988) K gan là 1 trong 8 ung thư phổ biến nhất thế giới, mỗi năm có thêm 250.000 mới.- Theo địa lý:+ Các nước có tần suất thấp, tỷ lệ 1-3/100.000 dân là các nước Bắc Âu Tây Âu, Canada, Mỹ, úc.+ Các nước có tần suất trung gian tỷ lệ là 10-12/100.000 dân, gấp 5-10 lần nơi tần suất thấp. Đó là Nhật Bản và nhiều nước vùng quanh Địa trung hải.+ Khu vực tần suất cao, như châu á (Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Indonexia, Philipin, Việt Nam).2. Nguyên nhân bệnh sinh:Cho đến nay chưa rõ nguyên nhân của UTG, người ta mới chỉ nói tới các yếu tố nguy cơ (Risk- Factors), đó là:2.1. Các bệnh gan mạn tính:- Xơ gan hoại tử sau viêm gan virut 15- 20% ung thư hóa.- Xơ gan do dinh dưỡng có 1% ung thư hóa.- Các nước phương tây xơ gan phần lớn do rượu (ở Pháp 80% xơ gan do rượu) ung thư xảy ra chủ yêu ở các trường hợp xơ gan do rượu.2. Nguyên nhân bệnh sinh:2.2. Các bệnh viêm gan do virut2.3. Độc tố Aflatoxin của nấm mốc (AF):2.4. Các yếu tố nguy cơ khác.a. Rượu: là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh gan mạn tính như xơ gan, viêm gan mạn...b. Yếu di truyềnc. Độc chất dioxind. Các yếu tố nguy cơ khác- Chế độ ăn mất cân đối, thiếu đạm kéo dài.- Nhiễm sắt huyết thanh (Hemochromatose).- Dùng thuốc tránh thai kéo dài.- Giống người.II. Triệu chứng học1. Giai đoạn khởi phát: Một vài triệu chứng gợi ý:- Rối loạn tiêu hóa nhẹ: ăn ít, chậm tiêu hoặc ăn nhiều mà không béo lại gầy đi.- Tức nặng hoặc hơi đau hạ sườn phải, đây là triệu chứng sớm, nhưng ít được chú ý tới.- Gầy sút cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.- Tình cờ sờ thấy khối u vùng HSP, toàn trạng vẫn bình thường, vì có khối u nên đi khám bệnh.II. Triệu chứng học2. Giai đoạn toàn phát:a. Triệu chứng cơ năng. - Rối loạn tiêu hóa: bụng bắt đầu chướng to lên, sau ăn thấy tức bụng, đầy hơi, đôi khi buồn nôn và nôn. - Mệt mỏi tăng nhiều, không lao động được, gầy sút cân nhanh (5 - 6kg/1 tháng). - Đau tức vùng HSP, có khi đau dữ dội như cơn đau quặn gan nhưng thường xuyên liên tục hơn.II. Triệu chứng học2. Giai đoạn toàn phát:b. Triệu chứng thực thể.Gan to: Sờ thấy dưới HSP 2 - 3 cm hoặc 7 - 9 cm, thậm chí to choán gần hết ổ bụng. Trên mặt gan có những u cục cứng một hoặc nhiều cục to nhỏ không đều. Nếu u to >3 cm thì khi nghe có thể thấy T4 (ít gặp), nhưng nếu có T4 thì có ý nghĩa chẩn đoán là ổ UTG. Gan to, cứng như đá. Bờ tù hoặc ghồ ghề ấn vào đau tức nhẹ hoặc không đau còn di động theo cơ hoành, nhưng hạn chế.II. Triệu chứng học2. Giai đoạn toàn phát:b. Triệu chứng thực thể.- Lách: K sờ thấy hoặc sờ thấy dưới bờ sườn trái 2 - 3 cm hơi chắc- Có thể có tuần hoàn bàng hệ, cổ trướng giai đoạn cuối.- Toàn thân gầy, cơ bắp teo nhỏ, suy kiệt.- Da vàng rơm, xanh bủng, màu “vàng bẩn” của ung thư.- Có thể sốt cao, sốt dao động, sốt kéo dài (nhầm với apxe gan).- Có thể phù, xuất huyết, sao mạch, bàn tay son, da khô, lông tóc rụng (biểu hiện suy gan).- Có khi đau bụng như viêm phúc mạc cấpII. Triệu chứng học2. Giai đoạn toàn phát:c. Triệu chứng xét nghiệm- Xquang: Bóng gan to, vòm hoành phải lên cao di động cơ hoành kém, có thể chụp cắt lớp để phát hiện u ở sâu.