Bài giảng Dựng Audio phi tuyến

Âm thanh từ xa xưa có ý nghĩa đối với cuộc sống con người, âm thanh có thể là tín

hiệu báo hiệu, có thể là âm nhạc, có thể là các tiếng động môi trường, các âm thanh tự

nhiên, các âm thanh kỹ xảo trong các sản phẩm giải trí như game, điện ảnh. Âm thanh

ngoài truyền tải nội dung còn thường truyền tải những cảm xúc, tâm tư, tình cảm mà

người nghe có thể cảm nhận. Ví dụ vui tươi, buồn, hào hứng, .

Về cơ bản, âm thanh là các sóng âm lan truyền trong một môi trường (không khí)

tác động vào màng nhĩ (tai người) làm cho chúng ta nghe thấy được âm thanh. Mặc dù

trong tự nhiên có rất nhiều âm thanh nhưng chỉ những âm thanh trong dải tần số mà tai

người cảm nhận được thì chúng ta mới nghe thấy được. Thông thường, tai người có thể

nghe các tần số từ 20Hz đến 20kHz. Còn ngoài tần số này ra thì chỉ những người đặc biệt

hoặc những động vật đặc biệt thì mới nghe được. Ví dụ như chó, dơi, cá heo, Trong tài

liệu này chỉ đề cập đến âm thanh nghe được

pdf95 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Dựng Audio phi tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dữ liệu hoặc cả file - Chọn và đưa hiệu ứng vào file 1: Chọn các hiệu ứng sẵn 2: Save các tham số điều chỉnh thành Presets riêng 3: Xóa preset 4: Đưa preset vào menu favorites 5: Thiết lập mức vào/ra của tín hiệu 6: Áp hiệu ứng vào file 7: Điều chỉnh mức độ áp hiệu ứng 8: Xác định vùng áp hiệu ứng PT IT 40 Hình 2-29: Menu các hiệu ứng trong cửa sổ Effect Rank - Thực hiện điều chỉnh mức Input và Output sao cho dải mầu tín hiêụ không đến mức đỏ. Hình 2-30: Thanh điều chỉnh mức vào và ra của cửa sổ Effect Rank - Có thể thay đổi mức hiêụ ứng áp duṇg cho đoaṇ âm thanh bằng cách thay đổi thanh trươṭ ở cửa sổ mix (Dry là tín hiêụ không có hiêụ ứng, Wet là áp hiêụ ứng 100% cho tín hiêụ). Hình 2-31: Thanh điều chỉnh mức độ áp hiệu ứng - Chọn toàn bộ file hoặc chỉ vùng dữ liệu được lựa chọn. - Chọn tính năng Apply để đưa hiệu ứng thực sự vào file hoặc đoạn dữ liệu 2.5.3 Nhóm các hiệu ứng liên quan đến chuyển đổi tín hiệu Nhóm hiệu ứng này gồm các hiệu ứng liên quan đển việc chuyển đổi, nghịch đảo tín hiệu,.. gồm: Invert, Revert, Slient, Generate Tones. PT IT 41 Hình 2-32: Nhóm các hiệu ứng chuyển đổi tín hiệu 2.5.3.1 Hiệu ứng Invert Là hiệu ứng thực hiện đảo pha của tín hiệu 1800 so với tín hiệu ban đầu. Việc đảo pha không tạo sự thay đổi nhiều khi nghe âm thanh. Nó thường được dùng khi ta thực hiện việc dán (paste) đoạn dữ liệu vào dữ liệu đang có sẵn. Để thực hiện việc đảo pha, vào menu Effects>Invert như hình vẽ trên. 2.5.3.2 Hiệu ứng revert Là hiệu ứng đảo ngược dữ liệu âm thanh từ trái qua phải thành từ phải qua trái (hay đảo chiều tín hiệu). Tính năng này dùng để tạo các hiệu ứng đặc biệt. Để thực hiện việc đảo chiều tín hiệu vào menu Effect>revert. 2.5.3.3 Tạo khoảng lặng Hiệu ứng này dùng để thêm vào khoảng dừng trong dữ liệu âm thanh hoặc biến đổi âm thanh thành khoảng lặng. Có 2 cách để thực hiện: - Tạo âm câm trong đoạn dữ liệu đã có bằng lựa chọn đoạn dữ liệu và vào menu Effect > Silent PT IT 42 Hình 2-33: Ảnh trước và sau khi dùng hiệu ứng Silent - Thêm đoạn âm câm vào bất kỳ vị trí nào trong file âm thanh bằng cách chọn vị trí sau đó vào menu Effects>Silent. 