Bài giảng quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái

Mục tiêu tối cao của Kiến trúc là tạo lập môi trường sống, làm việc, tổ

chức mọi hoạt động và đáp ứng các yêu cầu về đời sống vật chất và tinh thần

của con người.

Kiến trúc gắn bó chặt chẽ với môi trường, là yếu tố tạo lập chủ yếu của

cảnh quan đô thị và khu dân cư nông thôn. Môi trường phát triển bền vững phụ

thuộc vào sự phát triển bền vững của kiến trúc.

Trong thời gian qua với bối cảnh chuyển đổi năng động về kinh tế xã

hội theo hướng hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, bên cạnh những kết quả to

lớn của nền kiến trúc đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại

hoá vừa gìn giữ bản sắc dân tộc, thực trạng phát triển kiến trúc còn nhiều bất

cập, như: kiến trúc đô thị phát triển tự phát, thiếu định hướng, bộ mặt đô thị

lộn xộn, thiếu bản sắc,. một số công trình kiến trúc đang là những nguyên

nhân của sự phát triển thiếu bền vững môi trường một số khu vực; vấn đề thiết

kế, quản lý kiến trúc phù hợp với yêu cầu bền vững còn lúng túng.

Để khắc phục tình trạng trên, góp phần tạo lập trật tự, mỹ quan đô thị,

bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá lịch sử, đảm bảo đô thị và khu

