Bài giảng Quản trị dự án đầu tư - Chương IV: Phân tích môi trường đầu tư, thị trường và kỹ thuật của dự án

CHƯƠNG IV

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ,

THỊ TRƯỜNG VÀ KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

4.1 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ :

Có thể coi tình hình kinh tế xã hội là nền tảng của dự án đầu tư. Nó thể hiện

khung cảnh đầu tư, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và hiệu quả kinh

tế tài chính của dự án đầu tư. Tình hình kinh tế được đề cập trong dự án bao gồm

các vấn đề sau đây:

pdf22 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị dự án đầu tư - Chương IV: Phân tích môi trường đầu tư, thị trường và kỹ thuật của dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h và chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho dự án: thông thường người ta chọn nguyên vật liệu có chất lượng thích hợp với chất lượng sản phẩm sẽ được sản xuất. Chất lượng của nguyên vật liệu được thể hiện ở các đặc tính sau đây: - Tính chất vật lý: kích cỡ, dạng, tỷ trọng, thể trạng (khí, lỏng, rắn) điểm nóng chảy, điểm sôi... + Tính chất hoá học: thành phần hoá học, độ tinh khiết, độ cứng của nước, chỉ số ôxi hoá, tính nóng chảy, tính dẫn nhiệt... + Tính chất cơ học: độ biến dạng, độ dẻo, độ cứng, sức nén... + Các đặc tính về điện và từ: khả năng dẫn điện, điện trở, từ tính, hằng số điện môi... Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến sự sống còn và quy mô của dự án sau khi đã xác định được quy trình công nghệ, máy móc thiết bị. Nguồn cung cấp nguyên liệu cơ bản phải đảm bảo đủ sử dụng cho dự án hoạt KTĐT&QTDA 15/22 Chương IV: Phân tích môi trường đầu tư, thị trường và kỹ thuật của dự án động hết đời. Nếu không đủ thì có thể phải chọn địa điểm khác hoặc giảm quy mô của dự án (xây lò gạch ở nơi có lượng đất sét đủ cung cấp cho hoạt động từ 10 ÷ 15 năm). Khi nguyên liệu chính dự kiến sử dụng cho dự án cũng có thể được sử dụng cho các dự án khác (chẳng hạn khí thiên nhiên được dự kiến sử dụng để sản xuất điện năng cho dự án, trong khi đó nó cũng có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác như phân bón, các hoá chất từ dầu hoả) thì phải cân nhắc tính kinh tế nếu xảy ra trường hợp thứ hai. Khi nguyên liệu chính phải nhập từ nước ngoài từng phần hoặc toàn bộ, cần xem xét đầy đủ các ảnh hưởng của việc nhập này: khả năng ngoại tệ, sự ràng buộc bởi thiết bị mua sắm (đặc biệt đối với các nguyên liệu là các sản phẩm trung gian của các nhà cung cấp thiết bị), sự phụ thuộc vào nước cung cấp nguyên liệu (linh kiện, sản phẩm trung gian, các bộ phận của máy móc), sự ảnh hưởng của nó tới sản xuất nguyên liệu trong nước buộc Nhà nước phải thực hiện các chính sách bảo hộ hoặc kiểm soát nhập khẩu. Š Giá thu mua, vận chuyển và kế hoạch cung ứng: Đối với nguyên vật liệu trong nước, giá mua hiện tại có đối chiếu với giá trong quá khứ và chiều hướng trong tương lai. Chi phí thu gom, chuyên chở phải được tính đầy đủ. Nếu là nguyên vật liệu nhập thì tính theo giá CIF cùng với chi phí bốc dỡ, lệ phí cảng, phí bảo hiểm, các loại thuế, chi phí vận chuyển đến nhà máy. Phải lập kế hoạch thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu theo yêu cầu của sản xuất. Có thể tổ chức thu mua qua các mạng lưới, tổ chức khác. Phải ước tính tổng nhu cầu và