2.5.3.4 Hiệu ứng tạo Tone Đây là hiệu ứng tạo các âm có các tần số cơ bản ví dụ âm bấm các phím điện thoại. Khi dùng hiệu ứng này ta có thể tạo các âm với tần số riêng cũng như một số âm hay dùng như âm về xung điện, âm chuông, âm cứu hỏa,.bằng cách dùng các presets sẵn có. Ta có thể điều chỉnh tần số cơ bản, độ sâu điều chỉnh, dạng sóng âm, Một đặc trưng mới ở Au CS6 là cho phép ta nghe trực tiếp và điều chỉnh tham số thời gian thực. PT IT 43 1: Nhóm preset các âm thanh tạo sẵn; 2 : Các tham số tần số quét; 3: hình dạng sóng; 4: Các thành phần tần số; 5: Tần số trung tâm;6: Chỉnh mức; 7: Khoảng thời gian; 8: Chức năng phát và phát liên tục. Hình 2-34: Hiệu ứng tạo tone 2.5.4 Nhóm các hiệu ứng liên quan đến cường độ và nén tín hiệu Như trình bày ở phần trên, nhóm hiệu ứng gồm a. Amplify: Tăng giảm cường độ âm Dùng để khuếch đại hoặc giảm bớt cường độ âm của âm thanh cho từng kênh Hình 2-35: Bảng điều khiển hiệu ứng Amplify Cơ bản khi dùng hiệu ứng này ta có thể chỉnh tay từng kênh hoặc dùng các gói điều chỉnh có sẵn trong presets như tăng hoặc giảm từ 1dB, 3dB, 6dB, 10dB. PT IT 44 b. Channel Mixer Cho phép tăng giảm điều chỉnh từng kênh trái hoặc phải hoặc trộn để không phân biệt kênh trái phải. Hình 2-36: Bảng hiệu ứng Channel Mixer c. DeEsser Loại bỏ âm gió “ess” trong tiếng nói hoặc bài hát có thể biến dạng tần số cao. Các gói tham số cho cả giọng nam, nữ, Hình 2-37: Hiệu ứng DeEsser d. Dynamics Processor Hiệu ứng này dùng đến nén, giới hạn hoặc mở rộng tín hiệu bao gồm cả volume. Tức là hiệu ứng này sẽ tự động giới hạn mức tín hiệu đầu vào và đầu PT IT 45 ra. Trục x mức tín hiệu vào, trục y mức tín hiệu ra. Ví dụ nếu đặt mức âm thanh luôn khoảng -20dB thì các tín hiệu lớn hơn 20dB sẽ bị cắt. Hình 2-38: Hiệu ứng Dynamic Processing e. Hard Limiter Hiệu ứng cho phép đặt cường độ lớn nhất đầu ra hoặc tăng cường tín hiệu đầu vào. Ta có thể lựa chọn các gói tham số có sẵn trong presets. Hình 2-39: Hiệu ứng Hard Limiter PT IT 46 f. Single Band Compressor Là hiệu ứng nhằm giảm sự động gồm mức tín hiệu và tăng độ rõ. Hiệu ứng nén này hiệu quả cho giọng nói tách biệt so với âm thanh môi trường. Hình 2-40: Hiệu ứng Single-band Compressor g. Multi Band Compressor Hiệu ứng giúp chúng ta liên quan nén các băng tần số khác nhau. Hiệu ứng này thường dùng để master các sản phẩm âm nhạc.. Hình 2-41: Hiệu ứng MultiBand Compressor h. Normalize effect: Hiệu ứng chuẩn hóa tín hiệu, cho phép ta thiết lập mức đỉnh, cao nhất của tín hiệu, thường là 100%. Hiệu ứng này thường dùng cho toàn bộ file. Ta có thể thiết lập số phần trăm để đảm bảo tín hiệu giảm đều. Ví dụ 80% PT IT 47 Hình 2-42: Hiệu ứng Normalize i. Tube – Modeler Processor Hiệu ứng mô phỏng tiếng nhạc ấm áp của các bộ khuếch đại tuyến tính như amply đèn. Hình 2-43: Hiệu ứng Tube modeled Compressor j. Speech Volume Leveler Hiệu ứng đặc biệt nhằm hiệu quả cho các âm thanh hội thoại loại bỏ âm thanh nhiễu môi trường. PT IT 48 Hình 2-44: Hiệu ứng Speech Volume Leveler k. Gain/Fade Envelope Hiệu ứng cho phép thay đổi cường độ trên toàn bộ file âm thanh