Bài giảng Kinh tế vi mô - Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Các chủ đề thảo luận

 Sở thích của người tiêu dùng

 Giới hạn ngân sách

 Sự lựa chọn của người tiêu dùng

 Hữu dụng biên và Sự lựa chọn của người

tiêu dùng

pdf22 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Lý thuyết hành vi người tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 1 Bài giảng 3 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 2 Các chủ đề thảo luận  Sở thích của người tiêu dùng  Giới hạn ngân sách  Sự lựa chọn của người tiêu dùng  Hữu dụng biên và Sự lựa chọn của người tiêu dùng Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 2 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 3 Sở thích của người tiêu dùng  Một rổ hàng trên thị trường là một tập hợp của một hay nhiều loại hàng hóa với số lượng cụ thể.  Một rổ hàng này có thể được ưa thích hơn rổ hàng khác do có sự kết hợp các loại hàng hóa khác nhau và số lượng khác nhau. Các rổ hàng 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 4 Sở thích của người tiêu dùng  Ba giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng 1) Sở thích là hoàn chỉnh. 2) Sở thích có tính bắc cầu. 3) Người tiêu dùng luôn thích nhiều hơn ít Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 3 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 5 Sở thích của người tiêu dùng A 20 30 B 10 50 D 40 20 E 30 40 G 10 20 H 10 40 Rổ hàng X(thực phẩm) Y(quần áo) 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 6 Người tiêu dùng ưa thích rổ hàng A hơn các rổ hàng nằm ở ô màu xanh. Trong khi đó, các rổ hàng nằm ở ô màu vàng lại được ưa thích hơn rổ hàng A. Sở thích của người tiêu dùng y 10 20 30 40 10 20 30 40 x 50 G A EH B D Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 4 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 7 U1 Các rổ hàng B,A, & D có mức độ thỏa mãn như nhau •E được ưa thích hơn U1 •U1 được ưa thích hơn H & G Sở thích của người tiêu dùng y 10 20 30 40 10 20 30 40 x 50 G D A E H B 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 8 Sở thích của người tiêu dùng  Đường đẳng ích là tập hợp tất cả các kết hợp khác nhau của các hàng hoá, dịch vụ (các rổ hàng) cùng tạo nên mức thỏa mãn như nhau cho người tiêu dùng. Đường đẳng ích Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 5 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 9 U2 U3 Sở thích của người tiêu dùng x y U1 AB D Rổ hàng A được ưa thích hơn B. Rổ hàng B được ưa thích hơn D. Tổng quát: U3 >U2>U1 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 10 Sở thích của người tiêu dùng Các tính chất của đường đẳng ích  Đường đẳng ích dốc xuống từ trái sang phải  Các đường đẳng ích không thể cắt nhau. Nếu các đường đẳng ích dốc lên hay cắt nhau sẽ trái với giả thiết: người tiêu dùng thích nhiều hơn ít. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 6 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 11 Sở thích của người tiêu dùng  Tỷ lệ thay thế biên (MRS) là số lượng của một hàng hóa mà người tiêu dùng có thể từ bỏ để có thêm một đơn vị của hàng hóa khác mà lợi ích không thay đổi.  MRS được xác định bằng độ dốc của đường đẳng ích. Tỷ lệ thay thế biên 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 12 Sở thích của người tiêu dùng x y 2 3 4 51 2 4 6 8 10 12 14 16 A B D E G -6 1 1 1 1 -4 -2 -1 MRS = 6 MRS = 2 MRSxy= - ∆y/∆x Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 7 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 13 Sở thích của người tiêu dùng  Dọc theo đường đẳng ích, Tỷ lệ thay thế biên có quy luật giảm dần.  MRS giữa hai điểm AB là 6  Trong khiMRS giữa hai điểm DE là 2. Tỷ lệ thay thế biên 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 14 Sở thích của người tiêu dùng Các tính chất của đường đẳng ích  Các đường đẳng ích có mặt lồi hướng về gốc đồ thị Nếu mặt lồi hướng ra ngoài sẽ trái với quy luật MRS giảm dần Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 8 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 15 Sở thích của người tiêu dùng Nước cam (Ly) Nước trái cây (ly) 2 3 41 1 2 3 4 0 Hàng thay thế hoàn hảo 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 16 Sở thích của người tiêu dùng Giầy phải Giầy trái 2 3 41 1 2 3 4 0 Hàng bổ sung hoàn hảo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 9 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 17 Sở thích của người tiêu dùng  Các loại hàng xấu  Càng ít thì càng tốt  Ví dụ  Ô nhiễm không khí  Chất độc 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 18 Sở thích của người tiêu dùng  Các nhà quản lý công ty sản xuất ô tô thường phải quyết định khi nào sẽ giới thiệu ô tô kiểu dáng mới ra thị trường và đầu tư bao nhiêu để sáng chế ra một kiểu dáng xe mới.  