Bài giảng mạng máy tính

MỤC LỤC

Bài 1: TIẾN TRÌNH ĐÓNG GÓI VÀ MỞ GÓI DỮ LIỆU TRONG KIẾN TRÚC

PHÂN TẦNG .

1.1 Giới thiệu về kiến trúc phân tầng.

1.2 Mô hình OSI và mô hình TCP/IP .

1.3 Khái niệm PDU (Protocol Data Unit) .

1.5 Tiến trình đóng gói và mở gói dữ liệu trong mô hình OSI và TCP/IP .

Bài 2: TẦNG ỨNG DỤNG TRONG MÔ HÌNH OSI .

2.1 Nhiệm vụ của tầng Ứng dụng .

2.2 Các khái niệm cơ bản .

2.3 Phân loại các giao thức thuộc tầng Ứng dụng .

2.4 Giao thức và dịch vụ Telnet

2.5 Giao thức truyền file FTP .

Bài 3: TẦNG CHUYỂN VẬN TRONG MÔ HÌNH OSI

3.1 Các nhiệm vụ của tầng Chuyển vận

3.2 Các giao thức thuộc tầng vận chuyển .

3.3 Cấu trúc gói của giao thức TCP và UDP

3.4 Khái niệm cổng (port)

Bài 4: GIAO THỨC TCP

4.1. Các đặc tính của TCP

4.2. Quá trình thiết lập kết nối

4.3. Quá trình hủy bỏ kết nối

4.4. Kỹ thuật đảm bảo độ tin cậy khi truyền dữ liệu

4.5. Kỹ thuật điều khiển luồng

4.6. Kỹ thuật đảm bảo thứ tự dữ liệu khi truyền

Bài 5: TẦNG MẠNG TRONG MÔ HÌNH OSI

5.1 Các nhiệm vụ của tầng Mạng

5.2 Giao thức và thiết bị hoạt động ở tầng Mạng

Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính

5.3 Quá trình chuyển tiếp gói tin của Router

5.4 Tiến trình học đường đi của Router

Bài 6: ĐỊA CHỈ IPv4

6.1 Cấu trúc địa chỉ IPv4

6.2 Biến đổi nhị phân thập phân

6.3 Subnet mask

6.4 Các nguyên tắc kết hợp giữa IPv4 và subnet mask

Bài 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ IPv4(phần 1)

7.1 Khái niệm IP phân lớp, IP không phân lớp

7.2 Các lớp địa chỉ IP

7.3 IP public và IP private

7.4 Kỹ thuật NAT

7.5 Ý nghĩa của việc phát triển IPv6

Bài 8: IPv4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ IPv4(phần 2)

