Bài giảng khoa học đất

Hiện nay đại bộ phận đất này được trồng 2 vụ lúa, những nơi chủ động tưới

tiêu thư ờng vẫn cho năng suất cao. Nói chung khai thác vùng đất mặn trồng lúa l à

việc làm cần thiết để giải quyết lương thực tại chỗ, đặc biệt là trồng các giống lúa

đặc sản chất lượng cao.

Ngoài ra từng bước giành ưu tiên cho nuôi trồng thuỷ sản, không nên ngọt hoá

tuỳ tiện, vì làm nh ư vậy sẽ không giữ được môi trường sinh thái để sử dụng đa dạng

và hiệu quả hơn.

- Cải tạo đất mặn:

Đất mặn là một loại đất xấu, muốn sử dụng đất đạt hiệu quả cao phải tiến hành

cải tạo, m ục đích cải tạo đất mặn nhằm:

-Giảm tổng số muối tan đến mức bình thường.

-Tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết.

-Dần dần cải thiện tính chất vật lý, l àm đất có kết cấu.

Để cải tạo đất mặn, cần thực hiện một loạt các biện pháp như thủy lợi, cơ cấu

cây trồng, phân bón. trong đó thủy lợi l à biện pháp hàng đ ầu.

+ Biện pháp thủy lợi: Xây dựng hệ thống mương tưới để rửa mặn, hệ thống

mương tiêu để tiêu mặn và hạ thấp mực nước ngầm mặn.

Thường áp dụng 3 hình th ức rửa mặn: Rửa trên mặt, rửa thấm và rửa theo

phương pháp kết hợp hai kiểu trên.

-Rửa trên m ặt: Dẫn nước ngọt vào, làm đất, muối tan được rút ra khỏi phức hệ

thấp thu hòa vào dung dịch đất tháo nước này xuống các mương tiêu sau một thời

gian ngâm. Biện pháp này làm giảm tổng muối tan của lớp đất mặn trong thời gian

ngắn.

-Rửa thấm: Dẫn nước ngọt vào, ngâm liên t ục thời gian dài. Do áp suất thủy

tinh, dung dịch đất h òa tan nhiều muối sẽ thấm xuống sâu, theo các mạch nước

ngầm rút ra mương tiêu, rửa được mặn sâu xuống các tầng đất dưới.

-Rửa kết hợp: Kết hợp 2 phương pháp rửa trên.

+ Bón phân:

-Phân hữu cơ: có tác dụng rất rõ, một số loại cây phân xanh phát triển tốt

trên đ ất mặn như bèo dâu, điền thanh hạt tròn. Ngoài giá trị làm phân bón, phân hữu

cơ dần dần cải thiện kết cấu đất.

117

-Phân khoáng các loại: đầu t ư NPK phù hợp với từng loại cây trồng, nhưng

không sử dụng đạm dạng clorua hoặc sunpat, dùng urê hoặc nitrat; phân lân thì nên

sử dụng dạng tự nhiên hay thermophosphat.

+ Biện pháp hoá học:

Dùng Ca

2+

để thay thế Na

+

ở trên keo đất:

[KĐ]

2Na

+

+ CaSO

4 [KĐ]

Ca

2+

+ Na

2SO

4

Sau đó dùng nước ngọt để rửa Na

2SO

4

nhằm làm giảm lượng Na

+

trong đ ất

mới phát huy hiệu quả cao.

Ở nước ta do thiếu thạch cao nên có thể dùng vôi để bón.

[KĐ]

Na

+

+ CaO + H

2

O [KĐ]

Ca

2 +

+ 2NaOH

Sau khi bón vôi dùng nư ớc ngọt để rửa NaOH nhằm làm giảm lượng Na

+

trong

đất.

+ Biện pháp cây trồng:

Xây dựng chế độ canh tác hợp lý, tốt nhất l à trồng các cây chịu mặn như cói,

phân xanh. sau khi cải tạo sẽ trồng lúa.

Chú ý, đất đã cải tạo không được để hạn, vùng nào không có thủy lợi bảo đảm

thì không nên làm ải và vùng đất mới khai hoang cũng không nên làm ải.

13.2.3.4. Đất mặn kiềm (MK) - Solonetz (SN)