tại bất kỳ vị trí nào có thể điều chỉnh tăng giảm liên tục. Mức cao là phía trên, mức thấp là phía dưới. Hình 2-45: Hiệu ứng Gain/Fade Envelope 2.5.5 Nhóm hiệu ứng liên quan đến chỉnh tần số , điểm pitch, phase 2.5.5.1 Hiệu ứng FFT Filter FFT filter là bộ lọc tần số hiệu quả (fast fourier transform). Việc sử dụng bộ lọc tần số này cho phép chúng ta loại bỏ các tần số không mong muốn và giữ lại các tần số mong muốn. Với giao diện đồ họa ta dễ dàng chọn các tần số để thực hiện. Kéo các điểm lên cao để giữ lại tần số, kéo xuống phía dưới để loại bỏ tần số. Ví dụ như hình vẽ ta loại bỏ tần số thấp 10Hz tăng dần tần số từ 11-100Hz. PT IT 49 Hình 2-46: Hiệu ứng FFT Filter 2.5.5.2 Hiệu ứng EQ: EQ là hiệu ứng quan trọng trong việc điều chỉnh tông âm thanh. Nó có thể giúp phân biệt sự khác nhau giữa các nhạc cụ Hiệu ứng tương tự dùng các băng tần số có các nhóm 10 băng tần, 20 băng tần và 30 băng tần. Với mỗi băng tần ta có thể tăng hoặc giảm cường độ để làm nổi bật tần số đó. Hình 2-47: Hiệu ứng điều chỉnh EQ 10 band 2.5.5.3 Hiệu ứng delay PT IT 50 Hiệu ứng Delay đơn giản là lặp lại âm thanh gốc với thời điểm lặp lại trễ một khoảng so với tín hiệu đầu. Cơ bản tạo âm echo đơn. Trên cửa sổ hiệu ứng, ta có thể điều chỉnh thời gian trễ, độ trộn với tín hiệu đầu, trên từng kênh. Hình 2-48: Hiệu ứng tạo độ trễ Delay 2.5.5.4 Hiệu ứng echo Hiệu ứng echo thêm một chuỗi lặp lại và suy giảm để tạo tiếng vọng ví dụ từ “Hello – ello-llo-lo-o” Trên cửa sổ echo ta có thể điều chỉnh thời gian trễ, phần trăm phản hồi, mức vọng của từng kênh trái, phải, Hình 2-49: Hiệu ứng tạo tiếng vọng 2.5.5.5 Hiệu ứng Stretch and Pitch PT IT 51 Hiệu ứng này nằm trong nhóm Time and Pitch hay được dùng để điều chỉnh tông và thời gian co giãn của âm nhạc. Chúng ta có thê lên tông hoặc xuống tông cho bản nhạc ở mục Pitch Shift và co giãn thời gian ở mục Stretch. Hình 2-50: Hiệu ứng điều chỉnh co dãn và điểm pitch 2.5.6 Nhóm các hiệu ứng liên quan khác 2.5.6.1 Nhóm hiệu ứng Chorus: Hiệu ứng tạo âm thanh dàn hợp xướng. Hiệu ứng này tạo giả lập nhiều giọng nói đồng thanh từ 1 tín hiệu giọng nói. Cơ bản, hiệu ứng này dùng trễ ngắn để tạo các giọng nói thêm vào với tín hiệu gốc.Có thể giả lập từ 2 đến 16 giọng Hình 2-51: Hiệu ứng tạo âm thanh hợp xướng PT IT 52 Để sử dụng hiệu ứng này cơ bản ta dùng Presets hoặc điều chỉnh bằng tay như số giọng ở mục Voices, thời gian trễ ở mục delay time,.Ngoài ra, trong cửa sổ này cũng có phần điều chỉnh mức hiệu ứng trong mục Output. 2.5.6.2 Hiệu ứng Flanger Flanger: Cũng giống như Chorus nhưng trễ ít hơn, dùng trong các âm thanh hoạt hình, chuyển động. Hình 2-52: Bảng điều khiển hiệu ứng Flanger 2.5.6.3 Hiệu ứng Phase: Hiệu ứng Phase cũng giống như Flanger nhưng tinh tế hơn dùng bộ lọc riêng gọi là allpass filter để tạo hiệu ứng thay cho trễ PT IT 53 Hình 2-53: Bảng điều khiển hiệu ứng Phaser 2.5.6.4 Hiệu ứng reverd Là hiệu ứng tạo âm thanh vang dội trong một không gian nhất định như phòng họp, hội trường, phòng ngủ, Có 2 loại là Revolution và Algorithmic: - Revolution: Dùng nhiều trong sound design gồm convolution reverb và Full reverb. Hình 2-54: Bảng điều khiển Convolution Reverb