Việc phân tích sở thích của người tiêu dùng sẽ giúp nhà quản lý quyết định thời điểm và công ty có nên thay đổi kiểu dáng xe hay không. Thiết kế một loại ô tô mới(I) Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 10 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 19 Sở thích của người tiêu dùng Những người tiêu dùng này ít chú trọng về kiểu dáng và quan tâm đến hiệu quả hoạt động hơn. Kiểu dáng Hiệu quả hoạt động Sở thích của người tiêu dùng A: MRS cao 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 20 Sở thích của người tiêu dùng Những người tiêu dùng này lại tất quan tâm đến kiểu dáng hơn là hiệu quả hoạt động Kiểu dáng Hiệu quả hoạt động Nhóm người tiêu dùng B: MRS thấp Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 11 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 21 Sở thích của người tiêu dùng  Độ thoả dụng  Độ thoả dụng: là mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng nhận được khi tiêu dùng một rổ hàng hóa.  Nếu việc mua 3 cuốn sách Kinh tế học vi mô làm bạn sung sướng hơn việc mua một cái áo, thì có thể nói rằng các cuốn sách mang lại cho bạn độ thoả dụng cao hơn. 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 22 Sở thích của người tiêu dùng x10 155 5 10 15 0 y U1 = 25 U2 = 50 U3 = 100 A B C Giả sử: U = x*y rổ hàng C 25 = 2,5(10) A 25 = 5(5) B 25 = 10(2,5) Hàm hữu dụng & Các đường đẳng ích Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 12 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 23 Sở thích của người tiêu dùng  Thứ bậc và số lượng của độ thoả dụng  Thứ bậc của độ thoả dụng: sắp xếp các rổ hàng theo thứ tự từ ưa thích cao nhất đến thấp nhất, tuy nhiên nó không cho biết một rổ hàng này được ưa thích hơn so với rổ hàng khác cụ thể là bao nhiêu.  Hàm biểu diễn số lượng của độ thoả dụng : hàm hữu dụng mô tả mức độ một rổ hàng này được ưa thích hơn so với rổ hàng khác là bao nhiêu. 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 24 Sở thích của người tiêu dùng  Sắp xếp theo thứ bậc và theo số lượng  Đơn vị tính cụ thể để đo lường độ thoả dụng là không quan trọng.  Do đó, việc xếp hạng độ thoả dụng theo thứ bậc là đủ để giải thích phần lớn các cá nhân ra quyết định như thế nào. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 13 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 25 Giới hạn ngân sách  Đường ngân sách Đường ngân sách là tập hợp tất cả các kết hợp khác nhau của các hàng hoá, dịch vụ (các rổ hàng) mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức chi tiêu là toàn bộ thu nhập. 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 26 Giới hạn ngân sách  Đường ngân sách có thể được viết là: x* Px + y*Py = I Hoặc có thể viết: y = I/Py – (Px / Py)* x Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 14 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 27 Đường ngân sách x + 2y = 80 (I/Py) = 40 Giới hạn ngân sách x 40 60 80 = (I/Px)20 10 20 30 0 A B D E G y Px= $1 Py = $2 I = $80 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 28 Giới hạn ngân sách  Đường ngân sách Độ dốc của đường ngân sách là số âm của tỷ giá hai loại hàng hóa. Độ dốc của đường ngân sách phản ánh giá tương đối của hai loại hàng hoá. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 15 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 29 Giới hạn ngân sách  Tác động của sự thay đổi về thu nhập và giá cả  Sự thay đổi về thu nhập Một sự gia tăng (giảm sút) về thu nhập làm cho đường ngân sách dịch chuyển ra phía ngoài (vào bên trong) và song song với đường ngân sách ban đầu. 