Bài giảng Ôn tập các số đếm đến 100

- Yêu cầu : điền các số còn thiếu vào các ô trống sao cho tổng 3 ô liên tiếp

 bằng 100 .

- Cách chơi : chia lớpthành 4 đội . Đội nào nghĩ ra trước , điền đúng là đội thắng cuộc

doc124 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập các số đếm đến 100, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thấp hơn An : 5 cm Bình cao : ... cm ? Bài giải Bình cao là : 95 – 5 = 90 ( cm ) Đáp số : 90 cm . Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định đề toán và tự giải . - Bài toán thuộc dạng bài toán về ít hơn . Tóm tắt Gái : 15 học sinh Trai ít hơn gái : 3 học sinh Trai : ... học sinh ? Bài giải Số học sinh trai lớp 2 A có là : 15 – 3 = 12 ( học sinh ) Đáp số : 12 học sinh . Củng cố , dặn dò : - GV hỏi lại Hs về cách vẽ sơ đồ, cách giải các bài toán đã học . - Hỏi : trong các bài toán đã học ta biết số bé hay số lơn ? ( Biết số lớn ) - Ngoài ra còn biết gì nữa ? ( biết phần hơn ) - Kết lluận : Số bé = Số lớn – phần hơn . - Nếu còn thời gian có thể giới thiệu : Số lớn = số bé + phần hơn . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 31 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 LUYỆN TẬP MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về : Giải bài toán có lời văn dạng ít hơn và nhiều hơn . Điểm ở trong và ở ngoài một hình . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Hình vẽ bài tập 1 . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ : - Phát cho mỗi HS 1 phiếu kiểm tra như sau : Ghi Đ trước cách giải đúng, ghi S trước cách giải sai . Bài 1 : Tóm tắt Hà có : 17 tem thư . Ngọc ít hơn Hà : 5 tem thư . Ngọc có : ... tem thư ? . Bài giải Số tem thư bạn Ngọc có là : 17 – 5 = 12 ( tem thư ) . Đáp số : 12 tem thư . Bài 2 : Tóm tắt 13 con Gà 4 con Vịt ? con Bài giải Số con vịt có là : 13 – 4 = 9 ( con ) Đáp số : 9 con - Sau 3 phút, yêu cầu HS thông báo kết quả, 2 bạn ngồi cạnh nhau kiểm tra bài của nhau. Yêu cầu sửa lại bài sai cho đúng . 2. Luyện tập : Bài 1 : - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp và làm bài vào Vở bài tập . - Gọi HS đọc chữa bài . - Hỏi : Tại sao em biết trong hình vuông có nhiều hơn trong hình tròn 2 ngôi sao . - Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu phần b . - Tại sao con vẽ thêm 2 ngôi sao ? - Yêu cầu HS lên bảng chỉ phía trong, phía ngoài của hình tròn, hình vuông . - Lưu ý : có thể mở rộng bài toán băng cách yêu cầu HS xoá đi một số ngôi sao ở hình vuông để số sao 2 hình bằng nhau . - HS làm bài . - Trong hình tròn có 5 ngôi sao. Trong hình vuông có 7 ngôi sao. Trong hình vuông có nhiều hơn trong hình tròn 2 ngôi sao. Trong hình tròn có ít hơn trong hình vuông 2 ngôi sao . - Vì 7 – 5 = 2 . - HS lên bảng, vẽ vào hình tròn trên bảng 2 ngôi sao . - Vì 5 + 2 = 7 . Bài 2 : - Gọi HS đọc đề toán dựa vào tóm tắt . - ‘Kém hơn ’ nghĩa là thế nào ? . - Bài toán thuộc dạng gì ? - Yêu cầu HS giải bài toán vào Vở bài tập . - Gọi 3 HS đọc chữa bài. Nhận xét. cho điểm. - Anh 16 tuổi. Tuổi em kém tuổi anh 5 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi ? - ‘Kém hơn ’ nghĩa là ‘ít hơn ’ . - Bài toán về ít hơn . Bài giải Tuổi của em là : 16 – 5 = 11 ( tuổi ) Đáp số : 11 tuổi Bài 3 : - Tiến hành tương tự như bài 4 . - Hỏi : Bài toán cho biết anh hơn em mấy tuổi ? - Vậy tuổi em kém tuổi anh mấy tuổi ? - Kết luận : Bài 2, bài 3 là 2 bài toán ngược nhau . - Bài toán thuộc dạng nhiều hơn . - Anh hơn em 5 tuổi . - Em kém anh 5 tuổi . Bài