Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2B

TMĐT B2B (TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp)

Thương mại điện tử B2B là giao dịch thương mại (trao đổi tiền lấy hàng hóa hoặc dịc vụ) được tiến hành giữa hai doanh nghiệp bất kỳ thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác.

Giao dịch B2B có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc thông qua một đối tác thứ ba (hay một trung gian giao dịch) đóng vai trò cầu nối giữa người mua và người bán đồng thời tạo điều kiện để giao dịch giữa họ diễn ra thuận lợi hơn.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học phần Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2B PGS TS. Nguyễn Văn Minh minhdhtm@yahoo.com 0912.064692 Giới thiệu học phần Số tín chỉ: 2 (30,3,9,3) Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thương mại điện tử B2B và quản trị hoạt động tác nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp thương mại điện tử B2B Tài liệu tham khảo Marc J. Schniederjans, Qing Cao, E-commerce operations management, World Scientific, 2002 Chan Kah Sing, Electronic commerce and Supply Chain Management, Thomson Learning và CIMNet, 2003 Gunjan Samtani, B2B Integration - A practical guide to Collaborative E-commerce, Imperial College Press, 2002 Các tài liệu khác Nội dung học phần Chương 1. Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử và giao dịch thương mại điện tử B2B Chương 2. Mô hình tổ chức công nghệ giao dịch thương mại điện tử B2B Chương 3. Kế hoạch tác nghiệp trong thương mại điện tử B2B Chương 4. Quản trị bán hàng trong thương mại điện tử B2B Chương 5. Quản trị tư vấn và tái cơ cấu qui trình kinh doanh thương mại điện tử Chương 6. Quản trị nguồn nhân lực trong thương mại điện tử Chương 7. Theo dõi, kiểm soát và đánh giá hiệu quả kinh doanh thương mại điện tử Các đề tài thảo luận Tập hợp và phân tích số liệu thống kê và dự báo về tình hình TMĐT B2B của một khu vực (châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á) hoặc quốc gia trên thế giới Tập hợp số liệu và tìm hiểu hoạt động thương mại điện tử B2B của các tập đoàn lớn trên thế giới theo sản phẩm, dịch vụ chủ yếu hoặc theo các mô hình giao dịch (bên mua, bên bán, đấu giá, thị trường giao dịch). Cho nhận xét. Phân tích hoạt động bán hàng trong thương mại điện tử B2B của một doanh nghiệp theo các tiêu chí: kỹ thuật, công nghệ, lợi ích của các bên giao dịch, các vấn đề đặt ra và nêu hướng giải quyết Phân tích việc tái cấu trúc qui trình kinh doanh thương mại điện tử của một doanh nghiệp Các phương pháp và công cụ theo dõi, kiểm soát và đánh giá hiệu quả kinh doanh TMĐT của một doanh nghiệp thương mại điện tử Quản trị tác nghiệp TMĐT và Giao dịch TMĐT B2B PGS TS. Nguyễn Văn Minh minhdhtm@yahoo.com Chương 1 Nội dung Giao dịch thương mại điện tử B2B và B2C Quản trị tác nghiệp và quản trị tác nghiệp thương mại điện tử Thành phần của thị trường trong thương mại điện tử B2B Nội dung Giao dịch thương mại điện tử B2B và B2C Quản trị tác nghiệp và quản trị tác nghiệp thương mại điện tử Thành phần của thị trường trong thương mại điện tử B2B Định nghĩa thương mại điện tử “Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác” Phân loại giao dịch TMĐT Giao dịch TMĐT B2B TMĐT B2B (TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) Thương mại điện tử B2B là giao dịch thương mại (trao đổi tiền lấy hàng hóa hoặc dịc vụ) được tiến hành giữa hai doanh nghiệp bất kỳ thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác. Giao dịch B2B có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc thông qua một đối tác thứ ba (hay một trung gian giao dịch) đóng vai trò cầu nối giữa người mua và người bán đồng thời tạo điều kiện để giao dịch giữa họ diễn ra thuận lợi hơn. Giao dịch TMĐT B2C TMĐT B2C (TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng) Thương mại điện tử B2C là giao dịch thương mại (trao đổi tiền lấy hàng hóa hoặc dịch vụ) được một doanh nghiệp tiến hành với người tiêu dùng cuối cùng thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác. Tương