8.1 Kỹ thuật gán địa chỉ IP trong mạng

8.2 Gán IP tĩnh

8.3 Thiết lập IP động và giao thức DHCP

8.4 Giao thức ARP

Bài 9: TẦNG LIÊN KẾT DỮ LIỆU TRONG MÔ HÌNH OSI

9.1 Các nhiệm vụ của tầng Liên kết dữ liệu

9.2 Các chiến lược điều khiển truy cập môi trường truyền

9.3 Địa chỉ MAC và cơ chế Frame

Bài 10: CÔNG NGHỆ ETHERNET

10.1 Tổng quan về công nghệ Ethernet

10.2 Cấu trúc Frame của Ethernet

10.3 Phương pháp điều khiển truy cập môi trường truyền CSMA/CD

10.4 Tầng vật lý của Ethernet và Các phiên bản của Ethernet

Bài 11: MỘT SỐ THIẾT BỊ HOẠT ĐỘNG TẠI TẦNG LIÊN KẾT DỮ LIÊU

VÀ TẦNG VẬT LÝ

11.1 Phân loại các thiết bị

11.2 Cơ chế hoạt động của Repeater và Hub

11.3 Cơ chế hoạt động của Bridge và Switch

11.4 Một số kĩ thuật chuyển mạch của Switch

Bài 12: VÂN ĐỀ MIỀN XUNG ĐỘT VÀ MIỀN QUẢNG BÁ

12.1 Khái niệm xung đột tại tầng

12.2 Khái niệm miền xung đột và miền quảng bá

12.3 Sư phân chia miền xung đột và miền quảng bá đối với Switch

12.4 Sư phân chia miền xung đột và miền quảng bá đối với Router

Bài 13: TẦNG VẬT LÝ TRONG MÔ HÌNH OSI

13.1 Khái niệm

13.2 Nhiệm vụ của tầng Vật lý

13.3 Kỹ thuật lấy mẫu tín hiệu

13.4 Kĩ thuật mã hóa

13.5 Phân loại đặc tính chung của các môi trường truyền

Bài 14: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN CÓ DÂY

14.1 Đặc tính chung của môi trường truyền có dây

14.2 Phân loại các môi trường truyền dẫn bằng cáp

14.3 Quy ước đặt tên cho cáp

14.4 Một số loại cáp thông dụng

Bài 15: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN KHÔNG DÂY

15.1 Đặc tính của môi trường truyền không dây

15.2 Mạng nội bộ không dây

15.2.1 Phân loại 802.11x

15.2.2 Bảo mật trong mạng WLAN

15.3 Các điều kiện cần thiết để xây dựng mạng WLAN

pdf74 trang | Chia sẻ: hungpv | Lượt xem: 2884 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng mạng máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 1 MỤC LỤC Bài 1: TIẾN TRÌNH ĐÓNG GÓI VÀ MỞ GÓI DỮ LIỆU TRONG KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG ....................................................................................... 4 1.1 Giới thiệu về kiến trúc phân tầng.................................................................. 4 1.2 Mô hình OSI và mô hình TCP/IP ................................................................. 5 1.3 Khái niệm PDU (Protocol Data Unit) ........................................................... 6 1.5 Tiến trình đóng gói và mở gói dữ liệu trong mô hình OSI và TCP/IP ......... 7 Bài 2: TẦNG ỨNG DỤNG TRONG MÔ HÌNH OSI ........................................... 9 2.1 Nhiệm vụ của tầng Ứng dụng ...................................................................... 9 2.2 Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 9 2.3 Phân loại các giao thức thuộc tầng Ứng dụng ............................................ 10 2.4 Giao thức và dịch vụ Telnet ........................................................................ 10 2.5 Giao thức truyền file FTP .......................................................................... 11 Bài 3: TẦNG CHUYỂN VẬN TRONG MÔ HÌNH OSI .................................... 14 3.1 Các nhiệm vụ của tầng Chuyển vận ........................................................... 14 3.2 Các giao thức thuộc tầng vận chuyển ......................................................... 15 3.3 Cấu trúc gói của giao thức TCP và UDP .................................................... 15 3.4 Khái niệm cổng (port) ................................................................................. 18 Bài 4: GIAO THỨC TCP ..................................................................................... 19 4.1. Các đặc tính của TCP ................................................................................ 