Bài giảng Quản lý nhà nước về đô thị và nông thôn

Đô thị là sản phẩm của văn minh xã hội, nó phản ánh một cách tổng hợp quá trình và trình độ phát triển của xã hội.

Sư hình thành và phát triển các điểm dân cư đô thị là do:

+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội

+ Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp

-Tóm lại, đô thị là các điểm dân cư tập trung với mật độ dân số cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo theo phong cách sống đô thị .

 

ppt64 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước về đô thị và nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QuẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN GVC.PHAN KẾ VÂN P. Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật HỌC ViỆN CT- HC KHU VỰC III QuẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ I- Khái quát về đô thị 1/ Khái niệm về đô thị - Đô thị là sản phẩm của văn minh xã hội, nó phản ánh một cách tổng hợp quá trình và trình độ phát triển của xã hội. Sư hình thành và phát triển các điểm dân cư đô thị là do: + Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội + Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp -Tóm lại, đô thị là các điểm dân cư tập trung với mật độ dân số cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo theo phong cách sống đô thị . Định nghĩa về đô thị ở các quốc gia có sự khác nhau, do có sự khác nhau về phát triển KT- XH, về mức độ phát triển của hệ thống đô thị và cơ cấu hành chính, chính trị của mỗi nước. Ở Việt Nam căn cứ vào Nghị định số 72/2001/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 5/10/2001 và Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/ 5 / 2009, các đô thị nước ta là các khu dân cư tập trung có đủ hai điều kiện sau: ( Tiếp) a/ Về cấp hành chính, đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập. b/ Về trình độ phát triển,phải đạt những tiêu chuẩn sau: + Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT – XH của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định( nhỏ nhất là một tiểu vùng trong huyện) + Quy mô dân số tối thiểu của nội thành, nội thị là 4000 ng. + Có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động nội thành, nội thị. (tiếp) + có cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư nội thành, nội thị tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn,quy chuẩn đối với từng loại đô thị. + Có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng đô thị, tối thiểu là 2000 người/km2 trở lên 2/ Phân loại đô thị Để có cơ sở quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, cần phải phân loại đô thị. Có nhiều cách phân loại đô thị ở nước ta cũng như trên thế giới, theo tiêu chí và tiêu chuẩn riêng rẽ hay theo cách tổng hợp a/ Phân loại theo tiêu chí riêng lẻ @ Phân loại theo quy mô dân số, đô thị được phân thành: ĐT nhỏ, ĐT trung bình, ĐT lớn, ĐT rất lớn Ở Việt Nam, theo Bộ xây dựng + Đô thị nhỏ: 4000 đến dưới 5 vạn dân + Đô thị trung bình : từ 5 vạn đế dưới 25 vạn + Đô thị lớn trên 25 vạn @- Phân loại theo chức năng hành chính - chính trị: + Thủ đô ( quốc gia hay liên bang). + Thủ đô bang ( nếu có cơ sở hành chính liên bang) + Tỉnh lỵ. + Huyện lỵ @- Phân loại theo cấp hành chính – chính trị + Thành phố trực thuộc Trung ương- ngang cấp tỉnh + Thành phố thuộc tỉnh, thị xã –ngang cấp huyện + Thị trấn – ngang cấp xã @- Phân loại theo tính chất sản xuất đô thị công nghiệp, đô thị văn hóa, đô thị du lịch… b/ Phân loại tổng hợp: Phân loại trên cơ sở tổng hợp nhiều tiêu chí để phục vụ cho quản lý nhà nước. Theo Nghị định 72/2001/NĐ-CP, ngày 5/10/2001 và Nghị định 42/2009/ NĐ-CP, ngày 7/5/2009 của Chính phủ cá đô thị được sauphân thành các loại Đối với các trường hợp đặc biệt tiêu chuẩn cho các loại đô thị 3-4-5 như sau: + Đối với các đô thị miền núi,vùng sâu, vùng xa và hải đảo thì các tiêu chuẩn cho từng loại đô thị có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải bằng 70% tiêu chuẩn quy định trên. + Đối với các đô thị có chức năng nghỉ mát, du lịch, điều dưỡng, các đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo thì tiêu chuẩn quy mô dân số thường trú có thể bằng 70% trở lên so với quy định; các đô thị nghỉ mát, du lịch và điều dưỡng mật độ dân số có thể bằng 50% trở