tự như giao dịch B2B, giao dịch B2C có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc thông qua một đối tác thứ ba (hay một trung gian giao dịch) đóng vai trò cầu nối giữa người mua và người bán đồng thời tạo điều kiện để giao dịch giữa họ diễn ra thuận lợi hơn. Nội dung Giao dịch thương mại điện tử B2B và B2C Quản trị tác nghiệp và quản trị tác nghiệp thương mại điện tử Thành phần của thị trường trong thương mại điện tử B2B Định nghĩa quản trị tác nghiệp “Việc thiết kế, vận hành và tiếp tục cải tiến các hệ thống nhằm tạo ra và phân phối các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp” (R.B. Chase, 2001) Quản trị tác nghiệp bao gồm các hoạt động quản trị cơ bản như kế hoạch hoá, lãnh đạo, tổ chức, nhân sự, kiểm soát… Đối tượng chủ yếu của hoạt động quản trị tác nghiệp là tổ chức và kiểm soát quá trình “sản xuất –kinh doanh” Quá trình sản xuất – kinh doanh Quản trị tác nghiệp TMĐT Việc ứng dụng các hoạt động quản trị tác nghiệp trong một môi trường TMĐT Là sự kết hợp sử dụng Internet và các công nghệ số hoá để thực thi các hoạt động QTTN cần thiết nhằm vận hành thành công hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Nó bao gồm các hoạt động QTTN cơ bản (quản trị mua/bán hàng hoá, quản trị dự trữ, nhân sự…) nhưng tập trung vào việc quản trị một doanh nghiệp hoặc một dự án TMĐT Các ứng dụng ERP, EAI, … Ví dụ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các nhà cung ứng (VD các nhà sản xuất linh kiện máy tính, các nhà xuất bản) (B2B) SCM (B2C) CRM Người TD - DN sản xuất (VD Dell Corp.) hoặc - DN thương mại (VD Amazon) Tích hợp các đối tác Quá trình xử lý đơn đặt hàng trong thương mại B2B & B2C Nội dung Giao dịch thương mại điện tử B2B và B2C Quản trị tác nghiệp và quản trị tác nghiệp thương mại điện tử Thành phần của thị trường trong thương mại điện tử B2B Mục đích các hoạt động thương mại B2B Phục vụ sản xuất (đầu vào): ♦ Cung ứng nguyên, nhiên vật liệu chính cho sản xuất (eProcurement)- hàng hóa trực tiếp (Direct goods). ♦ Phục vụ các hoạt động bảo trì, sửa chữa và vận hành (MRO - Maintenance, Repaire and Operations) trong doanh nghiệp – Hàng hóa gián tiếp (Indirect goods). Lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ sản xuất tới tay người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối (đầu ra). Hai loại giao dịch mua bán Mua giao ngay (Spot purchasing): mua sắm các hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu tức thời, thường là theo giá đang thịnh hành trên thị trường. Loại mua bán này thường diễn ra trên loại thị trường nhiều người mua- nhiều người bán. Mua theo hợp đồng dài hạn (Long-time Contract): loại mua sắm dựa trên thoả thuận dài hạn giữa người bán và người mua đối với một số laoij hnagf hóa nhất định, thường là nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất. Các hàng hoá, dịch vụ trong TMĐT B2B Hàng hoá, dịch vụ trực tiếp: Nguyên vật liệu được phục vụ cho quá trình sản xuất (ví dụ, thép lá trong sản xuất xe ô tô hay giấy trong sản xuất sách) Nguyên vật liệu gián tiếp: những nguyên vật liệu không được trực tiếp sử dụng trong sản xuất, mà hỗ trợ quá trình sản xuất. Thường chúng được gọi là sản phẩm phục vụ duy trì, sửa chữa và vận hành (MRO- Maintenaince, Repair and Operation). MRO bao gồm: Các sản phẩm văn phòng phẩm Phụ tùng thay thế phục vụ sửa chữa Công cụ, dụng cụ nhỏ Các chi tiết sản phẩm, được đặc trưng bởi các giao dịch mua bán với dung lượng lớn, giá trị nhỏ, lặp đi lặp lại với cùng một khách hàng, chi phí đặt hàng lớn đối với cả người mua và người bán, được thực hiện qua các website B2B Các bên tham gia giao dịch B2B Người mua Người bán Trung gian trực tuyến: Bên thứ ba hoạt động trực tuyến đóng vai trò môi giới/trung gian cho một giao dịch trực tuyến giữa người mua và người bán Ví dụ: eBay.com; iShip.com; E-Trade.com; Ameritrade.com; Schuab.com… Doanh nghiệp sản xuất hoặc Doanh nghiệp thương mại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptebook_vcu_ch01_b2b_introduction_896.ppt