Bài giảng tâm lý học quản lý

Tập thể lao động là một nhóm xã hội trong đó bao gồm nhiều lớp người khác nhau về giới tính, về đặc điểm tâm sinh lý, được gắn bó lại với nhau bằng mục đích hoạt động chung. Do sự khác nhau về tuổi tác,về cơ cấu tổ chức, tính chất công tác của các thành viên và các bộ phận cấu thành nên các quan hệ hình thành trong quá trình hoạt động của tập thể lao động cũng rất khác nhau. Mặc dù vậy, các quan hệ này đều chịu ảnh hưởng của những hiện tượng tâm lý chung, phổ biến, phát sinh, tồn tại và phát triển trong tập thể trong những giai đoạn nhất định. Trong số những hiện tượng tâm lý xã hội tồn tại phổ biến và gây những ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của tập thể lao động phải kể đến các hiện tượng tâm lý như sự lan truyền tâm lý, tập quán truyền thống của cơ quan xí nghiệp, dư luận xã hội và bầu không khí tâm lý

doc14 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Bài giảng tâm lý học quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
s BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ PHẦN MỞ ĐẦU Tập thể lao động là một nhóm xã hội trong đó bao gồm nhiều lớp người khác nhau về giới tính, về đặc điểm tâm sinh lý, được gắn bó lại với nhau bằng mục đích hoạt động chung. Do sự khác nhau về tuổi tác,về cơ cấu tổ chức, tính chất công tác của các thành viên và các bộ phận cấu thành nên các quan hệ hình thành trong quá trình hoạt động của tập thể lao động cũng rất khác nhau. Mặc dù vậy, các quan hệ này đều chịu ảnh hưởng của những hiện tượng tâm lý chung, phổ biến, phát sinh, tồn tại và phát triển trong tập thể trong những giai đoạn nhất định. Trong số những hiện tượng tâm lý xã hội tồn tại phổ biến và gây những ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của tập thể lao động phải kể đến các hiện tượng tâm lý như sự lan truyền tâm lý, tập quán truyền thống của cơ quan xí nghiệp, dư luận xã hội và bầu không khí tâm lý… PHẦN NỘI DUNG Sự lan truyền tâm lý Khái niệm: Sự lan truyền tâm lý đó là sự lây lan cảm xúc từ người này sang người khác, từ nhóm này sang xóm khác trong tập thể lao động trước một vấn đề, một sự việc, một hiện tượng nào đó nảy sinh trong những khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: trong phòng kế hoạch của công ty A, một nhân viên bị tai nạn giao thông khi đang trên đường đến công ty. Khi được biết tin, mọi người thông báo cho nhau và mỗi người đều cảm thấy bồn chồn , lo lắng, thương cảm cho nhân viên này. Mọi người đều cảm thấy buồn rầu, không vui. Vai trò: Sự lan truyền tâm lý có khi gây ra những ảnh hưởng tích cực hoặc tieeu cực đối với trạng thái chung của tập thể và qua đó có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến kết quả hoạt động của mỗi thành viên cũng như của cả tập thể, tùy thuộc vào nguyên nhân (tác nhân) làm nảy sinh các sự việc, hiện tượng. Qua đó gây nên cảm giác, cảm xúc của mọi người. Nếu đó là những tác nhân tích cực gây được cảm giác hồ hởi, phấn khởi, kích thích được tình yêu lao động, hăng say công tác của mọi người thì kết quả của sự lây lan cảm xúc sẽ tạo được bầu không khí tâm lý phấn khởi, lành mạnh trong tập thể. Từ đó nâng cao được năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của các thành viên cũng như của cả tập thể lao động. Nếu đó là những tác nhân tiêu cực gây ra cảm xúc nặng nề, ủ rũ, buồn