lên so với quy định. - Hiện nay cả nước có 754 đô thị, theo tiêu chuẩn hiện hành được phân thành: + Đô thị đặc biệt ( 2 Tp ): Hà Nội & TPHCM. + Đô thị loại I( 9 Tp): Hải Phòng,Vinh, Huế, Đà Nẵng,Quy Nhơn, Nha Trang, Buôn Mê Thuột,Đà Lạt, Cần Thơ. + Đô thị loại II( 12Tp):Biên Hòa, Nam Định, Hạ Long, Vũng Tàu,Thái Nguyên, Việt Trì,Hải Dương, Thanh Hóa, Mỹ Tho, Long xuyên, Pleiku, Phan Thiết. + Đô thị loại III (39 Tp, thị xã) + Đô thị loại IV: Các thị xã còn lại và một vài thị trấn lớn + Đô thị loại V : các thị trấn - Vùng ngoại đô Mỗi đô thị ( trừ thị trấn ) đều có vùng ngoại đô là phần đất đai của đô thị bao quanh nội đô và nằm trong giới hạn hành chính của đô thị. Vùng ngoại đô được xác định theo quy hoạch chung và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đáp ứng 4 yêu cầu sau: + Dự trữ một phần đất đai khi cần mở rộng đô thị. + Sản một phần lương thực, thực phẩm, rau xanh phục vụ kịp thời cho nội đô + Bố trí công trình kỹ thuật, đầu mối tập trung mà trong nội đô không bố trí được + Xây dựng mạng lưới cây xanh cân bằng hệ sinh thái bảo vệ tài nguyên môi trường. Theo Ngị định số 42/2009/ NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 7/5/2009 @- Đô thị loại đặc biệt là Tp trực thuộc TW có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc @- Đô thị loại I, loại II + Là Tp trực thuộc TW có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có đô thị trực thuộc + Là Tp thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành @- Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và cá xã ngoại thành, ngoại thị @ - Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và xã ngoại thị. @ - Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn 3/ Phân cấp quản lý đô thị Mục đích phân định rõ trách nhiệm quản lý về mặt hành chính cho các cấp từ TW đến địa phương. Trên cơ sở đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đô thị, chủ động đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật từ vốn tự có của địa phương… Quản lý đô thị Việt Nam được phân cấp như sau: - Cấp Trung ương: quản lý các đô thị trực thuộc Trung ương - Cấp tỉnh; quản lý các thành phố thuộc tỉnh và các thị xã, là các đô thị loại 2,2,4. - Cấp huyện: quản lý các thị trấn ,là các đô thị loại 4 Nguyên tắc chung là dựa vào phân loại đô thị để phân cấp quản lý đô thị II- ĐÔ THỊ HÓA 1/ Khái niêm về đô thị hóa Đô thị hóa là một quá trình phát triển( mang tính kinh tế-xã hội và lịch sử) về dân số đô thị, số lượng và quy mô của các đô thị cũng như điều kiện sống đô thị. -Đô thị hóa là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa dân số đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng, hay khu vực ( gọi là mức độ đô thị hóa). Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng giữa hai yếu tố đó theo thời gian (gọi là tốc độ đô thị hóa). 2/ Đô thị hóa trên thế giới Đô thị hóa phát triển trên cơ sở của công nghiệp hóa, của cách mạng KHKT, cuả dịch vụ, của nông nghiệp và của sự tiến bộ xã hội, trong đó công nghiệp hóa và KHKT là những cơ sở tiên quyết.Bởi vậy, sự phát triển của đô thị hóa diễn ra khác nhau về thời gian, tốc độ và quy mô giữa các nước trên thế giới, giữa các vùng, miền trong phạm vi một quốc gia. Trào lưu đô thị hóa bắt đầu ở phương Tây vào đầu thế kỷ XIX lan sang Mỹ vào cuối thế kỷ XIX và Châu Á là những năm 60- 70 của thế kỷ XX Sự phát triển của dân số đô thị thế giới so với tổng số dân nói chung( %) được tổng quan và dự báo như sau: Cùng với tăng dân số,quy mô dân số,số lượng đô thị cũng tăng lên Các nước phát triển, đô thị hóa tập trung phát triển về chất thì ở các nước đang phát triển lại tập trung phát triển về lượng. Hiện nay tỷ lệ đô thị hóa của một số nước phát triển và đang phát triển như sau: - Các nước phát triển: 75—80% - Các nước đang phat triển: 35 --- 40% 3/ Đô thị hóa ở Việt Nam Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam có thể phân chia thành các giai đoạn sau: a/ Thời kỳ phong kiến ( trước năm 1858) Đô thị thời kỳ này chủ yếu là các sở lỵ, trung tâm hành chính của vua chúa, quan lại, một số có thêm phần thương mại, dịch vụ hình thành ở nơi thuận lợi giao lưu, buôn bán, bố phòng. Đô thị phong kiến hình thành phát triển không trên cơ sở sản xuất. Đô thị không có được vai trò và địa vị