Bài giảng Luật hôn nhân và gia đình - Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng

1/ Khái niệm quan hệ tài sản giữa vợ và chồng:

Sự tồn tại của quan hệ tài sản giữa vợ và chồng lệ thuộc vào sự tồn tại của hôn nhân

Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng không tồn tại giữa 2 người chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (trừ trường hợp hôn nhân thực tế)

 

 

ppt105 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Luật hôn nhân và gia đình - Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH PHẦN II QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 1/ Khái niệm quan hệ tài sản giữa vợ và chồng: Sự tồn tại của quan hệ tài sản giữa vợ và chồng lệ thuộc vào sự tồn tại của hôn nhân Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng không tồn tại giữa 2 người chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (trừ trường hợp hôn nhân thực tế) Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng bị thủ tiêu trong trường hợp 2 người chung sống với nhau có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân bị hủy theo hiệu lực của 1 bản án hoặc quyết định cuả Tòa án. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng chấm dứt, trong trường hợp 2 người chung sống với nhau có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân chấm dứt do ly hôn hoặc do có 1 người chết, hoặc hủy hôn nhân trái pháp luật. 2/ Luật về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng: Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được quy định trong: + Luật dân sự + Luật hôn nhân và gia đình -> cụ thể hóa những quy định trong luật dân sự III/ Luật Việt Việt Nam hiện đại về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng: Luật 1959: chế độ tài sản chung tuyệt đối Luật 1986, 2000: 3 khối tài sản: tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ và tài sản riêng của chồng. Chương I THÀNH PHẦN CỦA CÁC KHỐI TÀI SẢN CÓ Mục I: Tổng quan về chế độ phân phối tài sản: 1/ Các tư tưởng chủ đạo: a/ Tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân: cối lõi của chế độ tài sản Khối tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân thường là khối tài sản có giá trị quan trọng nhất và cũng là nguồn đảm bảo chính đối với cuộc sống vật chất của gia đình. b/ Không có khái niệm tài sản thay thế: VD: việc bán 1 căn nhà để mua 1 căn nhà khác -> căn nhà được bán là vật ra đi, căn nhà được mua là vật thay thế. Hệ quả của sự thiếu vắng khái niệm tài sản thay thế: tạo ra 1 lực hút của khối tài sản chung đối với các khối tài sản riêng 2/ Các đối trọng của các tư tưởng chủ đạo: a/ Lý thuyết về công sức đóng góp: Vd: 1.Trường hợp vợ chồng dùng tiền lương, thu nhập để tu bổ 1 căn nhà riêng. 2. Trường hợp vợ hoặc chồng góp tiền riêng vào ngân quỹ chung để mua sắm 1 tài sản trong thời kỳ hôn nhân. b/ Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Mục II/ KHỐI TÀI SẢN CHUNG Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 27 là điều luật duy nhất nói về thành phần cấu tạo của khối tài sản chung. I/ Tài sản chung do hoạt động tạo thu nhập 1/ Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh Tiền lương Học bổng Các khoản trợ cấp: trợ cấp hưu trí, trợ cấp thất nghiệp Tiền thưởng gắn liền với huân chương, tiền từ hứa thưởng, thi đấu văn nghệ, thể thao… 2/ Thu nhập không do lao động a/Thu nhập hợp pháp khác: hoa lợi, lợi tức từ tài sản do việc khai thác tự nhiên hoặc khai thác pháp lý VD: Gia súc con sinh ra từ gia súc mẹ; lợi tức từ cổ phiếu, trái phiếu Lưu ý: Bất kể tài sản gốc là của riêng hay của chung, hoa lợi, lợi tức phát sinh đều là của chung. VD: Chồng gửi tác phẩm văn chương được tạo ra trước khi kết hôn tham gia 1 cuộc xét trao giải thưởng văn chương. Ngày 30/5, vợ, chồng ly hôn có bản án có hiệu lực pháp luật. Ngày 15/6 giải thưởng văn chương được công bố và trao giải cho chồng. Tài sản chung? Tài sản riêng? ( điều 235 BLDS xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức) b/Trúng thưởng: trúng xổ số Nghị quyết số 02-HĐTP ngày 23/12/2000 có thể mở rộng giải pháp cho tất cả các trường hợp trúng thưởng, nhờ nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật II/ Tài sản chung do được chuyển dịch không có đền bù: 1/ Các chuyển dịch mang tính chất gia đình: Tài sản được thừa kế chung hoặc tặng cho chung 2/ Các chuyển dịch không mang tính chất gia đình a/ Trường hợp tặng cho mang tính chất quà biếu của đối tác trong giao dịch Nếu tặng cho mang dấu hiệu của hành vi đưa hối lộ -> tặng cho vô hiệu -> vấn đề tài sản chung, tài sản riêng không đặt ra Trong trường hợp quà biếu được thừa nhận không trái pháp luật -> tài sản chung Việc tặng cho có mối liên hệ mật thiết với công việc nào đó và công việc nào là 1 phần trong công tác của người được tặng cho Hoặc, việc tặng cho nhằm mục đích thưởng cho đối tác vì đã chấp nhận giao dịch với nhau b/ Trường hợp tặng cho mang tính chất xã giao Áp dụng luật chung về quan hệ tài sản giữa vợ chồng để xác định tính chất chung hay riêng: nếu tặng cho chung -> tài sản chung, nếu tặng cho riêng -> tài sản riêng Dựa vào tính chất của sự kiện để xác định: Tặng cho nhân ngày cưới, tân gia, tết, thăng chức -> tặng cho chung Sinh nhật -> tặng cho riêng III/ Tài sản chung do áp dụng luật chung về xác lập quyền sở hữu theo phương thức trực tiếp (đ236 -> 244, 247 BLDS) 1/ Nhặt được của rơi, của vô chủ, đào được tài sản, bắt được gia súc gia cầm bị thất lạc 2/ Sáp nhập, trộn lẫn, chế biến (đ236, 237, 238 BLDS) Tài sản chung được chế biến -> tài sản mới thuộc tài sản chung Tài sản chung trộn lẫn + tài sản của người khác -> tài sản mới thuộc khối tài sản chung của vợ chồng Tài sản chung sáp nhập + tài sản của người khác -> tài sản mới có tài sản chung đóng vai trò làm vật chính -> tài sản mới thuốc khối tài sản chung 3/ Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu ĐS: 10 năm BĐS: 30 năm Vd: vợ (chồng) chiếm hữu ngay tình đối với 1 động sản do mua lại của 1 người khác không phải là chủ sở hữu mà không biết -> tài sản chung IV/ Tài sản do vợ chồng tạo ra theo nghĩa đích thực: 1/ Chuyển nhượng tài sản có đền bù 2/ Quyền sử dụng đất tạo ra trong thời kỳ hôn nhân V/ Tài sản chung do ý chí của vợ chồng -> Nhập tài sản riêng vào tài sản chung (nhưng không nhằm trốn tránh nghĩa vụ riêng về tài sản) MỤC III. KHỐI TÀI SẢN RIÊNG Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 32 khoản 1: tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 HNGD đồ dùng, tư trang cá nhân. I/ Tài sản riêng theo định nghĩa của luật 1/ Tài sản có trước khi kết hôn Những tài sản có quyền sở hữu trước khi kết hôn -> tài sản riêng 2/ Tài sản được thừa kế riêng hoặc tặng cho riêng II/ Tài sản riêng do tính chất -> Là những tài sản mà do đặc điểm cấu tạo, công dụng chỉ có thể là của riêng vợ hoặc chồng 1/ Tư trang và đồ dùng cá nhân Tư trang -> được chế tác dành riêng cho phụ nữ hoặc nam giới Đồ dùng cá nhân: vật tiêu dùng, quần áo dành riêng cho phụ nữ hoặc nam giới. 2/ Công cụ lao động và phương tiện