Bài giảng - Nấm rơm

Nấm rơm (Volvariella) là loại nấm khá quen thuộc của nhân dân các nước Châu Á, nhất là ĐNA, chủ yếu là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.Trong thực phẩm hằng ngày của người VN, nấm rơm chiếm một vị trí quan trọng vì tính chất phổ biến, lại dễ chế biến với nhiều thứ khác để thành nhiều món ăn ngon.

 

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp: rơm rạ làm nguyên liệu trồng nấm rơm .

 

ppt64 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng - Nấm rơm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận: NỘI DUNG I/ MỞ ĐẦU II/ NỘI DUNG 1. Nguồn gốc 2. Hình thái 3. Đặc điểm chung 4. Phân loại 5. Các điều kiện bên ngoài 6.Hình thức dinh dưỡng và sinh sản 7.Ứng dụng trong đời sống và sản xuất III. PHƯƠNG PHÁP TRỒNG NẤM RƠM IV. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP V.PHƯƠNG PHÁP NUÔI TRỒNG NẤM RƠM TRONG NHÀ VI. KỸ THUẬT LÀM MEO GIỐNG NẤM RƠM VII. KẾT LUẬN I.LỜI MỞ ĐẦU : Nấm rơm (Volvariella) là loại nấm khá quen thuộc của nhân dân các nước Châu Á, nhất là ĐNA, chủ yếu là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.Trong thực phẩm hằng ngày của người VN, nấm rơm chiếm một vị trí quan trọng vì tính chất phổ biến, lại dễ chế biến với nhiều thứ khác để thành nhiều món ăn ngon. Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp: rơm rạ làm nguyên liệu trồng nấm rơm . Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100 gam nấm rơm khô đúng chuẩn có chứa 21-37 gam chất đạm, 2,1-4,6 gam chất béo, 9,9 gam chất bột đường, 21 gam chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP... Các nhà khoa học Nhật và Mỹ cũng cho rằng các polysaccharide đặc biệt trong các nấm ăn như nấm hương, nấm đông, nấm mộc nhĩ và nấm rơm đều có chứa hoạt chất chống lại bệnh ung thư. Thành phần hóa học của nấm II.NỘI DUNG 1.Nguồn Gốc : Giới (regnum): Fungi Ngành (divisio): Basidiomycota Lớp(class): Agaricomycetes Bộ (ordo): Agaricales Họ  (familia): Pluteaceae Chi (genus): Volvariella Loài (species): V. Volvacea Tên khoa học: Volvariella volvacea Tên Việt Nam: Nấm rơm Đặc tính sinh học của nấm rơm        Nấm rơm có nhiều loại khác nhau, có loại màu xám trắng hoặc xám đen. Kích thước của nấm tùy thuộc từng loại.        Nấm rơm thích nghi phát triển từ 30-350C, độ ẩm nguyên liệu 65-70% (vắt chặt có nước ướt vân tay), độ ẩm không khí 80%; nấm rơm ưa thoáng khí, sử dụng nguồn dinh dưỡng Xenlulo có nhiều rơm, rạ, để sống. 2.Hình Thái : Chia ra làm 3 phần 2.1.Bao gốc : - Bao nấm là hệ sợi tơ, chứa sắc tố melanin. - Lúc nhỏ bao gốc dài và cao, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy gốc chân cuống nấm. - Chức năng: + Chống tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời. + Ngăn chặn sự phá hoại của các loại côn trùng. + Giữ nước và ngăn sự thoát hơi nước của các cơ quan bên trong. 