pdf151 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng khoa học đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển hình như sau: * Phẫu diện đất số 1: ở xã Khánh An, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: (lúa 2 vụ, năng suất trung bình 3,2 - 3,7 tấn/ha/vụ). 0 - 12 cm Màu xám nâu, ẩm, thịt trung bình, sét pha cát và thịt, cấu trúc cục trung bình, rất ít lỗ hổng bé, chặt, chuyển lớp rõ. 12 - 30 cm Màu xám nâu hơi vàng, ẩm, thịt nặng - thịt pha sét, rất ít lỗ hổng, cấu trúc cục, trung bình, chặt, chuyển lớp rõ. 30 - 70 cm Màu xám nâu nhạt, ướt, thịt nặng - thịt pha sét glây trung bình, có những vết gỉ sắt nhỏ, chuyển lớp đột ngột. 70 - 120 cm Màu xám, ướt, thịt nhẹ - thịt pha cát, có nhiều vảy mica nhỏ óng ánh, tơi. * Phẫu diện đất số 2: ở xã Diên Hồng, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà: (đất trồng chuối, năng suất: 35 - 40 tấn/ha). 0 - 24 cm Màu nâu nhạt, ẩm, sét, ít lỗ hổng bé, cấu trúc cục trung bình, chặt, chuyển lớp từ từ. 107 24 - 53 cm Màu nâu nhạt, ẩm, sét, cấu trúc cục trung bình, chặt, chuyển lớp từ từ. 53 - 100 cm Màu nâu nhạt, ẩm, sét, cấu trúc cục trung bình, chặt, glây yếu. * Phẫu diện đất số 3: ở xã Hạ Mỹ Bắc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang: (lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu). 0 - 18 cm Màu xám đen, ẩm, sét, cấu trúc cục trung bình, tảng, ít chặt, có ít lỗ hổng nhỏ, glây yếu, chuyển lớp rõ về màu sắc. 18 - 40 cm Màu xám nâu, ẩm, sét, cấu trúc cục trung bình, glây yếu, chuyển lớp rõ về màu sắc. 40 - 60 cm Màu nâu vàng, ẩm, sét, có lẫn nhiều ổ sét màu trắng, dính dẻo, glây trung bình, chuyển lớp rõ về màu sắc. 60 - 95 cm Màu xám nâu, ẩm, sét, ít chặt, dẻo, glây trung bình, chuyển lớp rõ về màu sắc. 95 - 125 cm Màu nâu vàng, nhão, sét, lẫn các vết hữu cơ màu đen rải rác, ít chặt, glây mạnh. Bảng 26 - Một số chỉ tiêu nông hoá đất phù sa chua. pH Cation trao đổi (lđl/100g đấ t) Chấ t tổng số (%) Chấ t dễ tiêu (mg/100g đấ t) Thành phần cơ giớ i (%) Độ sâu (cm) pHH2 O pHKC l Mùn (%) CEC (lđl/100 g đấ t) Ca 2 + Mg2 + N P2 O5 K2 O P2 O5 K2 O < 0,002 0,002- 0,05 0,05 - 2 V %) Phẫu diện đất số 1: ở xã Khánh An, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 0-12 5,15 4,25 1,30 10,94 5,50 0,90 0,11 0,05 0,85 10,0 15,0 32 26 42 45 12-30 5,35 4,76 0,76 7,75 5,30 0,50 0,07 0,09 1,71 7,5 7,5 33 39 28 42 30-70 4,80 4,05 0,,73 8,10 4,70 1,20 0,06 0,03 1,16 5,0 11,5 36 40 24 40 70-120 4,05 3,55 0,48 9,44 3,80 1,70 0,05 0,03 0,79 10,0 11,5 14 13 73 35 Phẫu diện đất số 2: ở xã Diên Hồng, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà 0-24 4,50 3,77 2,06 14,00 2,30 2,20 0,11 0,10 0,03 11,8 12,3 52,64 22,00 25,36 40 24-53 4,60 3,70 1,03 18,00 1,60 2,80 0,08 0,09 0,02 16,1 6,00 52,64 18,00 29,36 42 53-110 4,10 3,61 0,86 19,00 0,80 2,90 0,08 0,08 0,02 9,90 4,85 50,64 18,00 31,36 38 Phẫu diện đất số 3: ở xã Hạ Mỹ Bắc , huyện Cá i Bè, tỉnh Tiền Giang 0-18 4,40 4,10 5,16 12,0 8,40 4,10 0,22 0,05 0,59 4,95 10,0 63,36 5,2 31,36 48 18-40 4,80 4,20 6,19 11,0 7,20 4,90 0,28 0,04 0,58 4,58 8,00 49,36 19,28 31,36 48 40-60 4,70 4,00 6,40 10,0 8,50 4,90 0,31 0,04 0,59 5,21 9,00 53,36 17,28 29,36 45 60-95 4,50 3,90 5,33 13,0 8,10 5,50 0,21 0,06 0,58 5,58 12,0 49,36 19,28 31,36 42 95-125 4,50 3,90 4,64 12,0 9,90 6,30 0,14 0,06 0,61 4,58 11,0 57,36 17,28 25,36 40 Qua phân tích hàng loạt phẫu diện loại đất này cho thấy: - Hàm lượng chất hữu cơ trung bình. - Đạm, kali trung bình. - Lân trung bình và nghèo. - Dung tích hấp phụ trung bình. 108 - Ca 2+ trao đổi Mg2+ trao đổi > 1 - 10 Về độ phì nhiêu, hình thái phẫu diện thường gắn với các hệ thống sông: bản chất do chất lượng sản phẩm phong hóa từ thượng nguồn. Nói chung trừ những đất phù sa chua mang sản phẩm từ đá mẹ giàu thạch anh thì nghèo, còn đại bộ phận có các chất dinh dưỡng như hữu cơ, đạm, lân, kali, Ca2+, Mg2+ trung bình và khá; đặc biệt những phù sa mới, chưa khai thác nhiều thường giàu kali. Về tính thích nghi và hướng sử dụng: Đây là loại đất chủ lực để giải quyết lương thực cho người, cho chăn nuôi và xuất khẩu. Đất phù sa chua chiếm hầu hết diện tích đất phù sa vùng duyên hải Trung Bộ từ hệ thống sông Mã đến sông Quao, sông La Ngà, là những vựa lúa trung bình và nhỏ của miền Trung và đang được sử dụng rất đa dạng: Lúa; Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đây là những vựa lúa lớn hoặc nhỏ càng ngày càng phong phú theo sự phát triển của giống và hệ thống canh tác mới. Những vùng đất cao hoặc chủ động tưới tiêu nông dân đã xen thêm vụ cây trồng cạn để có rau quả vụ đông (xuất khẩu, chăn nuôi) hoặc cây họ đậu bồi dưỡng đất. Với tính chất đất và sự thích nghi rộng nên ở nhiều vùng đất phù sa còn phát triển những cây thuốc, dâu tằm, mía và những cây đặc sản khác, cả những cây ăn quả có giá trị như cam, quýt, nhãn, vải,.... Về yêu cầu, đi đôi với việc tăng cường chủ động tưới tiêu, cần tăng cường bón cân đối dinh dưỡng (vì trong đất thường thiếu và mất cân đối NPK), đồng thời bón phân hữu cơ để nâng cao hàm lượng mùn cho đất và bón vôi để hạ dần độ chua của đất. 13.2.2. NHÓM ĐẤT CÁT (C) - Arenosol (AR) Diện tích toàn nhóm: 533.434 ha, chiếm 1,61% diện tích tự nhiên cả nước. Phần lớn diện tích đất cát tập trung thành một dải chạy dọc bờ biển miền trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và rải rác một số ít vùng ven biển Bắc bộ và Nam bộ. Trước đây ta vẫn dùng đất cát biển vì chủ yếu phân bố ven biển, nhưng cũng có một số đất cát phân bố ven một số sông lớn hoặc ở một số vùng đất phát triển tại chỗ trên đá mẹ sa thạch hoặc granit. Về sự hình thành: Đất cát là loại đất rất trẻ (từ kỷ đệ tứ đến hiện đại). Nó là sản phẩm của hai quá trình chính: Quá trình vận động nâng lên của thềm biển cũ và quá trình bồi tụ tạo lập đồng bằng của hệ thống sông ở miền Trung và hoạt động địa chất của biển. Do hệ thống các con sông miền Trung ngắn, độ dốc lớn, nên vận tốc dòng chảy lớn, khiến sản phẩm tích tụ được thường thô, chủ yếu là cát các loại. Mặt khác, các sông suối lại bắt nguồn từ các khu vực có cấu tạo bởi các loại đá mẹ khó phong hóa như granit, riolit, cát kết... nên các sản phẩm phong hóa trong nước sông cũng rất thô. Theo phân loại hiện nay đất cát có 7 loại (đơn vị) là: 109 - Đất cồn cát trắng vàng (Cc) - Luvic Arenosols (ARl) - Đất cồn cát đỏ (Cđ) - Rhodic Arenosols (ARr) - Đất cát điển hình (C) - Haplic Arenosols (ARh) - Đất cát mới biến đổi (Cb) - Cambic Arenosols (ARb) - Đất cát potzon (Co) - Albic Arenosols (ARa) - Đất cát glây (Cg) - Gleyic Arenosols (ARg) - Đất cát feralit (Cf) - Feralit Arenosols (ARo) Trên bản đồ tỷ lệ lớn hay trung bình, các nhà thổ nhưỡng còn tách ra một số loại nữa: - Đất giồng cát - đây là đất cát cổ tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thường là những dải cát dài, hình vòng cung theo bờ biển nhưng ở sâu trong lục địa (ở Cửu Long, Bến Tre, Bà Rịa...). - Cát san hô - vỏ sò - phát triển trên nền biển cũ là san hô hay sò hến. Nhưng chỉ có 3 loại có diện tích nhiều nhất là: Đất cồn cát trắng vàng, Đất cồn cát đỏ, Đất cát điển hình. Bảng 27 - Diện tích đất cát của các tỉnh và toàn vùng duyên hải Bắc Trung