kinh tế đối với nông thôn và xã hội nên đô thị kém phát triển, nhỏ bé đa số là phố huyện, phủ, lỵ. Sở, thành quách phát triển, phần “ thị” bị hạn chế. b/ Thời kỳ thuộc địa và kháng chiến chống pháp ( 1858 — 1954 Đô thị thời kỳ này chủ yếu vẫn là các trung tâm hành chính của thực dân, phong kiến, có phát triển thêm thương mại dịch vụ song cũng chỉ phục vụ cho thực dân phong kiến thống trị. Pháp có chú ý phát triển cơ sở hạ tầng ( giao thông, điện, ngân hàng, bưu điện…) để phục vụ khai thác, vận chuyển tài nguyên khoáng sản của nước ta về chính quốc - Thời thuộc pháp có 3 loại thành phố + Thành phố cấp I thành lập theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp, gồm 3Tp: Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng. + Thành phố cấp II, thành lập theo Nghị định của toàn quyền Đông Dương, gồm 2 Tp : Chợ Lớn,Đà Nẵng + Thành phố cấp III,thành lập theo Nghị định của toàn quyền Đông Dương, gồm 15 Tp c – Thời kỳ 1955 – 1975 là thời kỳ đặc biệt của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam - hai chế độ chính trị- xã hội 2 miền Nam- Bắc khác nhau + Miền Bắc đẩy mạnh công nghiệp hóa nên nhiều đô thị mới, khu công nghiệp được hình thành, đô thị được nâng cao vị thế chính trị- kinh tế- xã hội. Năm 1965 —1975 đô thị hóa có hướng chững lại + Miền Nam : Đô thị hóa mang tính giả tạo d/ Thời kỳ từ năm 1975 đến nay Sau một thời gian khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, nhiều đô thị mới hình thành, đô thị cũ được mở rộng cho đến nay nước ta có 754 đô thị các loại, chất lượng đô thị ngày một nâng cao và có sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. 3/ một số nhận xét chung về đô thị hóa của Việt Nam - So với thế giới, đô thị hóa ở Việt Nam phát triển muộn và tốc độ chậm hơn. Thống kê dưới đây về đô thị hóa Nhìn chung trong 10 năm trở lại đây các đô thị ở nước ta đang phát triển nhanh về số lượng, chất lượng và đảm nhiệm được vai trò trung tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chuyển giao công nghệ, thương mai – du lịch- dịch vụ, trung tâm phát triển vă hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo quốc phòng, an ninh… - Những hạn chế, yếu kém trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam + Cơ sở kinh tế - kỹ thuật, động lực phát triển đô thị còn yếu, tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn so với tỷ lệ tăng dân số đô thị; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động không có việc làm ở khu vực thành thị còn cao + Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị thiếu kế hoạch dẫn đến nguy cơ về an ninh lương thực quốc gia.Dự báo đến năm 2020, diện tích đô thị vào khoảng 460.000 ha, chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên cả nước. Mục tiêu đảm bảo 40 triệu tấn lương thực cho 100 triệu dân khó có thể đạt được. + Các đô thị phân bố chưa đồng đều tương xứng với các nguồn tài nguyên trên lãnh thổ quốc gia. 4/ Định hướng phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050 Ngày 7/4/2009, tại Quyết định số 445/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “ Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050” với mục tiêu chiến lược “ từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có mối quan hệ và vị trí xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong sự phát triển kinh tế , xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc” - Hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2050 cơ bản phát triển theo giai đoạn, phù hợp với các yêu cầu phát triển KH- XH của đất nước. Định hướng chung phát triển không gian đô thị cả nước theo hướng bảo đảm phát triển hợp lý các vùng đô thị hóa, giữa các miền Bắc - Trung – Nam, giữa phía Đông và phía Tây - Giai đoạn 2010 – 2015 ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị lớn, các khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia. - Từ 2016 – 2025 ưu tiên phát triển vùng đô thị hóa cơ bản, giảm thiểu sự phát triển phân tán, cục bộ theo địa phương để chuyển dần phát triển theo mạng lưới. Mức tăng trưởng dân số đô thị, năm 2015 dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người,tỷ lệ đô thị hóa đạt 38%; Năm 2025 dân số đô thị khoảng 52 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50% Về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị, năm 