di chuyển a/ Công cụ lao động VD: chồng là bác sĩ nha khoa, các dụng cụ lao động trong phòng khám được ông trực tiếp sử dụng, vợ không am hiểu về lĩnh vực này. Khi hôn nhân chấm dứt, chồng sẽ được chia ưu tiên các tài sản trên trong khuôn khổ phân chia tài sản chung. b/ Phương tiện di chuyển III/ Tài sản riêng do áp dụng luật chung về xác lập quyền sở hữu theo phương thức trực tiếp Sáp nhập, trộn lẫn, chế biến Vd: Nếu 1 tài sản được sáp nhập vào tài sản riêng mà tài sản riêng là vật chính -> vật mới được tạo là của riêng IV/ Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân V/ Tài sản riêng có tính chất mập mờ 1/ Tài sản hình thành trong những trường hợp phát triển 1 tài sản riêng Chia 1 tài sản mà vợ (chồng) có quyền sở hữu chung theo phần với người khác Xây dựng hoặc trồng cây lâu năm trên đất thuộc quyền sử dụng riêng 2/ Các quyền tài sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhân thân + Tiền bồi thường thiệt hại: Gắn liền với nhân thân của người bị hại Dùng tiền chung để lo chữa trị + Tiền bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động Nếu coi đó là thay thế cho thu nhập bị mất -> tài sản chung Nếu coi đó là hình thức bồi thường thiệt hại về sức khỏe -> tài sản riêng 3/ Tài sản hỗn hợp + Quyền sở hữu trí tuệ: Tác phẩm: loại tài sản đặc biệt, xuất xứ con tim, khối óc -> thực tiễn chỉ có tác giả mới có quyền tài sản đối với tác phẩm ( cho sao chép…) Giá trị tài sản của tác phẩm -> tài sản chung (tiền, hoa lợi, giải thưởng) + Phần hùn, cổ phần trong công ty Người nắm giữ cổ phần, phần hùn mới là thành viên của công ty, được thảo luận, biểu quyết tại các cuộc họp Hoa lợi, lợi tức gắn với phần hùn, cổ phần -> tài sản chung Mục IV SUY ĐOÁN TÀI SẢN CHUNG Ý nghĩa của sự suy đoán -> đơn giản hóa công tác kiểm kê tài sản. Một tài sản được vợ, chồng chiếm hữu với tư cách chủ sở hữu, chỉ có thể thuộc 1 trong 3 khối tài sản. Nếu không chứng minh được đó là tài sản riêng -> được suy đoán là tài sản chung. CHƯƠNG 2 THÀNH PHẦN CỦA CÁC KHỐI TÀI SẢN NỢ Mục I/ Các nguyên tắc xác định thành phần của các khối tài sản nợ 1/ Nguyên tắc thứ nhất: có quyền lợi thì phải có trách nhiệm Vd: Vợ (chồng) giao kết mua 1 chiếc tivi -> tivi là tài sản chung -> nghĩa vụ trả tiền phải đi vào khối tài sản nợ chung của vợ chồng. 2/ Nguyên tắc thứ 2: nghĩa vụ là giá của quyền 3/ Nguyên tắc thứ 3: phân biệt tài sản nợ ở góc độ quan hệ đối nội và góc độ đối ngoại Mục II/ Các giải pháp cụ thể I/ Nhu cầu gia đình 1/ Nhu cầu thông thường -> Động sản Ăn, mặc, ở, đi lại… Thuê nhà ở, nếu nhà ở được dùng làm nơi ở chính của gia đình Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm con người: bảo hiểm y tế. bảo hiểm xa hoi Riêng bảo hiểm an sinh -> hình thức tích lũy của cải -> không là nhu cầu thiết yếu Điều kiện chung : sự cần thiết và phù hợp với cách sống Thực hiện nghĩa vụ: Nghĩa vụ do cả 2 cùng xác lập ->3 khối tài sản (tài sản chung, tài sản riêng vợ (chồng) – điều 28 khoản 2 và điều 33 khoản 4 HNGD Nghĩa vụ do 1 người xác lập, nhưng là giao dịch hợp pháp + đáp ứng nhu cầu thiết yếu -> 3 khối tài sản (điều 25 HNGD) 2/ Nhu cầu về duy trì tình cảm với người ngoài gia đình hộ Nghĩa vụ cấp dưỡng -> 2 khối tài sản (tài sản riêng, tài sản chung) + Thành viên bình thường (cha, mẹ, ông bà, anh chị..) + Thành viên không bình thường ( vợ, chồng, con của cuộc hôn nhân trước..) II/ Nghĩa vụ gắn với khối tài sản a/ Nghĩa vụ gắn với tài sản thừa kế riêng, tặng cho riêng -> tài sản riêng b/ Nghĩa vụ xác lập nhằm