Bài giảng Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái

Nội dung của cuốn tài tài liệu học tập này trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình tháo, lắp, vệ sinh và các hiện tượng, nguyên nhân, phương pháp kiểm tra, cách sửa chữa các chi tiết của các hệ thống lái trên ô tô. Trên cơ sở mục tiêu chương trình đào tạo, khi biên soạn Tôi cố gắng trình bày cuốn tài liệu học tập này một cách ngắn gọn, dễ hiểu và sát thực với trang thiết bị hiện có tại trường cũng như các hệ thống phanh phổ biến hiện nay ở ngoài thị trường nhằm phần nào giúp học sinh khỏi bỡ ngỡ khi tiếp cận thực tế.

doc32 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
căng dẫn tới bị trượt dây làm cho bơm không cung cấp đủ áp suất dầu. - Đế van an toàn của bơm không siết chặt. Van an toàn giữ cho áp suất dầu luôn nằm tròng khoảng 6,5 – 7MN/m2 (tức 6,5 – 70kG/cm2). Có thể do đế van an toàn bị lỏng, do siết van không chặt trong quá trình lắp ráp. - Lưới lọc của bơm bị bẩn. Có hai lưới, lưới thư nhất để làm sạch dầu khi đổ dầu vào, lưới thư hai lọc tất cả dầu đi từ bộ cường hóa về bơm. Trương hợp các lưới lọc bị bẩn, bộ cường hóa sẽ không làm việc được. b. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. *Phương pháp kiểm: - Kiểm tra van lưu thông của bơm xem có bị bẩn không. - Kiểm tra rò rỉ dầu của tất cả hệ thống. - Kiểm tra bơm xem lý do tại sao không làm việc. Bơm làm việc nhưng có áp suất thấp hơn 6,5MN/cm2, nếu thấp hơn phải tháo bơm ra để kiểm tra, Kiểm tra van lưu thông của bơm, đế van an toàn. - Kiểm tra sự ăn khớp của các bánh răng. - Kiểm tra sự lọt khí vào hệ thống cường hóa thủy lực. * Bảo dưỡng sửa chữa: - Tháo van lưu thông của bơm và làm sạch bằng dầu thủy lực. - Thay mới hoặc hàn bằng đồng các đường ống khi bị nứt, thủng, roăng khi có hiện tượng chảy dầu và đổ dầu vào thùng của bơm tới vạch mức. - Khắc phục van lưu thông của bơm, cần phải dịch chuyển dễ dàng, nếu bị kẹt phải làm sạch các vết xước hoặc thay toàn bộ những chi tiết hỏng, đế van an toàn bị lỏng thì siết lại, tất cả các chi tiết của van phải rữa hết bẩn. Sau đó khắc phục những khe hở ở mặt đầu của bề mặt rôto, thân và đĩa phân phối. Khi lắp vào trục bơm phải quay được dễ dàng không bị kẹt. - Trường hợp quá căng phải điều chỉnh lại đúng quy định, điều chỉnh bằng vít đặc biệt nằm ở nắp bên của cơ cấu lái. - Để ngăn ngừa không khí lọt vào ta tiến hành làm các bước sau. B 1. Kích một bánh xe trước lên. B 2. Mỡ nắp thùng dầu của bộ cường hóa thủy lực ra. B 3. Mỡ lổ tháo dầu, sau khi đã tháo nút từ ra khỏi cácte. Tháo hết dầu sau khi đã quay bánh lái về bên trái đến điểm tựa. B 4. Rửa hệ thông cường hóa thủy lực, làm sạch những cặn bẩn, rửa vồng đệm và vòng bi cao su ở nắp bơm, lấy lưới lọc của bơm ra rửa sạch. B 5. Đổ vào bầu chứa của bơm 1 lít dầu mới và đợi cho khi dầu từ lổ tháo chay ra. B 6. Văn nút từ vào lổ tháo dầu và đổ dầu sạch vào hệ thống, trong bầu chứa của bơm củng đổ dầu mới vào tới dấu. Cho bơm chạy rà ở số vòng quay nhỏ của trục khủy động cơ, trong thời gian chạy rà cần theo giỏ mức dầu, nếu cần thiết thì đổ dầu thêm vào, thời gian chạy ra kết thúc nếu thấy không khí không thoát ra và mức dầu được dữ không đổi. B 7. Đậy nắp bầu dầu. B 8. Hạ bánh xe xuống. - Phải đổ dầu vào thùng và tìm những hư hỏng dẫn đến thiếu hụt dầu để khắc phục. - Phải điều chỉnh độ căng của dây curoa bằng cách dịch chuyển puly của bơm cường hóa, độ võng của dây curoa bơm và quạt gió năm trong khoảng từ 10 – 15mm ứng với lực ép lên dây curoa 40,0N. - Phải siết lại đế van an toàn, khi động cơ hoạt động thì áp suất dầu luôn giữ nằm tròng khoảng 6,5 – 7MN/m2 (tức 6,5 – 70kG/cm2). - Khi bảo dưỡng định kì thì ta phải rửa các tấm lưới bàng xăng. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa bộ trợ lực lái. * Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa bộ trợ lực lái. a. Bảo dưỡng: + Tháo lắp, kiểm tra chi tiết: Bộ trợ lực lái, các cần dẫn động, xi lanh, pít tông bơm tay lái. *.Tháo bộ trợ lực lái: B 1: Tháo nắp bình và lưới lọc thô, tinh. Kìm, vặn ốc tai hồng ngược kđh. B 2: Tháo bình ra khỏi thân bơm. tuýp 10, cán nối và tay quay, vặn lỏng đều đinh ngược kđh. B 3: Tháo nắp bơm. Chòng 14, dựng đứng bơm, một tay tỳ lên nắp, vặn lỏng đều các đinh ngược kđh. B 4: Tháo stato, rô to và các phiến gạt. Dùng tay B 5: Tháo buly. Kìm B, cờlê 24 và vam 3 chấu, đặt 3 càng ép vào mặt ngoài buly, trục ren tựa vào mặt đầu trục bơm. Giữ càng và vặn trục không được xê dịch. B 6: Tháo phanh chặn trục. Kìm tháo phanh, bóp 2 miệng phanh lại và nâng ra khỏi rảnh. B 7: Tháo trục bơm. Búa nguội, Một tay cầm thân bơm, tay kia cầm búa, đóng nhẹ ra phía trước B 8: Tháo van giảm áp. Chòng 10, giữ chặt piston và vặn đinh bu lông ngược kđh. Hình. 17: Bơm trợ lực *. Tháo xi lanh - Pít tông bơm tay lái: Hình. 18: Hộp lái trợ lực. B 1: Tháo đòn quay đứng. Mỏ lết, kìm, nắn thẳng chốt chẻ n, vặn ốc ra ngược kđh. B 2: Tháo nắp bên hông hộp lái. Cờlê14, tuốc lơ vít dẹt, vặn các đinh bulông lỏng đều ngược kđh, vặn lỏng ốc hãm và vặn vít để lấy nắp B 3: Tháo bánh răng rẻ quạt. Dùng tay, đặt hộp lái nằm ngang, xoay trục vít để bánh răng nằm ở chính giữa. B 4: Tháo nắp che đầu trục vít. Cờlê 12, vặn lỏng đều đinh ngược kđh. B 5: Tháo ốc hãm đầu trục, vòng bi cầu. Mỏ lết, xoay trục vít ngược kđh hết cỡ để vặn ốc. B 6: Tháo nắp van phân phối. Mỏ lết, xoay trục vít ngược kđh hết cỡ để vặn ốc. B 7: Tháo nắp trên xi lanh. Cờlê 14, B 8: Tháo piston ra khỏi xi lanh. Dùng tay nắm và rút trục vít ra. B 9: Tháo xéc măng. Cách tháo như ở máy nén khí. B 10: Tháo ê cu khỏi piston. Kìm nhọn, một tay cầm piston, tay kia vặn vít ngược kđh, tay phải giữ chặt piston, tay trái rút trục vít. B 11: Tháo bi tuần hoàn. Lấy vòng tuần hoàn sau đó xoay trục vít hay ê cu để bi ra khỏi rảnh. * Kiểm tra chi tiết: - Kểm tra tất cả các chi tiết như các vòng bi, các vành răng, các lò xo của vành răng, piston thanh răng, piston phản lực, của bơm và hộp lái về độ mài mòn, rộ rạn nứt,các phớt làm kín, roto bơm + Lắp các chi tiết. * Lắp chi tiết trợ lực lái: - Lắp trục bơm và phanh chặn. Dùng đúng dụng cụ, Trục quay nhẹ và không rơ. - Lắp rô to, stato, các phiến gạt và nắp bơm. Lắp đúng chiều rô to và stato, dùng đúng dụng cụ Bề mặt lắp ghép phải kín khít. - Lắp bình dầu. Bề mặt lắp ghép phải kín khít. * Lắp xi lanh - Pít tông bơm tay lái: - Lắp cụm chi tiết trục vít- êcu bi- piston thanh răng. Các chi tiết phải sạch không dính cát bụi sử dụng đúng dụng cụ, trục vít quay nhẹ nhàng không kẹt - Lắp piston vào xi lanh. Lòng xi lanh phải sạch, dùng đúng dụng cụ, bề mặt piston và xi lanh, bề mặt giữa nắp và thân xi lanh phải kín khít. - Lắp vòng bi, vỏ van, van phân phối, các piston phản lực và ê cu hãm. Các chi tiết phải sạch, bôi trơn van khi lắp vào vỏ, bề mặt lắp ghép giữa vỏ và nắp xi lanh phải kín. Lực siết ốc hãm theo chỉ định vì nó ảnh hưởng đến độ nhạy của bộ trợ lực. - Lắp bánh răng rẻ quạt và nắp bên hông hộp lái. Trục bánh răng rẻ quạt quay nhẹ, bề mặt lắp ghép giữa nắp và thân phải kín.