dân cư phát triển bền vững, cần thiết tổ chức trao đổi thảo luận về quản lý

thiết kế kiến trúc sinh thái

pdf28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_______________________________________________________________ Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH 1 HỘI KIẾN TRÚC SƯ VIỆT NAM ---------&---------- BÀI GIẢNG QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC DU LỊCH SINH THÁI Biên soạn: TS.KTS. Lê Trọng Bình Hà Nội-2007 _______________________________________________________________ Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH 2 MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của chuyên đề Mục tiêu tối cao của Kiến trúc là tạo lập môi trường sống, làm việc, tổ chức mọi hoạt động và đáp ứng các yêu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con người. Kiến trúc gắn bó chặt chẽ với môi trường, là yếu tố tạo lập chủ yếu của cảnh quan đô thị và khu dân cư nông thôn. Môi trường phát triển bền vững phụ thuộc vào sự phát triển bền vững của kiến trúc. Trong thời gian qua với bối cảnh chuyển đổi năng động về kinh tế xã hội theo hướng hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, bên cạnh những kết quả to lớn của nền kiến trúc đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa gìn giữ bản sắc dân tộc, thực trạng phát triển kiến trúc còn nhiều bất cập, như: kiến trúc đô thị phát triển tự phát, thiếu định hướng, bộ mặt đô thị lộn xộn, thiếu bản sắc,.. một số công trình kiến trúc đang là những nguyên nhân của sự phát triển thiếu bền vững môi trường một số khu vực; vấn đề thiết kế, quản lý kiến trúc phù hợp với yêu cầu bền vững còn lúng túng. Để khắc phục tình trạng trên, góp phần tạo lập trật tự, mỹ quan đô thị, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá lịch sử, đảm bảo đô thị và khu dân cư phát triển bền vững, cần thiết tổ chức trao đổi thảo luận về quản lý thiết kế kiến trúc sinh thái. 2. Mục đích Là một lĩnh vực không mới nhưng đang mang tính thời sự, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt về phát triển môi trường bền vững, trong phạm vi của một chuyên đề không thể giải quyết được mọi vấn đề liên quan. Tuy nhiên, thông qua việc tổng hợp, phân tích, cung cấp những thông tin, kinh nghiệm gần đây về phát triển du lịch sinh thái, chuyên đề mong muốn góp phần nâng cao nhận thức, hoàn thiện về mặt lý luận và các phương pháp về quản lý, thiết kế kiến trúc nói chung và kiến trúc sinh thái nói riêng. Nội dung chuyên đề này được chuẩn bị trên cơ sở tham khảo tài liệu NCKH, kinh nghiệm trong nước và quốc tế, các văn bản pháp luật liên quan về QHXD, kiến trúc, đầu tư XD, quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch sinh thái. _______________________________________________________________ Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH 3 I. KHÁI NIỆM 1. Kiến trúc sinh thái a. Thiết kế bền vững (Sustainable design): tương tự thiết kế xanh, thiết kế sinh thái, thiết kế vì môi trường, là việc tổ chức thiết kế các vật thể với mục tiêu bền vững về kinh tế, xã hội và sinh thái. Cấp dộ thiết kế bền vững từ các vật thể nhỏ, vì mực đích sử dụng hàng ngày đến cấp độ công trình xây dựng, đô thị, khu dân cư. Mục tiêu của thiết kế bền vững là tạo lập môi trường, khu vực, vật thể cho đến các dịch vụ nhằm sử dụng tối thiểu và hiệu quả nguồn tài nguyên không hồi phục, tác động môi trường thấp nhất có thể và tạo mối quan hệ thân thiện con người với môi trường. Nguyên tắc chủ yếu của thiết kế bềnvững (sustainable design) là: - Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, sạch, không đòi hỏi nhiều năng lượng để hoạt động sản xuất vật liệu. - Tiết kiệm năng lượng: giảm thiểu nhu cầu năng lượng sản xuất hàng hoá, dịch vụ. - Chất lượng và bền vững: thời gian sử dụng dài, thích hợp nhu cầu của người sử dụng, hạn chế thay thế, sửa chữa. - Sử dụng vật liệu tại chỗ, khả năng tái sử dụng cao; - Tính đa năng: sản phẩm phù hợp với nhiều chức năng sử dụng b. Kiến trúc bền vững (sustainable architecture ): Ý nghĩa của kiến trúc bền vững là tạo lập môi trườg xây dựng bền vững, với nguyên tắc giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình xây dựng cũng như cả quá trình khai thác công trình: sử dụng năng lượng, rác thải, vệ sinh môi trường, hoạt động con người trong ngoài công trình. Thiết kế kiến trúc bền vững là quá trình tạo lập môi trường sống bền vững. c. Kiến trúc xanh (Green building ) thực tế là tăng hiệu quả công trình và sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước, vật liệu xây dựng và giảm thiểu tác động đến môi trường sống của người sử dụng. tóm lại được gọi chung là kiến trúc sinh thái 2. Du lịch sinh thái 2.1. Khái niệm: Du lịch sinh thái là một khái niệm khá mới, nhiều định nghĩa về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái như là việc du lịch đến những khu tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt, nghiên cứu sự trân trọng, thưởng ngoạn phong cảnh và cuộc sống muông thú hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá ( cả quá khứ và hiện tại ) được khám phá trong những khu vực này” Hector Ceballos - Lascurain (năm 1987). _______________________________________________________________ Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH 4 Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hoá, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn. Sơ đồ loại hình du lịch sinh thái Nguồn gốc Các loại hình du lịch - Nghỉ dưỡng - Giáo dục - Tham quan nâng cao Du lịch dựa vào - Mạo hiểm nhận thức thiên nhiên Sinh (nature-based - Thể thao - Có trách thái tourism) - Thắng cảnh nhiệm bảo - Vui chơi giải trí tồn - v.v... DL dựa vào - Tham quan nghiên cứu văn hoá - Hành hương lễ hội (culture-based - Vui chơi giải trí tourism) - v.v... - Hội nghị hội thảo - Hội chợ Công vụ - Tìm cơ hội đầu tư - Quá cảnh - v.v... Du lịch sinh thái còn được gọi theo các tên khác nhau như: - Du lịch thiên nhiên (Nature tourism). - Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature - based tourism). - Du lịch môi trường (Environmental Tourism). - Du lịch đặc thù (Partienlar Tourism). - Du lịch xanh ( Green Tourism). - Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism). - Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism). - Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism). - Du lịch nhậy cảm (Sensitized Tourism). - Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism). - Du lịch bền vững (Sustainable Tourism). b. Mục tiêu của DLST: Mục tiêu cơ bản của du lịch sinh thái là phát triển bền vững, nghĩa là đảm bảo đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến những nhu _______________________________________________________________ Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH 5 cầu cho các thế hệ tương lai. (Commonwealth Department of Tourism, 1993). Cụ thể: * Giáo dục nâng cao hiểu biết về môi trường tự nhiên qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái với các hình thức du lịch tự nhiên khác. Với những hiểu biết đó thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên sinh thái và văn hoá khu vực. Mục tiêu giáo dục phải được bắt nguồn từ mục tiêu phát triển du lịch và bảo tồn. Các chiến lược phát triển du lịch sinh thái cần đi đôi với chương trình giáo dục cộng đồng, sao cho du lịch sinh thái hoạt động đúng bản chất của mình là không làm tổn hại mà sẽ trở thành động lực tích cực đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, và cùng với cộng đồng địa phương, hỗ trợ cho việc bảo tồn tính toàn vẹn của lãnh thổ tốt hơn. * Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: là một trong những nguyên tắc cơ bản: - Là mục tiêu của hoạt động du lịch sinh thái. - Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái điển hình. * Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá: Là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân theo bởi các giá trị về nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể. * Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái: Hoạt động của DLST đóng góp cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương; hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương; tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương; bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá của cộng đồng: truyền thống, lịch sử địa phương, những di sản văn hoá - lịch sử, kiến trúc. Ẩm thực, Hàng thủ công. Nghệ thuật, âm nhạc. Tôn giáo, ngôn ngữ. Lối sống, trang phục, phong tục * Tác động tích cực của du lịch sinh thái: _______________________________________________________________ Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH 6 Những dịch vụ xã hội và hạ tầng như y tế, nhà cửa, cấp thoát nước, điện đã: + Góp phần thay đổi chất lượng cuộc sống của cộng đồng, bao gồm cải thiện .. + Giúp cho việc bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hoá lịch sử, làm tăng niềm tự hào của địa phương và ý thức cộng đồng. + Góp phần tăng danh tiếng của địa phương, giúp cho khách khám phá những ý tưởng mới, giá trị mới và cách sống mới. + Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các quốc gia, phá vỡ những ngăn cách về văn hoá và dân tộc thông qua quan hệ này. + Du lịch sinh thái còn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân địa phương. Những tác động tiêu cực của du lịch đến cộng đồng: - llàm đảo lộn cấu trúc xã hội truyền thống. - Gây sự căng thẳng về xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân. - Làm mai một về văn hoá do tác động của của khách với dân địa phương. - Tăng thêm những vấn đề về xã hội như : cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, trộm cắp... 2.2. Yếu tố phát triển du lịch sinh thái. a. DLST phát triển trên cơ sở những tiền đề quan trọng: - Hấp dẫn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; - Nhu cầu của khách du lịch huớng về thiên nhiên; - Bền vững về