giải Tuổi của anh là : 11 + 5 = 16 ( tuổi ) Đáp số : 16 tuổi Bài 4 : - Tiến hành tương tự như bài 2 . Tóm tắt : Toà nhà thứ nhất : 16 tầng Toà nhà thứ hai ít hơn toà nhà thứ nhất : 4 tầng Toà nhà thứ hai : ... tầng ? - Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn . Bài giải Số tầng toà nhà thứ hai có là : 16 – 4 = 12 ( Tầng ) Đáp số : 12 tầng 2.3 Củng cố , dặn dò : Trò chơi thi lập đề toán với cặp số 17 và 2 . Cách chơi : Xem tiết 25 . Một số đề toán : 1. Ngọc có 17 tem thư. Hà có ít hơn Ngọc 2 tem thư. Hỏi Hà có bao nhiêu tem thư ? . 2. Ngọc có 17 tem thư. Ngọc có ít hơn Hà 2 tem thư. Hỏi Hà có bao nhiêu tem thư ? . 3. Ngọc có 17 tem thư. Ngọc cho Hà 2 tem thư. Hỏi Ngọc còn lại bao nhiêu tem thư ? . 4. Ngọc có 17 tem thư. Hà cho Ngọc thêm 2 tem thư. Hỏi Ngọc có tất cả bao nhiêu tem thư ? . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 32 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 KILÔGAM MỤC TIÊU : Giúp HS : Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn . Làm quen với cái cân, quả cân, cách cân . Nhận biết được đơn vị đo khối lượng kilôgam, tên gọi và ký hiệu ( kg ) . Biết làm phép tính cộng, trừ số đo khối lượng có đơn vị là kg . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 1 chiếc cân đĩa . Các quả cân : 1 kg; 2 kg; 5 kg . Một số đồ vật dùng để cân : túi gạo 1 kg, cặp sách ... CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với đơn vị đo khối lượng kilôgam. Đơn vị này cho chúng ta biết độ nặng, nhẹ của một vật nào đó ... Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn : - Đưa ra 1 quả cân ( 1 kg ) và một quyển vở. Yêu cầu HS dùng một tay lần lượt nhấc 2 vật lên và trả lời vật nào nhẹ hơn, nặng hơn . - Cho HS làm tương tự với 3 cặp đồ vật khác nhau và nhận xét “ vật nặng – vật nhẹ ” - Kết luận : Muốn biết vật nặng nhẹ thế nào ta cần phải cân vật đó . - Quả cân nặng hơn quyển vở . - Thực hành ước lượng khối lượng . 2.2 Giói thiệu cái cân và quả cân : - Cho HS xem chiếc cân đĩa. Nhận xét về hình dạng của cân . - Giới thiệu : Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là kilôgam. Kilôgam được viết tắt là kg . - Viết lên bảng : Kilôgam – kg . - Yêu cầu HS đọc . - Cho HS xem các quả cân1 kg, 2 kg, 5 kg à đọc số đo ghi trên quả cân . - Cân có 2 đĩa, giữa 2 đĩa có vạch thăng bằng, kim thăng bằng . - Kilôgam 2.3 Giới thiệu cách cân và thực hành cân : - Giới thiệu cách cân thông qua cân 1 bao gạo - Đặt 1 bao gạo ( 1 kg) lên một đĩa cân, phía bên kia là quả cân 1 kg ( vừa nói vừa làm ). - Nhận xét cho cô vị trí của kim thăng bằng. - Vị trí 2 đĩa cân như thế nào ? - Kết luận : Khi đó ta nói túi gạo nặng 1 kg - Xúc một ít gạo từ trong bao ra và yêu cầu nhận xét về vị trí kim thăng bằng, vị trí 2 đĩa cân. - Kết luận : túi gạo nhẹ hơn 1 kg . - Đổ thêm vào bao gạo một ít gạo ( bao gạo nặng hơn 1 kg ) tiếp tục hướng dẫn HS nhận xét đề rút ra kết luận : Bao gạo nặng hơn 1 kg . - Quan sát . - Kim chỉ đúng giữa ( đúng vạch thăng bằng ) . - Hai đĩa cân ngang bằng nhau . - Yêu cầu HS nhắc lại . - Kim thăn bằng lệch về phía quả cân. Đĩa cân có túi cao hơn so với đĩa cân có quả cân . - HS nhắc lại kết quả cân . 2.4 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài . - 5 kg ; ba kilôgam . Bài 2 : - Viết lên bảng : 1 kg + 2 kg = 3 kg . - Hỏi tại sao 1 kg cộng 2 kg lại bằng 3 kg ? - Nêu cách cộng số đo khối lượng có đơn vị kilôgam . - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập . - Vì 1 cộng 2 bằng 3 . - Lấy số đo cộng với số đo, sau đó viết kết quả và viết kí hiệu của tên đơn vị vào sau kết quả . - HS làm bài . 