19 4.2. Quá trình thiết lập kết nối .......................................................................... 20 4.3. Quá trình hủy bỏ kết nối ............................................................................ 20 4.4. Kỹ thuật đảm bảo độ tin cậy khi truyền dữ liệu ........................................ 21 4.5. Kỹ thuật điều khiển luồng .......................................................................... 21 4.6. Kỹ thuật đảm bảo thứ tự dữ liệu khi truyền ............................................... 23 Bài 5: TẦNG MẠNG TRONG MÔ HÌNH OSI .................................................. 24 5.1 Các nhiệm vụ của tầng Mạng ..................................................................... 24 5.2 Giao thức và thiết bị hoạt động ở tầng Mạng ............................................. 25 Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 2 5.3 Quá trình chuyển tiếp gói tin của Router .................................................... 26 5.4 Tiến trình học đường đi của Router ............................................................ 27 Bài 6: ĐỊA CHỈ IPv4 ............................................................................................ 28 6.1 Cấu trúc địa chỉ IPv4 .................................................................................. 28 6.2 Biến đổi nhị phân thập phân ....................................................................... 28 6.3 Subnet mask ................................................................................................ 30 6.4 Các nguyên tắc kết hợp giữa IPv4 và subnet mask .................................... 30 Bài 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ IPv4(phần 1) ........................................................ 33 7.1 Khái niệm IP phân lớp, IP không phân lớp ................................................ 33 7.2 Các lớp địa chỉ IP ........................................................................................ 33 7.3 IP public và IP private ................................................................................ 34 7.4 Kỹ thuật NAT ............................................................................................. 35 7.5 Ý nghĩa của việc phát triển IPv6................................................................. 37 Bài 8: IPv4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ IPv4(phần 2) ............................................... 38 8.1 Kỹ thuật gán địa chỉ IP trong mạng ............................................................ 38 8.2 Gán IP tĩnh .................................................................................................. 39 8.3 Thiết lập IP động và giao thức DHCP ........................................................ 39 8.4 Giao thức ARP ............................................................................................ 40 Bài 9: TẦNG LIÊN KẾT DỮ LIỆU TRONG MÔ HÌNH OSI ........................... 42 9.1 Các nhiệm vụ của tầng Liên kết dữ liệu ..................................................... 42 9.2 Các chiến lược điều khiển truy cập môi trường truyền .............................. 43 9.3 Địa chỉ MAC và cơ chế Frame ................................................................... 44 Bài 10: CÔNG NGHỆ ETHERNET .................................................................... 47 10.1 Tổng quan về công nghệ Ethernet ............................................................ 47 10.2 Cấu trúc Frame của Ethernet .................................................................... 47 10.3 Phương pháp điều khiển truy cập môi trường truyền CSMA/CD ............ 48 10.4 Tầng vật lý của Ethernet và Các phiên bản của Ethernet ......................... 50 Bài 11: MỘT SỐ THIẾT BỊ HOẠT ĐỘNG TẠI TẦNG LIÊN KẾT DỮ LIÊU VÀ TẦNG VẬT LÝ ........................................................................... 