bộ (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp - 2002) (ha) Diện tích T T Loại đất ha % Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị TT Huế 1 Cồn cát trắng 74.725 36,3 - - - 27.659 21.706 25.360 2 Cồn cát vàng 19.102 9,3 1.190 1.990 12.340 - 3.582 - 3 Đất cát biển 106.148 51,7 19.590 26.430 25.680 5.653 8.945 19.850 4 Đất cát glây 5.723 2,7 - - - 3.850 323 1.550 Cộng 205.698 100 20.780 28.420 38.020 37.162 34.556 46.760 13.2.2.1. Cồn cát trắng vàng (Cc) - Luvic Arenosols (ARL)  Diện tích và phân bố Cồn cát trắng vàng có diện tích khoảng 222.043 ha, thường phân bố ở vành ngoài sát biển, có nơi sâu vào bên trong chạy dọc song song với bờ biển.  Sự hình thành Do hoạt động của thủy triều, do đặc điểm hình thành nên địa hình của các khu vực khác nhau có nơi tương đối bằng phẳng, có nơi lượn sóng, nhưng có nơi lại tạo thành những đụn cát cao thấp; Có nơi cồn cát cao đến 20-30 m, có nơi cát còn đang tình trạng di động mạnh (“cát bay”, “cát nhảy”) gây ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh trong vùng. Những cồn cát chạy song song với bờ biển có sườn dốc về phía đất liền: đó là do hoạt động của gió biển. Vào mùa gió bão có thể cả đụn cát lớn di chuyển và lấp cả một khu đồng nằm sâu hơn về phía đất liền và có khi mưa lớn đã tạo thành các rãnh xói sâu 8-9m và rộng 2-3m.  Tính chất cồn cát trắng vàng 110 Nói chung là loại đất chưa phát triển, các tầng chưa phân biệt rõ ràng; đồng nhất từ trên xuống về thành phần cấp hạt. Thành phần cồn cát chủ yếu là thạch anh (SiO2  99%), nên có thể sử dụng vào xây dựng được. Thành phần nông hóa có thể nói là rất nghèo pHKCl dao động từ 4,7-5,6; mùn và đạm rất nghèo (<0,5% và <0,03%); lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo (0,02 - 1,1mg/100g đất); cation trao đổi chỉ đạt 2lđl/100g đất. Do thoáng khí nên tỷ lệ C/N thấp (< 7).  Hướng sử dụng Hiện nay trên đất cồn cát vàng có ẩm độ khá, người dân thường trồng các loại sắn, khoai lang, đỗ, vừng, kê, thuốc lá,... tuy nhiên năng suất đạt được thấp. Còn ở loại cồn cát trắng gần như không trồng cây gì hoặc chỉ có cây phi lao phòng hộ để ngăn chặn tình trạng di động mạnh của các cồn cát khi có gió bão. 13.2.2.2. Đất cồn cát đỏ (Cđ) - Rhodic Arenosols (ARr)  Diện tích và phân bố Cồn cát đỏ với diện tích 76.886 ha, phân bố ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.  Sự hình thành Đất cồn cát đỏ hình thành trong điều kiện tương tự như đất cồn cát trắng vàng nhưng cổ hơn và nằm ở độ cao lớn hơn cồn cát trắng vàng. Đất cồn cát đỏ là do hoạt động nâng lên của đới Đà Lạt vào kỷ đệ tứ. Quá trình tích lũy Fe2O3 (làm cho đất có màu đỏ) được giải thích như sau: Trong thời kỳ cuối Plioxen đến Pleitoxen hoạt động núi lửa rất mạnh ở khu vực đông nam châu Á (từ Malaixia đến Hải Nam), các khu vực Bazan được hình thành đủ để trong nước biển có hàm lượng muối tan cao. Muối tan trong nước càng cao nước càng trong, ánh sáng mặt trời càng có điều kiện chiếu xuống sâu và nhiệt độ nước được tăng lên. Nhờ vậy lượng oxit tan trong nước biển nhiều, thêm vào đó sự hoạt động của vi sinh vật cũng mạnh lên, kết quả muối của oxit sắt mới tạo thành Fe2O3. Một mặt đây là vùng khô hạn lượng mưa ít hơn lượng bốc hơi nên muối sắt dần dần cũng được di chuyển lên mặt đất.  Cấu tạo phẫu diện So với đất cồn cát trắng vàng sự phân tầng đã rõ nét hơn. Lấy phẫu diện ở Bắc Bình (Bình Thuận) làm ví dụ: 0 - 10cm: Nâu đỏ, cát pha, có rễ cây. 10 - 14cm: Đỏ nâu, cát tơi, hơi ẩm, chuyển lớp từ từ. 14 - 110cm: Đỏ nâu tươi, cát tơi, hơi ẩm. Tỷ lệ sét và limon cao hơn cồn cát trắng vàng (sét vật lý khoảng trên 10%).  