2.2.Cuống nấm: - Là bó sợi xốp dài từ 3-8 cm, đường kính 0.5-1.5 cm . Khi còn non thì mềm và giòn, nhưng khi già thì xơ cứng lại và khó bẻ gãy. - Vai trò của cuống nấm là: + Đưa mũ nấm lên cao. + Vận chuyển chất dinh dưỡng để cung cấp cho mũ nấm. 2.3.Mũ nấm: - Mũ nấm hình tròn, có chứa melanin. Khi mũ nấm nở ra, đường kính 8-15 cm. Phía dưới mũ nấm có khoảng 280-380 phiến xếp theo vòng tròn đồng tâm. - Mũ nấm có màu đen nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép. Bên dưới mũ nấm có nhiều phiến. - Mũ nấm rất giàu dinh dưỡng, giữ vai trò sinh sản. - Phiến nấm lúc non thì có màu trắng, khi tai nấm trưởng thành thì phiến chuyển sang màu hồng thịt, đó là màu của đảm bào tử. - Các sợi nấm tạo nên cơ thể nấm đảm có vách ngăn mang lỗ. Ngoài nếp gờ, lỗ còn có nắp 3.ĐẶC ĐIỂM : - Thể quả, mềm, hình tán, có bao gốc, mọc trên rơm rạ hoặc đất nhiều mùn. - Không có khả năng quang hợp. - Sống hoại sinh, dự trữ đường dưới dạng glycogen. - Sinh sản bằng bào tử, lấy chất dinh dưỡng thông qua màng tế bào sợi nấm. - Màng tế bào chủ yếu là kitin, ngoài ra còn có pectin nhưng không có cellulose. - Số lượng NST trong tế bào ít, thường là 2-4-6. - Phiến nấm lúc non thì có màu trắng, khi tai nấm trưởng thành thì phiến chuyển sang màu hồng thịt, đó là màu của đảm bào tử. - Các sợi nấm tạo nên cơ thể nấm đảm có vách ngăn mang lỗ. Ngoài nếp gờ, lỗ còn có nắp. 4.PHÂN LOẠI : Nấm rơm có nhiều loại nhưng phổ biến là :Volvariella esculenta, Volvariella volvacea. Ngoài ra còn có : Volvariella bombycina, Volvariella speciosa. 4.1.Volvariella volvacea : Mũ nấm màu nâu sẫm có hình elip, đường kính 5-20 cm. Cuống nấm màu trắng. Vỏ bọc rộng và có nhiều thịt, màu nâu hoặc xám, nhỏ gọn, cò mùi của củ cải.Thường sống hoại sinh trên chất thải nhà máy.Trồng nhiều ở các nước Châu Á. 4.2.Volvariella esculenta : Được trồng nhiều ở Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam… Hình dạng tương tự Volvariella volvacea nhưng mũ có màu trắng hơi vàng. Có chất lượng tốt. 5. Điều kiện sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm rơm. Nhiệt độ: Ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng (ra tơ) và phát triển (ra quả thể) của tai nấm rơm. Trong lúc nấm kết nụ hoặc quả thể đang hình thành, nhiệt độ thay đổi đột ngột (lên hoặc xuống), nấm sẽ chết hàng loạt. Nấm rơm rất nhạy cảm với môi trường, bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí… b. Ánh sáng: Đối với nấm rơm, ánh sáng rất cần ở giai đoạn hình cầu sang hình trứng. Ở giai đoạn này nếu thiếu ánh sáng quả thể sẽ có màu trắng hay màu xám. Vitamin E sẽ giảm hoàn toàn, vitamin D không có, sắc tố melanin không hình thành. Tuy nhiên, cường độ ánh sáng giữ liên tục từ 2.500 lux trở lên trong 4h, nấm chết 100%. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên nấm rơm Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với nấm rơm c. Nước tưới: + Chi phối toàn bộ hoạt động sống của nấm, ngoài vấn đề dư nước hoặc thiếu nước, thì tính chất của từng loại nước rất quan trọng (nước phèn, nước mặn, nước nhiễm bẩn vi sinh hoặc hóa học,...).   + Tơ nấm bị nước phèn thì mọc chậm, thưa, đầu sợi tơ sẽ cong lại, tai nấm sẽ dị hình tạo dạng bông cải hoặc chết non.   + Nước nhiễm mặn: làm cho sự tăng trưởng và phát triển của nấm khó khăn hơn, tơ nấm đổi màu, rối bông, không hình thành quả thể. Nấm màu xám Nấm màu trắng 6.HÌNH THỨC SINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN : 5.1.Hình Thức Sinh Dưỡng : Hoại sinh bằng cách tiết ra các enzym thuỷ giảicác hợp chất hữu cơ như: - Cellulase thuỷ giải cellulose. - Hemicellulase thuỷ giải hemicellulose. - Và một số enzym thuỷ giải:lipid, protein. 5.2.Hình Thức Sinh Sản : - Sinh sản hữu tính bằng bào tử đảm, bào tử đảm là loại bào tử ngoại sinh. 7.Ứng dụng trong đời sống và sản xuất Trong đời sống nấm có nhiều công dụng như: chế biến lương thực thực phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống hằng ngày, là nguồn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng. Một số món ăn dùng lam thuốc từ nấm: Nấm rơm xào tôm và rau dền chữa bệnh yếu sinh lý. Nấm rơm nấu với đại táo bồi bổ và tăng cường sức khoẻ. Nấm rơm hầm đậu phụ bồ bổ dạ dày,tì vị suy yếu, chống ung thư. Nấm rơm xào trứng bồ câu bổ gan thận ích khí huyết, tăng cường sức khoẻ… Trong sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất. III.PHƯƠNG PHÁP TRỒNG NẤM RƠM : 1. Thời Vụ Trồng Nấm Rơm :           - Khí hậu nước ta, nhất là các tỉnh phía Nam, không có mùa đông kéo dài, mà chỉ có hai mùa mưa, nắng rõ rệt, rất thích hợp cho trồng nấm rơm quanh năm. Tuy nhiên, do đặc điểm về qui trình, nguồn nguyên liệu và nhu cầu thị trường, mà việc trồng nấm rơm vẫn còn mang tính thời vụ.         - Qui trình trồng nấm rơm hiện nay chủ yếu ngoài trời, nên vào những mùa “nghịch“, mùa mưa hoặc những tháng cuối năm gió lạnh, thì việc chăm sóc nấm khó hơn. Vì vậy, những thời điểm này số người trồng giảm xuống, ảnh hưởng nhiều đến sản lượng nấm cho chế biến. 2. Chọn Địa Điểm Để Trồng Nấm Rơm :       Với phương pháp trồng ngoài trời có thể tận dụng mọi diện tích, mô nấm có thể chất dọc lối đi, bãi sân trống, trong vườn, quanh nhà, mặt ruộng… Việc lựa chọn địa điểm trồng nấm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu, hướng gió hướng nắng. Ngoài ra vào mùa và thời tiết mà chọn mặt bằng tương ứng cho việc xếp mô      Mô hình sắp xếp mô nấm theo thời tiết nắng, gió 1/ Theo hướng gió    2/ Theo hướng nắng      3/ Vào mùa mưa     4/ Vào mùa lạnh  Do nấm thường tìm thấy mọc trên rơm hoặc rạ, nên quen gọi là nấm rơm. Tuy nhiên, nấm rơm cũng có thể trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác . Nếu trong đó có thành