bảo quản hoặc tu bổ tài sản riêng + Bảo quản theo nghĩa đích thực, sữa chữa tài sản riêng -> 2 khối ( tài sản riêng chủ sở hữu, tài sản chung) Nếu tài sản riêng có hoa lợi là nguồn sống chủ yếu của gia đình -> 3 khối + Thuế sử dụng tài sản (thuế nhà, thuế sử dụng đất..) -> 2 khối tài sản (tài sản riêng, tài sản chung) + Tu bổ, nâng cấp tài sản-> 1 khối tài sản (tài sản riêng) c/ Nghĩa vụ gắn với tài sản chung -> 3 khối tài sản Nếu tu bổ, nâng cấp tài sản chung, vợ hoặc chồng tự đứng ra xác lập giao dịch -> 2 khối tài sản ( tài sản chung, tài sản riêng của người tự tu bổ) III/ Nghĩa vụ gắn với giao dịch 1/ Giao dịch xác lập trước khi kết hôn -> 1 khối tài sản riêng Nếu giao dịch xác lập trước khi kết hôn nhưng khối tài sản chung được thụ hưởng lợi ích -> 2 khối ( tài sản riêng, tài sản chung) 2/ Giao dịch xác lập trong thời kỳ hôn nhân + 1 người xác lập, người còn lại không phản đối -> 2 khối (tài sản riêng, tài sản chung) + 1 người xác lập, 1 người không đồng ý, nhưng tài sản chung được hưởng lợi -> 2 khối (tài sản riêng, tài sản chung) + 1 người xác lập, 1 người không đồng ý, tài sản chung không được hưởng lợi -> 1 khối (tài sản riêng) IV/ Nghĩa vụ do hành vi trái pháp luật: + chồng và vợ thực hiện hành vi trái pl -> 3 khối tài sản (tài sản chung, tài sản riêng vợ (chồng)) + 1 người thực hiện hành vi trái pl, người còn lại phản đối, nhưng tài sản đó để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình -> 2 khối (tài sản riêng, tài sản chung) + vợ (chồng) thực hiện hv trái pl, tài sản chiếm giữ trái pl không đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình -> 1 khối (tài sản riêng). CHƯƠNG III THAY ĐỔI THÀNH PHẦN THỰC TẾ CỦA CÁC KHỐI TÀI SẢN Mục I. Nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung Điều 32 khoản 2 HNGD, NĐ 70-CP ngày 03/10/2001 I/ Xác lập giao dịch -> đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì đòi hỏi phải lập thành văn bản + chữ ký của cả 2 người II. Hiệu lực của giao dịch Nguyên tắc : việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung có hiệu lực kể từ thời điểm giao dịch được xác lập Riêng các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu -> có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. Mục II/ Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 1/ Khái niệm Là việc chuyển 1 hoặc nhiều tài sản vốn thuộc khối tài sản chung vào khối tài sản riêng của vợ hoặc chồng 2/ Các trường hợp chia tài sản chung a/ Đầu tư kinh doanh riêng -> giúp việc kinh doanh của vợ hoặc chồng (cầm cố, thế chấp..) theo những thủ tục đơn giản và không mất nhiều thời gian. b/ Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng -> nếu tài sản riêng đủ thực hiện nghĩa vụ thì không được chia tài sản chung. c/ Lý do chính đáng khác 3/ Điều kiện về hình thức 3.1/ Phân chia theo thỏa thuận Lập thành văn bản Có những nội dung chủ yếu: lý do chia, phần tài sản chia, phần tài sản không chia (nếu có), thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung. 4/ Điều kiện về nội dung 4.1/ Phân chia theo thỏa thuận: 2 TH Trong trường hợp vợ chồng không không sống chung trên thực tế -> dựa theo các quy tắc về cấu tạo tài sản chia sau khi ly hôn Phân chia trong điều kiện vợ chồng vẫn tiếp tục cuốc sống chung -> cấu tạo như thế nào để vợ, chồng có thể nhận được số tài sản riêng cần thiết cho việc thực hiện những dự án của mình. 3.2/ Phân chia bằng con đường tư pháp, do: Vợ chồng không có được sự thỏa thuận cần thiết, Hay chia tài sản chung theo yêu cầu của chủ nợ riêng. 