1HS đọc chữa bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau . Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc đề bài . - Bài toán cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Muốn biết cả hai bao nặng bao nhiêu kilôgam ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS giải bài tập vào Vở bài tập. 1 HS làm bài trên bảng lớp. Sau đó nhận xét và cho điểm HS . - Yêu cầu HS kiểm tra lại số đã ước lượng. - Đọc đề bài . - Bao to nặng 25 kg, bao bé nặng 10 kg . - Cả hai bao nặng bao nhiêu kilôgam - Thực hiện phép tính 25kg + 10kg . Tóm tắt Bao to : 25 kg Bao bé : 10 kg Cả hai bao : ... kg ? Bài giải Cả hai bao nặng là : 25 + 10 = 35 ( kg ) Đáp số : 35 kg 2.5 Củng cố , dặn dò : - Hỏi HS về cách viết tắt đơn vị đo khối lượng kilôgam. - Cho HS đọc số đo của một số quả cân - Quan sát cân, nhận xét độ nặng, nhẹ của vật . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 33 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 LUYỆN TẬP MỤC TIÊU : Giúp HS : Làm quen với cân đồng hồ . Thực hành với cân đồng hồ . Giải bài toán có kèm theo số đo khối lượng có đơn vị là kilôgam . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Một chiếc cân đồng hồ . 1 túi gạo, đường, chồng sách vở . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : + Kể tên đơn vị đo khối lượng vừa học . + Nêu cách viết tắt của kilôgam . + GV đọc, HS viết các số đo : 1 kg, 9 kg, 10 kg . + GV viết 3 kg, 20 kg, 35 kg, HS đọc : ba kilôgam, hai mươi kilôgam, ba lăm kilôgam . Dạy học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với 1 loại cân khác là cân đồng hồ . Đồng thời, sẽ giải một số bài toán liên quan đến số đo khối lượng có đơn vị là kilôgam . 2.2 Luyện tập : Bài 1 : Giới thiệu cân đồng hồ - Cho HS xem chiếc cân đồng hồ . - Hỏi : cân có mấy đĩa cân . - Nêu : Cân đồng hồ chỉ có 1 đĩa cân. Khi cân, chúng ta đặt vật cần cân lên đĩa này. Phía dưới đĩa cân có mặt đồng hồ boa số đo của vật cần cân. Mặt đồng hồ có một chiếc kim quay được và trên đó ghi các số tương ứng với các vạch chia. Khi đĩa cân chưa có vật gì kim chỉ số 0 ( Bài 1 ) . - Cách cân : Đặt vật cần cân lên trên đĩa cân, khi đó kim sẽ quay. Kim dừng lại tại vạch nào thì số tương ứng với vạch ấy cho biết vật đặt trên đĩa cân nặng bấy nhiêu kg . - Có 1 đĩa cân . Thực hành cân - Gọi 3 HS lần lượt lên bảng, thực hành . - Sau mỗi lần HS cân, GV cho cả lớp đọc số chỉ trên mặt đồng hồ . - HS 1 cân 1 túi gạo 2 kg . - HS 2 cân 1 túi đường 1 kg . - HS 3 cân chồng sách vở 3 kg . Bài 2 : - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận và làm bài . - Gọi 1 HS đọc kết quả . - Tại sao nói “ Quả cam nặng hơn 1 kg ” là sai ? - Hỏi tương tự với các câu khác . - Làm bài . - Đọc chữa bài. HS khác nhận xét . - Vì kim nghiêng về phía quả cân, đĩa cân có quả cân thấp hơn nên quả cam nhẹ hơn 1kg chứ không nặng hơn 1 kg . Bài 3 : - Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả . - Có thể yêu cầu HS nhắc lại cách cộng, trừ số đo khối lượng . - 3 kg + 6 kg – 4 kg = 5 kg, 15 kg – 10 kg + 7 kg = 12 kg 8 kg – 4 kg + 9 kg = 13 kg 16 kg + 2 kg – 5 kg = 13 kg Bài 4 : - Gọi 1 HS đọc đề toán. Đặt câu hỏi yêu cầu HS phân tích rồi yêu cầu các em tự giải . Tóm tắt : Gạo Tẻ và Nếp : 26 kg gạo Gạo Tẻ : 16 kg gạo Gạo Nếp : ... kg gạo ? Bài giải Số kilôgam gạo nếp mẹ mua là : 26 – 16 = 10 ( kg ) Đáp số : 10 kg Bài 5 : Gọi HS đọc đề. Xác định dạng bài toán sau đó yêu cầu các em tự tóm tắt và làm . Tóm tắt : Gà : 2 kg Ngỗng nặng hơn gà : 3 kg Ngỗng nặng : ... kg ? Bài giải Ngỗng cân nặng số kilôgam là : 2 + 3 = 5 ( kg ) Đáp số : 5 kg 2.3 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng cân đồng hồ, cách thực hiện phép tính cộng trừ với đơn vị đo khối lượng . - Nhận xét tiết học . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 Tiết 34 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ 6 + 5 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng dạng 6 + 5 . Tự lập và học thuộc bảng các công thức 6 cộng với một số . Củng cố về điểm ở trong và ngoài hình; so sánh số . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính, bảng gài . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Giới thiệu bài : GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng. Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu phép cộng 6 + 5 : Bước 1 : Giới thiệu - Nêu bài toán : Có 6 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ? - Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì ? Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả . - 6 que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính ? - Yêu cầu HS nêu cách làm . Bước 3 : Đặt tính và hiện phép tính - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính . - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính - Kết luận về cách thực hiện phép cộng 6+5 - Nghe và phân tích đề toán . - Phép cộng 6 + 5 . - Thao tác trên que tính - Là 11 que tính . - Trả lời . 6 5 11 + - Đặt tính : - Trả lời . 2.2 Bảng công thức 6 cộng với một số : - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép tính sau đó điền vào bảng . - Xoá dần bảng các công thức cho HS học thuộc lòng . - Thao tác trên que tính, ghi kết quả tìm được của từng phép tính . - Học thuộc lòng bảng các công thức 6 cộng với một số . 2.3 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài . - HS tự làm bài. Sau đó, 2 em ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau Bài 2 : - Gọi 2 HS lên bảng làm bài, các HS làm bài vào Vở bài tập - Hỏi HS về cách đặt tính và thực hiện phép tính : 6 + 4 ; 7 + 6. - Làm bài . - Trả lời (cách nêu tương tự như với phép tính 6 + 5). Bài 3 : - Hỏi : bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Viết lên bảng : 6 + = 11 Hỏi : số nào có thể điền vào ô trống , vì sao ? - Yêu cầu HS làm tiếp bài tập . - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn sau đó cho điểm HS. - Điền số thích hợp vào ô trống . - Điền 5 vào ô trống, vì 6 + 5 = 11 . - HS làm bài .1 em làm trên bảng lớp - Nhận xét: bài bạn làm đúng /sai Bài 4 : - Vẽ lên bảng 1 vòng tròn và yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ phía bên trongvà phía bên ngoài hình tròn . - Chấm điểm theo nội dung sách - Hỏi: Có bao nhiêu điểm ở phía trong hình tròn ? Tương tự , yêu cầu HS đếm số điểm bên ngoài và yêu cầu thực hiện phép tính 6 + 9 để tìm tổng số điểm . - Theo dõi và xác định phía bên trong và phía bên ngoài của hình tròn. - Có 6 điểm . HS trả lời và chỉ vào các điểm phía trong hình tròn, trên bảng lớp. . -Có 9 điểm ở ngoài hình tròn. Vậy có tất cả 9 + 6 = 15 điểm . Bài 5 - Yêu cầu HS tự làm bài . Yêu cầu HS giải thích vì sao không cần làm phép tính cũng biết 7 + 6 = 6 + 7 ; 8 + 8 > 7 + 8 - Yêu cầu HS nhẩm to kết quả của 6 + 9 - 5 (hoặc 8 + 6 - 10 ) Làm bài cá nhân : 7 + 6 = 6 + 7 6 + 9 – 5 < 11 8 + 8 > 7 + 8 8 + 6 – 10 > 3 - HS 1: Vì khi thay đổi vị trí các số hạng của tổng thì tổng đó không đổi nên 7 + 6 = 6 + 7 . - HS 2: vì 8 = 8 : 8 > 7 nên 8 + 8> 8 + 7 - 6 cộng 9 bằng 15, 15 trừ 5 bằng 10 , 10 bé hơn 11 2.4 Củng cố , dặn dò : - Dặn dò HS về nhà học thuộc bảng các công thức 6 cộng với một số . - Nhận xét tiết học . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 35 Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 26 + 5 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết đạt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 26 + 5 . Áp dụng kiến thức về phép cộng trên để giải các bài toán có liên quan . Cũng cố cách giải bài toán về nhiều hơn . Đo độ dài đoạn thẳng cho trước . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính . Nội dung bài toán 2, 4 cho trước . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : + HS 1 : đọc thuộc lòng bảng các công thức 6 cộng với 1 số . + HS 2 tính nhẩm : 6 + 5 + 3; 6 + 9 +2 ; 6 + 7 + 4 . - Nhận xét và cho điểm HS . Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng . 2.2 Phép cộng 26 + 5 : Bước 1 : Giới thiệu -Nêu bài toán : Có 26 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? - Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? Bước 2 : Đi tìm kết quả : - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả ( đếm ) . Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính. Các HS khác làm vào nháp . - Hỏi : Em đã đặt tính như thế nào ? - Em thực hiện phép tính như thế nào ? - Yêu cầu HS nhắc lại . - Nghe và phân tích đề toán . - Thực hiện phép cộng 26+ 5 . - Thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 31 que tính . 26 5 31 + - Đặt tính : - Viết 26 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 6.Viết dấu + và kẻ vạch ngang. - Thực hiện phép tính từ phải sang trái : 6 cộng 5 bằng 11, viết 1, nhớ 1. 2 thêm 1 là 3. Vậy 26 cộng 5 bằng 31. 2.3 Luyện tập – Thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài , 3 HS lên bảng làm bài . - Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng . - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 16 + 4; 56 + 8; 18 + 9 . - Nhận xét và cho điểm HS . - Làm bài cá nhân . - Nhận xét bạn về đặt tính, thực hiện phép tính . - 3 HS lần lượt trả lời . Bài 2 : - Hướng dẫn : Trong bài này chúng ta phải thực hiện liên tiếp các phép cộng . - Gọi 1 HS đọc chữa (có nhẩm các kết quả ). - Yêu cầu HS khác nhận xét. GV chính xác lại các kết quả . - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài làm . - Làm bài vào Vở bài tập . - Chữa : 10 cộng 6 bằng 16, 16 cộng 6 bằng 22, 22 cộng 6 bằng 28, 28 cộng 6 bằng 34 . - Nhận xét bài bạn . - HS cả lớp đọc bài ( giống như trên). Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Bài toán thuộc dạng nào ? - Yêu cầu HS tự tóm tắt ( bằng lời hoặc sơ đồ ) rồi giải . - Nhận xét và cho điểm HS . - Nhận xét và cho điểm HS . - Đọc đề bài . - Bài toán về nhiều hơn . - Ghi tóm tắt và trình bày bài giải . Tóm tắt 16 điểm mười Tháng trước 5 Tháng này ? điểm mười Bài giải Tháng này tổ em đạt được : 16 + 5 = 21 ( điểm mười ) Đáp số : 21 điểm mười . Bài 4 : - Vẽ hình lên bảng . - Yêu cầu HS sử dụng thước để đo . - Hỏi : khi đã đo được độ dài AB và BC, không cần thực hiện phép đo có biết AC dài bao nhiêu không ? Làm thế nào để biết ? - Nhận xét và cho điểm HS . - HS đo và báo cáo kết quả : Đoạn thẳng AB dài 6 cm; BC dài 5 cm; AC dài .... - Không cần đo. Vì độ dài AC bằng độ dài AB cộng độ dài BC và bằng 6 cm + 5 cm = 11 cm . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 26 + 5 . - Nhận xét tiết học, biểu dương các học sinh học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý . - Dặn dò HS về nhà luyện thêm về phép tính 26 + 5 . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 Tiết 36 36 + 15 MỤC TIÊU : Giúp HS : Biết đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 36 + 15 . Áp dụng phép cộng để tính tổng các số hạng đã biết; giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng . Làm quen với bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Que tính, bảng gài . Hình vẽ bài tập 3 . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : + HS 1 : Đặt tính và tính : 46 + 4; 36 + 7; 48 + 6 . Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 46 + 4 . + HS 2 : Tính nhẩm : 36 + 5 + 4; 96 + 7 + 2; 58 + 6 + 3. - Nhận xét và cho điểm HS . Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng . 2.2 Giới thiệu phép cộng 36 + 15 : Bước 1 : Nêu bài toán - Có 36 que tính, thêm 15 que tính, hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ? - Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? Bước 2 : - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả . Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính Gọi 1 HS lên bảng đặt tính sau đó yêu cầu trình bày cách đặt tính và thực hiện phép tính . - Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó chính xác ( kết luận ) về cách đặt tính, thực hiện phép tính rồi yêu cầu HS khác nhắc lại . - Nghe và phân tích đề toán . - Thực hiện phép cộng 36 + 15 . 36 15 51 + Viết 36 rồi viết 15 dưới 36 sao cho 5 thẳng cột với 6, 1 thẳng cột với 3. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang . Thực hiện tính từ phải sang trái : 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1, 3 cộng 1 bằng 4, 4 thêm 1 bằng 5, viết 5 . 2.3 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 3 HS lên bảng làm bài . - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 26 + 38 và 36 + 47. - Nhận xét và cho điểm HS . - HS làm bài, nhận xét bài bạn, tự kiểm tra bài của mình . - 2 HS trả lời . Bài 2 : - Yêu cầu HS nêu đề bài . - Hỏi : Muốn tính tổng các số hạng đã biết ta làm gì ? - Gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu các HS khác làm bài vào Vở bài tập . - Nhận xét và cho điểm HS . - Đọc đề bài . - Thực hiện phép cộng các số hạng với nhau . - Làm bài, nhận xét bài của bạn, kiểm tra bài của mình . Bài 3 : - Treo hình vẽ lên bảng . - Hỏi : Bao gạo nặng bao nhiêu kilôgam ? - Bao ngô nặng bao nhiêu kg ? - Bài toán muốn chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS đọc đề bài hoàn chỉnh . - Yêu cầu HS giải và trình bày bài giải, 1 HS lên bảng làm bài . - Bao gạo nặng 46 kg . - Bao ngô nặng 27 kg . - Tính xem cả hai bao nặng bao nhiêu kg ? - Bao gạo nặng 46 kg, bao ngô nặng 27 kg. Hỏi cả 2 bao nặng bao nhiêu kilôgam ? - Làm bài, nhận xét bài bạn . Bài 4 : - Hướng dẫn HS : nhẩm kết quả của từng phép tính và trả lời . - Các phép tính có kết quả bằng 45 là 40 + 5; 18 + 27; 36 + 9 . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 36 + 15 . - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS về nhà luyện tập phép cộng có dạng 36 + 15 . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ………ngày………..tháng……….năm 2006 Tiết 37 LUYỆN TẬP MỤC TIÊU : Giúp HS cũng cố về : Phép cộng co

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTOAN HKI (P1).doc
Tài liệu liên quan