2015 cả nước khoảng 870 ĐT, trong đó có: 2 đô thị đặc biệt, 9 đô thị loại I; 23 đô thị loại hai;65 đô thị loại III; 79 đô thị loại IV;687 đô thị loại V năm 2025 cả nước có khoản gần 1000 đô thị trong đó có 17 đô thị loại I và đặc biệt, 20 đô thị loại II, 81 đô thị loại III, 122đô thị loại IV còn lại đô thị loại V Về nhu cầu sử dung đất đô thị, năm 2015 nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 335.000 ha, chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên cả nước, trung bình 95m2/người. Năm 2025 nhu cầu đất xây dựng khoảng 450.000 ha, chiếm 1,4% đất tự nhiên,trung bình 85m2/ người Về phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, tại các đô thị lớn và cực lớn có tỷ lệ đất giao thông từ 20 – 25% đất đô thị; các đô thị trung bình và nhỏ từ 15- 18% đất đô thị. III- MỘT SỐ NỘI DUNG NỘIDUNG CHỦ YẾU QLNN VỀ ĐÔ THỊ @- Khái niệm: Quản lý nhà nước (QLNN) về đô thị là tổ chức và điều hành đối với các quá trình phát triển đô thị, thông qua các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn, nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước giao cho trong xây dựng đô thị, đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn và vệ sinh đô thị, phục vụ cho cuộc sống cộng đồng dân cư đô thị theo các mục tiêu đã đề ra. @- Mục tiêu cơ bản của QLNN về đô thị: Nhằm thỏa mãn hài hòa những nhu cầu của con người về lao động, việc làm, nhà ở,cung cấp dịch vụ, nghỉ ngơi giải trí và giao tiếp trên cơ sở hài hòa, cân đối, thống nhất và bền vững giữa các yêu cầu đòi hỏi của xã hội với các nhu cầu nguyện vọng,sở thích của cá nhân, tập thể. Đó là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển đô thị và tiến bộ xã hội. @- Đôi nét về công tác quản lý nhà nước về đô thị ở nước ta trong những năm qua: Những kết quả đạt được: + Đã hình thành và xây dựng ở giai đoạn ban đầu hệ thống thiết chế và bộ máy QLNN về đô thị trong nền kinh tế thị trường trong quản lý đô thị. + Đã có cải cách, hoàn thiện và đổi mới về tổ chức bộ máy, cơ chế và thủ tục hành chính + Đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đô thị tương đối hoàn chỉnh + Bước đầu có một đội ngũ cán bộ ,công chức quản lý đô thị, thường xuyên đào tạo và đào tạo lại để chuẩn hóa trình độ chuyên môn nghiệp vụ qản lý Những hạn chế, bất cập trong công tác QLNN về đô thị + Cơ sở pháp lý còn thiếu cụ thể và không đồng bộ, rõ ràng trong phân cấp quản lý, đồng thời lại thiếu tính thống nhất giữa trung ương và địa phương, giữa các ban ngành,có khi chồng chéo, mâu thuẩn với nhau. + Bộ máy QLNN về đô thị còn cồng kềnh chuyển đổi chậm so với sự phát triển và nhu cầu quản lý của kinh tế thị trường. Một bộ phận CBCC quản lý chưa vững nghiệp vụ và chuyên môn,thoái hóa biến chất. + Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành cùng tham gia quản lý đô thị + Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng dân cư đô thị chưa thường xuyên… @- NỘI DUNG QuẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ 1/ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đô thị. Pháp luật hiện hành về quản lý đô thị đã được ban hành. Song chưa tập trung mà ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như :luật đất đai 2003, luật xây dựng 2003, luật giao thông đường bộ, và một số văn bản hướng dẫn thi hành những quy định liên quan đến quản lý đô thị. Do sự thiếu tập trung nên không tránh khỏi mâu thuẩn, chồng chéo giữa các quy định vận dụng vào quản lý gặp nhiều khó khăn. Do vậy, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý đô thị là cần thiết. Đặc biệt là luật quy hoạch đô thị. 2/ Quản lý về quy hoạch xây dựng đô thị Quy hoạch chung xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ. - Thực trạng về quy hoạch xây dựng đô thị + Tình trạng xây dựng còn lộn xộn,đa số không phép, sử dụng đất đô thị còn phổ biến không theo quy hoạch và pháp luật chất lượng của các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị nhìn chung còn yếu, tính khả thi chưa cao + Cơ sở pháp lý về quy hoạch xây dựng đô thị thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ ( tiếp) + Hệ thống cơ quan tư vấn và quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị chưa được hoàn thiện nhất là cấp cơ sở. Năng lực