4.2/ Phân chia bằng con đường tư pháp -> vận dụng các quy định liên quan đến việc phân chia tài sản chung bằng con đường tư pháp sau khi ly hôn 5. Hiệu lực đối với tài sản chia Tài sản chia trở thành tài sản riêng của người được chia và chủ sở hữu có trọn quyền sử dụng, định đoạt đối với tài sản đó. Người được chia tài sản có quyền tự mình định đoạt tài sản mà không cần có sự đồng ý của vợ (chồng). 6. Hệ quả sau khi chia tài sản chung Khối tài sản chung tiếp tục phát triển Khối tài sản riêng thông thường cũng tiếp tục phát triển và tiếp tục bị thu hút. -> theo tinh thần của luật chung 7. Chấm dứt việc chia tài sản chung Theo điều 9 và 10 NĐ 70: Nếu có thoả thuận của vợ chồng về việc khôi phục chế độ tài sản chung + lập văn bản -> chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản CHƯƠNG THỨ TƯ ****** QUẢN LÝ CÁC KHỐI TÀI SẢN Nguyên tắc quản lý tài sản + Quản lý tài sản chung: nguyên tắc nhất trí: các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác (BLDS 2005 Điều 221). + Quản lý tài sản riêng: nguyên tắc độc quyền-> chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản Ba phương thức quản lý các khối tài sản: Quản lý chung: một mặt, vợ và chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản; nhưng, mặt khác, họ chỉ có thể cùng nhau thực hiện các quyền của mình, chứ mỗi người không thể tự mình, một mình thực hiện các quyền ấy. Quản lý riêng: đối với các tài sản mà người quản lý có quyền sở hữu riêng hoặc cả đối với các tài sản chung mà việc quản lý riêng của một người tỏ ra phù hợp với lợi ích của gia đình hơn là việc quản lý chung. Quản lý chung toàn quyền: vợ hoặc chồng tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến các tài sản được quản lý mà không cần có vai trò của người còn lại. Mục I. Quản lý tài sản chung 1/ Quản lý chung toàn quyền Tài sản thông thường (trừ đồ dùng cá nhân hoặc tư trang phù hợp với giới tính, tài sản chuyên dùng cho hoạt động nghề nghiệp của vợ hoặc chồng. ) 1.1/ Quản trị tài sản chung Bảo quản, sử dụng -> QLCTQ Tu bổ, nâng cấp hoặc sửa chữa lớn tài sản chung -> tùy thuộc vào tầm quan trọng của dự án tu bổ cũng như của tài sản được tu bổ đối với gia đình Sữa chữa lớn 1 BĐS, tu bổ nhà ở chung-> QLC Cho mượn tài sản chung trong thời hạn ngắn -> QLCTQ -> Trừ tài sản dùng cho hoạt động nghề nghiệp riêng của người còn lại Cho thuê tài sản chung + BĐS -> QLC + ĐS -> nếu tài sản có giá trị lớn -> QLC 1.2. Định đoạt tài sản chung - Định đoạt có đền bù: + Lương, thu nhập khác do lao động -> QLCTQ -> nhu cầu về ăn uống, đầu tư kinh doanh (mua cổ phiếu, trái phiếu), tài sản tiêu dùng (bàn, tivi..) - Định đoạt không có đền bù Nguyên tắc -> quản lý chung (BĐS + ĐS có giá trị lớn hoặc phải đăng ký quyền sở hữu) Thực tiễn-> Đs có giá trị nhỏ -> QLCTQ 2. Quản lý riêng 2.1. Tài sản dùng cho hoạt động nghề nghiệp: bất động sản chung -> QLC; động sản chung có thể do người trực tiếp khai thác tài sản tự mình thực hiện (trừ động sản thuộc loại phải đăng ký và người đăng ký lại là vợ (chồng) của người khai thác tài sản) 2.2. Để thừa kế theo di chúc và di tặng Vợ (chồng) có quyền lập di chúc riêng để định đoạt tài sản của mình, kể cả các tài sản nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng 3. Cả hai người cùng sử dụng, định đoạt tài sản Bán thế chấp BĐS Cho thuê BĐS Cho mượn ĐS trong thời gian dài Bán, cầm cố động sản có giá trị lớn và không dùng cho hoạt động nghề nghiệp Di chúc chung của vợ và chồng Mục II. Quản lý tài