chi phí các loại nguyên vật liệu hằng năm cho dự án căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. Lượng vật liệu và số ngày dự trữ, tồn kho, lượng vật liệu đang nằm trong sản xuất chế biến, lượng hao hụt khi thu mua vận chuyển và sử dụng. Biểu tính toán có dạng như sau: Nhu cầu và chi phí vật liệu dự kiến Năm sản xuất Nguồn Đơn TT Tên nguyên vật liệu I II III gốc giá SL TG SL TG SL TG 1 Nguyên liệu nhập 1 2 ... KTĐT&QTDA 16/22 Chương IV: Phân tích môi trường đầu tư, thị trường và kỹ thuật của dự án 2 Nguyên liệu nội địa 1 2 ... 3 Tổng cộng (SL: Số lượng; TG: trị giá) 4.3.2.5 Cơ sở hạ tầng: Nhu cầu về năng lượng, nước, giao thông, thông tin liên lạc... của dự án phải được xem xét, nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và chi phí sản xuất do có hay không có sẵn các cơ sở hạ tầng này. a. Năng lượng: Có nhiều loại có thể sử dụng như điện, các nguồn từ dầu hoả (dầu hôi, xăng, diezen, dầu đốt, khí đốt) các nguồn từ thực vật (than đá, than bùn, củi) từ mặt trời, gió, thuỷ triều, điện nguyên từ, biogaz... phải xem xét nhu cầu sử dụng, nguồn cung cấp, đặc tính, chất lượng, tính kinh tế khi sử dụng, chính sách của Nhà nước đối với các loại năng lượng phải nhập, vấn đề ô nhiễm môi trường... của mỗi loại được sử dụng để tính chi phí. Trong các nguồn trên, điện năng được sử dụng trong hầu hết các nhà máy. Đối với nguồn điện năng thì cần xem xét các vấn đề sau: + Tổng công suất cần thiết cho các nhà máy. + Nguồn cung cấp (số lượng có thể cung cấp từ nguồn điện hiện có, cường độ dòng điện, tính ổn định của sự cung cấp), có cần trang bị máy phát điện dự phòng không (nếu nguồn điện cung cấp không ổn định), có cần xây dựng hệ thống đường dây mới phục vụ cho nhà máy (nếu địa điểm của nhà máy không có đường dây điện đi qua). Đối với các dự án tiêu thụ điện năng lớn (điện giải, nấu chảy, xay nghiền...) cần phải ký kết hợp đồng với các cơ sở của ngành điện về cung cấp điện. + Chi phí đầu tư và đầu tư sử dụng: chi phí đầu tư bao gồm chi phí mua và lắp đặt máy phát điện, chi phí thiết kế hệ thống điện ban đầu. Chi phí sử dụng tính theo Kwh nếu sử dụng nguồn điện do các cơ quan sở điện lực cung cấp và giá điện do ngành điện quy định. Nếu sử dụng máy phát điện thì căn cứ vào số lượng nhiên liệu tiêu hao, mức khấu hao máy phát điện, tiền lương công nhân vận hành máy phát điện... chi phí sử dụng tính vào giá thành sản xuất của nhà máy. b. Nước: Cần xem xét các vấn đề sau: - Nhu cầu sử dụng theo từng mục đích (để sản xuất, chế biến sinh hoạt của công nhân, chạy lò hơi, làm nguội máy...) - Nguồn cung cấp: từ công ty cấp nước, từ nước giếng, sông ngòi. Phải xét KTĐT&QTDA 17/22 Chương IV: Phân tích môi trường đầu tư, thị trường và kỹ thuật của dự án nghiệm tính thích hợp của nước. Nếu có nhu cầu lớn phải xây dựng hệ thống cung cấp đầy đủ (như tháp nước, hồ chứa, máy bơm, hệ thống đường ống). - Thoát nước: cống rãnh, hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra các công trình công cộng hay sông ngòi để tránh gây ô nhiễm. - Chi phí đầu tư và chi phí sử dụng: + Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước và các thiết bị kèm theo. + Chi phí sử dụng căn cứ vào lượng nước tiêu thụ và giá nước (nếu do công ty cấp nước cung cấp) chi phí tính cho một đơn vị khối lượng nước sử dụng (nếu tự cung cấp). c. Cơ sở hạ tầng khác: Hệ thống giao thông để cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, điện tín...) hệ thống xử lý các chất thải, hệ thống an toàn lao động, hệ thống phòng cháy, chữa cháy... đều cần được xem xét tuỳ thuộc vào loại dự án. Những gì có sẵn, những gì phải xây dựng mới tuỳ thuộc vào loại dự án. Chi phí đầu tư và chi phí vận hành của từng hệ thống. 