Bài giảng Kể chuyện âm nhạc

 HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu sắc thái của 2 bài Màu xanh quê hương ,Em vẫn nhớ trường xưa.

 HS đọc và nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng để biết về nhạc sĩ Bét-tô-ven.

 Giáo dục các em tình yêu thương con người.

 II/ CHUẨN BỊ: Đàn và nhạc cụ gõ quen dùng.

 

doc17 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Kể chuyện âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh bình và thân quen của mái trường,nơi có các thầy cô đã dạy dỗ cho chúng ta nên người có ích cho bản thân và xã hội. - Qua bài hát các em có cảm nghĩ gì? Yêu quí mái trường bạn bè và thầy cô giáo. - Bài hát em vừa học có hình ảnh nào giống với ngôi trường của em? HS tự trả lời. - Em hãy kể tên những bài hát nói về chủ đề nhà trường? ( Đi tới trường, Trên con đường đến trường, Em yêu trường em, Bài ca đi học...). Về nhà tập hát cho thuộc lời của bài hát, suy nghĩ tìm 1 số động tác thích hợp để phụ họa nội dung. _______________________________________ GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 5 . TIẾT THỨ: 27. TUẦN: 27. BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA. TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8. Ngày soạn: 17 - 03 - 2007. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC. I/ MỤC TIÊU: HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Em vẫn nhớ trường xưa. Tập trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca. HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 8. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách. II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, nhạc cụ thường dùng. Đàn giai điệu và hát chuẩn bài Em vẫn nhớ trường xưa, bài TĐN số 8. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Phần mở đầu: Giới thiệu bài học gồm có 2 nội dung. Ôn tập bài hát Em vẫn nhớ trường xưa và TĐN số 8. 2/ Phần hoạt động: a/ Nội dung 1: Ôn tập bài hát Em vẫn nhớ trường xưa. GV đàn lại giai điệu cho HS nghe, sau đó cho cả lớp hòa giọng kết hợp vỗ tay theo phách. - GV chia lớp thành 2 nhóm, tập hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ theo phách. + Lĩnh xướng 1 HS hát: Trường làng em......................thấy vui êm đềm. + Đối đáp. Nhóm 1: Tình quê hương gắn liền yêy thương . Nhóm 2: Bao mùa mưa nắng em vẫn đến trường. Nhóm 1: Thầy cô em đã dạy cho em. Nhóm 2: Yêu nước yêu quê và yêu gia đình. + Cả lớp đồng ca: Tre xanh kia............................em vẫn nhớ trường xưa. GV hướng dẫn HS hát thể hiện tình cảm tha thiết của bài hát. ** Hát kết hợp vận động theo nhạc. GV cho HS biểu diễn trước lớp theo hình thức song ca, tốp ca. b/ Nội dung 2: Học bài TĐN số 8. GV cho HS luyện tập cao độ của bài: Đô- Rê- Mi- Fa- Son- La- Si- Đố. - GV cho HS luyện tập tiết tấu của bài. Trắng đen, trắng đen, đen đen đen, trắng chấm dôi. GV cho HS nhận xét 2 khuông nhạc trong bài TĐN số 8 có đặc điểm gì về tiết tấu? ( giống nhau). Cho nửa lớp gõ tiết tấu khuông nhạc 1, nửa kia gõ tiết tấu khuông nhạc 2. - GV dùng đàn, đàn giai điệu câu 1. HS vừa đọc nhạc vừa gõ theo tiết tấu đã tập. Thực hiện tương tự cho đến hết bài TĐN số 8. - Chia lớp thành 2 nửa, 1 nửa đọc nhạc, nửa ghép lời. Sau đó đổi lại. - HS đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách, thể hiện đúng phách mạnh, phách nhẹ.