chán cho mọi người thì sẽ dẫn đến kết quả lao động sản xuất của mọi người và tập thể sẽ kém đi. Ví dụ 1: Khi giám đốc thông báo cho trưởng phòng tài chính sẽ tăng lương trong tháng tới và trưởng phòng thông báo lại với các nhân viên thì mọi người đều vui vẻ, phấn khởi, hăng hái làm việc, công việc nào cũng hoàn thành nhanh chóng, có chất lượng và hiệu quả tốt. Ví dụ 2: Đơn vị A có đợt cắt giảm biên chế. Khi thông báo này đến tai mọi người thì tất cả mọi người trong đơn vị đều cảm thấy nặng nề, ủ rũ, ai cũng lo lắng không biết mình có nằm trong danh sách giảm biên hay không. Do đó mà thời gian đó công việc làm hiệu quả rất kém. Nguyên nhân: Nguyên nhân làm xuất hiện cảm xúc dẫn đến sự lây lan tâm lý la tất cả những tác nhân kích thích (tích cực hoặc tiêu cực) lên các giác quan con người tạo thành các cảm giác khác nhau của con người. Cơ chế lan truyền tâm lý: Cơ sở của cơ chế lan truyền tâm lý là sự bắt chước. Sự bắt chước chia làm hai loại: bắt chước có ý thức và bắt chước vô ý thức. Sự bắt chước vô ý thức xảy ra khi tình cảm lấn át ý chí ở con người, dẫn đến những hành vi bột phát, làm theo một cách máy móc. Bắt chước có ý thức xảy ra khi con người chế ngự được tình cảm, thể hiện sự mong muốn hướng tới cái tốt đẹp - những cái mà con người mơ ước đạt tới. Biểu hiện: Hiện tượng lan truyền tâm lý biểu hiện dưới hai hình thức: + Hiện tượng dao động từ từ: một sự việc, hiện tượng nào đó lúc mới xuất hiện còn chưa gây được tác động ngay đến những người xung quanh. Nhưng sự tồn tại của nó dần dần gây cảm xúc đối với người xung quanh thông qua quá trình giao tiếp và làm nảy sinh quá trình bắt chước ở người khác một cách từ từ. Ví dụ như mốt thời trang ( model) . Ban đầu khi một vài người mặc áo ấm màu vàng thì chưa gây được sự chú ý nhiều ở mọi người. Nhưng một thời gian sau đó khi nhiều áo ấm trên thị trường bán ra đều màu vàng và mọi người mới thấy được nó đẹp và là xu hướng màu ưa chuộng năm nay thì lúc đó mới đồng loạt cùng mua. + Hiện tượng bùng nổ: hiện tượng này xảy ra khi con người ở trạng thái căng thẳng thần kinh cao độ. Lúc đó ý chí của con người bị yếu, đi sự tự chủ bị giảm sút, con người rơi vào trạng thái hoảng loạn, bắt chước một cách máy móc hành động của người khác. Ví dụ: Ở trong chợ, khi mọi người đang nhộn nhịp mua đồ thì bỗng nhiên có đám cháy xảy ra. Ban đầu chỉ những người ở gần đám cháy nhìn thấy cháy thì mới bỏ chạy. Nhưng khi họ vừa chạy vừa hô hào thì lúc đó mọi người trong chợ mới hốt hoảng, đồng loạt chạy theo những người đó mặc dù nhiều người chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Ứng dụng trong công tác quản trị nhân sự: Hiện tượng lan truyền tâm lý thể hiện rõ trong nhiều sự việc trong tập thể đang hoạt động. Người lãnh đạo cần thấy rõ để điều khiển nó có lợi cho việc của tập thể. Một mặt hướng những xúc cảm tích cực tạo ra cảm xúc tốt trong tập thể trước một hiện tượng, sự việc tích cực nào đó. Kịp thời động viên, khuyến khích mọi người tham gia tích cực vào hoạt động có lợi cho tập thể. Đông thời chú ý tới những nhân tố tích cực luôn có khả năng khuấy động phong trào vào những vị trí cần thiết để gây nên cảm xúc tích cực. Mặt khác cũng phải chú ý tới những cảm xúc tiêu cực trong tập thể để kịp thời có những biện pháp phù hợp để ngăn chặn sự lây lan của chúng đối với những người khác làm ảnh hưởng đến