phần chất xơ (cellulose), như: bông gòn, bã mía, lục bình, bẹ chuối khô, đay, một số loại cỏ khô.... Trong trường hợp, mạt cưa đã hoai (mục) cũng có thể làm nguyên liệu cho trồng nấm rơm.  3. Chuẩn Bị Nguyên Liệu Cho Trồng Nấm Rơm : 4. Xếp Mô Trồng Nấm :         Với cách trồng ngoài trời hiện nay, có hai kiểu xếp mô: mô luống và mô khối.    4.1. Mô luống :           Rơm sau xử lý được xếp thành từng lớp, thường ba hoặc bốn lớp. Mỗi lớp vừa tưới nước, vừa dậm đạp, sau đó cấy meo. Giống cấy thành từng điểm, cách bìa mô từ 5- 10cm và cách nhau khoảng 20 cm. Vị trí cấy meo giống lên mô nấm Xếp mô nấm và cấy meo giống nấm rơm Tùy đặc điểm từng loại nguyên liệu, mà có cách xếp mô khác nhau:           - Nguyên liệu dùng là rơm cọng dài (lúa mùa) Cách xếp mô với rơm cọng dài              - Nguyên liệu dùng là rơm cọng ngắn: có thể bó hoặc không . Cách xếp mô với rơm cọng ngắn - Nguyên liệu rơm rạ đã qua máy suốt (bị rối, tơi): làm theo kiểu rơm cọng ngắn (không bó) hoặc nhồi khuôn (mô khối). Xếp mô nấm rơm ở đồng bằng sông Cửu Long 4.2.Mô Khối :        Sử dụng khuôn. Khuôn có dạng hình thang đáy cụt, hai mặt hở. Chiều ngang từ 40 - 50 cm, chiều dài từ 60 - 120 cm, cao 40 cm (hình 9). Khuôn thường làm bằng gỗ, đôi khi bằng tôn và gỗ. Khuôn dùng trong trồng nấm       - Nguyên liệu được nhồi vào khuôn thành từng lớp dày một tấc (10 cm), sau đó, cấy giống. Meo giống cũng cấy thành cụm, như phương pháp xếp mô thủ công.        - Chiều cao mô tùy theo mùa, như mùa lạnh, chất mô cao (nhiều lớp hơn); ngược lại mùa nóng, chất mô thấp (ít lớp hơn).          - Sau khi chất xong, thường phải phơi mô một đến hai nắng, để tránh bề mặt mô bị quá ướt, dễ phát sinh mốc hoặc nấm dại 5. CHĂM SÓC VÀ TƯỚI ĐÓN NẤM :          Sau đốt mô, do phải tưới nước để dập lửa, nên phơi mô khoảng hai đến ba nắng cho khô bề mặt (tránh mốc hoặc nhiễm tạp) và tiếp theo là làm áo mô . Rơm phủ tốt nhất nên làm hai lớp: lớp mỏng chủ yếu là rơm vụn, lót (đệm) ở trong; lớp dày, rơm tốt hơn, để che chở ngoài. Vào mùa lạnh hay mùa mưa, người ta còn dùng nylon để đậy thêm lên lớp lót .             - Trong giai đoạn nuôi ủ tơ, vấn đề giữ ấm cho mô nấm rất quan trọng. Do đó, cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ.Nhiệt độ trong mô luôn phải giữ trên 35oC, nếu xuống thấp, có thể mô bị thiếu ẩm (nước) hoặc thời tiết lạnh. - Trong thời gian ủ tơ, hạn chế tưới nước, vì nấm dại dễ phát triển, ảnh hưởng đến nấm trồng. Nhưng vào những tháng nắng gắt, mô nấm bị mất nhiều nước hoặc nhiệt độ trong mô tăng cao, nên tưới nước nền đất xung quanh mô, để hạ nhiệt và bổ sung độ ẩm cho mô.               Tóm lại, chăm sóc nấm cần lưu ý một số điểm sau:       - Ở giai đoạn nuôi ủ tơ (ươm sợi): không nên tưới nhiều nước và giữ ấm mô.       - Ở giai đoạn tưới đón nấm : tăng độ ẩm (nhưng không làm mô úng nước, tơ nấm dễ chết  vì ngộp); thông khí cho nấm hô hấp; chiếu sáng để tai nấm phát triển bình thường.      phương pháp trồng nấm rơm theo sơ đồ sau đây V.PHƯƠNG PHÁP NUÔI TRỒNG NẤM RƠM TRONG NHÀ : Muốn nuôi trồng thành công nấm rơm trong nhà cần ba yếu tố sau:             a/ Nguyên liệu: bao gồm loại nguyên liệu, cách chế biến và phương pháp nuôi trồng (khối, khay, vĩ...)             b/ Kỹ thuật : chăm sóc, phòng bệnh             c/ Nhà trồng : cấu trúc, trang bị…             1. Sử Dụng Rơm Rạ Rơm rạ sau khi làm ẩm và ủ đống như trên, vắt ráo. Cho vào khuôn gỗ kích thước (20x20x15) cm nén chặt. Khối rơm nén xong được lấy ra, gói bằng các tấm nhựa (nylon) và dây buộc chặt. Các gói rơm có thể hấp khử trùng bằng hơi nước 950C trong 4 giờ hoặc không. Meo nấm rơm được bẻ vụn và cấy vào 2 đầu của gói           Khuôn và gói rơm trồng nấm rơm   Các gói rơm được xếp chồng lên nhau để giữ ấm cho tơ nấm ăn lan. a. Xếp khối rơm trong nhà trồng                b. Thu hái nấm rơm trồng trong nhà      - Điểm yếu của phương pháp này là nguyên liệu và phương pháp thanh trùng - Với rơm rạ, người trồng khó trồng nấm rơm lâu dài trong cùng nhà trồng, thì dễ bị tạp nhiễm. Cùng với phương pháp thanh trùng này sẽ dễ thu hút nguồn nhiễm nấm dại, vi trùng. Nguyên liệu (cơ chất trồng nấm), sau khi khử trùng, sẽ nhanh chóng bị nhiễm mốc. VI. Kỹ Thuật Làm Meo Giống Nấm Rơm: Kĩ thuật bao gồm: 3 giai đoạn. 1/ Meo giống cấp 1: Giai đoạn đầu tiên a/ Môi trường cấp 1: Môi trường căn bản thường dùng nhất là P.D.A gồm khoai tây 300g, Glucose 20g, Agar 20g, Nước cất sạch cho đủ 1 lít. Khoai tây rửa sạch cắt khối vuông nhỏ 1 cm3 nấu chín lọc xác lấy nước, cho Agar vào nước khoai tây nấu và khuấy cho tan đều, thêm glucose vào và bổ sung nước cho đủ 1 lít. Sau khi kiểm tra pH xong cho vào ống nghiệm. Để nguội, làm nút bông quấn giấy bao nút lại. Hấp khử trùng ở áp suất 0,8 – 1 atm trong 1 giờ. b/ Phân lập giống nấm: Giống thuần có thể thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ bào tử hoặc từ mô thịt nấm. Nấm rơm: Chọn tai nấm ở dạng hình trứng, gọt sạch gốc,lau nấm và tay người cấy bằng Alcool, khử trùng dao cấy, xẻ đôi tay nấm, dùng dao cắt 1 miếng ở phần thân gần mũ nấm cho vào ống nghiệm tiến hành ở điều kiện vô trùng với đèn cồn. c/ Ủ tơ: ủ tơ nơi ấm, 4-5 ngày đầy ống nghiệm; tơ nấm thuần phát triển, đầy ống thì nhân nhiều ra bằng cách cấy truyền. Không được cấy truyền giống quá 3 lần. 2/ Meo giống cấp 2: Thường gọi là meo bó là dạng giống chuyển tiếp sang meo thành phẩm cấp 3. Mục đích của meo bó: cây meo bó dài được đặt thẳng trong bịch meo cấp cấp III giúp meo phát triển đồng đều, sợi meo trong bịch có cùng tuổi. a/ Nguyên liệu: Chọn rơm lúa mùa có cọng dài, thích hợp để tơ phát triển, tuốt bỏ bớt lá, cắt khúc khoảng 12cm, lấy 8-10 cọng dùng dây nylon tước nhỏ cột quấn chung