PT IT 54 - Algorithmic: Dùng mô hình toán học cho phép thay đổi tính chất tự nhiên của không gian, dễ tạo các phòng và hiệu ứng gồm Studio reverb, reverb Hình 2-55: Hiệu ứng Reverb 2.5.6.5 Nhóm hiệu ứng Distortion Distortion: Biến dạng xảy ra do cắt các đỉnh tín hiệu tạo ra các hài. (chọn file Female). Thay đổi các giá trị trong Preset. Chọn link để thay đổi đồng bộ cả đỉnh dương và âm. Hiệu ứng này tạo sự biến dạng âm thanh gốc. Hình 2-56: Cửa số điều chỉnh hiệu ứng Distortion PT IT 55 2.5.6.6 Nhóm hiệu ứng Vocal Enhancer Vocal Enhancer: Làm rõ giọng nói. Có Male, Female và music Hình 2-57: Hiệu ứng làm rõ giọng nói 2.5.6.7 Nhóm hiệu ứng Guitar Suite Guitar Suite: Chuyển tiếng đàn ghi ta sang các dạng ghi ta khác nhau. (dùng file ghita). Chọn Ghitar suite>Amplifier Box> 1960s American Hình 2-58: Hiệu ứng chuyển đổi các tiếng ghi ta khác nhau 2.5.6.8 Nhóm hiệu ứng Center Channel Extractor Các tín hiệu âm thanh stereo thường trộn lẫn nhạc lời, vào một kênh. Việc đảo pha của một kênh ra khỏi dữ liệu kênh trung tâm trong khi vẫn giữ tín hiệu kênh trái và kênh phải riêng. Điều này thường dùng trong karaoke để loại bỏ tiếng hát. Bằng việc lọc ra khỏi kênh đối với tần số tiếng nói. (dùng file stereo Imagery). Dùng Center Channel Extractor PT IT 56 Hình 2-59: Hiệu ứng tách âm thanh 2.6 Master âm thanh Master âm thanh là một khâu quan trọng trong việc hoàn thiện sản phẩm âm nhạc trước khi đóng gói thành phẩm. Việc master đòi hỏi tìm ra các lỗi về âm nhạc, tinh chỉnh các tham số liên quan sao cho âm thanh không bị lỗi đặc biệt khi được phát ở mức âm lượng lớn Về cơ bản các bước để thực hiện mastering cho một sản phẩm gồm các bước sau: - Bước 1: Chỉnh Equalization - Bước 2: Chỉnh Dynamic - Bước 3: Chỉnh Ambience - Bước 4: Chỉnh stereo imaging a. Chỉnh Equalization: Mục đích của bước chỉnh Equalization là tạo sự cân bằng âm dễ chịu khi nghe không quá gắt ở âm tần số cao, không bị ù ở âm tần số thấp, Hình 2-60: Bước chỉnh EQ trong phần Master PT IT 57 b. Chỉnh Dynamic: Bước này thực hiện điều chỉnh mức cường độ cho phù hợp để âm thanh có thể nghe được trong nhiều môi trường nhiễu khác nhau. Phần này không nên xử lý nhiều chỉ một chút. Hình 2-61: Phần chỉnh Dynamic các nhóm tần số c. Chỉnh Ambience Việc sử dụng hồi âm trong âm nhạc hiếm khi sử dụng tuy nhiên, âm nhạc dường như sẽ “khô” . Do vậy, cần thêm một chút không khí để tạo cảm giác trong một không gian âm nhạc. Hình 2-62: Thêm hiệu ứng không gian reverb PT IT 58 d. Chỉnh Stereo imaging Việc chỉnh này giúp âm thanh tách bạch từng kênh để giúp tạo người nghe định vị được không gian âm nhạc. Hình 2-63: Hiệu chỉnh Stereo imaging 2.7 Một số chức năng khác Các chức năng khác liên quan đến nhóm khôi phục tín hiệu gồm: Loại bỏ tiếng gió, giảm tiếng click và pop, giảm nhiễu nền. 2.7.1 Giảm nhiễu nền (Noise Reduction) Nhiễu nền xuất hiện khi ta thu âm hoặc do nhiễu điện tử. Để thực hiện loại bỏ nhiễu ta dùng tính năng Noise Reduction trong menu (Effect > Noise Reduction> Noise Reduction. Hình 2-64: Chức năng tự động loại bỏ nhiễu nền PT IT 59 Hình 2-65: Cửa sổ điều chỉnh mức giảm nhiễu trong Au CS6 Để thực hiện loại bỏ nhiễu, ta cần tính