công việc mà họ đang làm. Bên cạnh đó trong những trường hợp cần thiết phải áp dụng những biện pháp cứng rắn để loại bỏ những mầm mống xúc cảm tiêu cực đó. Dư luận xã hội Khái niệm: Dư luận xã hội là hình thức biểu hiện tam trạng của xã hội (hay của tập thể lao động ) trước những sự kiện, hiện tượng, những hành vi của con người xuất hiện trong cuộc sống, trong quá trình lao động. Nó là sự đánh giá của số đông với những sự kiện, hiện tượng, hành vi nảy sinh trong tập thể, trong xã hội. Ví dụ: dư luận của sinh viên bộ môn tâm lý – giáo dục về vấn đề sẽ phải chuyển xuống cơ sở 3 để học. Hay khi có một vụ án mạng xảy ra mà nạn nhân bị sát hại dã man thì sẽ xuất hiện dư luận về vụ án đó chẳng hạn như dư luận lên án sự dã man của kẻ giết người và sự đau xót, cảm thong đối với gia đình người bị hại. Quá trình hình thành dư luận xã hội: + Ban đầu sẽ có sự xuất hiện của các hiện tượng, sự kiện hay một hành vi ở một người cụ thể với tư cách là một tác nhân, có sự chứng kiến của mọi người. Từ đó ở mỗi người trong tập thể xuất hiện những cảm xúc nhất định. + Các thành viên trong tập thể lao động tiến hành trao đổi cảm nghĩ, ý kiến, quan điểm và phán đoán của họ về sự kiện, hiện tượng và đưa ra những nhận định, đánh giá của mình về những sự kiện đó. + Trong quá trình trao đổi quan điểm, nhận định thì ban đầu các quan điểm khác nhau nhưng dần dần được thống nhất lại, hình thành quan niệm chung của tập thể. Lúc này phản ứng cá nhân trở thành phản ứng của tập thể. Từ đó dư luận xã hội xuất hiện và lan truyền. Phân loại dư luận xã hội: trong tập thể lao động có hai loại dư luận xã hội đó là dư luận chính thức và dư luận không chính thức. + Dư luận xã hội chính thức: là dư luận được người lãnh đạo đồng tình ủng hộ. Dư luận xã hội chính thức có thể mang lại trạng thái tâm lý tiêu cực hoặc tích cực cho tập thể lao động. Ví dụ: Dư luận về một việc làm tốt của nhân viên như có phát minh sang chế mới được ban giám đốc và mọi người công nhận, người ấy được thưởng làm cho mọi người phấn khởi, vui vẻ, có thái độ đúng với việc làm đó, làm cho bầu không khí tâm lý trong tập thể tốt hơn. Ngược lại, nếu lãnh đạo kỷ luật oan uổng, nhận xét không đúng một nhân viên, một phòng ban nào đó thì sẽ làm xuất hiện dư luận không hay. Từ đó dư luận đó sẽ gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý mọi người đó là sẽ làm cho mọi người tức tối, căng thẳng gây nên bầu không khí tâm lý nặng nề… + Dư luận không chính thức: là dư luận được lan truyền một cách tự phát, thường không được sự ủng hộ của ban Giám đốc. Nó thường là những dư luận được xuất phát từ những thông tin không minh bạch xảy ra trong tập thể, nó có thể đúng cũng có thể sai. Ví dụ: khi có một nhân viên mới được nhận vào công ty, đi kèm là những lời đồn về anh ta. Đó là anh ta đã “đi cửa sau” để vào công ty và anh ta là người nhà của giám đốc. Do đó dư luận thường xuyên bàn tán về vấn đề này. Chức năng của dư luận xã hội Dư luận xã hội khi đã hình thành là biểu thị thái độ của đa số mọi người trong nhóm , cộng đồng, là quan điểm cảm xúc, ý chí tập thể nên có vai trò quan trọng. Nó quy định tính chất cuộc sống và toàn bộ tiến trình hoạt động – giao tiếp của các thành viên. Do đó nó có chức năng là: + Điều chỉnh các mối quan hệ trong tập thể thong qua sự tác động hành vi, các mối quan hệ trong tập thể một cách