Bài giảng Quản lý nhà nước về hành chính tư pháp

Cung cấp cho người học những tri thức cần thiết về hành chính tư pháp. Qua đó giúp người học có nhận thức đúng về hành chính tư pháp, vận dụng được những tri thức đó vào trong hoạt động thực tiễn.

 

 

ppt315 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Quản lý nhà nước về hành chính tư pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n khi chết. Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền:Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc; Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.Việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.Mục đích quản lý hộ tịchQuản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình.Xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịchTrong trường hợp Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú, thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch được xác định như sau: Đối với công dân Việt Nam ở trong nước, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật và đăng ký hộ khẩu. Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú. NGUYÊN TẮC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH Nguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch Mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của Nghị định này. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền quy định của Nghị định này.Cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo đối với cơ quan quản lý hộ tịch cấp dưới; trường hợp phát hiện thấy sai phạm phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Cơ quan đăng ký hộ tịch phải niêm yết công khai, chính xác các quy định về giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình hoặc nộp khi đăng ký hộ tịch, thời hạn giải quyết và lệ phí đăng ký hộ tịch. Giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịchGiấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy Khai sinh của người đó.Giấy tờ hộ tịch do cơ quan đại điện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp có giá trị như giấy tờ hộ tịch được cấp ở trong nước. QLNN VỀ HỘ TỊCH, CÁN BỘ TƯ PHÁP HỘ TỊCH QLNN về hộ tịchNhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về hộ tịchBộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hộ tịch trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; Hướng dẫn, chỉ đạo chung việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; Ban hành, hướng dẫn việc sử dụng thống nhất các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch; Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch;Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Chính phủ theo định kỳ hàng năm; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo thẩm quyền; Nghiên cứu việc áp dụng công nghệ tin học trong đăng ký, quản lý hộ tịch; Hợp tác quốc tế về hộ tịch.Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về hộ tịchBộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch của các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam; Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho viên chức Lãnh sự của các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam; Lưu trữ sổ hộ tịch do các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam chuyển về; Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam gửi cho Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo thẩm quyền.Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước về hộ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã; Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch;Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch; Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch trong phạm vi địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền; Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;Hàng năm bố trí kinh phí cho việc mua và in các sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch, đáp ứng yêu cầu đăng ký hộ tịch ở địa phương; trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch; Quyết định việc thu hồi và hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Giám đốc Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái với quy định của Nghị định này. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm g, khoản 1 điều 77 , thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức thuộc Sở Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch, thì Giám đốc Sở Tư pháp phải chịu trách nhiệm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở tại địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm.Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong quản lý nhà nước về hộ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý Nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Ủy ban nhân dân cấp xã;Thực hiện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho cán bộ Tư pháp hộ tịch; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch; Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền; Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định tại Nghị định này (trừ việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình)Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều này (riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm i khoản 1 chỉ thực hiện khi được giao). Đối với việc giải quyết khiếu nại quy định tại điểm i khoản 1 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm.. Nhiệm vụ, truyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước về hộ tịch Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Nghị định này; Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch; Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.Cán bộ Tư pháp hộ tịch có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 79. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm.Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam trong quản lý nhà nước về hộ tịch. Cơ quan Ngoại giao, lãnh sự Việt Nam thực hiện việc quản lý nhà nước về hộ tịch có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao; Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp.Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Ngoại giao theo định kỳ 6 tháng và hàng năm; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.Viên chức Lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy tại khoản 1 Điều 80. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH 158/2005/NĐ-CPPh©n cÊp mét sè viÖc hé tÞch vèn thuéc thÈm quyÒn cña UBND cÊp tØnh cho UBND cÊp x· gi¶i quyÕt. UBND cÊp x· gi¶i quyÕt viÖc thay ®æi, c¶i chÝnh hé tÞch cho những trÎ em d­íi 14 tuæi.Së T­ Ph¸p gi¶i quyÕt viÖc thay ®æi, c¶i chÝnh hé tÞch cho ng­êi tõ ®ñ 14 tuæi trë lªn. Việc phân cấp có mức độ theo độ tuổi 14 là dựa vào những lý do chủ yếu sau đây: Việc thay đổi, cải chính hộ tịch xảy ra trong thực tế chủ yếu là thuộc đối tượng các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở( từ 14 tuổi trở xuống). Đối với những đối tượng này, các giấy tờ hồ so cá nhân còn được lưu giữ tại địa phương nơi người đó sinh sống và học tập, các sự kiện hộ tịch của người đó được nhiều người biết, nên giao cho UBND cấp xã giải quyết nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh. Đối với những người từ đủ 14 tuổi trở lên thì việc thay đổi, cải chính hộ tịch cần được giải quyết một cách thận trọng hơn nhằm đề phòng việc lợi dụng để thay tên, đổi họ, bớt tuổi để trốn tránh pháp luật. Tuổi 14 cũng là độ tuổi làm giấy chứng minh nhân dân theo quy định của ngành công an. Mặt khác, theo quy định của Bộ Luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng..Giao cho Gíam đốc sở Tư Pháp ký các giấy tờ về hộ tịch, thay vì Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký.Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, thì các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh như: đăng ký khai sinh, khai tử, giám hộ, đăng ký quá hạn, đăng ký lại các việc sinh, tử...có yếu tố nước ngoài; đăng ký thay đổi các việc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc...đều do Sở Tư pháp thụ lý hồ sơ sau đó trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký và đóng dấu của UBNDViệc quy định thẩm quyền và quy trình giải quyết công việc như vậy là tương đối phức tạp, tốn nhiều thời gian, mặt khác làm cho lãnh đạo UBND cấp tỉnh bị sa vào những việc sự vụ chuyên môn cụ thể, không cần thiết. Để khắc phục tình trạng này Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định các việc hộ tịch nêu trên đều được giao cho Gíam đốc Sở Tư pháp trực tiếp ký và chịu trách nhiệm về các giấy tờ hộ tịch. Rút ngắn thời hạn giải quyết các việc hộ tịch. Theo quy định của Nghị định số 83/1998/ NĐ-CP, thì thời hạn giải quuyết các việc hộ tịch là 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trong trường hợp cần xác minh thêm thì thời hạn này được tăng thêm 7 ngày. Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định thời gian còn 5 ngày, trong trường hợp phức tạp cần xác minh thì thời hạn tăng thêm 5 ngày. Đối với một số việc như đăng ký khai sinh, khai tử, ghi vào số các thay đổi hộ tịch thì cơ quan hộ tịch phải giải quyết ngay, không đặt ra thời hạn. Trên thực tế việc áp dụng thời hạn 5 ngày đối với những trường hợp đăng ký quá hạn, đăng ký lại, thay đổi, cải chính hộ tịch cho người lớn có thể có khó khăn cho cơ quan đăng ký hộ tịch ( Sở Tư pháp) nhưng với tinh thần cải cách hành chính phải kiờn quyết rút bớt thời hạn.Đơn giản hoá thủ tục, giấy tờ trong đăng ký hộ tịch.Đối với giấy tờ tuỳ thân:Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, thì khi đăng ký hộ tịch, trong mọi trường hợp, người đi đăng ký phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân để chứng minh về bản thân mình và Sổ hộ khẩu để chứng minh về thẩm quyền đăng ký hộ tịch là đúng. Trên thực tế, việc xuất trình giấy tờ chỉ cần thiết đối với khu vực thành phố, vì ở đó cán bộ Tư pháp-Hộ tịch của phường có thể không biết rõ từng người dân, nhưng đối với khu vực nông thôn thì phần lớn là cán bộ Tư pháp-Hộ tịch xã biết tương đối rõ về người dân trong xã mình cũng như tình trạng cư trú của họ Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã quy định: chỉ trường hợp cán bộ tư pháp-hộ tịch không biết rõ về nhân thân và tình trạng cư trú của đương sự thì mới yêu cầu xuất trình các giấy tờ nêu trên để kiểm tra. Quy định như vậy cũng là để đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện cho dân, đồng thời cũng để nâng cao tính củ động, tích cực của cán bộ tư tư pháp-hộ tịch.Bỏ quy định về xuất trình giấy chứng nhận kết hôn và quy định thoáng hơn trong Giấy chứng sinh:Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, thì đăng ký khai sinh cho trẻ em, người đi đăng ký phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha , mẹ của trẻ ( để xác định trẻ là con trong giá thú hay ngoài giá thú) hoặc nộp Giấy chứng sinh hoặc văn bản xác nhận của 2 người làm chứng. Nghị định 158/2005/NĐ-CP bỏ việc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. Đối với Gíây chứng sinh thì quy định một cách linh họat hơn: nếu không có Giấy chứng sinh thì thay thế bằng xác nhận của trưởng thôn, Trưởng bản, Tổ trưởng dân phố hoặc người làm chứng khác; nếu không có ai xác nhận thì đương sự tự cam đoan về việc sinh con là có thật.Bỏ quy định về xuất trình Giấy tờ khai sinh trong đăng ký kết hôn và bỏ thủ tục niêm yết thông báo đăng ký kết hôn:Theo quy định của Nghị định số 83/1998/ NĐ-CP, thì khi đăng ký kết hôn, các bên nam, nữ phải xuất trình Giấy khai sinh của mình để cơ quan đăng ký hộ tịch kiểm tra về tuổi kết hôn của họ, đề phòng việc tảo hôn. Tuy nhiên, trên để xác nhận tuổi của một người không nhất thiết phải thông qua Giấy khai sinh mà có thể bằng các loại Giấy tờ khác ( Hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, các loại thẻ cá nhân...), đồng thời theo quy định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP cũng đã bỏ quy định về xuất trình Giấy khai sinh trong thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài Nghị định 158/2005/NĐ-CP bỏ quy định xuất trình Giấy khai sin khi đăng ký kết hôn. Về thủ tục niêm yết thông báo kết hôn: theo quy định hiện hành, sau khi thụ lý hồ sơ đăng ký kết hôn của hai bên nam nữ, UBND phải dán thông báo công khai tại trụ sở UBND về việc kết hôn của họ với thời gian 7 ngày. Sau thời hạn đó, nếu không có ai khiếu nại thì mới đăng ký. Trên thực tế, việc thực hiện quy định này vừa gây phiền phức cho các bên nam, nữ vừa kéo dài thời gian nhưng lại ít đem lại hiệu quả. Vì vậy, Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã bỏ quy định về niêm yết thống báo đăng ký kết hôn.Bỏ quy định về đơn trong đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn.Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, thì người đi đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn ( tức là quá thời hạn đăng ký khai sinh, khai tử theo quy định), xin thay đổi,cải chính hộ tịch phải làm đơn trình bày lý do đăng ký quá hạn và lý do xin thay đổi, cải chính hộ tịch. Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã bỏ quy định này, bởi vì: về nguyên tắc, dù việc đăng ký quá hạn của người dân không có lý do cính đáng thì cơ quan đăng ký hộ tịch vẫn phải đăng ký cho họ, do đó việc làm đơn không có tác dụng gì trong trường hợp này.Bỏ quy định về đơn xin nhận con nuôi và biên bản giao nhận con nuôi trog đăng ký việc nuôi con nuôi: Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP , thì người nhận con nuôi phải nộp các giấy tờ sau:Đơn xin nhận con nuôi;Giấy thoả thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi ( do cha, mẹ đẻ của người được xin nhận làm con nuôi ký, kể cả trong trường hợp cha mẹ đã ly hôn). Nghị định 158/2005NĐ-CP bỏ quy định về đơn xin nhận con nuôi, bởi vì: xét về tính chất,việc cho và nhận con nuôi là một quan hệ dân sự do các bên cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi thỏa thuận trong phạm vi Luật Hôn nhân và gia đình quy định, còn chính quyền chỉ đứng ra công nhận tính hợp pháp của việc nuôi con nuôi chứ không có quyền cho hay không cho, vì vậy, người dân không phải làm đơn để xi chính quyền.Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP , thì khi đăng ký việc nuôi con nuôi đồng thời phải lập biên bản giao, nhận con nuôi giữa các bên Nghị định 158/2005/NĐ-CP bỏ quy định này, bởi vì, việc giao nhận con nuôi là giao nhận về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi và vấn đề này dã được nêu rõ trong Quyết định của UBND về công nhận việc nuôi con nuôi, việc lập Biên bản là không cần thiết. Ngoài việc bỏ bớt các giấy tờ nêu trên, Nghị định 158/2005/NĐ-CP còn thay đổi tên gọi các loại đơn bằng tên gọi Tờ khai để thể hiện sự bình đẳng giữa người dân với cơ quan đăng ký hộ tịch.Công khai hoá các thủ tục về đăng ký hộ tịch.Để đề phòng cán bộ làm công tác hộ tịch tự tiện đặt ra các thủ tục, giấy tờ không có trong quy định, đồng thời nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho người dân trong tìm hiểu các thủ tục đăng ký hộ tịch, tại khoản 4, Điều 4 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định: "Cơ quan đăng ký hộ tịch phải niờm yết cụng khai, chớnh xỏc cỏc quy định về giấy tờ mà người yờu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trỡnh hoặc nộp khi đăng ký hộ tịch, thời hạn giải quyết và lệ phớ đăng ký hộ tịch".Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trog đăng ký hộ tịch bằng các quy định mới sau đây:Mở rộng thẩm quỳên đăng ký khai sinh: Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, thì thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em là UBND cấp xã nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú có thời hạn) của người mẹ hoặc nơi trẻ em sinh ra. Trên thực tế việc đăng ký khai sinh tại nơi sinh gặp nhiều khó khăn, phức tạp về thủ tục: sau khi đăng ký khai sinh, UBND cấp xã nơi đã đăng ký phải thông báo và gửi kèm một bản sao Giấy khai sinh cho UBND cấp xã nơi người mẹ cư trú để ghi vào sổ đăng ký khai sinh, khi ghi vào sổ như vậy thì phát sinh ra vấn đề số của Giấy khai sinh và số thứ tự của Sổ đăng ký khai sinh giữa nơi đã đăng ký (nơi sinh) và nơi ghi vào sổ ( nơi cư trú) không trùng hợp với nhau. Có một số người lợi dụng quy định này để sinh con thứ ba và đăng ký khai sinh tại nơi mà chính quyền địa phương nơi cư trú của người mẹ không biết được. Chính vì vậy, trong thời gian việc đăng ký khai sinh tại nơi sinh hầu như không được các địa phương thực hiện. Hơn nữa, trong thực tế, có rất nhiều trẻ em không được đăng ký khai sinh chỉ vì không xác định được nơi cư trú của người mẹ ( mẹ bỏ đi biệt tích hoặc mẹ không có hộ khẩu thường trú, tạm trú). Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, ngoài việc vẫn giữ nguyên thẩm quyền đăng ký khai sinh tại nơi cư trú ( thường trú hoặc tạm trú có thời hạn) của người mẹ,đã bổ sung thêm thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em tại nơi cư trú( thường trú hoặc tạm trú có thời hạn) của người cha hoặc nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế và bỏ quy định đăng ký khai sinh tại nơi sinh nhằm mục đích bảo đảm cho mọi trẻ em sinh ra đều được đăng ký khai sinh một cách thuận lợi.Cho phép uỷ quyền cho người khác thực hiện các việc đăng ký hộ tịch ( trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký nhận cha, mẹ, con). Trong trường hợp người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em của người uỷ quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền.Cho phép cha mẹ nuôi được đăng ký tên mình vơi tư cách là cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi. Trong trường hợp này, trong cột ghi chú của sổ đăng ký khai sinh vẫn ghi chú rõ là cha, mẹ nuôi. Quy định này nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của đại đa số người nuôii con nuôi, tránh sự mặc cảm của con nuôi sau này và cũng phù hợp với nguyên tắc việc nuôi con nuôi là nhằm bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội đồng thời bảo đảm bí mật đời tư của cá nhân.Cho phép người con đã thành niên hoặc người giám hộ xin nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp người được nhận là cha, mẹ đã chết, nếu việc nhận là tự nguyện và không có tranh chấp. Theo quy định hiện hành thì việc nhận cha, mẹ, con chỉ có thể thực hiện tại cơ quan hộ tịch trong trường hợp các bên còn sống tại thời điểm nhận cha, mẹ, con và việc nhận là tự nguyện và không có tranh chấp. Trong thực tế có trường hợp một người trước khi chết có nguyện vọng nhận cha, mẹ, con nhưng không kịp làm thủ tục, sau đó các bên gia đình, họ hàng đều nhất trí việc nhận này và họ muốn cơ quan hộ tịch giải quyết. Việc bổ sung quy định này là nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế nói trên.Cho phép ghi bổ sung vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh những nội dung còn thiếu do tại thời điểm đăng ký chưa xác định được hoặc tại thời điểm đó, biểu mẫu, sổ hộ tịch chưa có cột, mục về nội dung đó. Cho phÐp cÊp b¶n chÝnh giÊy tê hé tÞch sau khi ®· ghi vµo sæ hé tÞch c¸c giÊy tê hé tÞch do c¬ quan cã thÈm quyÒn cña n­íc ngoµi cÊp.Trong thùc tÕ cã nhiÒu tr­ßng hîp c«ng d©n ViÖt Nam tõ n­íc ngoµi vÒ vÒ n­íc c­ tró cã c¸c giÊy tê hé tÞch do c¬ quan cã thÈm quyÒn n­íc ngoµi cÊp nh­: GiÊy khai sinh, GiÊy chøng nhËn kÕt h«n...NÕu ®Ó hä sö dông c¸c giÊy tê b»ng tiÕng n­íc ngoµi thì rÊt bÊt tiÖn ( ph¶i dÞch ra tiÕng ViÖt, ph¶i c«ng chøng...). Vì vËy, NghÞ ®Þnh sè 158/2005/NĐ-CP quy ®Þnh Së T­ ph¸p n¬i ®­¬ng sù c­ tró thùc hiÖn viÖc ghi vµo sæ hé tÞch c¸c giÊy tê hé tÞch nãi trªn vµ cÊp cho ®­¬ng sù b¶n chÝnh giÊy tê hé tÞch míi. Sæ ®· ghi c¸c sù kiÖn hé tÞch lµ căn cø ®Ó cÊp b¶n sao giÊy tê hé tÞch sau nµy.Cho phép cấp lại bản chính Giấy khai sinh trong trường hợp bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch.Theo quy định của Nghị định số 83/1998/ NĐ-CP, thì bản chính các giấy tờ hộ tịch chỉ cấp một lần, nếu mất không cấp lại. Quy định này tuy có điểm tốt là hạn chế được việc cấp bản chính giấy tờ hộ tịch một cách tuỳ tiện nhưng không phù hợp với thực tiễn ở nước ta là nước hay xảy ra nhiều thiên tai, hoả hoạn, thêm voà đó khí hậu nhiệt đới ẩm thấp nên việc bảo quản giấy tờ của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Nghị định 158/2005/NĐ-CP cho phép cấp lại bản chính Giấy khai sinh là phù hợp với thực tế nói trên. Tuy nhiên, để tránh việc cấp lại Bản chính Giấy khai sinh một cách tuỳ tiện, Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp lại Bản chính Giấy khai sinh là Sở Tư pháp tỉnh( thành phố), nơi đương sự đã đăng ký khai sinh.Cho phép sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vào các mục đích khác, không phải là đăng ký kết hôn, nhằm chứng minh tình trạng hôn nhân hiện tại của cá nhân.Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( thực chất là xác nhận độc thân) chỉ sử dụng trong trưòng hợp cá nhân làm thủ tục đăng ký kết hôn. Trong thực tế có trường hợp cá nhân có nhu cầu xác định tình trạng hôn nhân ( có vợ, chồng hoặc không có vợ, chồng) để làm các thủ tục hành chính khác, không phải là kết hôn. Vì vậy, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP bổ sung quy định mới nói trên để áp ứng yêu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptcd6_quan_ly_nha_nuoc_ve_hanh_chinh_tu_phap_cvc_6242.ppt
Tài liệu liên quan