toán phần nhiễu thông qua chức năng Capture Noise Print. Trước khi chọn Capture Noise Print, ta cần chọn trước một đoạn dữ liệu không có tiếng (có thể phần đầu file) và thực hiện Capture Noise Print. Sau đó ta sẽ mở cửa sổ Noise Reduction. Au CS6 sẽ phân tích giúp ta phần nhiễu nền thông qua 3 mầu: Vàng nhiễu mức cao, đỏ nhiễu mức thấp, xanh lá là ngưỡng nhiễu. Đường kẻ liên tục cho phép ta điều chỉnh mức và vùng tần số cần lọc nhiễu, mức cao là lọc nhiều, mức thấp là lọc vừa. Ta có thể điều chỉnh mức chung này trong mục Reduce by. 2.7.2 Tự động loại bỏ âm Click Click là các âm thanh tần số cao và nhanh như tiếng gõ máy tính hoặc chuột máy tính. Ta có thể chọn mức điều chỉnh trong mục Preset gồm: Heavy Reduction mức nhiều, Light Reduction mức nhẹ và Medium Reduction mức vừa. PT IT 60 Hình 2-66: Chức năng loại bỏ âm click Chúng ta cũng có thể kiểm tra xem file của mình có nhiều âm click không bằng cách vào Effect > Diagnostics>DeClicker Hình 2-67: Chức năng tìm kiếm các âm click Sau đó ta chọn tiếp mức click trong Preset và chọn nút Scan. Các vị trí nghi là click sẽ được liệt kê trong cửa sổ phía dưới chính xác. Ta có thể kiểm tra bằng cách nhắp đúp vào các dòng để chuyển đến vị trí dữ liệu đó. Ngoài ra, chúng ta có thể điều chỉnh mức tín hiệu click trong mục threshold và cho scan lại nếu có nhiều điểm phát hiện là ảo. PT IT 61 Hình 2-68: Bảng quét các âm click Trong cửa sổ này ta có thể thực hiện sửa luôn bằng cách chọn vào nút repair hoặc Repair all. 2.7.3 Giảm âm Hiss (Hiss Reduction) Hiss là tiếng huýt gió, tiếng xì, khi thực hiện việc thu phát trên băng cassette hoặc đĩa nhựa , Để loại bỏ các âm này ta dùng hiệu ứng hiss reduction. Cơ bản là việc điều chỉnh các nhóm tần số để giảm âm hiss. Trong preset ta có thể chọn mức độ giảm bằng cách chọn Light hoặc high. PT IT 62 Hình 2-69: Chức năng giảm âm Hiss trong Au CS6 PT IT 63 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thực hiện nhập và quản lý các file âm thanh trong CS6 2. Thực hiện việc chỉnh sửa một đoạn âm thanh bị lỗi bao gồm loại bỏ đoạn âm bị lỗi, chỉnh biên độ, giảm nhiễu nền, loại bỏ âm click,.. 3. Thực hiện việc copy một đoạn âm thanh từ một file đang mở sang một file mới với tham số được thay đổi như tần số lấy mẫu, số bit mã hóa, 4. Thực hiện ghi âm một câu chuyện rồi dùng tính năng mix paste thực hiện trộn phần âm thanh vào file thu âm. 5. Tạo tiếng vọng cho một đoạn âm thanh 6. Tạo âm thanh người máy cho đoạn âm thanh ghi âm 7. Thực hiện việc tạo âm thanh mưa rơi từ một âm thanh tiếng rót nước PT IT 64 CHƯƠNG 3. DỰNG ÂM THANH TRÊN GIAO DIỆN MULTITRACK CỦA PHẦN MỀM ADOBE AUDITION 3.1 Giới thiệu giao diện multitrack Bên cạnh giao diện Waveform là giao diện chỉnh sửa, biên tập chính cho từng file âm thanh thì Au CS 6 còn sử dụng giao diện Multitrack Editor dùng để ghép, trộn các file âm thanh. Đây là giao diện giúp dùng để hòa âm phối khí giúp tạo nên các tác phẩm âm nhạc hay các âm thanh đa kênh cho các bộ phim. Với giao diện này, chúng ta có thể ghi âm và trộn các tracks âm thanh không giới hạn. Mỗi tracks có thể có nhiều clip,...Sau đó chúng ta có thể xuất ra file để có thể ghi trên đĩa CD hoặc