sinh thái và môi trường; - Cải thiện về bảo tồn thiên nhiên thông qua giáo dục và giải thích; - Cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu bảo đảm bền vững sinh thái (kiến trúc sinh thái), bảo đảm nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. - Khả năng tiếp nhận khách du lịch và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái (sức chứa của tài nguyên); - Cung cấp những lợi ích cho khu vực và địa phương. b. Các chủ thể tham gia: - Tổ chức cá nhân quản lý, kinh doanh phát triển DLST: + Cơ quan quản lý nhà nước; + Tổ chức, cá nhân quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng; + Tổ chức, cá nhân quản lý môi trường, tài nguyên du lịch sinh thái; _______________________________________________________________ Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH 7 + Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch; + Các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng... - Khách du lịch. - Nhân dân địa phương. - Tổ chức, cá nhân NCKH, đào tạo về DLST. II. TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VIỆT NAM 1. Tiềm năng, tài nguyên du lịch sinh thái Lợi thế quan trọng nhất của du lịch sinh thái là khai thác chủ yếu vào các tiềm năng tự nhiên và nhân văn.Tiềm năng du lịch sinh thái ở Việt Nam khá phong phú và đa dạng, giàu bản sắc còn tiềm ẩn nhiều nét hoang sơ, độc đáo hấp dẫn đối với người nước ngoài và du khách trong nước: o Có bờ biển dài trên 3200 cây số với nhiều bãi tắm đẹp kéo dài từ Bắc xuỗng Nam, nhiều bãi tắm còn có thể hoạt động quanh năm. Bên cạnh các bãi tắm có thể tổ chức đi tham quan các hệ sinh thái gắn liền với biển như các bãi san hô, đụn cát, đầm phá và đầm lầy, rừng ngập mặn. o Diện tích đá cacbonat trong đó chủ yếu là đá vôi có diện tích khoảng 50.000km2(chiếm khoảng 15% diện tích lãnh thổ) phân bố chủ yêu ở Bắc Việt Nam từ Thừa Thiên -Huế trở ra (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ), Nam Bộ có Kiên Giang. Đây là nơi đã phát hiện nhiều cảnh quan cactơ nổi tiếng như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, động Hương Tích, động Phong Nha.. o Núi rừng chiếm tới 4/5 diện tích cả nước với nhiều loại rừng khác nhau hình thành trong các cảnh quan nhiệt đới tạo ra những vùng du lịch sinh thái hấp dẫn đối với nhiêù đối tượng du lịch trong và ngoài nước nhất là các vườn quốc gia, các khu vực bảo tồn thiên nhiên với nhiều loại động, thực vật quý hiếm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo. o Trên 400 nguồn nước khoáng, nước nóng bao gồm nhiều kiểu loại khác nhau phân bố hầu như đều khắp lãnh thổ và có giá trị sử dụng vào nhiều mục đích, trong đó đặc biệt du lịch sinh thái, một số cụm như cụm Tam Hợp - Quang Hanh (Quảng Ninh) cụm Mỹ An (Huế), cụm Vĩnh Hảo (Bình Thuận) cụm Mỹ Khê (Hà Nội), cụm Đồng Nghệ(Đà Nẵng).. o 54 các cộng đồng dân tộc với bản sắc văn hoá riêng về phong tục, tập quán, lối sống, di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội...là nguồn thông tin tiềm tàng, hấp dẫn cuốn hút rất nhiều đối tượng cho nhiều du khách trong và ngoài nước; hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú và đa dạng gắn kết với hệ sinh thái đặc sắc của đất nước là một trong những điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái. _______________________________________________________________ Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH 8 o Các hệ sinh thái đặc trưng: Bao gồm hệ thực vật, động vật với số lượng loài rất phong phú; các hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng: - Hệ sinh thái san hô: Hệ sinh thái san hô ở Việt Nam khá giàu về thành phần loài, tương đương với các khu vực giàu san hô khác ở Tây Thái Bình Dương, bố trí ở các vùng ven bờ phía Bắc, phía Nam có sự đa dạng cao về thành phần loài, về cấu trúc có ý nghĩa lớn về du lịch sinh thái, có sức hấp dẫn lớn để tạo sản phẩm du lịch biển đặc thù trong vùng. - Các hệ sinh thái đất ngập nước: Các hệ sinh thái đất ngập nước điển hình trên thế giới có thể tìm thấy trên lãnh thổ nước ta với những đặc thù riêng, trong đó nổi bật là các hệ sinh thái ngập mặn ven biển ở đồng bằng Nam Bộ trên châu thổ sông Cửu Long, ven biển từ Vũng Tàu đến Cà Mau (191.800ha chiếm 76,11% tổng diện tích rừng ngập mặn ven biển toàn quốc) với 21/51 loài thực vật trong các vùng rừng ngập mặn toàn quốc và các loài động vật có ý nghĩa kinh tế lớn. Rừng ngập mặn ven biển khu vực Đông Bắc, Quảng Ninh (39.400ha 15,6% tổng diện tích rừng ngập mặn) với mức độ phong phú và đa dạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hệ sinh thái đất ngập nước các đầm lầy nội địa rừng tràm U Minh, Đồng Tháp (tứ giác Long Xuyên), đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng gắn liền với các sinh thái cảnh thấp, trũng kết hợp với các vùng sình lầy cửa sông tạo nên các vùng đất ngập nước lớn ở hai châu thổ. Hệ đầm phá ven bờ, các cửa sông vùng cồn cát miền Trung, nổi tiếng là đầm Cầu Hai và Phá Tam