cán bộ thiết kế quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị nhìn chung còn bất cập chưa tương xứng với phát triển đô thị của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Nội dung quản lý quy hoach xây đô thị + Ban hành các quy định về quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị + Lập và xét duyệt quy hoạch đô thị Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị: &- Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn 5 năm, 10 năm và dự báo hướng phát triển của đô thị cho giai đoạn 20 năm. &- Quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị ngoài những nội dung nêu trên còn phải xác định những khu vực phải giải tỏa, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ. Nội dung quy hoạch chung đô thị Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải bảo đảm xác định tổng thể mặt bằng sử dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch; phân khu chức năng đô thị; mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị; bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường giao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và toàn đô thị. Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phải tận dụng địa hình cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên nhiên nơi quy hoạch,giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thẩm quyền lập,phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Bộ xây dựng lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh, các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù,trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của bộ, ngành, UBND các cấp có liên quan UBND tỉnh lập quy hoạch xây dựng đô thị đặc biệt, loại 1, 2 trong phạm vi tỉnh, trình HĐND cùng cấp thông qua, Bộ xây dưng thẩm định và trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Đối với đô thị loại III UBND tỉnh lập quy hoạch trình HĐND cùng cấp quyết định UBND huyện,lập quy hoạch xây dựng đô thị loại iv , v trình HĐND cùng cấp thông qua và UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là việc cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp giấy phép xây dựng công trình, giao đất, cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng: Xác định mặt bằng,diện tích đất xây dựng các loại công trình trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;xác định chỉ giới đường đỏ,chỉ giới xây dựng ,cốt xây dựng của các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch chi tiết; các giải pháp thiết kế về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường trường sinh thái và các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật có liên quan Quy hoạch chi tiết cải tạo đô thị phải đề xuất các phương án cải tạo các công trình hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra và phù hợp với quy hoạch chung xây drngjkhu vực Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dưng đô thị: + UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại đặc biệt, 1,2 và3 + UBND huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết quy hoach xây dựng đô thị loại 4 &5 Quản lý nhà nước về cải tạo và xây dựng công trình trong đô thị + Các công trình trong đô thị bao gồm: các công trình trên mặt đất, các công trình ngầm, các công trình trên cao kể cả công trình điêu khắc áp phích, biển quảng cáo…đều phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng. + cải tạo công trình cũ, xây dựng công trình mới mới trong đô thị nhất thiết phải tuân theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, hồ sơ thiết kế. + quản lý nhà nước trong lĩnh vực này bao gồm: Cấp phép xây dựng, quản lý thi công công trình, cấp giây chứng nhận sở sữu công trình… + Việc xây dựng các công trình ngầm dưới lòng đường phải tiến hành đồng bộ, đồng thời. Nếu xây dựng từng phần phải được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW và các cơ quan quản lý nhà nước cho phép và phải hoàn thiện trước khi xây dựng công trình trên mặt đất. + Việc bố trí và xây dựng các loại biển báo, thông tin, quảng cáo, tranh, tượng đài,V..V ngoài trời, trên đường phố, quảng trường phải có giấy phép xây dựng của sở xây dựng hay UBND cấp huyện và giấy phép lưu hành của sở vă hóa thông tin. 3/ Quản lý nhà nước về nhà ở đất ở đô thị a- quản lý