- Chụp động mạch chọn lọc: Tìm khu vực tăng tưới máu hoặc hình ảnh biến dạng của thân tĩnh mạch lớn trong gan.- Chụp gan với đồng vị phóng xạ: Thấy các “nhân nóng” nơi tập trung nhiều xạ khi ổ ung thư chưa hoại tử là hình ảnh của ổ UTG.II. Triệu chứng học2. Giai đoạn toàn phát:c. Triệu chứng xét nghiệm- Siêu âm gan+ Tăng âm (Hyperechoic khối âm đặc trên siêu âm có màu trắng sáng, có bờ ranh giới rõ so với nhu mô xung quanh.+ Giảm âm (Hypoechoic) khối ít âm hay âm thưa trên siêu âm có màu đen tối, có bờ viền hoặc không có bờ viền, gianh giới rõ.+ Đẳng âm có bờ giảm âm (Isoechoic) khối âm giống như xung quanh nhưng được phân biệt bởi một bờ giảm âm xung quanh.+ Hỗn hợp (mixed) khối u vừa đặc vừa thưa, âm xen kẽ nhau.II. Triệu chứng học2. Giai đoạn toàn phát:c. Triệu chứng xét nghiệm- Soi ổ bụng: Thấy trên mặt gan có u cục to nhỏ màu trắng ngà, xung quanh khối u mạch máu nổi rõ (tăng tưới máu). Trên mặt gan có u cục sần sùi như hoa suplơ, chùm nho, dễ chảy máu.- Các xét nghiệm hóa sinh:Định lượng a Fetoprotein (AFP) theo phương pháp Ouchterlony- AFP là kháng nguyên bào thai xuất hiện nhiều khi UTG nguyên phát. Người bình thường AFP 100-500ng/ml.III. Chẩn đoán ung thư gan1. Chẩn đoán quyết định:a. Lâm sàng- Gan to nhanh, cứng như đá, trên mặt gan có u cục to cứng.- Cơ thể suy sụp nhanh (5 - 6 kg/1 tháng) mặc dù ăn bình thường.- Đau tức HSP liên tục.b. Xét nghiệm: Các thăm dò sinh hóa ở trên.Nghi ngờ UTG nguyên phát khi:- U gan cứng kết hợp AFP > 100 ng/ml.- U gan kết hợp sinh thiết có tế bào ung thư.- U gan kết hợp với Arginaza giảm dưới 30 UIIII. Chẩn đoán ung thư gan2. Chẩn đoán phân biệt:2.1. U nang gan: (SÂ, SOB, xạ đồ gan).- Siêu âm: khối không âm.- Xạ đồ gan: có nhân lạnh.2.2. Áp xe gan (LS, SÂ, SOB, xạ đồ gan)- Lâm sàng: tam chứng Fontam: đau HSP, sốt gan to.- Siêu âm: ổ loãng âm.2.3. Xơ gan thể phì đại. (SOB, sinh thiết)- SOB: gan to.2.4. Giang mai gan (SOB, AFP)- SOB: hình bó giò (gan quắt lại)- AFP: bình thường.IV. Biến chứng và tiên lượng1. Biến chứng:- Di căn vùng lân cận hoặc đi xa.- Chảy máu do vỡ ổ ung thư gây chết đột ngột.- Hôn mê gan (do hạ gluco máu giai đoạn cuối).- Suy kiệt.2. Tiên lượng: UTG là bệnh chưa chữa khỏi được, tỷ lệ tử vong cao. Điều trị sớm kéo dài 3-6 tháng, có trường hợp 3 - 5 năm.V. Điều trị1. Cắt gan: vẫn là phương pháp tốt nhất khi khối u khu trú.- Chỉ định nếu u còn nhỏ (2cm ở dạ dày. Yếu tố di truyền Các yếu tố khác: địa dư, hoàn cảnh sống, sự chế biến thức ăn (xào, rán, nướng chả, hun khói dự trữ...). Vai trò của Nitrosamin, Helicobacter Pylori. I.ĐẠI CƯƠNG:2. Phân loại: 2 nhóm lớn: UTDD dạng biểu mô (Carcinoma) UTBM tuyến (Adenocarcinoma): tuyến nhú – tuyến ống – chế nhày – tế bào nhẫn. UTBM không biệt hoá (Undifferentated carcinoma). Một số loại ít gặp: ung thư tuyến biểu bì... + Ung thư không biểu mô gồm các Lipomas các Sarcome của cơ, mạch và đặc biệt là u lympho ác tính. - Trong thực tế dạng UTDD hay gặp là UTDD biểu mô. II. CÁC BỆNH UTDD A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)B. CÁC LOẠI UNG THƯ KHÁC CỦA DẠ DÀY II. CÁC BỆNH UTDD A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD) A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)a. Triệu chứng lâm sàng: - Triệu