Giang .. với nguồn lợi sinh vật phong phú, tạo những hấp dẫn lớn cho du lịch sinh thái. - Hệ sinh thái vùng cát ven biển: Hệ sinh thái vùng cát ven biển của nước ta đa dạng với 60 vạn ha, tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung (30% tổng diện tích) gồm: hệ sinh thái vùng cồn cát trắng vàng; hệ sinh thái vùng đất cát biển; hệ sinh thái vùng đất cát đỏ tạo nên sức thu hút lớn du khách trong và ngoài nước. - Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới: Gồm hệ thống các vườn quốc gia, nơi lưu trữ các nguồn gien quý của nước ta phân bố ở khắp các miền từ Nam ra Bắc từ đất liền đến các hải đảo như Vườn Quốc gia Ba Bể, Cát Tiên, Ba Vì, Côn Đảo, Bạch Mã, Cúc Phương, Bến En, Tam Đảo, Cát Bà, Yoc Đôn .. trong số 105 khu bảo tồn thiên nhiên gồm 10 vườn quốc gia, 61 khu dự trữ động thực vật và 34 khu rừng văn _______________________________________________________________ Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH 9 hóa - môi trường, du lịch với hệ sinh thái núi cao, hệ sinh thái rừng khô hạn và hệ sinh thái rừng mưa. 2. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức kỹ thuật không riêng gì với Việt Nam mà ở nhiều nước. Tiềm năng du lịch sinh thái to lớn của Việt Nam cũng như thị trường du lịch sinh thái trong nước chưa được khai thác có hiệu quả. Trong những năm qua mới chỉ tập trung chủ yếu vào công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch mang tính định hướng chiến lược và đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng khách sạn du lịch. Công tác điều tra cơ bản, quy hoạch những vùng tiềm năng phục vụ cho mục đích phát triển du lịch sinh thái hầu như còn ở giai đoạn đầu. Một số tổ chức du lịch đã tổ chức một số tuyến du lịch mang dáng dấp du lịch sinh thái. Tuy nhiên các hoạt động này còn mang tính chất tự phát, quy mô nhỏ, sản phẩm và đối tượng phục vụ chưa rõ ràng. Đặc biệt đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ phát triển loại hình du lịch sinh thái chưa được đặt ra. Công tác tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái chưa được quan tâm...  Về tổ chức các loại hình du lịch sinh thái và thị trường du lịch sinh thái: Nước ta hiện nay mới chỉ tổ chức được một số hoạt động du lịch dựa vào việc khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: - Du lịch thăm quan, nghiên cứu ở một số khu bảo tồn thiên nhiên mà chủ yếu là các vườn quốc gia. - Du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi Phanxipăng (Lào Cai). - Du lịch tham quan miệt vườn, sông nước đồng bằng sông Cửu Long. - Tổ chức các cuộc hành trình bằng xe đạp, xe máy, ôtô cấp khu vực hoặc xuyên quốc gia để tham quan tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên, con người Việt Nam. Các hoạt động du lịch trên thực chất chỉ là du lịch dựa vào thiên nhiên mang màu sắc của du lịch sinh thái, vừa khám phá thiên nhiên vừa bảo vệ thiên nhiên với đầy đủ ý nghĩa trách nhiệm ''Responsible travel''. Do việc nghiên cứu tạo cơ sở cho phát triển loại hình du lịch sinh thái cũng như việc quy hoạch, đầu tư các khu vực phục vụ tổ chức hoạt động du lịch sinh thái còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến việc xây dựng các chương trình du lịch mang tính chuyên đề hoặc tổng hợp có nội dung sinh thái có sức cạnh tranh.  Về tổ chức khai thác thị trường du lịch sinh thái: Thị trường du lịch sinh thái trên phạm vi thế giới và trong nước hiện nay đang phát triển mạnh và là một xu hướng mới. Tuy nhiên, việc tổ chức _______________________________________________________________ Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH 10 nghiên cứu thị trường và những giải pháp phát triển du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế. * Về đầu tư phát triển: Việc phát triển du lịch sinh thái chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh các khu lưu trú, khách sạn ( Resort). Nhiều khu Resort, đặc biệt ở khu vực ven biển miền Trung, vùng núi được các chủ đầu tư, kinh doanh tự gắn " mác" du lịch sinh thái. Việc ĐT xây dựng chưa bảo đảm nguyên tắc, cơ sở khoa học của DLST, phù hợp với quy hoạch phát triển DLST; dẫn đến tình trạng xây dựng tràn lan, làm huỷ hoại cảnh quan môi trường, trùng lặp hoặc thiếu sản phẩm du lịch đặc thù vùng, miền, công suất khai thác sử dụng thấp, giảm hiệu quả đầu tư. Mặt khác, nhận thức về du lịch sinh thái còn bất cập, thiếu cơ sở pháp luật để tổ chức đầu tư, phát triển và kinh doanh: tiêu chuẩn, quy phạm, phương pháp thiết kế quy hoạch đầu tư phát triển du lịch sinh thái chưa được ban hành; chưa tạo được hành lang pháp lý với những cơ chế phù hợp; cơ chế quản lý hệ sinh thái đặc trưng (Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên..) đáp ứng yêu cầu hoạt động DLST; việc khai thác tiềm năng sinh thái chưa gắn kết với quy hoạch du lịch sinh thái; sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý phát triển DLST chưa được chặt chẽ. Mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng khách và nhu cầu du lịch sinh thái với năng lực đáp ứng của các khu, điểm du lịch, kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường, sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển hài hoà, bền vững chưa có giải pháp hiệu quả. 3. Một số định hướng phát triển du lịch sinh thái Việt Nam 3.1. Mục tiêu là phát triển du lịch nhanh và bền vững để du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc; cải tạo cảnh quan môi trường; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo. 3.2. Phấn đấu năm 2010 đón 6 triệu lượt khách quốc tế, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng bình quân 11%/năm đối với khách du lịch quốc tế và 8,4% đối với khách du lịch nội địa. Nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2010 là 212.000 phòng khách sạn; nhu cầu vốn đầu tư năm 2010 đạt khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó đầu tư cho kết cấu hạ tầng du lịch hơn 1,5 tỷ USD. Tăng cường khai thác thị trường trọng điểm gồm các thị trường khách quốc tế có lượng khách lớn, có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. 3.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các sản phẩm du lịch mới: du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi, du lịch chữa bệnh, du lịch trang trại đồng quê; du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và du lịch tàu biển; _______________________________________________________________ Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH 11 3.4. Phát triển không gian du lịch: tăng cường phát triển các vùng, trung tâm du lịch gắn với các sản phẩm du lịch chủ đạo, có sức cạnh tranh trong nước và khu vực. 3.5. Về tổ chức không gian du lịch sinh thái: * Các khu, điểm du lịch sinh thái: Hệ thống khu, điểm du lịch sinh thái là động lực, cốt lõi của du lịch sinh thái Việt Nam, được tổ chức tại những địa bàn có các vùng sinh thái đặc thù với hệ sinh thái cao đa dạng; các điều kiện về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng: theo cấp độ quốc gia khoảng 2/3 của tổng số 34 khu du lịch quốc gia, 70 điểm du lịch quốc gia sẽ mang tính chất du lịch sinh thái. Chưa kể các khu, điểm du lịch địa phương. * Các tuyến du lịch sinh thái: Là những liên kết giữa các điểm du lịch sinh thái có giá trị, có ý nghĩa quốc gia hoặc vùng như tuyến du lịch sinh thái Hà Nội - Hà Tây - Hà Nam - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Kạn - Cao Bằng - Lạng Sơn; Huế - Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai - Dăl Lăk - Lâm Đồng -Nha Trang; Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Phan Thiết - Bình Dương; Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Tháp - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Cà Mau - Kiên Giang - Phú Quốc,.. III. THIẾT KẾ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC DU LỊCH SINH THÁI 1. Loại quy hoạch du lịch sinh thái (Luật Du lịch năm 2005) Quy hoạch phát triển du lịch gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch cụ thể phát triển du lịch. - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được lập cho khu du lịch quốc gia. - Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch được lập cho các khu chức năng trong khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên. * Tiêu chí khu du lịch sinh thái: Theo qui định của Luật du lịch, Nghị định số 92?2007/NĐ-CP về Du lịch, khu du lịch sinh thái cấp quốc gia (địa phương) phải đáp ứng các tiêu chí sau: a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn (hấp dẫn) với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao; b) Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta ( 200 ha), trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch; _______________________________________________________________ Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái-TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH 12 c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu (1000.000) lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch. 2. Nguyên tắc quy hoạch phát triển du lịch sinh thái 2.1. Quy định của Luật Du lịch ( Điều18): a) Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành du lịch. b) Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. c) Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. d) Bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch. e) Phát huy thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng, từng địa phương nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch. f) Bảo đảm công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch. 2.2. Áp dụng các nguyên tắc của Du lịch Bền vững của WWF: * Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững: việc vảo tồn và sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội là tối cần thiết và nó sẽ khiến cho vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_hoach_va_kien_truc_du_lich_sinh_thai.pdf
Tài liệu liên quan