là đưa lên trang web,... Giao diện Multitrack là một môi trường biên tập linh hoạt, thời gian thực vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi các thiết lập trong quá trình đang phát nhạc và ngay lập tức ta có thể nghe thấy kết quả. Với giao diện biên tập Multitrack Au CS6 sẽ lưu các thông tin về file về các tham số... thành file (*.sesx). Các file này có kích thước nhỏ, tuy nhiên để có thể quản lý tốt ta nên để chung các file nguồn, các file *.sesx vào cùng một thư mục. 3.1.1 Giao diện multitrack và Mixer Hình 3-1: Giao diện Editor Multitrack PT IT 65 Trong Multitrack view, bảng điều khiển Main cung cấp một vài thành phần giúp bạn trộn và chỉnh sửa trong phiên làm việc. Phần điều khiển bảng bên trái bạn có thể điều chỉnh thiết lập thông số như âm lượng, pan. Phần timline bên phải cho phép bạn chỉnh sửa các clip A: Panel điều khiển các track; B: Điều chỉnh vùng quan sát; C: Cuộn để xem các track; D: Các track lưu clip âm thanh Hình 3-2: Cửa số chức năng của giao diện Multitrack 1: Đặt tên cho track; 2: Lựa chọn cho track gồm: M-Mute (tắt tiếng), S- Solo (nghe riêng track), R – Arm for record (sẵn sàng cho việc ghi âm) Hình 3-3: Các chức năng điều khiển trên panel điều khiển Multitrack PT IT 66 Phần panel điều khiển còn gồm các tab chức năng như hình vẽ dưới đây: - Thiết lập đầu vào ra (Input/Output) - Hiệu ứng cho âm thanh (Effect) - Thiết lập đầu ra cho track (Send) - Điều chỉnh trầm bổng (Equalizer) Hình 3-4: Các tab chức năng của Multitrack Editor Trong giao diện multitrack chúng ta còn một giao diện nữa là mixer. Đây là giao diện mô phỏng bộ mixer cho phép người dùng sử dụng như mixer cứng với các chức năng đầy đủ. Để mở giao diện mixer ta vào menu Window>Mixer. PT IT 67 Hình 3-5: Giao diện Mixer trong Au CS6 Chi tiết một line trong bộ mixer như hình vẽ: Hình 3-6: Các chức năng trên panel điều khiển giao diện Mixer – A. Thiết lập đầu vào(Inputs) – B. Thiết lập hiệu ứng (Effects) – C. Thiết lập đầu ra (Sends ) – D. Chỉnh Equalizer – E. Chỉnh Volume toàn bộ – F. Hướng đầu ra vào track Master (Output) – G: Thiết lập tính năng (đọc, ghi) PT IT 68 3.1.2 Thêm và bớt một track Để thêm một track mới ta vào Multitrack>Track>Add.... Hình 3-7: Thêm một track mới trong Multitrack Để xóa track ta chọn trước track đó rồi vào Multitrack>Track>Delete Selected Track. Trong Au CS6 một số loại track được hỗ trợ gồm: – Video track: chứa các dữ liệu video clip. Tại một thời điểm chỉ có một video track và clip khác. – Audio track: chứa các dữ liệu âm thanh hoặc ghi âm. Các track này thường được điều chỉnh trong phạm vi rộng từ đầu vào/ra, các hiệu ứng, định hướng,.... Các track audio gồm : mono, stereo và đa kênh 5.1 – Bus track: giúp chúng ta phối hợp đầu ra với một số audio track hay bus track và cùng điều khiển chúng – Master track: là track cuối cùng giúp phối hợp đầu ra của nhiều track và bus. Các track Bus, sends và Master để chúng ta hướng các dữ liệu đầu ra tới một thiết lập điều khiển. Với điều khiển tổ hợp này, chúng ta có thể tổ chức và trộn hiệu quả. Hình dưới mô tả việc kết hợp các track trong Au CS6. PT IT 69 A. Phát âm hoặc hát hoặc nói: B. Hồi âm giữa ghi ta và hát