chính thức hoặc không chính thức của các thành viên, các bộ phận trong tập thể. + Kích thích, động viên các quá trình tâm lý xã hội tích cực trong tập thể tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tiếp cận , làm quen giữa các thành viên trong tập thể, thúc đẩy phong trào của tập thể theo hướng tích cực. + Chức năng giáo dục: là sức mạnh tinh thần tác động lên hành vi của mỗi con người thông qua sự đánh giá tập thể về mặt đạo đức, nhân cách, kiểm tra hành vi của mỗi cá nhân, của mỗi nhóm trong tập thể trước nhiệm vụ chung. Ứng dụng vào công tác quản lý lãnh đạo Trong quá trình hoạt động của tập thể một công ty không thể không có sự xuất hiện của các dư luận xã hội. Dư luận đó có thể sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến mọi người. do đó là một người lãnh đạo cần phải biết cách giải quyết sao cho thỏa đáng nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực cử dư luận đó đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. + Người lãnh đạo nên sử dung những dư luận như là một phương tiện giáo dục để tác động đến con người. + Cần phải biết tổ chức, động viên kịp thời các nhân viên của mình, hướng họ đến những suy nghĩ tích cực +Người quản lý phải sử dụng và phát huy tốt vai trò của thông tin đại chúng trong nội bộ tập thể, lắng nghe dư luận quần chúng như: làm hòm phiếu góp ý, mở những cuộc họp đánh giá khen thưởng, phê bình nội bộ thường kỳ. Sử dụng đúng đắn vai trò của các tổ chức xã hội và cá nhân ích cực. + Luôn nêu cao tinh thần xây dựng mối đoàn kết trong nhân viên, tạo điều kiện để họ hoạt động thường xuyên mà hạn chế tình trạng rãnh rỗi ngồi bàn tán chuyện. + Phải luôn nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty cũng như những sự kiện xảy ra để kịp thời có phương án tác động nhàm giải quyết dứt điểm vấn đề. + Đặc biệt là người lãnh đạo phải luôn luôn thể hiện sự cong bằng, bình đẳng, làm việc minh bạch để không gây những sự hiểu lầm trong nhân viên khiến họ bàn tán, nghi ngờ. 3. Truyền thống của tập thể Khái niệm: Truyền thống được hiểu như là giá trị tinh thần, tư tưởng thể hiện trong kết quả quá trình hoạt động của một tập thể lao động được ghi lại dưới hình thức những khái niệm, những nghi lễ, quy chế điều chỉnh trong tập thể. Chức năng của truyền thống. Tryền thống của tập thể nằm trong truyền thống của dân tộc. Đồng thời nó cũng có tính chất độc đáo phản ánh đặc điểm hoạt động riêng của mỗi tập thể. Trong tập thể lao động truyền thống có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực hình thành và đoàn kết tập thể. Nó là chất keo hồ dính kết các thành viên lại với nhau, là chất xúc tác hòa nhập từng cá nhân với tập thể, là tấm gương mỗi thành viên noi theo đồng thời cũng là niềm tự hào của mỗi thành viên trong tập thể. Truyền thống được xem là giáo dục đối với mỗi cá nhân trong tập thể, tạo cơ sở cho hoạt động có ý thức cuả mỗi người trên tinh thần xây dựng. Ví dụ: Bộ môn tâm lí giáo dục có truyền thống nghiêm túc, ý thức, trách nhiệm trong giảng dạy. Đây là truyền thống tốt đẹp của tập thể giáo viên bộ môn tâm lí giáo dục, để hoàn thành tốt công việc giảng dạy các giáo viên trong khoa đã giúp đỡ lẫn nhau xây mục đích giảng dạy rõ ràng,kế hoạch giảng dạy khoa học. thường xuyên tổ chức các cuộc họp để trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm tổ chức lớp học. đây là truyền thống mà mỗi giảng viên trong khoa đều tự hào. Vì vậy mà mỗi cán bộ giảng viên của bộ môn đều phấn đấu có ý thức trách nhiệm để xây dựng truyền thống đó ngày càng tốt đẹp hơn. Truyền thống có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tập thể. Trong một tập thể nào đó nếu xuất hiện truyền thống lạc hậu, thiếu lành mạnh, sống lâu lên lão làng thì sẽ kìm hãm sự phát triển của tập thể. Truyền thống đó ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của các thành viên trong tập thể lao động. Những trạng thái tâm lý đó được các thành viên đưa vào trong quá trình hoạt động của tập thể tập làm cho hiệu sất lao động không cao. Ngược lại trong tập thể xuất hiện một truyền thống tốt đẹp sẽ thúc đẩy sự phát triển của tập thể đó. Làm việc trong một tập thể có nhiều truyền thống tốt đẹp sẽ kích thích Tình yêu lao động, tình yêu tập thể của mỗi thành viên khiến họ lao động chăm chỉ, sáng tạo, ngày càng tích cực xây dựng, củng cố và phát triển truyền thống tốt đẹp của tập thể lao động. Ví dụ: trong công ty cổ phần cao su nghệ an. Có nhiều phòng ban trong đó có phòng tổ chức kinh doanh và phòng chăm sóc khách hàng. Phòng tổ chức kinh doanh luôn có truyền thống lao động sáng tạo. Đã nhiều lần được banh lãnh đạo công ty khen thưởng.Điều đó đã kích thích các nhân viên lao động ngày càng sáng tạo và hiệu quả hơn. Đạt nhiều thành tích tốt như đưa ra dược các chiến lược mới trong hoạt động kinh doanh của công ty. truyền thống tốt đẹp đó đã đưa phòng kinh doanh lên vị trí đứng đầu của công ty. Còn phòng chăm sóc khách hàng có truyền thống làm việc thiếu trách nhiệm. Các nhiệm vụ mà công ty giao phó phòng chỉ làm qua loa để báo cáo chứ không đưa ra các kế hoạch cụ thể để làm việc.điều này ảnh hưởng đến tâm lý chung của nhân viên phòng này là mọi người làm việc thiếu trách nhiệm thì mình cũng làm như thế không việc gì mà phải lao động cật lực. Chính truyền thống tâm lý đó đã ảnh hương đến sự phát triển của tập thể. Vì thế mà thành tích của phòng thấpluôn xếp ở vị trí sau cùng. Và thường xuyên bị ban lãnh đạo phê bình. Bài học kinh nghiệm. Truyền thống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tập thể. Vì vậy vấn đề dặt ra cho người lãnh đạo là: Cần phải tập trung mọi lực lượng tiến bộ trong tập thể lao động để xây dựng cuộc sống tốt đẹp của cơ quan, xí nghiệp. Giáo dục ý thức xây dựng tập thể của mỗi cá nhân, đơn vị, như xây dựng truyền thống làm việc nghiêm túc tại cơ quan… Kiên quyết đấu tranh chống mọi hủ tục lạc hậu, những tư tưởng lỗi thời. Phát động các cuộc thi những chủ đề như vì sự phát triển và tiến bộ của cơ quan. Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ. Khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân và đơn vị có đóng góp cho sự phát triển của công ty. Đồng thời xử lí những trường hợp vi phạm. Thông tin tuyên truyền về sự phát triển của đơn vị, về các thành tích thi đua mà đơn vị đã đạt được. Bầu không khí tâm lý xã hôi: Nói tới bầu không khí tâm lý của tập thể lao động tức là muốn nói tới không gian, trong đó chứa đựng trạng thái tâm trạng chung của một tập thể lao động với tính cách tương đối ổn định của nó. Nó tác động lên tâm tư, tình cảm của mỗi con người trong tập thể lao động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của từng cá nhân và của tập thể lao động. tình cảm của mỗi