quanh thành 1 bó nhỏ. Hoặc thân cây mì: Lựa thân cây mì già róc hết vỏ xanh, chặt khúc khoảng 12cm chẻ thành thanh nhỏ, róc bỏ ruột, phơi nắng cho thật khô. Bảo quản 1 thời gian ngắn không để lâu quá dễ bị mọt. Hoặc có thể dùng lúa. b/ Môi trường: 1kg rơm bó (thân mì) (lúa) ngâm trong nước vôi 1%, bột bắp 150g và cám 50g nấu đặc trộn vào rơm bó (thân mì) (lúa). c/ Ấp khử trùng: 1,5 atm/giờ. d/ Cấy meo: Từ ống nghiệm meo cấp I, dùng dao cấy cắt 1 phần thạch có meo chuyển vào chai meo bó trong điều kiện vô trùng. e/ Ủ meo: 15-25 ngày to 30-35oC f/ Chọn giống: Chọn chai phát triển nhanh không bịch; loại bỏ chai xấu, bịch. Tơ nấm trên môi trường cấp 1 3/ Meo giống cấp 3 a/ Bao bì: Để làm meo dùng chai thủy tinh trong suốt hay bao túi PP kích thước nhỏ, chịu được to và áp xuất cao. Để làm bịch tưới trồng dùng túi P.E kích thước 22x 36cm. b/ Nguyên liệu: dùng 1 trong số các nguyên liệu rơm, rạ, trấu, mạt cưa, cùi bắp. Bắp, cám, tốt , mới ,khô, không ẩm, không mốc. c/ Môi trường: Rơm, rạ 1kg, cám 50g, bắp 150g, nước vôi 1%. Rơm rạ cắt ngắn 2-3cm phơi thật khô, trước khi làm meo ngâm nước vôi 1%, khoảng 2 giờ vớt ra để ráo nước đến khi đủ độ ẩm. Bắp,cám trộn nước vôi đủ độ ẩm trước khoảng 2 giờ. Trộn đều các nguyên liệu, dậm đạp cho mềm, xong cho vào chai hay bịch. d/ Khử trùng: Hấp khử trùng chai meo và meo bịch PP ở 1,5 atm/1 giờ. Hấp khử trùng bịch trồng PE 90 – 100 oC trong 4 – 6 giờ. e/Cấy meo: Trong điều kiện vô trùng, lấy 1 cây meo bó cho vào bịch môi trường hay chai môi trường đã hấp. f/Ủ meo: Nấm rơm, 30 – 350C, 6 ngày đầy và sử dụng 6 – 10 ngày. g/Chọn meo: Chăm sóc meo thường xuyên để loại bỏ meo nhiễm ngay. Tơ nấm trên môi trường cấp 2 Tơ nấm trên môi trường cấp 3 IV. BỆNH TRONG TRỒNG NẤM RƠM :       1. Bệnh sinh lý : Nấm rơm là loài nấm rất nhạy cảm với môi trường, bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, nước tưới, dưỡng khí (oxy) và thán khí(carbonic)...         - Nhiệt độ: ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng (ra tơ) và phát triển (ra quả thể) của nấm rơm (bảng 3). Do đó, giống nấm rơm (tơ nấm) để bảo quản trong tủ lạnh (12-150C) trong 48 giờ, đem cấy chuyền không khả năng mọc lại như các giống nấm khác.Trong lúc nấm kết nụ hoặc quả thể đang hình thành, nhiệt độ thay đổi đột ngột (lên hoặc xuống), nấm sẽ chết hàng loạt.                - Ánh Sáng : đối với nấm rơm, ánh sáng rất cần ở giai đoạn từ hình cầu sang hình trứng. Ở giai đoạn này, nếu thiếu ánh sáng quả thể sẽ có màu trắng hay màu xám. Vitamin E sẽ giảm hoàn toàn, Vitamin D không có, sắc tố melanin (sắc tố đen) không hình thành. Tuy nhiên, khi cường độ ánh sáng giữ liên tục từ 2500 lux trở lên trong 4 giờ, nấm chết 100%. - Nước tưới : chi phối toàn bộ hoạt động sống của nấm. Ngoài vấn đề dư nước hoặc thiếu nước, thì tính chất của từng loại nước rất quan trọng (nước phèn, nước mặn, nước nhiễm bẩn về vi sinh hoặc hoá học...).    