sản riêng -> Trên nguyên tắc có độc quyền trong việc sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của mình Ngoại lệ của nguyên tắc: tài sản riêng có hoa lợi nuôi sống gia đình (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 33 khoản 5 ) CHƯƠNG THỨ NĂM ****** CHẤM DỨT QUAN HỆ TÀI SẢN I. Hệ quả của việc chấm dứt quan hệ tài sản 1/Hệ quả đối với tài sản có Tài sản riêng -> chủ sở hữu có trọn quyền sử dụng Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng -> tài sản riêng Tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác -> tài sản riêng Tài sản tạo ra sau khi hôn nhân chấm dứt là của riêng người tạo ra Tài sản đã từng thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng -> chế độ sở hữu chung theo phần 2/ Hệ quả đối với tài sản nợ Áp dụng luật chung về nghĩa vụ tài sản Nghĩa vụ do một người xác lập, kể cả nghĩa vụ xác lập nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình -> ràng buộc chính người đó Nghĩa vụ do vợ và chồng xác lập, tuỳ trường hợp, là nghĩa vụ theo phần hoặc nghĩa vụ liên đới, theo luật chung về nghĩa vụ Thanh toán và phân chia tài sản chung Thanh toán tài sản chung -> xác định phần quyền của mỗi người trong khối tài sản chung Phân chia -> giá trị phần quyền đã được xác định của mỗi chủ sở hữu chung đối với khối tài sản chung (thanh toán), người ta phân chia khối tài sản chung II. Chấm dứt quan hệ tài sản do vợ hoặc chồng chết Chia làm 2 trường hợp 1/ Nếu vợ chồng cùng chung sống các thành viên khác trong đại gia đình: 2TH a/ Phần tài sản chung không xác định được -> trích tài sản chung của đại gia đình để cấp hẳn cho người vợ (chồng) của người chết ->được tính toán trên cơ sở cân đối tài sản có-tài sản nợ của đại gia đình (tài sản có ròng) b/ Phần tài sản chung xác định được Phần tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của đại gia đình + khối tài sản chung của vợ chồng -> thanh toán quan hệ tài sản và phân chia tài sản chung của vợ và chồng 2. Thanh toán quan hệ tài sản và phân chia tài sản chung giữa vợ chồng Di sản hỗn hợp: sẽ do người còn vợ, chồng còn sống còn lại quản lý -> tiếp tục truyền cho đời con, cháu Di sản độc lập: về nguyên tắc được chia đôi, ½ thuộc về di sản của người đã chết, ½ thuộc về người vợ (chồng) còn sống. III. Chấm dứt quan hệ tài sản do ly hôn hoặc hủy hôn nhân trái pháp luật 1. Thanh toán quan hệ tài sản và phân chia tài sản giữa vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình: 2 TH A. Phần quyền của vợ chồng trong khối tài sản chung của đại gia đình không xác định được -> trích tài sản chung của đại gia đình để cấp hẳn cho người ra đi (khoản 1 điều 96 Luật HN&GĐ) B. Phần quyền của vợ chồng trong khối tài sản chung của đại gia đình xác định được Phần tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của đại gia đình + khối tài sản chung của vợ chồng -> thanh toán quan hệ tài sản và phân chia tài sản chung của vợ và chồng (k2 điều 96) 2. Thanh toán quan hệ tài sản và phân chia tài sản chung giữa vợ và chồng A. Thanh toán quan hệ tài sản 1/ Nguyên tắc chung: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 95 khoản 2 điểm a và b -> về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính công sức đóng góp của mỗi bên 2/ Lý thuyết về công sức đóng góp: 2 loại 2.1/ Đóng góp tích cực Đóng góp không hoàn trả - Hoa lợi của tài sản riêng -> phục vụ cho cuộc sống vật chất hàng ngày -> sự đóng là của chung - Trúng thưởng -> kết cục có hậu trong diễn biến của một cơ may, chứ không phải của