Bài giảng : lưu huỳnh và hợp chất

Câu 34/. Trong công nghiệp, điều chế SO2 bằng cách

 A. cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 B. nhiệt phân các muối sunfit kim loại.

 C. đốt cháy H2S hoặc oxi hóa S bằng H2SO4 đặc, nóng D. đốt cháy S hoặc quặng sunfua kim loại

 

doc6 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng : lưu huỳnh và hợp chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT I/. KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1/. Đặc điểm cấu tạo: Nguyên tử S thuộc phân nhóm chính nhóm VI (VIA), có 6e ngoài cùng ns2np4 Dễ nhận 2e, thể hiện tính oxi hóa, đặc biệt khi S phản ứng với kim loại mạnh (Na2S) Góp chung 2e tạo 2 liên kết cộng hóa trị, khi S phản ứng với phi kim (H2S) S cũng có thể tạo thêm 2 liên kết cho nhận sau khi góp chung 2e với nguyên tử khác (SO3, H2SO4), trong trường hợp này, S có số oxi hóa dương. 2/. Tính oxi hóa – khử của S và SO2. S hay SO2 chứa S mang số oxi hóa trung gian nên vừa có tính oxi hóa (khi tác dụng với chất khử), vừa thể hiện tính khử (khi tác dụng với chất oxi hóa). Tính oxi hóa Tính khử S S oxi hóa khi loại (trừ Au, Pt) thành sunfua kim loại hóa trị thấp. Fe + S ® FeS S oxi hóa phi kim có độ âm điện kém hơn S (trừ N2, I2). S + H2 H2S 2S + C CS2 (lỏng) S + O2 ® SO2 S + 2H2SO4 ® 3SO2 + 2H2O S + 4HNO3 ® SO2 + 4NO2 + 2H2O 3S + KClO3 ® 2SO2 + 2KCl SO2 SO2 + 2H2 ® S + 2H2O SO2 + 2CO ® S + 2CO2 SO2 + 2Mg ® S + 2MgO 2SO2 + O2 SO3 SO2 + Cl2 + 2H2O ® H2SO4 + 2HCl 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O ® 2MnSO4 + K2SO4 + H2SO4 SO2 + NO2 ® SO3 + NO 3/. Tính khử của H2S Trong H2S, S có số oxi hóa -2, thấp nhất nên thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa như O2, Cl2, SO2, KMnO4, FeCl3, K2Cr2O4. H2S + O2 ® S + H2O 2H2S + 3O2(dư) ® 2SO2 + 2H2O H2S + Cl2 ® S + 2HCl 2H2S + SO2 ® 3S + 2H2O H2S + 2FeCl3 ® 2FeCl2 + S + HCl 5H2S + 2KMnO4 + 3 H2SO4 ® 2MnSO4 + K2SO4 + 5S + 8H2O 4/. Tính oxi hóa của H2SO4 Tác dụng với Sản phẩm Do H+ H2SO4 loãng Kim loại trước H Muối sunfat (tan) + H2 Do H2SO4 đặc, nóng Kim loại mạnh hơn Fe Fe và kim loại yếu hơn Sunfat kim loại + (SO2, S, H2S) + H2O Sunfat kim loại + SO2 + H2O Phi kim (C, S, P) Oxit axit hay oxiaxit + SO2 + H2O Chú ý: Fe, Al, Cr: không tác dụng với H2SO4 đặc nguội. Các hợp chất của kim loại có hóa trị thấp cũng bị H2SO4 đặc oxi hóa. 2FeO + 4H2SO4 (đ) ® Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O 2FeS + 10H2SO4 (đ) ® Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O Nhận biết gốc : dùng ion Ba2+ (Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2 hoặc BaCl2) II/. KIẾN THỨC BỔ SUNG: Giải toán liên quan đến lưu huỳnh và hợp chất 1/. Nhận biết: SO2: làm phai màu dung dịch KMnO4 hay dung dịch Br2 SO2 tác dụng với Ba(OH)2 tạo kết tủa BaSO3 tan trong dung dịch HCl còn SO3 tác dụng với Ba(OH)2 tạo kết tủa BaSO4 không tan trong dung dịch HCl. H2S tạo kết tủa đen với dung dịch muối kim loại nặng CuCl2 + H2S ® CuS¯ + 2HCl 2/. Sunfua kim loại: Tan trong nước gồm sunfua kim loại kiềm, BaS, CaS, SrS, MgS. Không tan trong nước, tan trong HCl: sunfua kim loại trước Pb (trong dãy hđhh). Không tan trong HCl, tan trong HNO3: CuS, Ag2S, PbS. Sunfua kim loại + O2 oxit kim loại (hóa trị cao) + SO2 Kim loại (trước Pb) + S hỗn hợp rắn phần không tan là S dư 3/. Oxi hóa SO2 bằng oxi Gọi mt và ms lần lượt là khối lượng hỗn hợp trước và sau phản ứng Bảo toàn khối lượng Với : Phân tử khối trung bình, d: tỉ khối hỗn hợp, n: số mol hỗn hợp khí. Hiệu suất phản ứng: Nếu Nếu III/. BÀI TẬP VẬN DỤNG: Câu 1/. Các nguyên tố phân nhóm chính nhóm VI (VIA) có cấu hình e ngoài cùng là A. ns2 B. ns2np3 C. ns2np4 D. ns2np5 Câu 2/. Khuynh hướng chính của oxi là A. nhường 2e, có tính khử mạnh B. nhận thêm 2e, có tính khử mạnh C. nhường 2e, có tính oxi hóa mạnh D. nhận thêm 2e, có tính oxi hóa mạnh Câu 3/. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế O2 bằng cách A. cho ozon tác dụng với dung dịch KI. B. nhiệt phân muối Hg(NO3)2. C. nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. *Câu 4/. Chọn phát biểu sai A. O2 và O3 là hai dạng thù hình của oxi. B. Tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2. C. O2 và O3 đều có thể oxi hóa Ag thành Ag2O. D. Thù hình là 2 dạng đơn chất của cùng 1 nguyên tố. *Câu 5/. Chọn câu đúng A. Điện phân dung dịch NaOH hoặc H2SO4 thu được O2. B. O2 có thể oxi hóa hầu hết kim loại kể cả Ag, Au, Pt. C. Cho O2 qua dung dịch KI, tạo sản phẩm làm xanh hồ tinh bột. (D). Trong không khí, O2 chiếm khoảng 80% thể tích. Câu 6/. Chọn nhóm đơn chất có dạng thù hình A. C, S, P, Cl2. B. C, S, O2, P. C. S, O2, N2, Si D. P, I2, O2, S. Câu 7/. Trong hợp chất, lưu huỳnh có các số oxi hóa thông dụng sau: A. 0, +4, +6 B. 0, -2, +6 C. -1, -2, +4 (D). -2, +4, +6 Câu 8/. Ở trạng thái cơ bản, lưu huỳnh có số e độc thân là: A. 0 (B). 2 C. 4 D. 6 Câu 9/. Điều nhận xét nào sau đây không đúng về lưu huỳnh: A. có 2 dạng thù hình B. vừa có tính oxi hóa và khử C. điều kiện thường: thể rắn (D). dễ tan trong nước. Câu 10/. Chọn dãy hóa chất được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần. A. H2O, H2S, H2Se (B). H2Se, H2S, H2O C. H2S, H2Se, H2O D. H2Se, H2O, H2S Câu 11/. Chọn phát biểu đúng. (A). H2S chỉ có tính khử. B. S chỉ có tính oxi hóa. C. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. SO3 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Câu 12/. S thể hiện tính khử khi tác dụng với (A). HNO3 đặc B. KClO3 C. Fe hoặc H2 D. HNO3 đặc hoặc KClO3 Câu 13/. SO2 thể hiện tính khử khi phản ứng với A. CaO, Mg (B). Br2, O2 C. H2S, KMnO4 D. H2O, NaOH Câu 14/. Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 ® X ® SO2. Chất X là A. H2S B. Fe2(SO4)3 C. SO3 . Na2SO3 Câu 15/. Cho sơ đồ FeS2 ® A ® H2SO4. Chất A là A. H2S B. SO2 (C). SO3 D. SO2 hoặc H2S Câu 16/. SO2 và SO3 đều thuộc loại oxit (A). axit B. bazơ C. lưỡng tính D. trung tính Câu 17/. Cho 0,2 mol khí SO2 tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH thu được: (A). 0,2 mol Na2SO3 B. 0,2 mol NaHSO3 C. 0,15 mol Na2SO3 D. Na2SO3 và NaHSO3 đều 0,1 mol Câu 18/. Cho SO3 dư qua dung dịch Ba(OH)2 thu được muối A. BaSO3 (B). BaSO4 C. Ba(HSO4)2 D. Ba(HSO3)2 *Câu 19/. Chọn phát biểu đúng về NaHSO3 A. là hợp chất lưỡng tính. B. chỉ tác dụng với axit C. chỉ tác dụng với dung dịch bazơ D. dung dịch NaHSO3 có môi trường bazơ Câu 20/. Cặp chất nào sau đây không cháy trong oxi ? A. H2S, Cl2 (B). CO2, SO3 C. H2S, SO2 D. CH4, C6H6 Câu 21/. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt SO2 và CO2 ? A. Ca(OH)2 B. Ba(OH)2 (C). Br2 D. NaOH Câu 22/. Không phân biệt được bằng dung dịch Br2 (hoặc KMnO4) cặp chất khí A. C2H4, SO2 (B). C2H2 và CO2 C. CH4 và SO2 D. H2S và CO2 Câu 23/. Kim loại bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội là A. Al, Cu B. Zn, Cu, Cr C. Fe, Ag D. Fe, Al, Cr Câu 24/. Phương pháp tiếp xúc điều chế H2SO4, trải qua mấy giai đoạn ? A. 2 (B). 3 C. 4 D. 5 Câu 25/. Cho các chất sau: (1) H2S (2) Cl2 (3) SO2 (4) O2. Không xảy ra phản ứng trực tiếp giữa A. 2 và 3 B. 1 và 2 C. 1 và 3 D. 2 và 4 Câu 26/. Oleum là sản phẩm tạo thành khi cho (A). H2SO4 đặc hấp thụ SO3 B. H2SO4 loãng hấp thụ SO3 C. H2SO4 đặc hấp thụ SO2 D. H2SO4 loãng hấp thụ SO2 Câu 27/. Cho 0,2 mol Cu tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Thể tích khí thu được (đktc) là A. 1,12 lít B. 2,24 lít (C). 4,48 lít D. 6,72 lít Câu 28/. Cho 0,15 mol hỗn hợp Cu và Zn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thu được 1,344 lít SO2 (đktc). Số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng là A. 0,3 mol (B). 0,12 mol C. 0,15 mol D. 0,06 mol Câu 29/. Cho 3,2g bột S tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí (đktc), giá trị của V là A. 4,48 (B). 6,72 C. 2,24 D. 3,36 Câu 30/. Trong các chất sau, chọn hợp chất chứa hàm lượng S cao nhất A. CuS B. FeS (C). FeS2 D. CuFeS2 Câu 31/. Oxi hóa 4,48 lít SO2 (đktc) thu được 4,8g SO3. Hiệu suất của phản ứng là A. 20% (B). 