51 11.1 Phân loại các thiết bị ................................................................................. 51 11.2 Cơ chế hoạt động của Repeater và Hub .................................................... 51 Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 3 11.3 Cơ chế hoạt động của Bridge và Switch ................................................... 53 11.4 Một số kĩ thuật chuyển mạch của Switch ................................................. 55 Bài 12: VÂN ĐỀ MIỀN XUNG ĐỘT VÀ MIỀN QUẢNG BÁ ......................... 57 12.1 Khái niệm xung đột tại tầng 2................................................................... 57 12.2 Khái niệm miền xung đột và miền quảng bá ............................................ 57 12.3 Sư phân chia miền xung đột và miền quảng bá đối với Switch ............... 58 12.4 Sư phân chia miền xung đột và miền quảng bá đối với Router ................ 59 Bài 13: TẦNG VẬT LÝ TRONG MÔ HÌNH OSI .............................................. 60 13.1 Khái niệm .................................................................................................. 60 13.2 Nhiệm vụ của tầng Vật lý ......................................................................... 60 13.3 Kỹ thuật lấy mẫu tín hiệu .......................................................................... 61 13.4 Kĩ thuật mã hóa ......................................................................................... 62 13.5 Phân loại đặc tính chung của các môi trường truyền ................................ 64 Bài 14: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN CÓ DÂY ...................................................... 65 14.1 Đặc tính chung của môi trường truyền có dây.......................................... 65 14.2 Phân loại các môi trường truyền dẫn bằng cáp ......................................... 65 14.3 Quy ước đặt tên cho cáp ........................................................................... 67 14.4 Một số loại cáp thông dụng ...................................................................... 67 Bài 15: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN KHÔNG DÂY ............................................. 70 15.1 Đặc tính của môi trường truyền không dây .............................................. 70 15.2 Mạng nội bộ không dây ............................................................................ 70 15.2.1 Phân loại 802.11x .................................................................................. 70 15.2.2 Bảo mật trong mạng WLAN.................................................................. 71 15.3 Các điều kiện cần thiết để xây dựng mạng WLAN .................................. 72 Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 4 Bài 1 TIẾN TRÌNH ĐÓNG GÓI VÀ MỞ GÓI DỮ LIỆU TRONG KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG 1.1 Giới thiệu về kiến trúc phân tầng Kiến trúc phân tầng được sử dụng để trực quan hóa sự tương tác giữa các giao thức. Một kiến trúc phân tầng có thể mô tả hoạt động của các giao thức ở mỗi tầng, cũng như sự tương tác với các tầng kề trên và kề dưới. Sử dụng kiến trúc phân tầng có thể: - Trợ giúp việc thiết kế giao thức: do các giao thức hoạt động ở một tầng cụ thể nào đó luôn sử dụng thông tin và giao diện đã được xác định rõ. - Khuyến khích sự cạnh tranh: do các sản phẩm của các hãng khác nhau có thể cùng hoạt động - Ngăn cản các thay đổi (thay đổi về chức năng và công nghệ) ở một tầng gây ảnh hưởng tới các tầng kế nó - Cung cấp một ngôn ngữ chung để mô tả các chức năng và hoạt động Trong kiến trúc phân tầng hiện nay tồn tại hai mô hình:  Mô hình giao thức là một tập hợp có phân cấp của các giao thức liên quan với nhau trong một bộ giao thức mô tả tất cả các chức năng cần thiết để thể hiện mô hình mạng. Ví dụ: TCP/IP là một mô hình giao thức. Nó mô tả các chức năng của các giao thức trong bộ TCP/IP ở từng tầng.  