C. Guitar D. Tổ hợp đầu ra của nhạc cụ trống E. Âm ghi ta bass ra trực tiếp thiết bị F. Master track G. Thiết bị đầu ra Hình 3-8: Hoạt động kết nối của các track, Bus, Send và Master Track Bus: dùng để tổ hợp vài track dữ liệu hoặc vài sends và điều khiển chung. Ví dụ điều chỉnh mức của đường tiếng trống gồm các audio phần trống. A. Đường trống gõ B. Đường trống tay C. Đường tổ hợp các trống ra Master track hoặc thiết bị Hình 3-9: Giới thiệu track Bus Track Sends: Track send để hướng dữ liệu âm thanh từ một track tới nhiều bus. Mỗi track cấp tới 16 sends mà chúng ta có thể cấu hình độc lập từ đầu ra track. PT IT 70 A. Đầu ra Send 1 vào bus tạm B. Đẩu ra send 2 vào bus hồi âm C. Đầu ra track master tổ hợp các đầu vocal, guitar, bus tạm, và bus hồi âm. Hình 3-10: Giới thiệu track Send và Master Master track: Một phiên luôn có một Master track, vì vậy chúng ta dễ dàng tổ hợp đầu ra của nhiều track và bus và điểu khiển với một hiệu ứng fader. Vì master track tồn tại phần cuối, nên nó thường ít có chức năng hướng track dữ liệu và track bus hơn. Master track không thể kết nối trực tiếp với đầu vào dữ liệu, hay đầu ra send, bus mà nó chỉ đưa ra trực tiếp cổng ra. A. Panel biên tập B. Panel trộn âm Hình 3-11: Track master trên giao diện Multitrack và Mixer PT IT 71 Hình 3-12: Các loại track trong Au CS6 3.1.3 Di chuyển các track: Để di chuyển, sắp xếp các track ta có thể dùng chuột nhắp vào vùng trống panel điều khiển và kéo lên hoặc xuống như hình vẽ. Với giao diện Mixer có thể kéo sang trái hoặc phải. Hình 3-13: Chuyển track EuroBeat từ trên xuống dưới track Voice Over 3.1.4 Điều chỉnh độ rộng các track: Để thay đổi độ rộng các track ta đưa chuột vào biên giữa 2 track và kéo xuống để mở rộng hoặc kéo lên để thu gọn track như hình vẽ. A: Track mono B: Track Stereo C: Track 5.1 PT IT 72 Hình 3-14: Thu nhỏ hoặc mở rộng từng track 3.2 Các thao tác trên giao diện multi-track 3.2.1 Thao tác cơ bản trên multitrack Lựa chọn vùng dữ liệu trên multitrack. Cũng giống như giao diện Waveform ta dùng công cụ selection Tool để lựa chọn. Thao tác: giữ chuột trái và kéo sang phải hoặc trái rồi nhả chuột để lựa chọn như hình vẽ. Hình 3-15: Thao tác lựa chọn đoạn dữ liệu âm thanh 3.2.2 Ghi âm trên giao diện multi-track – Tạo file : File > New > Multitrack Session PT IT 73 Hình 3-16: Tạo một phiên làm việc mới trên giao diện Multitrack - Chọn đầu vào/đầu ra Hình 3-17: Thiết lập đầu vào ra cho từng track - Chọn nút R (ready) trên từng Track - Chọn nút Record để bắt đầu thu toàn bộ các track 3.2.3 Chuyển file giữa 2 giao diện Waveform và Multitrack Đê chuyển đổi qua lại giữa 2 giao diện ta làm như sau: - Khi đang ở giao diện Waveform ta nhắp phải vào dữ liệu (hoặc ở cửa sổ quản lý file hoặc ở cửa số Editor) chọn Insert into Multitrack>chọn session mà ta cần đưa vào. Hình 3-18: Chuyển file âm thanh từ giao diện Waveform sang giao diện Multitrack PT IT 74 - Khi đang ở giao diện Multitrakc ta có thể nhắp đúp trực tiếp vào file hoặc nhắp phải vào file chọn Edit Source File. Hình 3-19 Chuyển file âm thanh từ giao diện Multitrack sang giao diện Waveform 3.2.4 Biên tập cơ bản trên Mulitrack Lựa chọn toàn