Bài giảng Tại sao cần phải phối hợp nhiều loại thức ăn( trang 16 )

Tại sao ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổ món ăn ?

- Nhận xét, giờ học

* Bài sau : tại sao ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật

 

doc7 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tại sao cần phải phối hợp nhiều loại thức ăn( trang 16 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Khoa học ( Tiết 7) TẠI SAO CẦN PHẢI PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN( Tr 16 ) I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS có thể : - Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. - Nói tên nhóm thức cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. - Giáo dục có ý thức tự giác ăn phối hợp ăn nhiều loại thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển tốt. II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh phóng to hình 16, 17 SGK - Tranh ảnh các loại thức ăn. - Tranh ảnh bằng nhựa như gà, tôm cua , cá….. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS lên bảng trả lời 1. Kể tên một số chất khoáng, vi ta min có trong thức ăn ? 2. Nêu vai trò của vi ta min ? 3. Nêu vai trò cuat chất khoáng ? 4.Nêu vai trò của chất xơ ? B.Bài mới 1/ Giới thiệu bài : Các em có biết tại sao hằng ngày trong bữa cơm mẹ thường thay đổi các món ăn và hay nhắc nhở các em ăn ăn đủ các loại thức ăn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó 2. Bài dạy * Hoạt động 1 : Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món + Mục tiêu : Giải thích lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. + Cách tiến hành: * Bước 1 : Thảo luận nhóm đôi - tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn ? - GV nhắc nhở thêm cho các nhóm + Nhắc lại một số thức ăn mà em thường ăn ? + Nêu ngày nào em cũng ăn một vài món cố định các em sẽ thấy thế anò ? + Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng không ? + Điều gì sẽ xả ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau quả ? + Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn cơm với thịt mà không ăn cá hoặc ăn rau. Bước 2 : Làm việc cả lớp Kết luận : Mối loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỷ lệ khác nhau. Không một loại thức ăn nào cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nên phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn để dấp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng, phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn cà quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn. * Hoạt động 2 : Làm việc với SGK tìm hiểu thấp dinh dưỡng cân đối. + Mục tiêu : Nói tên nhóm thức ăn cần đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế + Cách tiến hành : - Bước1 : Làm việc cá nhân - Yêu cầu HS nghiên cứu “ Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho 1 người 1 tháng “ trang 17 SGK - Bước 2 : Làm việc theo cặp - Yêu cầu 2 HS thay nhau dặt câu hỏi và trảv lời + Cần ăn đủ + ăn vừa phải + Ăn có mức độ + Ăn ít + Ăn hạn chế Bước 3 : làm việc cả lớp - Yêu cầu HS báo cáo kết quả HS 1 : hãy kể tên thức ăn cần đủ HS 2 : Trả lời câu hỏi HS 1 Kết luận : Các thức ăn chưa nhiều chất bột, đường, vitamin, chất khoáng và chất xơ cần ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với thức ăn chưa nhiều chất béo nên ăn vừa phải có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và nên ăn hạn chế muối. Hoạt động 3 : Trò chơi đi chợ + Mục tiêu : Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ * Cách tiến hành Bước 1 : - GV hướng dẫn cách chơi a. Cách 1 : - GV treo lên bảng bức tranh vẽ một số món ăn, đồ uống và yêu cầu HS chọn đồ uống trong tranh. - GV phát cho HS tham gia chơi 3 tờ giấy màu khác nhau mỗi em mỗi loại giấy thư thức ăn đồ uống mỗi bữa. - Từng HS đi chợ sẽ chọn lựa cho mình và gia đình các thức ăn đồ uống phù hợp từng bữa ăn ( Sáng , trưa , tối ) viết vào các tờ giấy khác nhau. b. Cách 2 : Nếu có các phiếu thức ăn khác nhau hay tranh ảnh bằng nhựa các loại rau quả, gà, vịt, cá…. Cho HS chới bán hàng yêu cầu 1 số em đóng vai người đi mua , 1 số em đóng vai người bán. c. Cách 3 : - Yêu cầu HS thi kể hoặc vẽ hoặc viết lên các thức ăn, đồ uống hằng ngày. Bước 1 : Yêu cầu HS chơi như đã hướng dãn Bước 2 : Yêu cầu từng HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những đồ ăn, đồ uống mà mình đã lựa chọn cho từng bữa ăn. - GV nhận xét HS lựa chọn phù hợp, có lợi cho sức khoẻ. 3/ Củng cố- dặn dò : - GV đặt câu hỏi : + Tại sao ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổ món ăn ? - Nhận xét, giờ học * Bài sau : tại sao ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật - HS trả lời - HS hoạt động nhóm đôi , ghi vào phiếu học tập. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét sửa sai. - HS nghiên cứu SGK - HS thay nhau đặt câu hỏi và trả lời. - Quả chín theo khả năng. - Thịt, cá, thuỷ sản, đậu phụ - Dầu mỡ, lạc, vừng - dưới 500 g đường - Dưới 300 g muối - Đại diện từng cặp báo cáo kết quả tahỏ luận - HS 1 chỉ định 2 HS trả lời - HS 2 chỉ định HS khác trả lời. - HS nhắc lại Khoa học ( Tiết 8) TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT I. Mục đích, yêu cầu Sau bài học, HS có thể - Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. - Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. - Giáo dục các em ăn những thức ăn có đủ đạm động vật và đạm thực vật. II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh vẽ phóng to hình 14,15 SGK III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS lên bảng trả lời câu hỏi 1. Tại sao chúng ta nên ăn phôi hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn ? 2. Kể những loại thức ăn phải ăn đủ, ăn ít và ăn hạn chế ? 3. Một em đọc thuộc mục bạn cần biét SGK 2. Bài mới : a/ Giới thiệu bài mới : Gv nêu mục tiêu của tiết học b/ Tìm hiểu bài : * Hoạt động 1 : Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều chất vitamin, chất khoáng và chất xơ + Mục tiêu: - Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất vitamin, chất khoáng và chất xơ - Nhận ra nguồn gốc các thức ăn chứa chứa nhiều chất vitamin, chất khoáng và chất xơ + Cách tíên hành : Bước1: Tổ chức - GV chia lớp thành 2 đội. - Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng rút thăm xem Bước 2 : Cách chơi và luật chơi - Yêu cầu 2 đội lần lượt chơi thi kể tên các món ăn chưa nhiều chất đạm thời gian 10 phút. Bước 3 : Thực hiện - Yêu cầu 2 đội bắt đầu chơi. - GV làm đồng hồ theo dõi Hoạt động 2 : Tìm hiểu lý do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. + Mục tiêu : - Kể tên một số mốn ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. - Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc ăn đạm thực vật - Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc ăn đạm thực vật + Cách tiến hành : Bước 1 : Thảo luận cả lớp - Yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chưa nhiều chất đạm do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chưa đạm thực vật vừa chứa đạm động vật. - GV hỏi : tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm thực vật và đạm động vật Bước 2 : Làm việc với phiếu học tập theo nhóm 4. - GV phát phiếu giao việc cho các nhóm. - Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển Bước 3 : Thảo luận cả lớp - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo nhóm. - GV kết luận + Chúng ta không nên ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật vì đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu những thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. + Chúng ta nên ăn cá vì : Trong nguồn đạm động vật, chất đạm do thịt các loài gia cầm và gia súc cung cấp thường khó tiêu hơn chát đạm do các loài cá cung cấp. Vì vậy nên ăn cá. * Lưu ý : Đạm ăn vào ngày nào cơ thể dùng ngày ấy, không thể dự trữ được. Nếu ăn quá nhu cầu chất đạm sẽ chuyển thành đường được giải phóng năng lượng như vậy sẽ lãng phí. + Chúng ta nên ăn đậu phụ và uống sữa đậu nành vừa bảo đảm cỏ thể có được nguồn đạm thực vật vừa có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư. 3/ Củng cố, dặn dò : - Gọi HS nhắc lại mục cần biết SGK - Nhận xét giờ học * Bài sau : Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn. Dặn HS sưu tầm các tranh ảnh, thông tin, quảng cáo về các thực phẩm có chưa iốt - HS lên bảng trả lời - HS chia làm 2 đội - Bóc xăm và ghi phiếu. - HS 2 đội ghi kể món ăn nhiều chất đạm vào phiếu. - HS 2 đội chơi - Đội nào kể nhanh nhất đúng -> thắng. - HS đọc lại danh sách món ăn chứa đạm động vật vừa chơi chứa đạm thực vật. - HS hoạt động theo nhóm 4. - Nhóm trưởng điều khiển. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoahoc4l.DOC
Tài liệu liên quan