ý chí tạo ra của cải Đóng góp đối xứng - Lao động - Nội trợ Nếu đối xứng được ghi nhận -> mỗi người hưởng 1 phần bằng nhau Nếu sự đối xứng không tồn tại -> dựa vào công sức đóng góp -> trích bớt phần 1 người -> thêm cho người kia Đóng góp đích thực - Chuyển tài sản riêng thành tài sản chung - Mua trọn tài sản có quyền sở hữu chung theo phần - Bảo quản tài sản, thuế sử dụng tài sản -> trách nhiệm của khối tài sản chung -> nhưng tài sản riêng đã dùng để thanh toán nghĩa vụ 2.2/ Đóng góp tiêu cực Đóng góp tiêu cực không hoàn trả Phá tán tài sản Đóng góp tiêu cực phải hoàn trả -> thực hiện nghĩa vụ riêng bằng tài sản chung - Tu bổ tài sản riêng - Sửa chữa lớn tài sản riêng - Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân -> TH nhằm tạo thuận lợi trong hoạt động kinh doanh - Bảo quản, sửa chữa nhỏ tài sản riêng do được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 3/ Đánh giá công sức đóng góp Luật -> không có quy tắc chung Thực tiễn -> chỉ ước lượng công sức đóng góp -> cần sớm hoàn thiện lý thuyết về công sức đóng Lưu ý: tính không bắt buộc của lý thuyết về công sức đóng góp -> nếu 2 bên thỏa thuận với nhau 4/ Luật của Pháp 4.1/ Nguyên tắc tính đền bù: - Chi tiêu thực tế: là khoản chi được ghi nhận tại thời điểm chi, bằng một số tiền cụ thể. - Lợi ích còn lại: là phần chênh lệch giá trị của tài sản sau khi khoản đầu tư được thực hiện so với giá trị của tài sản trước đó. Phần chênh lệch này được định giá tại thời điểm thanh toán khối tài sản chung. 4.2/ Các TH đặc thù: a/ Chi tiêu cần thiết -> mức đền bù không được thấp hơn số tiền đã chi ra. Nếu do khoản chi cần thiết đó mà tài sản thụ hưởng biện pháp đầu tư tăng giá trị và khoản giá trị gia tăng lớn hơn số tiền đã chi ra -> mức đền bù được xác định ngang với khoản giá trị gia tăng ấy. VD1,trang 84 1986: vợ dùng TSR là 20 triệu để lợp lại mái nhà (TSC) 2000: nhà chung lại xuống cấp và được sữa chữa lớn , bao gồm cả lợp lại mái nhà TSC phải đền bù cho TSR 20 triệu, dù lợi ích còn lại của khoản đầu vào 1986 là 0 VD2, trang 84 2000: vợ dùng TSR là 20 triệu để lợp lại mái nhà (TSC) 2004: Tài sản chung được thanh toán. Theo đó, nếu vào năm 2004, nhà vẫn giữ tình trạng như trước khi mái được lợp lại giá trị khoảng 250 triệu; ->có mái nhà mới, giá trị căn nhà là 320 triệu đồng. TSC phải đền bù cho TSR là: 320 - 250 = 70 triệu đồng, tương ứng với giá trị của lợi ích còn lại của khoản đầu tư b/ Chi phí cho việc tạo lập, bảo quản hoặc tu bổ tài sản -> mức đền bù không được thấp hơn giá trị của phần lợi ích còn lại Ví dụ 1, tr 85. Chồng mua một bức tranh giá 20 triệu đồng, trả một nửa bằng tiền được thừa kế của cha mẹ và một nửa còn lại bằng tiền dành dụm từ lương. Ở thời điểm thanh toán TSC, bức tranh trị giá 80 triệu. -> tiền đền bù của TSC đối với TSR của chồng là: (10/20)x80 = 40 triệu đồng B. Phân chia tài sản chung 1/ Phân chia tài sản có a/ Chuẩn bị phân chia Định giá tài sản: thời điểm định giá -> thời điểm phân chia. Giá -> giá thị trường nơi có tài sản b/ Cấu tạo các phần tài sản chia Nguyên tắc bình đẳng về giá trị Nguyên tắc bình đẳng về hiện vật 2/ Phân chia tài sản nợ Nghĩa vụ do một người xác lập, kể cả nghĩa vụ xác lập nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình -> ràng buộc chính người đó Nghĩa vụ do vợ và chồng xác lập, tuỳ trường hợp, là nghĩa vụ theo phần hoặc nghĩa vụ liên đới, theo luật chung về nghĩa vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptHNGD.ppt
  • docLUẬTHNGD.doc
Tài liệu liên quan