Mô hình tham chiếu cung cấp một mô hình tham khảo để duy trì tính nhất quán trong tất cả các loại giao thức và dịch vụ mạng. o Mục đích của mô hình tham chiếu không phải là cung cấp các đặc tả hoặc thông tin chi tiết để định nghĩa các dịch vụ trong một kiến trúc mạng. o Mục đích chính của một mô hình tham chiếu là trợ giúp để hiểu rõ hoạt động và các quá trình có liên quan. Ví dụ: OSI là mô hình tham chiếu phổ biến nhất, được sử dụng trong sửa chữa sự cố, đăc tả hoạt động và thiết kế mạng dữ liệu. Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 5 1.2 Mô hình OSI và mô hình TCP/IP a, Mô hình TCP/IP - Mô hình Internet cũng thường được gọi là mô hình TCP/IP là mô hình giao thức có phân tầng đầu tiên dành cho truyền thông liên mạng được xây dựng từ đầu những năm 1970. - Mô hình này định nghĩa bốn nhóm chức năng cần có để thực hiện truyền thông - Mô hình TCP/IP là một chuẩn mở Tầng Ứng dụng (Application): Kiểm soát các giao thức lớp cao, biểu diễn thông tin, mã hóa, điểu khiển hội thoại. Tầng Chuyển vận (Transport): Hỗ trợ truyền thông giữa nhiều thiết bị khác nhau qua nhiều loại mạng khác. Tầng Internet (Internet): Tìm đường đi tốt nhất tới đích cho gói tin trong quá trình truyền trên mạng. Tầng truy cập mạng (Network Access): Điều khiển các thiết bị phần cứng và các môi trường truyền dẫn tao ra một mạng kết nối vật lý. b, Mô hình OSI Ban đầu mô hình OSI được thiết kết bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO nhằm cung cấp một “khung” cho việc xây dựng các bộ giao thức cho các hệ thống mở. Mục tiêu ban đầu là Bộ giao thức này có thể được sử dụng để phát triển một mạng quốc tế mà không cần phụ thuộc vào các hệ thống độc quyền. Do mạng Internet trên nền TCP/IP được chấp nhận và phát triển nhanh chóng, bộ giao thức OSI đã bị đẩy lùi lại phía sau. Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 6 OSI hiện nay chỉ là một mô hình tham chiếu, cung cấp một danh sách các dịch vụ và chức năng có thể có ở từng tầng và mô tả tương tác giữa các tầng liền kề. Tầng Vật lý (Physical): Cung cấp phương tiện truyền tin, thủ tục khởi động, duy trì hủy bỏ các liên kết vật lý cho phép truyền các dòng dữ liệu ở dạng bit. Tầng Liên kết dữ liệu (Data Link): Thiết lập, duy trì, hủy bỏ các liên kết dữ liệu, kiểm soát luồng dữ liệu, phát hiện và khắc phục lỗi truyền tin. Tầng Mạng (Network): Chọn đường truyền tin trong mạng (định tuyến), thực hiện kiểm soát luồng dữ liệu, khắc phục sai sót, cắt hợp dữ liệu. Tầng Chuyển vận (Transport): Kiểm soát giữa các nút của luồng dữ liệu, khắc phục sai sót, có thể thực hiện ghép kênh và cắt hợp dữ liệu. Tầng Phiên (Session): Thiết lập duy trì đồng bộ hóa và hủy bỏ các phiên truyền thông. Liên kết phiên phải được thiết lập thông qua đối thoại và trao đổi các thông số điều khiển. Tầng Trình diễn (Presentation): Biểu diễn thông tin theo cú pháp của người sử dụng. Loại mã sử dụng và vấn đề nén dữ liệu. Tầng Ứng dụng (Application): Là giao diện giữa người sử dụng và môi trường hệ thống mở. Xử lý ngữ nghĩa của thông tin và giải quyết các kỹ thuật mà các chương trình ứng dụng dùng để giao tiếp với mạng. 1.3 Khái niệm PDU (Protocol Data Unit) Khi dữ liệu của ứng dụng được chuyển xuống dưới trong ngăn xếp giao thức trước khi đưa lên đường truyền, các giao thức tại mỗi tầng bổ xung thêm Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 7 thông tin điều khiển của chúng vào dữ liệu. Mỗi phần nhỏ của dữ liệu sau khi được định dạng tại mỗi tầng được gọi là PDU (Protocol Data Unit). Trong quá trình đóng gói, tầng kề dưới lại đóng gói PDU nó nhận từ tầng kế trên, tương ứng với giao thức đang được sử dụng. Tại mỗi giai đoạn của quá trình, PDU có tên