Tính chất Số liệu phân tích phẫu diện trên cho thấy đất chua (pHKCl ≥ 5.0) nghèo dinh dưỡng các chất tổng số mùn, lân, kali thấp (0,32 ; 0,01 và < 0,1). Các chất dễ tiêu rất thấp 111 (1,9mg P2O5/100g đất); tổng cation trao đổi bé (Ca2++ Mg2+ = 1,75lđl/100g đất); tỷ lệ C/N rất bé (3,8). Đất cát nên dễ bị xói mòn, khả năng giữ phân và nước kém.  Hướng sử dụng và cải tạo Hiện nay đại bộ phận đất đang bị bỏ hoang. Một số nơi thấp hơn, mùa mưa đang được trồng các loại cây như khoai lang, sắn, lạc, đậu đỗ, vừng, dưa lấy hạt, đào lộn hột, mít, mảng cầu,... Đặc biệt một diện tích ở Hòa Thắng - Bắc Bình được trồng bông với năng suất 10 - 12 tạ/ha. Ở những nơi có điều kiện tưới có thể trồng đậu xanh (tháng 1-4), khoai lang (tháng 8 - 12), dưa lấy hạt (tháng 3 - 7), lạc (tháng 7 - 10). Với những cồn cát đỏ di động, phải kịp thời trồng phi lao ngăn cát. Vùng đồi cao, dốc còn rừng thì phải bảo vệ và bổ sung trồng thêm cây làm vành đai phòng hộ. 13.2.2.3. Đất cát điển hình (C) - Haplic Arenosols (ARh)  Diện tích và phân bố Đất cát có diện tích lớn nhất trong nhóm đất cát khoảng 234.505 ha. Phân bố chủ yếu từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Hình thành do sự bồi lắng phù sa biển kết hợp với sự hình thành cồn cát ở ven biển thấp, thoải, tạo ra những dải đất khá bằng phẳng tiếp giáp với biển hoặc cồn cát.  Cấu tạo phẫu diện đất Mô tả hình thái các phẫu diện điển hình: - Phẫu diện ở bãi cát thôn Quang Trung, xã Minh Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá: 0 - 19 cm: Màu trắng vàng, hơi ẩm, rất ít mùn, cát mịn, rời rạc, chuyển lớp từ từ. 19 - 60 cm: Màu xám trắng, ẩm, cát mịn, chuyển lớp từ từ. 60 - 110 cm: Màu trắng, ẩm, lẫn vỏ trai, ốc. - Phẫu diện ở thôn Ninh Đức, xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, Nghệ An: 0 - 20 cm: Màu nâu nhạt, hơi ẩm, cát mịn, chuyển lớp từ từ. 20 - 55 cm: Màu nâu vàng, cát mịn, hơi xốp, có lẫn vỏ sò, hến, kết von màu đen, chuyển lớp từ từ. 55 - 100 cm: Màu vàng nâu, lẫn nhiều vỏ sò, hến, trai, ốc, cát mịn, hơi chặt, chuyển lớp từ từ. - Phẫu diện ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, Bình Thuận, đất trồng khoai lang và rau, độ cao so với mặt biển 3 m: 0 - 18 cm: Màu xám tro, cát pha, hạt nhỏ, hơi ẩm, nhiều rễ cây, chuyển lớp tương đối rõ. 18 - 30 cm: Màu xám trắng, cát pha, hơi ẩm, có ít rễ cỏ, chuyển lớp hơi rõ về màu sắc. 30 - 54 cm: Màu xám vàng, cát tơi, rời rạc, ẩm, chuyển lớp từ từ. 54 - 80 cm: Màu vàng nhạt, cát tơi, rời rạc, ẩm, có nhiều vệt loang lổ đỏ vàng, 112 chuyển lớp tương đối rõ. 80 - 115 cm: Màu vàng xám, cát tơi, rời rạc, rất ẩm, chuyển lớp từ từ. 115-150 cm: Màu xám đen, cát tơi, rời rạc, rất ẩm, chuyển lớp từ từ. - Phẫu diện đất cát điển hình trồng lúa: A: Tầng canh tác - dày 13-15cm: Cát pha, xám trắng. D: Tầng đế cày: Cát pha sét, chặt. V: Tầng vàng gạch cua - dày 10- 15cm: Tầng phát sinh do trồng lúa nước sét nhẹ. G: Tầng glây: Xám xanh nhạt, phát sinh do trồng lúa. B: Tầng bồi tụ: Có sản phẩm glây, feralit, loang lổ đỏ vàng, thường gặp nhiều kết von.  Tính chất đất - Nói chung đất có thành phần cấp hạt từ cát pha đến cát pha sét. Đất rời rạc, tơi, kết cấu kém gặp mưa thường bị lắng rẽ như đất bạc màu. - Về tính chất hóa học: hàm lượng các chất tổng số thấp (mùn 0,1-1,25%; N 0,03-0,08%; P2O5 0,02-0,04%; K2O 0,1-1%); các chất dễ tiêu cũng nghèo (đạm thủy phân 2-3mg/100g đất, P2O5 3-6mg/100g đất, K2O 4-8mg/100g đất); tỷ lệ C/N thấp (≤ 5); CEC bé (3,3-8lđl/100g đất), tổng số cation kiềm trao đổi từ 1,5 - 6 lđl/100g đất. Đất có phản ứng trung tính - ít chua (biến động từ 4,5-7,5); đất có khả năng giữ phân và nước kém, tính đệm yếu.  