( Phách 1 mạnh vỗ 2 tay vào nhau, phách 2 vỗ nhẹ bàn tay trái xuống bàn, phách 3 vỗ nhẹ bàn tay phải xuống bàn). 3/ Phần kết thúc: Cho các em hát lại bài Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gõ đệm theo phách. GV hướng dẫn HS đọc nhạc, hát lời và tập đánh nhịp bài TĐN số 8. Về nhà chép bài TĐN số 8 vào vở bài tập .Xem trước tiết học sau. _______________________________________ GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP: 5 . TIẾT THỨ: 28. TUẦN: 28. BÀI DẠY: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG, EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC. Ngày soạn: 24 - 03 - 2007. Người soạn:TRƯƠNG VĨNH PHÚC. I/ MỤC TIÊU: HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu sắc thái của 2 bài Màu xanh quê hương ,Em vẫn nhớ trường xưa. HS đọc và nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng để biết về nhạc sĩ Bét-tô-ven. Giáo dục các em tình yêu thương con người. II/ CHUẨN BỊ: Đàn và nhạc cụ gõ quen dùng. Đàn và hát chuẩn bài Màu xanh quê hương và Em vẫn nhớ trường xưa. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1/ Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học. 2/ Phần hoạt động: a/ Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát. + Hoạt động 1: Ôn tập bài Màu xanh quê hương. GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu của bài hát, sau đó cả lớp cùng hòa giọng và vỗ tay đệm theo phách . - Cho HS hát đồng ca kết hợp gõ đệm. + Nhóm 1: Xanh xanh......hàng cây. - Nhóm 2: Đang lớn ........nơi đây. + Nhóm 1: Lung linh.......mặt trời lên. - Nhóm 2: Cho cánh ........tươi thêm. + Cả lớp đồng ca. Rung rinh rung rinh.......................tới trường. ( Lời 2 tương tự lời 1). Cho từng nhóm trình bày bài hát, kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. + Hoạt động 2: Ôn tập bài Em vẫn nhớ trường xưa. GV dạo đàn ở câu cuối, HS hát , kết hợp vỗ tay theo phách. - Cho HS hát ôn cách hát có lĩnh xướng, đối đáp và đồng ca. ( GV chọn 1 em HS hát tốt hát phần lĩnh xướng và chia lớp thành 2 dãy.). + Lĩnh xướng: Trường làng em có hàng tre.................................thấy vui êm đềm. + Đối đáp: Nhóm 1: Tình quê...... yêu thương . Nhóm 2: Bao mùa..... đến trường Nhóm 1: Thầy cô......cho em. Nhóm 2: Yêu nước.........gia đình. Cả lớp đồng ca: Tre xanh kia .............................em vẫn nhớ trường xưa. Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc theo từng nhóm, HS còn lại gõ đệm theo phách. b/ Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc: Khúc hát dưới trăng. GV giới thiệu về Bét-tô-ven: Bét-tô-ven ( 1770-1827) là nhạc sĩ thiên tài người Đức, sinh ở thành Bon, mất ở Viên. Ông là tác giả..............cổ điển ở Việt Nam. ( Xem SGV). GV kể câu chuyện cho HS nghe. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu chuyện. - Vì sao Bét-tô-ven lại ghé vào thăm nhà người thợ giày? ( Vì ông nghe thấy tiếng đàn dương cầm). - Tại sao ông lại chơi đàn với sự xúc động mãnh liệt? ( Vì nhận ra con gái người thợ giày bị mù). - Giai điệu bản Sô-nát Ánh trăng xuất hiện khi Bét-tô-ven nhìn thấy những gì? ( Ông nhìn thấy ánh trăng vàng, những ngôi sao lấp lánh trên nền trời, nóc nhà thờ cổ kính, hàng cây dương liễu...). + Cho HS kể lại câu chuyện (theo tranh nếu có). Mỗi em kể từng đoạn. Một HS kể toàn câu chuyện. - Vì sao Bét-tô-ven sáng tác được những bản nhạc nổi tiếng? ( Bởi vì ông có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm với người nghèo khó và ông biết cảm nhận, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên). - Qua câu chuyện vừa kể các em có thái độ ( cảm nhận) gì trong cuộc sống? (Biết trân trọng cuộc sống lao động và tình yêu thương con người, đó là nguồn gốc tạo nên những tác phẩm có giá trị). Vì thế các em cần phải học tập thật tốt tất cả những môn học để sau này giúp ích cho bản thân, xã hội. - Em nào có thể nói tên những nốt nhạc ở khuông nhạc đầu trong bài Em vẫn nhớ trường xưa? ( Đồ -Mì - Son - Lá - Mi - Fa - Son). Về nhà xem lại 2 bài TĐN số 7 và 8 để tiết sau học. _________________________________________________ GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP: 5 . TIẾT THỨ: 29. TUẦN: 29 . BÀI DẠY: ÔN TẬP TĐN SỐ 7; SỐ 8. NGHE NHẠC. Ngày soạn: 31 -03 - 2007. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC. I/ MỤC TIÊU: HS ôn tập TĐN số 7; TĐN số 8 kết hợp gõ đệm theo phách. HS nghe và cảm thụ một bài dân ca. II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, tranh 2 bài TĐN số 7 và số 8. Đàn và hát chuẩn xác 2 bài TĐN số 7, số 8. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1/ Phần mở đầu: GV giới thiệu nội dung tiết học. Ôn TĐN số 7, số 8 và nghe nhạc. 2/ Phần hoạt động: a/ Nội dung 1: Ôn 2 bài TĐN số 7, số 8. + Hoạt động 1: Ôn TĐN số 7. - Cho HS luyện tập cao độ của 6 âm đó là: Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La, La-Son-Pha-Mi-Rê-Đô. - Cho HS luyện tập tiết tấu của bài TĐN số 7. GV hỏi HS trong bài TĐN số 7 có những hình nốt nào? (nốt đơn, nốt đen, dấu lặng đen). GV đọc lại phần luyện tập tiết tấu cho HS nghe và gõ đệm theo phách. Cho HS đọc và gõ đệm. (Đơn đơn đơn đơn đen lặng ) 2 lần. đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn đen lặng. - Trong bài TĐN số 7 có những nốt nào? ( Son- La- Mi- Rê- Đồ). + GV đọc bài TĐN số 7 một lần và đệm đàn, cho cả lớp đọc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. + Cho HS chơi trò chơi lái xe ô tô. GV hướng dẫn cách chơi cho HS nắm. Lúc đầu GV cho mỗi tổ cử 1 em tham gia trò chơi, sau đó em nào tham gia thì sẽ nối đuôi vào và tiếp tục cuộc chơi. + Hoạt động 2: Ôn TĐN số 8. - Cho HS đọc cao độ của 8 nốt: Đồ- Rê- Mi- Pha- Son- La- Si- Đố. - Cho HS luyện tiết tấu: Trong phần luyện tập tiết tấu có những hình nốt nào? GV đọc cho HS nghe. Trắng đen trắng đen đen đen đen trắng chấm dôi. Cho cả lớp đọc lại phần luyện tập tiết tấu, sau đó cho 1 vài em HS đọc lại. - Trong bài TĐN số 8 có những nốt nào? ( Đố- Si- Son- Mi- Pha- La- Rê- Đồ). - GV cho 1 HS khá đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 8 kết hợp gõ đệm theo phách mạnh.( nhịp 3). - Cho cả lớp đọc, sau đó cho đọc theo dãy, cá nhân kết hợp gõ đệm theo phách.