riêng:  Data – PDU ở tầng Ứng dụng  Segment – PDU ở tầng Chuyển vận  Packet - PDU ở tầng Internet  Frame – PDU ở tầng Truy cập mạng  Bits – PDU ở cấp độ Vật lý 1.5 Tiến trình đóng gói và mở gói dữ liệu trong mô hình OSI và TCP/IP 1.5.1. Mô hình OSI – Tầng Ứng dụng: Dữ liệu được bổ xung header của tầng Ứng dụng và chuyển xuống tầng Trình diễn. – Tầng Trình diễn: Tại đây dữ liệu được bổ xung header của tầng Trình diễn và chuyển xuống tầng Phiên. – Tầng Phiên: Dữ liệu được bổ xung header của tầng Phiên và chuyển xuống tầng Chuyển vận. – Tầng Chuyển vận: Dữ liệu được chia nhỏ thành các TCP segment. Mỗi TCP segment được gán một header chứa thông tin về quá trình nhận trên máy đích và segment này được chuyển xuống tầng Mạng. – Tầng Mạng: Toàn bộ segment TCP được đóng gói vào một gói tin IP với một IP header. IP header chứa địa chỉ IP của máy nguồn và máy đích. – Tầng Liên kết dữ liệu: Bổ xung frame header và frame trailer để đóng gói IP packet thành frame. Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 8 o Frame header chứa địa chỉ vật lý của máy nguồn và máy đích. o Frame trailer chứa thông tin kiểm tra lỗi. – Tầng Vật lý: Các bit được NIC mã hóa và đưa lên đường truyền. 1.5.2. Mô hình TCP/IP – Tầng Ứng dụng: Dữ liệu được bổ xung header của tầng Ứng dụng và chuyển xuống tầng Chuyển vận. – Tầng Chuyển vận: Dữ liệu được chia nhỏ thành các TCP segment. Mỗi TCP segment được gán một header chứa thông tin về quá trình nhận trên máy đích và segment này được chuyển xuống tầng Internet. – Tầng Internet: Toàn bộ segment TCP được đóng gói vào một gói tin IP với một IP header. IP header chứa địa chỉ IP của máy nguồn và máy đích. – Tầng Truy cập mạng: Bổ xung frame header và frame trailer để đóng gói IP packet thành frame. o Frame header chứa địa chỉ vật lý của máy nguồn và máy đích. o Frame trailer chứa thông tin kiểm tra lỗi. o Các bit được NIC mã hóa và đưa lên đường truyền. Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 9 Bài 2 TẦNG ỨNG DỤNG TRONG MÔ HÌNH OSI 2.1 Nhiệm vụ của tầng Ứng dụng Tầng ứng dụng là tầng thứ 7 của mô hình OSI, tầng này cung cấp về giao diện giữa các ứng dụng người dùng với các tầng phía dưới mà qua đó các thông điệp được truyền đi. Các giao thức của tầng ứng dụng thường được dùng để trao đổi dữ liệu giữa các chương trình chạy trên máy nguồn và máy đích. Tầng này đóng vai trò như cửa sổ dành cho hoạt động xử lý các trình ứng dụng nhằm truy nhập các dịch vụ mạng. Nó biểu diễn những dịch vụ hỗ trợ trực tiếp các ứng dụng người dùng, chẳng hạn như phần mềm chuyển tin, truy nhập cơ sở dữ liệu và email.v.v… 2.2 Các khái niệm cơ bản a) Giao thức Giao thức là các luật mà các thiết bị mạng sử dụng để truyền thông với nhau. Các bộ giao thức mạng mô tả các quá trình như: – Khuôn dạng và cấu trúc của thông điệp. – Phương pháp mà các thiết bị mạng chia sẻ thông tin về các đường đi với các mạng khác nhau. – Các thông báo lỗi và thông báo của hệ thống được gửi giữa các thiết bị như thế nào và tại thời điểm nào. – Thiết lập và kết thúc các phiên truyền dữ liệu b) Các dịch vụ trên tầng Ứng dụng Các dịch vụ trên tầng Ứng dụng là các chương trình giao tiếp mạng và chuẩn bị dữ liệu để truyền. Các chương trình khác có thể cần sự hỗ trợ của các dịch này để sử dụng các tài nguyên mạng, như là truyền tập tin hoặc lưu giữ tạm thời khi in qua mạng. c) Phần mềm ứng dụng Các phần mềm ứng dụng là các chương trình máy tính được sử dụng bởi con người để giao tiếp qua mạng. Ví dụ: Phần mềm gửi nhận thư điện tử và Trình duyệt web là các loại phần mềm ứng dụng. Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 10 2.3 Phân loại các giao thức thuộc tầng Ứng dụng Một số giao thức tầng Ứng dụng sử dụng dịch vụ của TCP: – Hypertext Transfer Protocol (HTTP) thường được sử dụng để truyền tải các trang Web. – Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) giao thức chuyển thư điện tử đơn giản thường được sử dụng để truyền tải các thông điệp thư tín và các tập tin đính kèm. – Telnet, giao thức mô phỏng thiết bị đầu cuối, thường được dùng để cung cấp truy cập từ xa tới máy chủ và các thiết bị mạng. – File Transfer Protocol (FTP) thường được dùng để truyền các tập tin giữa các hệ thống. – Domain Name Service Protocol (DNS) thường được sử dụng để chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP. – Post Office Protocol (POP) dùng để lấy thư điện tử từ server mail. – Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) cho phép các thiết bị mạng nhận địa chỉ IP và các thông tin khác từ máy chủ DHCP. 2.4 Giao thức và dịch vụ Telnet Thời gian dài trước khi xuất hiện máy tính với giao diện đồ họa tinh vi, người ta sử dụng các hệ thống dựa trên nền văn bản (text-based), thường là các đầu cuối hiển thị kết nối vào máy tính trung tâm. Telnet cung cấp một phương pháp chuẩn để mô phỏng các thiết bị đầu cuối text-based thông qua mạng dữ liệu. Cả giao thức và phần mềm client sử dụng giao thức đều được gọi chung là Telnet. Kết nối sử dụng Telnet được gọi là phiên VTY (Virtual Terminal) hoặc kết nối VTY. – Để hỗ trợ kết nối Telnet client, server chạy một dịch vụ gọi là Telnet daemon. – Một kết nối VTY được thiết lập từ thiết bị đầu cuối sử dụng phần mềm Telnet client. Đa số các hệ điều hành đều cung cấp phần mềm Telnet client. – Trong máy PC chạy windows có thể chạy Telnet từ dấu nhắc lệnh. – Một số ứng dụng thông dụng khác có thể làm việc như Telnet client: HyperTerminal, Minicom, TeraTerm. Telnet là một giao thức chủ/khách, quy định cách thiết lập và hủy bỏ một phiên VTY. Mỗi lệnh Telnet chứa ít nhất 2 byte: Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 11 – Byte đầu chứa một ký tự đặc biệt gọi là ký tự IAC (Interpret as Command). – Byte còn lại là lệnh. Một số lệnh Telnet: – AYT (Are You There) – cho phép người dùng yêu cầu một số thông tin xuất hiện trên màn hình terminal để xác định phiên VTY đang được kích hoạt. – EL (Erase Line) – xóa toàn bộ text từ dòng hiện thời. Giao thức Telnet hỗ trợ xác thực người dùng nhưng không hỗ trợ truyền dữ liệu được mã hóa: – Dữ liệu trao đổi trong các phiên Telnet được truyền dưới dạng văn bản (plaintext) qua mạng. – Nếu cần bảo mật, giao thức SSH (Secure Shell) có thể cung cấp giải pháp an toàn cho truy cập máy chủ. – SSH hỗ trợ xác thực mạnh hơn Telnet, hỗ trợ truyền dữ liệu các phiên sử dụng dữ liệu được mã hóa. 2.5 Giao thức truyền file FTP FTP (File Transfer Protocol) là giao thức truyền file giữa các máy tính. Giao thức này xuất hiện từ những năm 1971 (khi Internet vẫn chỉ là một dự án thử nghiệm) nhưng vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay. FTP được đặc tả trong RFC 959. FTP cho phép trao đổi file giữa hai máy tính Trong phiên làm việc của FTP, người dùng làm việc trên máy tính của mình và trao đổi file với một máy tính ở chỗ khác. Để truy cập tới máy tính khác, Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 12 người dùng phải đăng nhập thông qua việc cung cấp định danh người dùng và mật khẩu. Sau khi những thông tin này được kiểm chứng thì công việc truyền file từ hệ thống file trên máy tính của mình đến hệ thống file ở đầu kia mới có thể được thực hiện. FTP sử dụng hai kết nối TCP song song, một đường truyền thông tin điều khiển (control connection) và một đường truyền dữ liệu (data connection). Các thông tin điều khiển như thông tin định danh người dùng, mật khẩu truy nhập, lệnh thay đổi thư mục, lệnh "PUT" hoặc "GET" file giữa hai máy tính được trao đổi qua đường truyền thông tin điều khiển. Đường truyền dữ liệu để truyền file dữ liệu thực sự. Vì FTP phân biệt luồng thông tin điều khiển với luồng dữ liệu nên nó dược gọi là gửi thông tin điều khiển