Hướng sử dụng và cải tạo Tùy theo địa hình và điều kiện thủy lợi mà có thể trồng lúa, các loại hoa màu, đậu đỗ, mía, nơi cao hơn thì có thể trồng cây lâu năm các loại. Nói chung là loại đất có độ phì nhiêu thấp. Một phần đã được đưa vào sản xuất, nhưng một phần khá lớn đang bị bỏ hoang đặc biệt là ở phía Nam. + Trước hết phải chú ý tới thủy lợi để đảm bảo đủ nước, nhất là ở những khu trũng hơn thì có thể đưa vào trồng lúa nước để đáp ứng một phần nhu cầu lương thực tại chỗ. + Về phân bón cần chú ý tăng cường hữu cơ để tăng mùn và tạo kết cấu. Bón phân hữu cơ và phân bón tổng hợp NPK với một tỷ lệ cao hơn các loại đất khác; bón phân hữu cơ vùi sâu để tránh khoáng hóa quá nhanh; Phân hóa học nên chia ra để bón nhiều lần mới có hiệu quả, không nên bón tập trung một lúc. Việc tăng bùn ao, sét là biện pháp hiệu quả nhất, nhưng khó thực hiện. Nhiều nơi có nguồn rong ở các đầm phá thì dùng rong bón cho vùng đất cát rất tốt. + Về cây trồng cần có cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn và khí hậu khắc nghiệt. Ở đây nên luân canh trồng cây họ đậu như lạc, các loại đậu để giải quyết nguồn đạm. Về lâu dài dành nhiều cho việc bảo vệ ven biển, tạo những cơ sở cho nghỉ mát du lịch, phát triển một số cây trồng thích nghi: lúa (ở địa hình thấp), đậu đỗ, dưa hấu (ở địa hình cao) và cây lấy gỗ, phân xanh, điều. Duy trì những cây đặc thù như dừa, 113 phát triển làm vườn nhưng phải hạ đất và thâm canh cao, đặc biệt phủ kín lớp đất mặt, chống rửa trôi. 13.2.3. NHÓM ĐẤT MẶN (M) - Salic Fluvisols (FLS) hoặc Solonchaks (SC) Diện tích 971.356 ha, chiếm 2,93% diện tích tự nhiên của cả nước. Phân bố chủ yếu ở ven biển đồng bằng Nam Bộ (như các tỉnh Minh Hải, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang,...), ở đồng bằng Bắc Bộ (Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng...) và đồng bằng các tỉnh miền Trung. Đất mặn được hình thành ở những nơi có địa hình thấp, ven biển (phần lớn < 1m; cao nhất chỉ khoảng 2m); ở những nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều, hoặc ảnh hưởng gián tiếp của biển (nước ngầm mặn chứa nhiều muối hòa tan), hoặc hơi mặn từ biển do gió thổi vào. Trong đất mặn có chứa nhiều loại anion, theo thứ tự: Cl- > SO42- > HCO3- > CO32- trong đó 2 anion Cl- và SO42- gây nhiều tác hại cho cây trồng. Còn hàm lượng các cation trong đất mặn thường theo thứ tự: Na+ > Ca2+ > Mg2+ > K+ Dựa vào nồng độ muối tan hoặc nồng độ Cl- để phân cấp độ mặn của đất như bảng sau: Bảng 28 - Phân cấp độ mặn của đất Phân cấp Nồng độ muối tan (%) Nồng độ Cl- (%) + Đất rất mặn > 1,0 > 0,25 + Đất mặn nhiều 0,5 - 1,0 0,15 - 0,25 + Đất mặn trung bình 0,25 - 0,5 0,05 - 0,15 + Đất mặn ít < 0,25 < 0,05 Nồng độ và thành phần muối tan quyết định mức độ gây hại. Khi nồng độ muối tan cao, áp suất thẩm thấu lớn để ngăn chặn sự xâm nhập của nước và tế bào thực vật, mặt khác, nếu các muối xâm nhập vào cơ thể nhiều, tích lũy lại cũng có khả năng gây độc. - Dựa vào điều kiện hình thành và tính chất mặn, nhóm đất mặn được chia làm 3 loại: + Đất mặn sú vẹt đước (Mm)-Gleyic salic Fluvisols (FLsg) hoặc Gleyic Solonchaks (SCg) + Đất mặn nhiều (Mn) - Haplic salic Fluvisols (FLs) hoặc Haplic Solonchaks (SCh). + Đất mặn trung bình và ít (M)-Mollic salic Fluvisols (FLsm) hoặc Mollic Solonchaks (SCm). Trong đó diện tích đất mặn trung bình và ít chiếm tỷ lệ cao nhất (75%). 