2. Bệnh nhiễm  :           Trong quá trình nuôi ủ, mô nấm thường bị nhiễm tạp bởi nấm mốc và nấm dại.         Nấm mốc có mốc xanh (Verticillium fungicola), mốc cam (Neurospora spp.), mốc thạch cao (Scopulariopsis fimicola), nấm trứng cá (Sclerotium rolfsii)... Mức độ nhiễm nhẹ: phơi khô mặt mô (một nắng), dùng nước vôi 0,5- 1% tưới lên vết bệnh. Trường hợp bệnh thạch cao, có thể xử lý bằng vôi bột CaO, thuốc tím (KMnO4) hoặc acid acetic 40%. Mức độ nặng: sử dụng các thuốc diệt mốc, như Bennomyl (Benlate-C) 0,1%, Zineb (Tritofboral) 7% hoặc Validacin 3% (cho bệnh trứng cá)...          Ngoài ra, nấm còn bị một số loài côn trùng, như: ruồi, mạt gà, bọ nhảy, cuốn chiếu, kiến, gián, tuyến trùng... tấn công. Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa là xử lý nền đất trước khi trồng, như tưới nước, xới nhẹ, rắc vôi bột, xịt thuốc diệt ruồi muỗi.... Phơi rơm (dùng làm áo mô) 2 – 3 nắng. Khi tưới đón nấm, rắc vôi hoặc tro xung quanh mô (nếu trồng dưới đất).            Bệnh xảy ra thường giảm năng suất và gây thất thu cho người trồng. Do đó, càng hạn chế bệnh được tốt, thì người trồng càng thu lợi cao. Muốn vậy cần có biện pháp phòng trừ tổng hợp. Các biện pháp phòng ngừa trong nuôi trồng nấm rơm Xử lý kỹ nền đất : - Phơi nắng, tưới nước, xới, rắc thuốc... - Định kỳ phải thay đổi nền đất, để cắt nguồn bệnh Xử lý nguyên liệu : - Tránh sử dụng nguyên liệu mốc, hẩm... - Đảm bảo độ ẩm, pH thích hợp. Xử lý áo mô - Chọn rơm khô, sạch - Phơi hai đến ba nắng, trước khi sử dụng đậy mô nấm Giữ ấm mô : - Luôn giữ mô ở nhiệt độ 32 - 35oC - Trời lạnh phủ thêm áo mô, trời nắng lấy bớt. Phòng bệnh : - Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh - Diệt ngay nguồn bệnh để tránh lây lan - Dọn vệ sinh và xịt thuốc sau mỗi đợt trồng VII.LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG NẤM RƠM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG : - Giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường do đốt, ủ rơm rạ sinh ra khí CO2 , CH4… - Trồng nấm rơm lãi khá cao, theo tính toán, sử dụng 1 tấn rơm rạ (tương đương với 1/2 ha làm lúa thải ra) cho sản phẩm từ 80-100 kg nấm thương phẩm. - Trồng nấm rơm xong ta có thể tận dụng phụ phẩm của nó để làm phân hữu cơ - Phân hữu cơ từ phế thải trồng nấm được sử dụng để trồng hoa màu và cây ăn trái . Tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm nấm rơm : VIII. KẾT LUẬN : Qua bài báo cáo này ta thấy nấm rơm có những lợi ích rất lớn trong đời sống của chúng ta.có thể sử dụng nấm rơm thay cho thịt cá trong mỗi bửa ăn hay cũng có thể kết hợp nó với thịt cá để chế biến thức ăn.Nói tóm lại nấm rơm rất có lợi cho đời sống của chúng ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnam_rom_copy_5255.ppt
Tài liệu liên quan