( phách mạnh gõ vào thanh phách, song loan hoặc trống nhỏ; 2 phách nhẹ còn lại gõ nhẹ xuống bàn). b/ Nội dung 2: Nghe nhạc. GV đệm đàn cho HS nghe bài hát Lí cây bông dân ca Nam Bộ. - GV hỏi HS: Em có biết đó là bài hát gì? - Là làn điệu dân ca của ai? - Giai điệu của bài hát như thế nào? - Sau khi nghe bài hát em có cảm nhận như thế nào? + GV đàn và hát cho HS nghe toàn bộ lời của bài hát Lí cây bông 1 lần. GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem trước bài hát Dàn đồng ca mùa hạ. _______________________________________________ GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 5 . TIẾT THỨ: 30. TUẦN: 30. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ. Nhạc: Lê Minh Châu. Lời: Phỏng thơ Nguyễn Minh Nguyên. Ngày soạn: 07 - 04 - 2007. Giọng F trưởng. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC. I/ MỤC TIÊU: HS tập hát đúng giai điệu, lời ca bài Dàn đồng ca mùa hạ. Hát đúng những chỗ đảo phách và những tiếng có luyến 2 nốt nhạc. Giáo dục HS biết yêu quí và bảo vệ thiên nhiên. II/ CHUẨN BỊ: Đàn và hát chuẩn xác bài Dàn đồng ca mùa hạ. Đàn Organ, thanh phách, song loan, tranh ảnh minh họa về mùa hè. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1/ Phần mở đầu: Giới thiệu bài hát và tác giả. - Từ bài thơ của tác giả Nguyễn Minh Nguyên, nhạc sĩ Lê Minh Châu đã phổ thơ, tạo nên bài hát Dàn đồng ca mùa hạ. Bài hát có nhịp điệu sôi nổi, vui tươi nhưng cũng rất tha thiết, trong sáng. Ông sinh ngày 20 - 8 - 1944, quê ở Do Lộ, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Bài hát Dàn đồng ca mùa hạ của ông đựoc bình chọn là một trong số 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20. 2/ Phần hoạt động: a/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Dàn đồng ca mùa hạ. GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. Hướng dẫn HS đọc lời ca và khởi động giọng. GV bày cho các em hát từng câu ngắn theo lối móc xích. Chú ý hát đúng những tiếng có dấu nối với độ dài 3 phách, và nghỉ nửa phách ở dấu lặng đơn. Hát đúng những tiếng có luyến bằng 2 nốt nhạc như:(da, chỉ,những,rạo, biếc). HS biết lấy hơi ở đầu câu hát, hoặc có thể lấy hơi ở những chỗ có dấu lặng đơn. Mỗi câu hát cho HS hát nhiều lần GV lắng nghe và sửa sai cho các em. Sau khi tập xong GV cho cả lớp hát cả bài kết hợp gõ đệm theo nhịp. Nhắc nhở cá em thể hiện sắc thái vui tươi, trong sáng. b/ Hoạt động 2: Luyện tập bài hát. GV hướng dẫn HS trình bày bài hát theo cách hát đối đáp, đồng ca. GV chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy hát 1 câu, hai câu cuối đồng ca. - Dãy A: Chẳng nhìn thấy.............màn xanh lá dày. - Dãy B: Tiếng ve ngân ................bao niềm tha thiết. - Dãy A: Lời ve ngân....................nền mây biếc xanh. + Đồng ca: Dàn đồng ca mùa hạ.................ve ve ve ve ve .( Sau đó đổi bên). 3/ Phần kết thúc: Củng cố dặn dò. - Bài hát có hình ảnh, âm thanh nào em thấy quen thuộc? - Em thích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài? GV cho 1 nhóm từ 4-5 HS trình bày bài hát trước lớp. - Em hãy kể tên 1 số bài hát thuộc về chủ đề mùa hè? ( Hè về của Hùng Lân, Mùa hoa phượng nở của Hoàng Vân, Mùa hè ước mong của Hoàng Lân, Mùa hè của em của Phạm Trọng Cầu, Mùa hè dễ thương của Vũ Đình Ân, Tiếng ve gọi hè của Trịnh Công Sơn....). Về nhà tập hát thuộc lời và tìm động tác phụ họa cho bài hát. ___________________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an lop 5.doc
Tài liệu liên quan