30% C. 40% D. 50% Câu 32/. Nung hỗn hợp gồm 0,2 mol SO2 và 0,2 mol O2 (có xúc tác). Hỗn hợp sau phản ứng tác dụng đủ với 0,1 mol Br2. Hiệu suất phản ứng oxi hóa SO2 là A. 40% B. 25% C. 50% D.60% Câu 33/. Nung hỗn hợp gồm 0,2 mol O2 và 0,4 mol SO2 (trong bình kín có xúc tác). Hiệu suất phản ứng là 60%. Tỉ số áp suất của bình trước và sau phản ứng (cùng T, V) là A. 1,25 B. 0,8 C. 1,50 D. 1,75 Câu 34/. Trong công nghiệp, điều chế SO2 bằng cách A. cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 B. nhiệt phân các muối sunfit kim loại. C. đốt cháy H2S hoặc oxi hóa S bằng H2SO4 đặc, nóng D. đốt cháy S hoặc quặng sunfua kim loại Câu 35/. Cho phản ứng: Fe + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Hệ số của H2SO4 và SO2 trong phản ứng trên (theo thứ tự) là A. 1, 1 B. 3, 3 C. 6, 3 D. 4, 1 Câu 36/. SO2 thể hiện tính axit trong phản ứng với dung dịch A. Ba(OH)2 B. KMnO4 C. Br2 D. H2S Câu 37/. Chọn phát biểu sai A. Axit H2SO4 có tính axit mạnh hơn H2SO3. B. Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô các oxit axit thể khí. C. Để pha loãng, ta thêm nước vào dung dịch H2SO4 đặc. D. Có thể nhận biết H2SO4 và muối sunfat bằng dung dịch BaCl2. Câu 38/. Cho các dd sau (1) NaOH, (2) BaCl2, (3) nước clo, (4) Na2SO4. dd H2S có thể tác dụng được với A. 1, 2 và 4 B. 1 và 3 C. 2 và 3 D. 1, 2 và 3 Câu 39/. Cho 104g dung dịch BaCl2 10% tác dụng với dung dịch H2SO4 dư. Lượng kết tủa thu được là A. 11,25g B. 11,65g C. 116,5g D. 1165g Câu 40/. Ngoài cách nhận biết H2S bằng mùi, có thể dùng dung dịch A. CuCl2 B. Pb(NO3)2 C. BaCl2 D. CuCl2 hoặc Pb(NO3)2 Câu 41/. Lấy 16,9g oleum công thức H2SO4.3SO3 trung hòa vừa đủ bởi Vml dd NaOH 2M. Giá trị V là A. 200 B. 400 C. 150 D. 300 Câu 42/. Có thể tạo thành H2S khi cho A. CuS vào dung dịch HCl. B. FeS tác dụng với H2SO4 loãng. C. Khí H2 tác dụng với SO2. D. FeS tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. Câu 43/. Trong các phản ứng sau, chọn phản ứng trong đó H2S có tính axit A. 2FeCl3 + H2S ® 2FeCl2 + S + 2HCl B. H2S + 4Cl2 + 4H2O ® H2SO4 + 8HCl C. 2H2S + 2K ® 2KHS + H2 D. 2H2S + O2 ® 2S + 2H2O Câu 44/. Có thể dùng 1 hóa chất nào sau đây để phân biệt các dd không màu: Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl A. Na2CO3 B. quỳ tím C. NaOH D. BaCO3 Câu 45/. Vật bằng Ag để trong không khí ô nhiểm H2S bị xám đen do phản ứng: 4Ag + 2H2S + O2 ® 2Ag2S + 2H2O. Vai trò của H2S là A. chất khử B. chất oxi hóa C. chất tự oxi hóa khử D. axit Câu 46/. Chọn câu sai. A. Trong phân tử H2SO4, S có cộng hóa trị 6, số oxi hóa +6. B. H2SO4 đặc hút nước mạnh, khi nóng có tính oxi hóa mạnh. C. Dung dịch H2S để trong không khí có thể bị oxi hóa. D. Các muối sunfua kim loại có thể hòa tan trong dung dịch HCl. ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2007 Câu 1: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 20% thu được ddmuối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là (Cho H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65) (A). Cu. B. Zn. C. Fe. D. Mg. Câu 2: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. (D). O2, nước Br2, dung dịch KMnO4. Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hh X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dd chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 9,52. B. 10,27. (C). 8,98. D. 7,25. ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2008 Câu 1: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là A. 3O2 + 2H2S 2H2O + 2SO2. (B). FeCl2 + H2S ® FeS + 2HCl. C. O3 + 2KI + H2O ® 2KOH + I2 + O2. D. Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O. Câu 2: X là kim loại thuộc PNC nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là A. Ba. (B). Ca. C. Sr. D. Mg. Câu 3: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,80. B. 3,36. C. 3,08. D. 4,48. Câu 4: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là A. 38,93 gam. B. 103,85 gam. C. 25,95 gam. D. 77,86 gam. ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2009 Câu 1: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là A. nước brom. B. CaO. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch NaOH. Câu 2: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dd làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là A. NH3. B. CO2. C. SO2. D. O3. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2007, Khối A Câu 1: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu. Câu 2: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dd H2SO4 loãng (dư), thu được dd X. dd X phản ứng vừa đủ với V ml dd KMnO4 0,5M. Giá trị của V là (cho Fe = 56) A. 80. B. 40. C. 20. D. 60. Câu 3: Cho m gam hh Mg, Al vào 250 ml dd X chứa hh axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dd Y (coi thể tích dd không đổi). dd Y có pH là A. 1. B. 6. C. 7. D. 2. Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hh gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hh muối sunfat khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là (cho H = 1, O = 16, Mg = 24, S = 32, Fe = 56, Zn = 65) A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008, khối A Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách A. điện phân nước. B. nhiệt phân Cu(NO3)2. C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Câu 2: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag) A. Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Ag, Mg. D. Mg, Ag. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2009, khối A Câu 1: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là A. 101,68 gam. B. 88,20 gam. C. 101,48 gam. D. 97,80 gam. Câu 2: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học? A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. Câu 3: Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một oxit) nặng 0,95m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là A. 95,00%. B. 25,31%. C. 74,69%. D. 64,68%. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2007, Khối B Câu 1: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ A. nhận 13 electron. B. nhận 12 electron. C. nhường 13 electron. D. nhường 12 electron. Câu 2: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (cho Fe = 56) A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4. B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư. C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4. D. 0,12 mol FeSO4. Câu 3: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. giấy quỳ tím. B. Zn. C. Al. D. BaCO3. Câu 4: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là A. FeS. B. FeS2. C. FeO D. FeCO3. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008, khối B Câu 1: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể) A. a = 0,5b. B. a = b. C. a = 4b. D. a = 2b. Câu 2: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2009, khối B Câu 1: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là A. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO. B. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3. C. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3. D. Fe2O3. Câu 2: Trộn 100 ml dd hh gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dd hh gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dd X. dd X có pH là A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8. Câu 3: Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là A. KClO3. B. KMnO4. C. KNO3. D. AgNO3. Câu 4: Có các thí nghiệm sau: (I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (II) Sục khí SO2 vào nước brom. (III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven. (IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dd H2SO4 đặc, nóng thu được dd X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dd X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là A. 52,2. B. 54,0. C. 58,0. D. 48,4. Câu 6: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Chữa sâu răng. C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. D. Sát trùng nước sinh hoạt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_de_4_oxi_luu_huynh_va_hop_chat_9682.doc
Tài liệu liên quan