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 30 Giới hạn ngân sách x y 80 120 16040 20 40 60 80 0 Thu nhập tăng làm đường ngân sách dịch chuyển song song và ra ngoài (I = $160) B2 (I = $80) B1B3 Thu nhập giảm làm đường ngân sách dịch chuyển song song và vào bên trong Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 16 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 31 Giới hạn ngân sách  Tác động của sự thay đổi về thu nhập và giá cả  Sự thay đổi về giá cả Nếu giá của một loại hàng hóa tăng (giảm), đường ngân sách dịch chuyển vào trong (ra ngoài) và xoay quanh điểm chặn của hàng hóa kia. 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 32 Giới hạn ngân sách x y 80 120 16040 40 (Px = 1) B1 Nếu giá sp X tăng lên $2.00 sẽ làm đường ngân sách thay đổi độ dốc và xoay vào bên trong. B3 (Px = 2) (Px = 0,5 B2 Nếu giá sp X giảm còn $.50 sẽ làm đường ngân sách thay đổi độ dốc và xoay ra bên ngoài. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 17 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 33 U2 Sự lựa chọn của người tiêu dùng Đường ngân sách A Tại rổ hàng A đường ngân sách tiếp xúc vớiø đường đẳng ích và không thể đạt được mức thỏa mãn nào cao hơn do thu nhập hạn chế Tại A: MRSxy =Px/Py = 0,5 x y 40 8020 20 30 40 0 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 34 Sự lựa chọn của người tiêu dùng  Phối hợp tối ưu:  Là phối hợp mà đường ngân sách tiếp xúc với đường đẳng ích.  Là phối hợp mà độ dốc của đường đẳng ích bằng độ dốc của đường ngân sách Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 18 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 35 Sự lựa chọn của người tiêu dùng  Phối hợp tối ưu:  Độ dốc của đường đẳng ích = Độ dốc của đường ngân sách ∆y/∆x = - Px / Py Mà MRSxy = - ∆y/∆x  Người tiêu dùng đạt thỏa dụng tối đa với rổ hàng có: MRSxy = Px/Py 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 36 Giải pháp góc Kem (ly/tháng) yaourt (hũ/tháng) B A U2 U3U1 Giải pháp góc xuất hiện tại B. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 19 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 37 Sự lựa chọn của người tiêu dùng Giải pháp góc phát sinh khi người tiêu dùng mua hàng hóa số lượng lớn, và chỉ mua một loại hàng hóa và không tiêu dùng sản phẩm còn lại.  Giải pháp góc phát sinh khi đường đẳng ích tiếp xúc với trục tung hoặc trục hoành.  MRS ≠ PX/PY Giải pháp góc 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 38 Hữu dụng biên là chênh lệch trong tổng hữu dụng khi người tiêu dùng tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm trong mỗi đơn vị thời gian. Hữu dụng biên và Sự lựa chọn của người tiêu dùng Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 20 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 39 Hữu dụng biên và Sự lựa chọn của người tiêu dùng  Ví dụ:  Nhận xét: Hữu dụng biên có quy luật giảm dần 1255 3244 5213 7162 991 MUXUXx 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 40 Hữu dụng biên và đường đẳng ích Nếu tiêu dùng dọc theo đường đẳng ích, hữu dụng tăng thêm do tăng tiêu dùng hàng hóa này phải bằng với hữu dụng mất đi do giảm tiêu dùng hàng hóa khác. Hữu dụng biên và Sự lựa chọn của người tiêu dùng Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 21 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 41  Với 2 điểm trên cùng một đường đẳng ích thì: MUx*∆x + MUy*∆y = 0 Hữu dụng biên và Sự lựa chọn của người tiêu dùng  Sắp xếp lại: MUx/MUy = - ∆y/∆x Do: MRSxy = -∆y/∆x  Nên có thể viết: MRSxy = MUx/MUy 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 42  Khi người tiêu dùng đạt thỏa dụng tối đa : Hữu dụng biên và Sự lựa chọn của người tiêu dùng  Nên điều kiện tối ưu có thể viết:  Hoặc viết: MRSxy = - ∆y/∆x MUx/MUy = Px/Py MUx/Px = MUy/Py Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Năm học 2007 - 2008 Kinh tế Vi mô Bài giảng 3 9/11/2007 22 9/11/2007 Đặng Văn Thanh 43  Để đạt được thoả dụng tối đa người tiêu dùng phải phân bổ ngân sách có hạn của mình để mua các loại hàng hoá và dịch vụ với số lượng mỗi thứ sao cho hữu dụng biên mỗi đồng chi tiêu cho các hàng hóa, dịch vụ khác nhau phải bằng nhau.  Điều này được gọi là nguyên tắc cân bằng biên. Hữu dụng biên và Sự lựa chọn của người tiêu dùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmic08_l03v_1247.pdf
Tài liệu liên quan