4.3.2.6 Lao động và trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài: a. Lao động: + Nhu cầu về lao động: căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của sản xuất hoạt động điều hành dự án để ước tính số lượng lao động trực tiếp và bậc thợ tương ứng cho mỗi loại công việc, số lượng lao động gián tiếp với trình độ đào tạo thích hợp. + Nguồn lao động: cần ưu tiên xem xét số lao động sẵn có tại địa phương để tuyển dụng đào tạo. Nếu cần đào tạo, phải có chương trình đào tạo lao động chuyên môn, lập kế hoạch và dự tính chi phí, việc đào tạo có thể tiến hành ở trong nước hoặc nước ngoài (nếu trong nước không có đủ điều kiện) hoặc thuê chuyên gia nước ngoài huấn luyện ở trong nước. + Chi phí lao động : bao gồm chi phí để tuyển dụng đào tạo và chi phí lao động trong các năm hoạt động của dự án sau này. Dự án có thể áp dụng trả lương khoán, lương sản phẩm hay lương thời gian. Căn cứ vào hình thức trả lương được áp dụng, số lao động mỗi loại sử dụng, các chi phí có liên quan để tính ra quỹ lương hàng năm mỗi loại lao động và cho tất cả lao động của dự án. b. Trợ giúp của chuyên gia nước ngoài: Đối với dự án mà trình độ khoa học của chúng ta chưa đủ khả năng để tiếp nhận một số kỹ thuật hoặc đảm nhận một số khâu công việc thì khi chuyển giao công nghệ sản xuất chúng ta phải thoả thuận với bên bán công nghệ đưa chuyên gia sang trợ giúp. KTĐT&QTDA 18/22 Chương IV: Phân tích môi trường đầu tư, thị trường và kỹ thuật của dự án + Nghiên cứu soạn thảo các dự án khả thi có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp. + Thiết kế thi công, lắp đặt các thiết bị mà trong nước không thể đảm nhiệm được. Chi phí trả cho chuyên gia có thể được tính vào giá mua công nghệ và phải được ghi rõ trong hàng hóa mua bán công nghệ. Nếu chưa tính trong giá mua công nghệ (vì thường là người bán công nghệ cung cấp chuyên gia kỹ thuật loại này) thì người thuê phải trả. Chi phí trả cho chuyên gia nước ngoài gồm chi phí bằng ngoại tệ (tiền lương, tiền vé máy bay...) và tiền Việt Nam (ăn ở, đi lại trong nước Việt Nam có liên quan đến công việc) trong một thời gian nào đó. Chi phí trả cho chuyên gia nước ngoài rất cao nên phải được xem xét kỹ lưỡng. 4.3.2.7 Địa điểm thực hiện dự án: Xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án thực chất là xem xét các khía cạnh về địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội, kỹ thuật ... có liên quan đến sự hoạt động và hiệu quả hoạt động sau này của dự án. Các vấn đề cụ thể cần xem xét ở từng khía cạnh bao gồm: - Các chính sách kinh tế xã hội tại khu vực hoạt động của dự án, đặc biệt là chính sách khuyến khích đầu tư và các chính sách tài chính có liên quan. Các chủ trương chính sách về phân bố các ngành, các cơ sở sản xuất để tránh ô nhiễm môi trường, để phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc... - Ảnh hưởng của địa điểm đến sự thuận tiện và chi phí trong cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đối