về nhà ở đô thị Thực trạng nhà ở đô thị Việt Nam + về diện tích nhà: bình quân trong cả nước 6m2/người trong đó có tới 1/3 có diện tích ở dưới 3 – 4m2/người ( HN, TPHCM ). Trên thế giới diện tích ở là 20m2/người, Mỹ là gần 100m2/người + Chất lượng nhà thấp kém. Môi trường ô nhiểm nặng (thiếu ánh sáng, ẩm thấp, nước đọng..) + Xây dựng và quản lý nhà ở và đất ở: còn nhiều hạn chế và bất cập, lấn chiếm đất công để xây nhà, xây nhà không phép hoặc sai phép, không tuân thủ quy hoạch, kiến trúc( chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, hành lang an toàn), tranh châp, khiếu kiện về nhà, đất, nhà nước không kiểm soát được mua, bán nhà, kiến trúc đô thị bị phá vỡ tính tổng thể về cái đẹp… / Phương hướng phát triển nhà ở đô thị @- Đổi mới tư duy về chọn địa điểm quy hoạch để xây dựng các khu nhà ở để gắn kết chặt chẽ với các khu sản xuất, kinh doanh, công sở làm việc, thông qua đó hạn chế khó khăn, tốn phí đi lại làm việc, ách tắc giao thông, hạn chế tai nạn giao thông… + thiết kế và xây các khu nhà ở mới phải đồng bộ, có hạ tầng cơ sở đáp ứng yêu cầu của người dân. Đối với các khu bán đất cho dân tự xây nhà ở ven đô, cần phải quản lý chặt chẽ về mặt thẩm mỹ,kiến trúc, màu sắc, kiểu dáng, tầm cao, + Tăng cường xây dựng và phát triển nhà ở theo hình thức chung cư, tăng tầng cao, tăng mật độ cư trú để tiết kiệm đất xây dựng, hạn chế nhà chia lô nhất là đô thị đặc biệt + Đẩy mạnh bảo tồn các khu phố cổ + Huy động vốn để trợ giúp nhà cho người nghèo, người có thu nhập thấp,nhà ở cho diện chính sách , ưu đãi @- Đổi mới quản lý nhà, đất từ quản lý sự nghiệp sang hạch toán kinh doanh + Khai thác và huy động mọi khả năng của các thành phần kinh tế để xây dựng nhà ở + Nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để dân có cơ sở pháp lý xin phép xây dựng, cải tạo nhà ở phương hướng phấn đấu về chỉ tiêu nhà ở trung bình m2 sàn/ người hiện nay: 6m2; 2010: 15 m2/ng;2020:18-20. Cải cách thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng công bố quy hoạch cngx như thông tin về xây dựng và kiến trúc cần thiết để dân biết và thực hiện. @- Thanh tra, kiểm tra, xử phạt, cưỡng chế phá bỏ các nhà xây dựng lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép hoặc không phép để đảm bỏa đô thị phát triển đúng quy hoạch / Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở đô thị. + Ban hành quy chế, tiêu chuẩn quy phạm về quy hoạch, thiết kế xây dựng,quản lý và sử dụng nhà ở. Hiện nay việc quản lý nhà ở đô thị đã có luật và hệ thống vă bản dướ luật điề chỉnh, sông chưa có sự thống nhất con hồng chéo, mâu thuẩn cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung. + Lập kế hoạch xây dựng nhà ở + Cho phép xây dựng cải tao nhà ở hoặc đình chỉ, phá dỡ nhà ở + Đăng ký, điều tra, thống kê nhà ở + Mua bán nhà và chuyển nhượng nhà ở + xây dựng nhà cho diện chính sách,ưu đãi hoặc người có thu nhập thấp + Kinh doanh và phát triển nhà + Thanh tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về nhà ở b/ Quản lý đất ở đô thị: Nội dung quản lý + Ban hành các văn bản QPPL về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các vă bản đó. + Khảo sát , đo đạt, xác định địa giới hành chính, lập và quản lý bản đồ địa giới hành chính, bản đồ địa chính và các bản đồ chuyên ngành về đất đai + Quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. + Lập quản lý hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai + Quản lý tài chính về đất đai, Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai + Giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật trong quản lý , sử dụng đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai Trách nhiệm quản lý NN về đất đai: + Chính phủ thống nhất QLNN về đất đô thị trong cả nước + Bộ TNMT, Bộ xây dựng, Bộ tài chính, các bộ ngành khác giúp chính phủ ban hành các quy định hướng dẫn về quản lý đất đô thị ( giá đất, các quy định thực hiện luật đất đai) + UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý đất đô thị trong phạm vi mình phụ trách, + Sở TNMT, sở tài chính, sở xây dựng giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đất đô thị theo thẩm quyền được giao 4/ Quản lý về hạ tầng kỹ thuật đô thị Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptquan_ly_nn_ve_do_thi.ppt