out-of-band. FTP gồm 2 kết nối điều khiển và dữ liệu Khi người dùng bắt đầu một phiên làm việc FTP, đầu tiên FTP sẽ thiết lập một đường kết nối thông tin điều khiển TCP qua cổng 21 . Phía client của giao thức FTP truyền thông tin về định danh người dùng và mật khẩu cũng như lệnh thay đổi thư mục qua kết nối này. Khi người dùng có một yêu cầu trao đổi file (truyền từ/đến máy người dùng), FTP mở một kết nối TCP để truyền dữ liệu qua cổng 20. FTP truyền đúng một file qua kết nối này và ngay sau khi truyền xong thì đóng kết nối lại. Nếu trong cùng phiên làm việc người dùng có yêu cầu truyền file thì FTP sẽ mở một kết nối khác. Như vậy với FTP, luồng thông tin điều khiển được mở và tồn tại trong suốt phiên làm việc của người dùng, nhưng mỗi kết nối dữ liệu được tạo ra cho mỗi một yêu cầu truyền file (kết nối dữ liệu là không liên tục). Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 13 Trong suốt phiên làm việc, FTP server phải giữ lại các thông tin về trạng thái của người dùng, đặc biệt nó phải kết hợp các thông tin điều khiển với tài khoản của người dùng. Server cũng lưu giữ thư mục hiện thời mà người dùng truy cập cũng như cây thư mục của người dùng. Ghi lại các thông tin trạng thái của mỗi phiên làm việc hạn chế đáng kể tổng số phiên làm việc đồng thời. Các lệnh FTP (FTP Commands) Lệnh (yêu cầu) từ client đến server và kết quả (trả lời) từ server tới client được gửi thông qua kết nối điều khiển và được mã hoá bằng bảng mã ASCII 7 bit. Do vậy giống như lệnh HTTP, người ta có thể đọc được lệnh FTP. Trường hợp các lệnh viết liên tục thì cặp ký tự CR (carriage return) và LF (line feed) được sử dụng để phân biệt các lệnh (và trả lời). Mỗi câu lệnh chứa 4 kí tự ASCII in hoa, một số lệnh có tham số. Sau đây là một số câu lệnh hay gặp: USER username: sử dụng để gửi thông tin định danh người dùng cho server PASS password: dùng để gửi password cho server LIST: dùng để yêu cầu server gửi một danh sách các file trong thư mục hiện thời. Danh sách này được gửi thông qua một kết nối dữ liệu TCP RETR filename: dùng để lấy một file từ thư mục hiện thời (trên máy ở xa) STOR filename: dùng để tải một file vào thư mục hiện thời (trên máy ở xa) Thông thường có quan hệ 1-1 giữa lệnh của người dùng và lệnh của FTP . Ứng với mỗi lệnh từ client là một trả lời của server. Câu trả lời là một mã 3 chữ số và có thể có một thông báo kèm theo. Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn học: Mạng máy tính 14 Bài 3 TẦNG CHUYỂN VẬN TRONG MÔ HÌNH OSI 3.1 Các nhiệm vụ của tầng Chuyển vận Tầng Chuyển vận cung cấp khả năng phân mảnh dữ liệu ở nguồn để có thể truyền các mảnh này qua các kênh truyền thông khác nhau. Trách nhiệm chính của tầng này là: – Duy trì các kết nối riêng biệt giữa các ứng dụng trên host nguồn và host đích. – Thực hiện cơ chế phân mảnh dữ liệu ở nguồn và có cơ chế quản lý các mảnh dữ liệu này. o Các giao thức của tầng Chuyển vận mô tả các dịch vụ phân đoạn dữ liệu ở tầng Ứng dụng. o Ở đầu mỗi mảnh dữ liệu sẽ được gắn thêm một header chứa thông tin của tầng Chuyển vận. – Ghép các mảnh dữ liệu tại đích để tạo thành luồng dữ liệu của mỗi ứng dụng trước khi đẩy lên tầng Ứng dụng. – Tại host đích, các mảnh dữ liệu sẽ được tài hợp lại thành một dòng dữ liệu hoàn chỉnh để đẩy lên tầng Ứng dụng – Có khả năng nhân diện các ứng dụng khác nhau nghĩa là có thể khởi tạo, duy trì ,bảo dưỡng, kết thúc phiên truyền thông khác nhau trên cùng một thiêt bị. o Để chuyển dữ liệu tới các ứng dụng phù hợp, tầng Chuyển vận phải nhận diện được ứng dụng đích. o Để làm việc này, tầng Chuyển vận gán cho mỗi ứng dụng một ký hiệu nhận dạng gọi là số cổng. o Mỗi một ứng dụng khi cần truy cập mạng thì được gán cho một cổng duy nhất. Bộ môn Mạng&TT Bài giảng môn h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBaigiangMMT.pdf
Tài liệu liên quan