13.2.3.1. Đất mặn sú vẹt đước (Mm) - Gleyi Salic Fluvisols (FLsg) Diện tích: 105.318 ha, chiếm 0,34% diện tích tự nhiên toàn quốc và 10,63% diện tích nhóm đất mặn. Phân bố: Chủ yếu ven biển Nam Bộ, nhiều nhất ở Cà Mau. Hàng ngày đất còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển khi thủy triều dâng. Thực vật gồm những cây ưa nước và chịu được mặn như: sú (Acgiceras magas), vẹt (Bruguiera pavirora; 114 Bruguiera xexangula), đước (Rhizophora), bần (Sonneratica caseolaris L.) và một số cây khác như dừa nước (Nipa fruticans), ráng,... phát triển mạnh tạo thành rừng rậm. Loại đất này nhiều nơi còn ở dạng bùn lỏng, lầy, rất mặn, phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu. Hàm lượng mùn cao do tàn tích thực vật nhiều. Đất có thành phần cơ giới nặng (ở Nam Bộ) và trung bình (ở miền Bắc). Đạm tổng số trung bình - khá, lân tổng số trung bình (0,06-0,11%), lân dễ tiêu nghèo (3 – 8 mg/100g đất), kali tổng số giàu, kali dễ tiêu khá - giàu, cation trao đổi thấp. Đất này nên ưu tiên cho lâm nghiệp phát triển rừng cây sú, vẹt, đước, ngoài tác dụng chắn gió, chắn sóng, cung cấp củi, gỗ, rừng còn góp phần cố định đất, tăng cường sự lắng đọng phù sa làm cho đất cao dần, chặt dần, tiến tới thoát khỏi ảnh hưởng của thủy triều. Khi đất ít mặn dần, người ta có thể quai đê, rửa mặn để sử dụng trồng trọt các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra người ta còn sử dụng mô hình Ngư - Lâm kết hợp để nuôi trồng các loại thuỷ, hải sản (như: tôm, cua,...). 13.2.3.2. Đất mặn nhiều (Mn) -Hapli Salisols hoặc Haplic Salic Fluvisols (FLs) hoặc Haplic Solonchaks (SCh). Diện tích: 133.288 ha, chiếm 0,42% diện tích tự nhiên toàn quốc và 15,0% diện tích nhóm đất mặn, nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long (102.000 ha). Đất mặn nhiều thường ở địa hình thấp ven biển, cửa sông, độ cao 0,5 - 0,8 m, sự thay đổi độ mặn theo 2 mùa: Về mùa mưa, luồng nước mưa, nước ngọt từ thượng nguồn đuổi nước mặn ra xa làm ngọt tầng đất mặt, nên người ta vẫn có thể trồng cấy được. Vì vậy có thể gọi đây là loại đất mặn thời vụ. Đất mặn nhiều thường chứa các chất dinh dưỡng từ trung bình - khá, nhất là ở Nam Bộ; Thành phần cơ giới từ sét đến limon hay thịt pha sét. Đất mặn nhiều ở Nam Bộ thường có thành phần cơ giới nặng hơn và sâu hơn. Đất mặn ở miền Bắc thường có thành phần cơ giới trung bình (limon hay thịt pha sét) và có nền cát hay cát pha ở độ sâu chưa đến 100 cm và ở độ sâu khoảng 50 - 80 cm thường gặp lớp cát xám xanh, có xác vỏ sò, ốc biển. Bảng 29 - Số liệu trung bình về đất mặn nhiều một số vùng(tầng đất 0 - 20 cm): Cation trao đổi (lđl/100gđấ t) Tổng số (%) Vùng đất pHKCl Mùn (%) Ca++ Mg+ + N P2O5 C/ N Cl- (%) + Đồng bằng sông Cửu Long 5,5 2,52 3,62 9,34 0,11 0,04 13 0,25 + Đồng bằng sông Hồng 7,0 2,56 6,64 5,92 0,20 0,11 7 0,29 + Duyên hải Nam Trung Bộ 4,8 2,35 6,28 4,92 0,14 0,08 10 0,17 + Khu 4 cũ 6,4 2,60 3,70 2,66 0,16 0,06 7 0,47 Hiện nay loại đất này thường chỉ sử dụng trồng một vụ lúa về mùa mưa, còn về mùa khô thường bỏ hoang. Một số vùng sử dụng để gieo trồng lúa đặc sản địa phương chất lượng cao. 115 Biện pháp thuỷ lợi, quai đê, dẫn nước ngọt, rửa mặn để trồng lúa là biện pháp truyền thống, nhưng chi phí cao và không phát huy thế mạnh của vùng. Nông dân nhiều vùng ở đồng bằng sông Hồng áp dụng biện pháp vượt đất để có các dải đất cao trồng cây trồng cạn, vùng đất thấp cấy lúa hay làm ao nuôi cá. Nhiều vùng đất mặn nhiều ở Nam Bộ, nông dân lợi dụng nước thuỷ triều, đưa vào đồng ruộng cả nguồn tôm cua. Ở đây nuôi tôm theo cách vượt đất, phát triển ở rãnh. Với phương thức này, nông dân đã thu nguồn lợi tôm gấp mười