bộ clips vào menu Edit>Select>All Clip In select Track. Hình 3-20: Lựa chọn toàn bộ clip trên các track Dùng công cụ Move Tool và kéo các clip đến các vị trí khác nhau. Có thể bật tính năng snap để các clip sẽ sát vào nhau tránh việc clip không liên tục khi phát. PT IT 75 Hình 3-21: Bật tính năng dính giúp các đoạn clip trong một track sẽ sát nhau 3.2.5 Mở rộng clip - Để mở rộng clip bằng cách lặp lại, ta nhắp phải vào lip chọn Loop. Hình 3-22: Thiết lập tính năng loop để dễ dàng mở rộng file - Đưa con trỏ về phía đầu hoặc cuối clip, con trỏ xuất hiện thì ta có thể nhắp chuột trái và kéo về phía phải hoặc phía trái. 3.2.6 Cắt clip. Để cắt clip ta dùng công cụ Razor tool Tại bất kỳ vị trí nào cần cắt, ta chọn công cụ trên thanh công cụ sau đó dùng công cụ Select tool nhấc đoạn clip ra chỗ khác hoặc dùng phím delete để xóa. PT IT 76 Hình 3-23: Công cụ razor tool 3.2.7 Sử dụng các hiệu ứng cho các track Việc sử dụng các hiệu ứng cho các track có thể thực hiện ở cửa sổ Editor hoặc Mixer Với giao diện Multitrack Editor chọn tab effect: Hình 3-24: Mở tab hiệu ứng cho các track Việc sử dụng hiệu ứng tương tự như dùng effect rank trên giao diện Waveform, ta có thể chọn, sắp xếp các hiệu ứng và điều chỉnh các tham số. Trên giao diện Mixer Hình 3-25: Mở tab hiệu ứng trên cửa số Mixer PT IT 77 3.3 Lồng tiếng trên Adobe Audition Audition không biên tập được dữ liệu video nhưng nó hỗ trợ mở một số định dạng video để dựng file âm thanh phù hợp với video như lồng tiếng, nhạc nền,... • Để có thể lồng tiếng ta cần xem video. Để thực hiện vào Window> video. • Các bước thực hiện: – Thêm mới một track video Hình 3-26: Thêm một track video trong Multitrack – Kéo video vào track video Hình 3-27: Đưa dữ liệu video vào track video – Thực hiện play để xem video, nếu video không thấy cửa số video có thể vào Window>video để hiển thị cửa sổ video. Nếu video quá to hoặc quá nhỏ so với cửa sổ hiển thị thì ta cần điều chỉnh bằng cách nhắp phải vào cửa sổ video chọn Best Fit Scaling PT IT 78 Hình 3-28: Điều chỉnh vùng hiển thị video cho lồng tiếng – Xem và xác định các vị trí cần chỉnh sửa, bổ sung về âm thanh – Đánh dấu các điểm bằng marker – Thực hiện ghi âm, hoặc đưa âm thanh vào các vị trí đánh dấu. Hình 3-29: Thực hiện việc đánh dấu các vị trí cần dựng âm thanh hoặc lồng tiếng 3.4 Xuất file trong Adobe Audition Giao diện Waveform Để xuất dữ liệu dạng lưu file trên ổ cứng ta vào menu File>Export>File PT IT 79 Hình 3-30: Xuất file trong Au CS6 Hình 3-31: Lựa chọn các tham số cho việc xuất file Với giao diện Export File ta đặt tên file trong mục File Name, chọn vị trí lưu file trong mục Location, chọn định dạng trong mục Format, chọn loại tần số lấy mẫu trong mục change của Sample type,. Các định dạng âm thanh mà Au CS6 hỗ trợ xuất gồm: - Định dạng âm thanh không nén trên Mac OS là AIFF (*aif, *.aiff, *.aifc) - Định dạng Monkey audio gồm (.ape) - Định dạng mp2, mp3 - Định dạng Quicktime (.mov) - Định dạng Wave (.wav, .bwf) PT IT 80 - Các định dạng của libsndfile, FLAC và OGG gồm (*.flac,*.ogg, *.au, *.caf,*.iff, *.voc, *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbg_dung_audio_phi_tuyen_4443.pdf