với các dự án khác nhau yêu cầu về địa điểm khác nhau. Ví dụ các dự án khai thác và chế biến tài nguyên phải được thực hiện ở nơi có tài nguyên đó sẽ làm cho giá thành sản phẩm thấp vì chi phí vận chuyển thấp. - Cơ sở hạ tầng thích hợp đến mức nào? Có cần phải đầu tư thêm không? Mức độ đầu tư có chấp nhận được không? - Môi trường kinh tế xã hội. Môi trường kinh tế xã hội bao gồm nhiều vấn đề có liên quan đến sự hoạt động của dự án như: + Về lao động, có thể tuyển chọn lao động nói chung và lao động có chuyên môn hoặc đào tạo chuyên môn từ dân cư của địa phương là tốt nhất. Điều này sẽ làm giảm chi phí và tạo nhiều thuận lợi cho sự hoạt động của dự án sau này. + Về trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, luật lệ, phong tục tập quán và vấn đề an ninh. Bộ máy tổ chức quản lý hành chính kinh tế xã hội của địa phương sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự hoạt động của dự án. + Các điều kiện về địa hình, khí hậu sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và sự hoạt động liên tục của công trình. Chẳng hạn, sự ổn định của điều kiện địa KTĐT&QTDA 19/22 Chương IV: Phân tích môi trường đầu tư, thị trường và kỹ thuật của dự án chất (núi lửa, động đất), của thời tiết, khí hậu (mưa, nắng, bão lụt, độ ẩm, nhiệt độ...) + Khả năng xử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường và tình hình ô nhiễm môi trường hiện có. Cả hai vấn đề này đều phải được xem xét đến khi lựa chọn địa điểm cho dự án. + Các vấn đề về đất đai và mặt bằng có đủ rộng để dự án có thể hoạt động và mở rộng sự hoạt động khi cần thiết sau này từ 5 đến 15 năm. Mặt bằng được chọn phải đủ rộng để đảm bảo không chỉ cho sự thuận lợi trong hoạt động của dự án, mà còn đảm bảo cả sự an tòan cho lao động và không gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, khi nghiên cứu chọn địa điểm để thực hiện dự án, phải biết rõ vị trí (tỉnh, thành phố, quận, huyện, hướng), diện tích. Phải khảo sát các điều kiện về địa lý, địa hình, thủy văn tự nhiên ở các điểm khác nhau để cân nhắc giá mua hoặc thuê quyền sử dụng đất đai, mặt bằng, để tính tóan chi phí san lấp mặt bằng, làm nền móng cho xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị máy móc. Đối với các dự án nông nghiệp thì vấn đề đất đai là một trong các yếu tố chính cần phải nghiên cứu sâu rộng. 4.3.2.8 Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án: Š Công trình xây dựng của dự án bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động được thuận lợi và an toàn. Để xác định các hạng mục công trình cần xây dựng, phải căn cứ vào yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, cơ sở hạ tầng, cách tổ chức điều hành, nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu và sản phẩm, về lao động sẽ sử dụng. Đối với mỗi hạng mục công trình phải xem xét: diện tích xây dựng, đặc điểm kiến trúc (bêtông cốt thép, gạch khung sắt, lắp ghép...) kích thước... và chi phí dự kiến. Việc xác định chi phí ở đây có thể căn cứ vào đơn giá xây dựng của đơn vị, diện tích xây dựng cho từng hạng mục công trình để lập dự tính chi phí xây dựng. Tuy nhiên, việc dự tính theo phương pháp trên chỉ có tính tương đối và nhanh, mức độ sai số có thể lên tới 30% so với cách tính chi tiết trong dự tóan sau này. Š Tổ chức xây dựng: sau khi xem xét các hạng mục công trình của dự án phải