con người trong tập thể chứa đựng một phần tâm trạng của tập thể lao động.nó được biểu hiện thông qua sự giao tiếp của cá nhân cũng như giao tiếp tập thể. Một cơ quan, xí nghiệp, nơi có bầu không khí lành mạnh thường có những đặc điểm sau: Giao tiếp của các thành viên diễn ra một cách thoải mái mọi người đều có cảm giác mình không bị giới hạn bởi một điều gì đó, mọi hoạt động của con người diễn ra một cách tự nguyện, kỹ luật không làm mọi người nơm nớp lo ngại trong khi thừa hành nhiệm vụ. Trong tập thể thường diễn ra những cuộc thảo luận sôi nổi của cá nhân, tập thể đặc biệt là đối với những vấn đề nâng cao hiệu xuất lao động. Mục đích hoạt động của cơ quan, xí nghiệp được các cán bộ công nhân viên hiểu rõ ràng. Mọi người công khai, dân chủ trong mọi hoạt động, cùng thâm gia tìm biện pháp thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác và gắn bó với tập thể hơn. Mỗi người tôn trọng ý kiến của nhau. Những ý kiến sai trái được tập thể mổ xẻ, phân tích đóng góp bằng các biện pháp tranh luận và thuyết phục. Việc thông qua quyết định quản lý diễn ra theo cách thừa nhận tập thể. Trong tập cũng có thể xảy ra những hành vi sai trái, những nhận xét, phê phán đánh giá từ mọi phía không mang tính đả kích cá nhân, dù là công khai hay ngấm ngầm. Mọi người đếu có ý thức được sự thiếu xót của một thành viên tập thể là sự nhất thời, ai cũng có thể mắc do sơ xuất hoặc vì lý do gì đó. Đóng góp nhận xét, phê phán là để cho người bị khuyết điểm tiếp thu sửa chữa nhằm tự cải tạo tốt hơn chứ không phải là qua đó để vùi dập một nhân cách, làm mất đi một tình cảm tốt đẹp giữa người với người. Các thành viên trong tập thể tự do biểu thị tình cảm của mình trong hoạt động giao tiếp. Mọi người đều hướng tới cái đúng và đánh giá cái đúng trong hành động của người lãnh đạo. Trong hoạt động hàng ngày, mọi nhiệm vụ của các thành viên được phân công rõ dàng. Mỗi người đều nghiêm túc thực hiện công tác được giao. Người lãnh đạo tập thể cừa đóng vai trò là người lãng đạo chính thức vừa là thủ lĩnh của nhóm xã hội, là người có uy tín cả về phương diện chuyên môn nghiệp vụ lẫn về mặt tâm lý. Những đặc điểm trên thể hiện sự trong lành của bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động, nhưng nó có tính độc lập tương đối do đó và nó có thể gây được ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả lao động của cơ quan, giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý tập thể. Ví dụ: ở phòng nhân sự của công ty Dệt May X có bầu không khí chan hòa, cởi mở mọi người nói chuyện giao tiếp với nhau chân tình, lỹ luật lao động được chấp hành tự giác, tập thể thường có nhựng cuộc thảo luận, bàn bạc sôi nổi về các vấn đề có liên quan đến các thành viên tập thể như: gia đình, sức khỏe … Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công việc được mọi người thảo luận sôi nổi. Mọi người tôn trọng ý kiến của nhau, các công việc được phân chia rõ ràng, mõi thành viên đều ý thức dược trách nhiệm của mình với công việc chung, những sai lầm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đều được các thành viên góp ý một cách thẳng thắn có thiện chí. Trưởng phòng là người có chuyên môn nghiệp vụ có uy tín với cấp dưới, vừa là người lãnh đạo gắn kết tập thể. Để xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong đơn vị của mình thì người lãnh đạo