ổ trục vít phải có độ rơ tự do . - Lắp cần quay đứng. Chia đúng góc lái, hãm chặt cần trên trục. + Làm sạch, vô dầu mỡ. - Dùng nước xà phòng rửa rạch bề mặt các chi tiết lau và xịt khô và vô dầu mỡ đúng định mức quy định. + Điều chỉnh: Độ căng dây đai và áp suất bơm dầu trợ lực. b. Sửa chữa: + Bộ trợ lực, Bơm trợ lực lái và các cần dẫn động. - Van lưu thông của bơm bị bẩn, vệ sinh sạch sẽ các chi tiết. - Ống dẫn dầu của bơm bị vỡ. Thay mới ống dẫn. - Bơm không làm việc. Kiểm tra van lưu thông của bơm, cần phải dịch chuyển dễ dành, nếu bị kẹt phải làm sạch các vết xước hoặc thay toàn bộ những chi tiết hỏng, đế van an toàn bị lỏng thì siết lại, tất cả các chi tiết của van phải rữa hết bẩn. Sau đó khắc phục những khe hở ở mặt đầu của bề mặt rôto, thân và đĩa phân phối. Ta lắp vào và trục bơm phải quay được dễ dàng không bị kẹt. - Răng ăn khớp quá căng phải điều chỉnh lại đúng quy định, điều chỉnh bằng vít đặc biệt nằm ở nắp bên của cơ cấu lái. - Không khí lọt vào hệ thống cường hóa thủy lực. - Mức dầu trong bầu dầu của bơm không đủ. Có thể do ống bị nứt hoặc bắt không chặt, mức dầu thấp làm cho không khí lọt vào hệ thống. Phải đổ dầu vào và tìm những hư hỏng để khắc phục. - Các cần dẫn động bị cong có thể nắn lại hoặc thay mới. + Điều chỉnh: Độ căng dây đai và áp suất bơm dầu trợ lực. - Dây curoa dẫn động bơm không đủ căng. Dẫn tới bộ cường hóa thủy lực làm việc không bình thường, làm ảnh hưởng xấu tới điều khiển ôtô. Phải điều chỉnh độ căng của dây curoa bằng cách dịch chuyển puly của bơm cường hóa, độ võng của dây curoa bơm và quạt gió năm trong khoảng từ 10 – 15mm ứng với lực ép lên dây curoa 40,0N. - Đế van an toàn của bơm không siết chặt. Van an toàn giữ cho áp suất dầu luôn nằm tròng khoảng 6,5 – 7MN/m2 (tức 6,5 – 70kG/cm2). Có thể do đé van an toàn bị lỏng, do siết van không chặt trong quá trình lắp ráp. Phải siết lại đé van an toàn. - Lưới lọc của bơm bị bẩn. Có hai lưới, lưới thư nhất để làm sạch dầu khi đổ dầu vào, thư hai lọc tất cả dầu đi từ bộ cường hóa về bơm. Trương hợp các lưới lọc bị bẩn, bộ cường hóa sẽ không làm việc được. Khi bảo dưỡng định kì thì ta phải rửa các tấm lưới bàng xăng. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: - Vật liệu: + Mỡ bôi trơn, dầu bôi trơn và dung dịch rửa. + Giẻ sạch. + Các đệm kín và roăng bìa. + Các chi tiết hay hư hỏng cần thay thế. - Dụng cụ và trang thiết bị: + Mô hinh cắt của hệ thống lái ô tô. + Các hộp tay lái, cơ cấu lái, trợ lực lái và xe ô tô dùng tháo lắp học tập. + Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô. + Dụng cụ đo và các thiết bị kiểm tra hệ thông lái. + Phòng học, xưởng thực hành có đủ bàn tháo lắp. + Máy chiếu Overhead. - Học liệu: + Trịnh Chí Thiện-Tô Đức Long-Nguyễn Văn Bang-Kết cấu và tính toán ô tô-NXB Giao thông vận tải: 1984. + Nguyễn Tất Tiến-Đỗ Xuân Kính-Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ-2002 + Nguyễn Văn Nghĩ- Hoàng Văn Sinh-Phạm Thị Thu Hà-Kiểm tra ô tô và bảo dưỡng gầm-NXH Lao động xã hội: Hà nội: 2000. + Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại: Khung gầm bệ ô tô -NXB GDCN.TP.Hồ Chí Minh-1990. + Nguyễn Đức Tuyên-Nguyễn Hoàng Thế-Sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô-NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp- Tập1: 2: 1989. + Nguyễn Thanh Trí- Châu ngọc Thanh-Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sửa chữa xe ô tô đời mới: NXB Trẻ-1996. + Trần Duy Đức (dịch)-Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô-NXB Công nhân kỹ thuật Hà nội: 1987. + Giấy trong vẽ sẳn cấu tạo hệ thống lái. + Các bản vẽ, tranh vẽ các bộ phận của hệ thống lái ô tô. + Ảnh và CD ROM về cấu tạo và nguyên tắc làm việc của hệ thống lái ô tô. + Các tài liệu tham khảo khác về ô tô. + Phiếu kiểm tra. - Nguồn lực khác: + Thực hành tại các cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ sửa chữa, đo kiểm hiện đại. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: - Về Kiến thức: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp trực tiếp hoặc trắc nghiệm tự luận của giáo viên, và tập thể giáo viên đạt các yêu cầu sau: + Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các bộ phận hệ thống lái . + Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa các bộ phận của hệ thống hệ thống lái. + Qua các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu 60%. - Về kỹ năng: Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp thao tác trên máy, qua quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm qua sự nhận xét, tự đánh giá của học sinh, và của hội đồng giáo viên, đạt các yêu cầu sau: + Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các hư hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. + Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn. + Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý. + Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70% và đúng thời gian quy định. + Qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đầy đủ đúng kỹ thuật. + Qua kết quả bài thực hành đạt yêu cầu 70% và hoạt động tốt. - Về thái độ: Được đánh giá trong quá trình học tập qua nhận xét của giáo viên, tự đánh giá của học sinh và tập thể giáo viên, đạt các yêu cầu sau: + Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa. + Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian. + Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót. + Qua sự quan sát trực tiếp trong quá trình học tập và sinh hoạt của học sinh. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun đào tạo sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề và tiếp theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành. - Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó. - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình khung và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận hệ thống lái đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. 4. Tài liệu cần tham khảo: - Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái do Tổng cục dạy nghề ban hành. - Nguyễn Văn Nghĩ- Hoàng Văn Sinh-Phạm Thị Thu Hà-Kiểm tra ô tô và bảo dưỡng gầm-NXH Lao động xã hội: Hà nội: 2000. - Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại: Khung gầm bệ ô tô -NXB GDCN.TP.Hồ Chí Minh-1990. - Giáo trình Hệ thống truyền lực ô tô - NXB Giao thông vận tải năm 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_sua_chua_va_bao_duong_he_thong_lai.doc
Tài liệu liên quan