lập hồ sơ bố trí mặt bằng của toàn bộ nhà máy, sơ đồ thiết kế của từng hạng mục công trình, sơ đồ bố trí máy móc thiết bị, bản vẽ thi công, tiến độ thi công... Các sơ đồ này cho phép thấy rõ thứ tự sắp xếp các yếu tố cấu trúc, kích thước của các hạng mục sẽ được xây dựng tại địa điểm đã chọn. Việc thi công các hạng mục công trình có KTĐT&QTDA 20/22 Chương IV: Phân tích môi trường đầu tư, thị trường và kỹ thuật của dự án thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc bao thầu, đấu thầu, tùy tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật và quy mô của công trình. 4.3.2.9 Xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường: Cùng với sự phát triển công nghiệp, ô nhiễm môi trường cũng gia tăng. Nhiều nước và nhiều địa phương đã ban hành các luật lệ, quy chế buộc các cơ sở sản xuất phải gia tăng áp dụng các biện pháp xử lý chất thải. Trong nghiên cứu khả thi phải xem xét vấn đề này. Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường từ các xí nghiệp công nghiệp thải ra có thể chia thành 3 loại: - Các chất thải ở thể khí : khói, hơi, khí độc... - Các chất thải ở thể lỏng hoặc rắn : cặn bã, hóa chất... - Các chất thải ở thể vật lý : tiếng ồn, hơi nóng, sự rung động... Mọi loại chất thải đòi hỏi phương pháp và phương tiện xử lý khác nhau. Để lựa chọn phương pháp và phương tiện xử lý chất thải xuất phát từ điều kiện cụ thể về luật bảo vệ môi trường tại địa phương, địa điểm và quy mô hoạt động của nhà máy, loại chất thải, chi phí xử lý chất thải. 4.3.2.10 Lịch trình thực hiện dự án: Việc lập lịch trình thực hiện từng hạng mục công trình, từng công việc trong mỗi hạng mục công trình của dự án phải đảm bảo làm sao cuối cùng dự án có thể bắt đầu đi vào sản xuất hoặc hoạt động đúng thời gian dự định. Đối với các dự án quy mô lớn, có nhiều hạng mục công trình, kỹ thuật xây dựng phức tạp, để lập lịch trình thực hiện dự án đòi hỏi phải phân tích một cách hệ thống và có phương pháp. Cụ thể là phải liệt kê, sắp xếp, phân tích nhằm xác định: - Thời gian cần phải hoàn thành từng hạng mục công trình và cả công trình - Những hạng mục nào phải hòan thành trước, những hạng mục nào có thể làm sau, những hạng mục, công việc nào có thể làm song song. - Ngày khởi sự hoạt động sản xuất. Có nhiều phương pháp phân tích và lập lịch trình thực hiện dự án khác nhau, tùy thuộc vào quy mô và sự phức tạo về kỹ thuật xây dựng và sản xuất của dự án. Đó là: + Phương pháp sơ đồ ngang “GANTT”. Phương pháp này lần đầu tiên được áp dụng vào thế kỷ 20 là một phương pháp đơn giản và thông dụng nhất, có thể áp dụng cho đa số các dự án. Đó là một biểu cho thấy khoảng thời gian cần thiết để thực hiện từng công việc. + Phương pháp sơ đồ mạng PERT (Program Evaluation and Review Technique) và CMP (Critical Path Method) ít thông dụng vì chỉ thích hợp với dự án KTĐT&QTDA 21/22 Chương IV: Phân tích môi trường đầu tư, thị trường và kỹ thuật của dự án lớn, phức tạp, bao gồm nhiều hạng mục công trình và các công việc có liên quan lẫn nhau. Trong lịch trình cần chỉ rõ các hạng mục công trình, các công việc có tầm quan trọng hơn trong mỗi giai đoạn thực hiện dự án. Đây chính là kim chỉ nam để kiểm tra và ra quyết định đúng lúc khi cần. KTĐT&QTDA 22/22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_quan_tri_du_an_dau_tu_chuong_iv_phan_tich_moi_truo.pdf