và tập thể, cán bộ, những người làm công tác quản lý của các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp cần phải nắm bắt được biện pháp cần thiết: + Đối với bộ phận lãnh đạo: ▪ Trước hết phải xây dựng mối quan hệ giữa các chức trách với nhau. Việc xây đựng mối quan hệ này thể hiện ở chỗ phải xây dựng được quy chế, chức vụ cho từng chức lãnh đạo, mỗi vị trí lãnh đạo có quyền hạn, nghĩa vụ và mối quan hệ nhất định. Những người giữ các cương vị lãnh đạo làm đúng chức trách của bản thân. ▪ Có sự quan tâm đúng mức đến việc duy trì, điều chỉnh một cách khách quan, hợp lý, đúng đắn các mối quan hệ chính thức và không chính thức. Điều trước tiên là nhà lãnh đạo cần phải quan tâm chú ý thích đóng đến mối quan hệ chính thức, đối với các mói quan hệ không chính thức cần có thái độ rứt khoát không để phát triển chàn lan làm méo mó cơ chế chính thức, chi phối các hoạt chính thức. ▪ Sử dụng hợp lý các yếu tố cưỡng chế và tự khẳng định, kịp thời ngăn ngừa và xử lý các mâu thuẫn nội bộ. + Đối với tập thể lao động: ▪ Dân chủ hóa hoạt động của tập thể lao động, thu hút đông đảo cán bộ công nhân viên chức trong tập thể lao động và hoạt động ban hành các quyết định quản lý, thông qua các cuộc thảo luận rộng rãi. Về phương diện tâm lý, đây là sự tác động vào tâm lý con người, tạo cho mọi người có cảm giác được sự tôn trọng của tập thể đối với cá nhân mỗi người. Tự họ xác định là họ có ích cho tập thể lao động, mỗi ý kiến đóng góp của họ mang lại lợi ích cho tập thể cũng như nhu cầu của bản thân họ. Từ đó nâng cao tính tự hào của cá nhân, ý thức trách nhiệm đối với công việc. ▪ Thực hiện công khai trong hoạt động của người lãnh đạo. Qua đó gây được sự cảm thông đối với người lãnh đạo trong quá trình giải quyết các vấn đề khó khăn phức tạp của tập thể, đồng thời phát huy được tính tích cực của tập thể. ▪ Duy trì quan hệ bình đẳng được thể hiện trong phân công lao động, đánh giá kết quả hoạt động, khen thưởng, kỷ luật, không bao che, trù dập, không thiên vị, mỗi sự khên chê phải được giải thích thỏa đáng. PHẦN KẾT LUẬN: Những hiện tượng tâm lý trên rất phổ biến và xảy ra tất yếu trong tập thể lao động. Các hiện tượng đó vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến sự phát triển của tập thể. Là người lãnh đạo cần phải xây dựng các hiện tượng tâm lý trên phát triển theo hướng tích cực.Cần phải xây dựng mối quan hệ giữa các nhà chức trách với nhau. Tập thể lãnh đạo là bộ chỉ huy, là đầu não của cơ thể lao động, bộ não có lành mạnh thì mới có thể chỉ huy, điều khiển cơ thể một cách hài hòa, nhịp nhàng, không phiếm diện. Những người giữ cương vị lãnh đạo làm đúng chức trách của bản thân. Người lãnh đạo cần phải có sự quan tâm đúng mức đến việc duy trì, điều chỉnh khách quan, hợp lý, đúng đắn các mối quan hệ chính thức và không chính thức. Sử dụng hợp lý các yếu tố cưỡng chế và tự khẳng định, kịp thời ngăn chặn và xử lý các mâu thuẫn nội bộ. Trong quá trình lãnh đạo cần phải biết xử lý kịp thời những dư luận không tốt ảnh hưởng xấu đến nội bộ công ty và tâm lý người lao động, người lãnh đạo cũng phải biết sử dụng dư luận tốt để khuyến khích, lôi kéo mọi người trong công ty tham gia để công việc đạt hiệu quả cao. Khai thác triệt để chức năng giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctam_ly_hoc_quan_ly_thang_10_368.doc
Tài liệu liên quan