chứng cơ năng: (dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày) + Đầy bụng sau khi ăn, khó tiêu, lúc đầu còn thưa về sau thành liên tục + Ăn mất ngon, mới đầu chán ăn thịt mỡ, về sau chán ăn bất kỳ loại thức ăn nào. + Buồn nôn sau khi ăn, ngày càng tăng rồi nôn, lúc đầu nôn ít sau nôn nhiều với bất kỳ loại thức ăn nào. I. Triệu chứng học:A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)Triệu chứng lâm sàng: - Triệu chứng cơ năng: (dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày) + Thay đổi đặc tính cơn đau: đau thượng vị mất chu kỳ, kéo dài hơn, không giảm khi dùng thuốc (loại trước đây cắt cơn đau tốt). + Thiếu máu (ù tai, hoa mắt) kèm theo ỉa phân đen rỉ rả không để ý, tình cờ bác sĩ phát hiện hoặc làm Weber-Mayer (+). + Suy nhược, mệt mỏi, sút cân không cắt nghĩa được nguyên nhân I. Triệu chứng học:A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)Triệu chứng lâm sàng: - Triệu chứng thực thể (thường đã muộn) + Khám thấy khối u vùng thượng vị: thường ở trên hoặc ngang rốn (có thể thấy ở dưới rốn nếu dạ dày sa) u rắn chắc, nổi rõ sau bữa ăn, di động ít nhiều sang trái, phải di động theo nhịp thở lên xuống. Tính di động không còn nếu K dính vào tạng lân cận (do K lan tràn). + Dấu hiệu hẹp môn vị, Bouveret (+) đột ngột. I. Triệu chứng học:A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)a. Triệu chứng lâm sàng: - Triệu chứng thực thể (thường đã muộn) + Dấu hiệu ngoài đường tiêu hoá:  - Đột nhiên sốt kéo dài, phù 2 chân, viêm tắc tĩnh mạch tái phát. - Gan to đau, mặt gan lổn nhổn (có thể có di căn của UTDD) - Di căn phúc mạc: sờ bụng lổn nhổn, có dịch ổ bụng. - Sờ thấy hạch Troisier (ở hố thượng đòn trái, di động dưới da, nhỏ sờ kỹ mới thấy khi bệnh nhân hít sâu vào).I. Triệu chứng học:A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)b. Triệu chứng cận lâm sàng: - Triệu chứng nội soi: soi khi dạ dày sinh thiết đảm bảo chính xác 95%. + Thể loét: - Một ổ loét sùi, méo mó không đều, đáy bẩn, hoại tử. - Bờ cao, dầy, nham nhở nhiều hạt to nhỏ không đều, thường có chảy máu trên ổ loét. - Niêm mạc xung huyết, ổ loét nhạt màu, nếp niêm mạc dừng lại ở cách xa ổ loét.I. Triệu chứng học:A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)b. Triệu chứng cận lâm sàng: + Thể sùi: (vegetant) - Một khối u xù xì to nhỏ không đều không có cuống. - Trên mặt và giữa các khối u sùi có đọng các chất hoại tử với các dịch nhầy máu. - Đáy và niêm mạc xung quanh các u sùi cứng và không có nhu động. I. Triệu chứng học:A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)b. Triệu chứng cận lâm sàng: + Thể thâm nhiễm (Linite plastique) rất khó nhận định. - Nếu thâm nhiễm lan toả rộng việc bơm hơi vào dạ dày gặp trở ngại - Nếu khu trú ở thân dạ dày niêm mạc chỉ hơi dày lên, nhợt nhạt không có nhu động như niêm mạc xung quanh. - Ung thư thâm nhiễm vùng hang vị làm cho vùng này méo mó mất nhu động, màu nhợt nhạt, lỗ môn vị không đóng mở nhịp nhàng mà chỉ co bóp nhẹ hoặc thường xuyên mở làm dịch tá tràng có thể trào ngược lên được.I. Triệu chứng học:A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)b. Triệu chứng cận lâm sàng: - X-quang  - Xét nghiệm sinh học: + Độ toan + Các enzym của dịch vị + Acid lactic + Định lượng CEA (Carcino Embryo Antigen) + Huỳnh quang Tetracyclin + Máu: HC, HST giảm + Phân: Werber-Mayer (+) I. Triệu chứng học:A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)1. Điều trị dự phòng: - Phát hiện sớm UTDD ở người trên 40 tuổi có những rối loạn tiêu hoá cần được soi, X-quang, sinh thiết nếu có K cắt bỏ dạ dày sớm. - Quản lý và điều trị kịp thời những người có bệnh lý tiền K hoặc có nhiều khả năng K (cắt polyp dạ dày, điều trị các bệnh nhân viêm niêm mạc dạ dày).II. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY:A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)2. Điều trị triệt để: Điều trị triệt để chủ yếu phẫu thuật cắt dạ dày: - Cắt bán phần dạ dày rộng: Phần dạ dày bị K, các mạc nối lớn, tất cả các hạch di căn và nghi ngờ di căn, có khi cắt cả lách, một phần tuỵ (cắt 2/3, 1/4, 4/5 dạ dày + hạch). - Cắt toàn bộ dạ dày: Khối u quá lớn hoặc lan rộng có nhiều di căn hạch, tỷ lệ tử vong cao.II. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY:A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)3. Điều trị tạm thời: Trong điều kiện không được điều trị triệt để: Mở thông dạ dày nối thông dạ dày- ruột chay, nối thông hỗng tràng. Hoặc dùng hoá chất 5FU liều 15mg/kg/24h trong 2-3 ngày rồi hạ xuống 7,5mg/kg/24h cách nhật cho u nhỏ lại trong 5-6 tháng. Rất tiếc có bệnh nhân lại bị chết sớm hơn vì bị suy tuỷ xương.HVQY có thuốc Phylamine có tác dụng hỗ trợ chống K: viên 0,10 x 6v/24h x 20 ngày, nghỉ 10 ngày, dùng trong 3 năm. II. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY:II. CÁC BỆNH UTDDB. CÁC LOẠI UNG THƯ KHÁC CỦA DẠ DÀY B. CÁC LOẠI UNG THƯ KHÁC CỦA DẠ DÀY: 1. Lympho dạ dày không phải Hodgkin: 2. U ác tính hiếm của dạ dày: a. U nguồn gốc trung mô b. U nguồn gốc biểu mô c. Tổn thương do di căn kế cận III. TIÊN LƯỢNG CHUNG CỦA UTDD:Tiên lượng chung phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Thể bệnh: K thể loét tiên lượng nhẹ hơn loại xâm nhiễm, sùi - Vị trí K ở trên 1/3 dạ dày nặng hơn K ở đoạn giữa và dưới dạ dày. - Xâm nhập theo chiều sâu: càng ăn sâu càng nặng. Nếu hạch không bị xâm nhiễm tỷ lệ sống còn 80%. Nếu thanh mạc bị thì tỷ lệ hạ xuống còn 40%, khi tổn thương qua lớp thanh mạc thì chỉ còn 18%. - Về mô bệnh học: tiên lượng càng kém nếu u kém biệt hoá. Nếu nhiều lympho xâm nhiễm mạnh tiên lượng tốt hơn.III. TIÊN LƯỢNG CHUNG CỦA UTDD:Tiên lượng chung phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Sự xâm nhập vào hạch là một yếu tố tiên lượng chủ yếu sau mổ. + Nếu mọi cái đều giống nhau mà không có tổn thương hạch thì tỷ lệ sống 45%. Nếu hạch bị xâm chiếm tỷ lệ sống 12%. + Nếu hạch xa bị tổn thương tiên lượng càng xấu. Hạch càng dễ bị tổn thương khi tế bào K ít biệt hoá. + Khi đại thể là ít thâm nhiễm, khi tổn thương K càng ăn sâu vào thành dạ dày (80% nếu thanh mạc đã bị K xâm nhiễm) hoặc khi K ở vị trí trên cao của dạ dày. K ở phần trên dạ dày hay có tổn thương vào hạch rất cao, đặc biệt 2/3 số ca đã có tổn thương ở các hạch tuỵ, lách và thường là tiềm tàng.XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptb27k_131121214732_phpapp01_6162.ppt
Tài liệu liên quan