lần trồng lúa. 13.2.3.3. Đất mặn trung bình và ít (M) - Molli Salic Fluvisols (FLsm) hoặc Mollic Solonchaks (SCm). Diện tích là 732.584 ha, chiếm 2,4% diện tích tự nhiên toàn quốc và 75% diện tích nhóm đất mặn, nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long: 586.422 ha (80,5 %). Phân bố bên trong vùng đất mặn nhiều tiếp giáp đất phù sa, đại bộ phận ở địa hình trung bình và cao, nhưng còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Đất mặn là loại đất trẻ, được hình thành trong thời gian gần đây, do vậy cấu tạo phẫu diện tương đối đơn giản, các tầng phát sinh thể hiện chưa rõ rệt, các tầng đất khác nhau chủ yếu là thành phần cơ giới. Ví dụ: phẫu diện đất mặn ít ở Vĩnh Thành-Vĩnh Linh-Quảng Trị trên đất trồng lúa, mạ, khoai lang: 0-12cm: Xám nâu vàng, đốm gỉ nâu đỏ, mịn, dẻo quánh, một ít xác thực vật, chuyển lớp rõ về độ chặt. 12-32cm: Nâu xám, đốm gỉ sắt, mmàu vàng, sét mịn, rất chặt, cấu trúc tảng, chuyển lớp rõ về màu sắc. 32-55cm: Vàng loang xám, đốm gỉ sắt nâu đỏ, sét, mịn, rất chặt, cấu trúc tảng, chuyển lớp rõ về màu sắc. 55-100cm: Xám, loang lỗ vàng, sét, mịn, chặt, bí, glây trung bình, cấu trúc tảng. + Tính chất vật lý: Đất có thành phần cơ giớ nặng, đất phân tán, do tác dụng của ion Na+ nên đất thường phân tán mạnh, không có kết cấu, rất dẻo, dính khi gặp nước, khi khô thì nứt nẻ, rắn chắc, váng muối bốc hơi lên mặt đất. Có sét vật lý từ 50-60%, cát vật lý 15- 20%, tính chất xấu nên cày bừa khó khăn. + Một số tính chất hóa học: Hàm lượng mùn tầng mặt 1,4-3,3%, tỷ lệ C/N 7-11; N% 0,11-0,18%; P2O5% 0,03-0,09%, lân dễ tiêu nghèo 2-7mg/100g đất. kali trao đổi khá (đặc biệt cao ở khu 4 cũ và nam Trung Bộ 16-27mg/100g đất). Đất có phản ứng trung tính, hơi chua hoặc trung tính, pHKCl thay đổi từ 4,9-6,3. 116 Bảng 30 - Số liệu trung bình về đất mặn trung bình và ít một số vùng (tầng đất 0 - 20 cm): Vùng đất Cation trao đổi (lđl/100gđấ t) Tổng số (%) pHKCl Mùn (%) Ca++ Mg+ + N P2O 5 C/N Cl- (%) + Đồng bằng sông Cửu Long 4,9 3,33 6,47 8,67 0,18 0,04 11 0,15 + Đồng bằng sông Hồng 5,8 1,90 6,00 8,80 0,14 0,09 7 0,08 + Duyên hải Nam Trung Bộ 5,3 1,42 3,40 4,50 0,11 0,03 8 0,18 + Khu 4 cũ 6,3 1,61 3,60 6,13 0,14 0,05 8 0,10 - Hiện nay đại bộ phận đất này được trồng 2 vụ lúa, những nơi chủ động tưới tiêu thường vẫn cho năng suất cao. Nói chung khai thác vùng đất mặn trồng lúa là việc làm cần thiết để giải quyết lương thực tại chỗ, đặc biệt là trồng các giống lúa đặc sản chất lượng cao. Ngoài ra từng bước giành ưu tiên cho nuôi trồng thuỷ sản, không nên ngọt hoá tuỳ tiện, vì làm như vậy sẽ không giữ được môi trường sinh thái để sử dụng đa dạng và hiệu quả hơn. - Cải tạo đất mặn: Đất mặn là một loại đất xấu, muốn sử dụng đất đạt hiệu quả cao phải tiến hành cải tạo, mục đích cải tạo đất mặn nhằm: - Giảm tổng số muối tan đến mức bình thường. - Tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết. - Dần dần cải thiện tính chất vật lý, làm đất có kết cấu. Để cải tạo đất mặn, cần thực hiện một loạt các biện pháp như thủy lợi, cơ cấu cây trồng, phân bón... trong đó thủy lợi là biện pháp hàng đầu. + Biện pháp thủy lợi: Xây dựng hệ thống mương tưới để rửa mặn, hệ thống mương tiêu để tiêu mặn và hạ thấp mực nước ngầm mặn. Thường áp dụng 3 hình thức rửa mặn: Rửa trên mặt, rửa thấm và rửa theo phương pháp kết hợp hai kiểu trên. - Rửa trên mặt: Dẫn nước ngọt vào, làm đất, muối tan được rút ra khỏi phức hệ thấp thu hòa vào dung dịch đất tháo nước này xuống các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKHOA_HOC_DAT_ghep.pdf
Tài liệu liên quan