Bài giảng Tăng trưởng và phát triển kinh tế

 

 

Khái niệm: Là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với kỳ gốc

- Gia tăng về quy mô: ∆Y= Yn – Y0

- Gia tăng về tốc độ: g = ∆Y/ Y0 x100%

 

Thước đo phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng:

- GDP

- GNP (GNI)

 

ppt35 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tăng trưởng và phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Tăng trưởng kinh tế Khái niệm: Là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với kỳ gốc - Gia tăng về quy mô: ∆Y= Yn – Y0 - Gia tăng về tốc độ: g = ∆Y/ Y0 x100% Thước đo phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng: - GDP - GNP (GNI) Lợi ích của tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện, tạo cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề quan trọng bậc nhất để phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế xã hội Mặt trái của tăng trưởng…? Nguồn: Niên giám thống kê các năm Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguồn: Báo Nhân dân, ngày 10/1/2011 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cần bao nhiêu thời gian để Việt Nam có thể đuổi kịp các nước? 2. Nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế Các nhân tố thuộc tổng cầu Tổng cầu của nền kinh tế: GDP = C + I + G + X – M Khi tổng cầu giảm: Khi tổng cầu gia tăng: - Nếu nền kinh tế đang hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng - Nếu nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng 2. Nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế Các nhân tố thuộc tổng cung Tổng cung của nền kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố sản xuất chủ yếu, bao gồm: vốn (K), lao động (L), tài nguyên (R) và công nghệ (T): Y = F(K, L, R, T) Các yếu tố sản xuất đóng góp vào tăng trưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng và chất lượng từng yếu tố cũng như sự kết hợp hợp lý giữa các yếu tố đó với nhau 2. Nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế TFP (Total factor productivity) – năng suất các nhân tố tổng hợp - thể hiện hiệu quả của yếu tố khoa học công nghệ hay cách đánh giá tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ đến tăng trưởng kinh tế. TFP được xác định bằng phần dư của tăng trưởng kinh tế sau khi đã loại trừ đóng góp của các yếu tố vốn và lao động. TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu. Đóng góp của các nhân tố trong tăng trưởng ở một số quốc gia (giai đoạn 2001 – 2010) 2. Nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế Các nhân tố khác: cơ cấu dân cư, dân tộc, tôn giáo, đặc điểm văn hóa – xã hội, thể chế chính trị - xã hội. II. Phát triển kinh tế Khái niệm: Là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của một quốc gia Nội dung của phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn: TNBQ đầu người gia tăng Cơ cấu KT-XH chuyển dịch theo hướng tiến bộ Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện II. Phát triển kinh tế Nội dung của phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn: TNBQ đầu người gia tăng -> nhà nước có nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển. Cơ cấu KT-XH chuyển dịch theo hướng tiến bộ: biểu hiện thông qua sự CDCCKT của các ngành, cơ cấu lao động theo ngành, cơ cấu dân cư theo vùng… Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện (về thu nhập, về cơ hội công bằng trong thụ hưởng các dịch vụ xã hội, môi trường sống…) II. Phát triển kinh tế Lưu ý: để phát triển kinh tế thì không thể thiếu bất kì nội dung nào trong 3 nội dung trên. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển Về tăng trưởng: tốc độ tăng GDP và GDP bình quân đầu người Về biến đổi cơ cấu kinh tế – xã hội: cơ cấu KT ngành (CN - NN – DV), cơ cấu thương mại quốc tế, cơ cấu dân cư (thành thị - nông thôn, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn) Về năng lực nội sinh của nền kinh tế: Tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư, trình độ công nghệ, chất lượng lao động. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển Về phát triển xã hội: Phát triển con người: TN bình quân, dinh dưỡng, trình độ dân trí, tuổi thọ và chăm sóc sức khỏe, chỉ số phát triển con người (HDI) Về nghèo đói và bất công bằng: tỷ lệ nghèo, khoảng nghèo, chênh lệch thu nhập các nhóm dân cư, hệ số GINI. Chỉ số phát triển con người (HDI) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh 3 khía cạnh: TN bình quân đầu người, trình độ học vấn và tuổi thọ bình quân. Công thức: HDI = 1/3(HDI1 + HDI2 + HDI3) HDI1: Chỉ số GNI/người theo PPP (so với quốc gia có GNI bình quân cao nhất HDI2: Chỉ số giáo dục, thể hiện ở hai khía cạnh: tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ nhập học HDI3: Chỉ số về tuổi thọ BQ so với quốc gia có tuổi thọ BQ cao nhất Chỉ số phát triển con người (HDI) HDI càng cao trình độ phát triển con người càng cao: HDI ≥ 0,8: trình độ phát triển con người cao 0,51 ≤ HDI ≤ 0,79: trình độ phát triển trung bình HDI ≤ 0,5: trình độ phát triển con người thấp HDI của Việt Nam qua các năm: Năm: 1985 1990 1995 2004 HDI 0,583 0,605 0,649 0,691 HDI của một số quốc gia (2006) Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế tác động tới phát triển kinh tế Phát triển kinh tế (bao gồm cả sự thay đổi về lượng cũng như về chất của nền kinh tế) tác động tới tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế Kết luận rút ra: - Tăng trưởng là một nội dung của phát triển và là nội dung cơ bản nhất. Không có tăng trưởng, TNBQ đầu người thấp thì không thể có phát triển. Hay tăng trưởng kinh tế là điều kiện “cần” để phát triển kinh tế - Tăng trưởng kinh tế có phải là điều kiện “đủ” để phát triển kinh tế? Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế Kết luận rút ra: - Tăng trưởng là một nội dung của phát triển và là nội dung cơ bản nhất. Không có tăng trưởng, TNBQ đầu người thấp thì không thể có phát triển. Hay tăng trưởng kinh tế là điều kiện “cần” để phát triển kinh tế - Phát triển bao gồm cả sự thay đổi về lượng cũng như về chất của nền kinh tế. Như vậy, tăng trưởng chưa phải là điều kiện “đủ” để phát triển kinh tế. Phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (1987) Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phát triển bền vững PTBV về kinh tế: Sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm tăng trưởng lâu dài, ổn định. PTBV về xã hội: giải quyết tốt các vấn đề xã hội như chống đói nghèo và bất công xã hội, cải thiện cuộc sống của dân cư, kết hợp chặt chẽ giữa vật chất và tinh thần, giữa truyền thống và hiện đại Bảo vệ môi trường: Mối quan hệ giữa phát triển bền vững về kinh tế và phát triển bền vững về xã hội PTBV về kinh tế tác động tới PTBV về xã hội: Kinh tế tăng trưởng → giảm nghèo; thu ngân sách tăng → đầu tư công tăng → các vấn đề xã hội được giải quyết tốt hơn. PTBV về xã hội tác động tới PTBV về kinh tế: Tạo ra sự đồng thuận xã hội Môi trường ổn định → thu hút đầu tư → tăng trưởng Tránh được xung đột xã hội Mối quan hệ giữa PTBV về kinh tế và bảo vệ môi trường Trao đổi trên lớp: PTBV về kinh tế tác động như thế nào đến bảo vệ môi trường? Môi trường được bảo vệ có thể có tác động như thế nào đến PTBV về kinh tế? III. Các mô hình tăng trưởng kinh tế Mô hình cổ điển: Adam Smith và David Ricardo Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất Các yếu tố sản xuất kết hợp theo tỷ lệ cố định Trong nông nghiệp: chi phí biên tăng dần; trong công nghiệp: lợi nhuận tăng theo quy mô Ba nhóm người (Địa chủ, tư bản, công nhân) nhận phần tương ứng với đóng góp của họ dưới hình thức: địa tô, lợi nhuận và tiền công Bàn tay vô hình điều tiết thị trường không cần sự can thiệp của Nhà nước III. Các mô hình tăng trưởng kinh tế 2. Mô hình tân cổ điển: Stanley Jevons, Carl Menger, Leon Walras, Eugen von Bohm-Bawerk, Anfred Marshall Giống với mô hình cổ điển: cho rằng thị trường có khả năng đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng mà không cần can thiệp Điểm khác: Coi tiến bộ KH – CN là yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng; các yếu tố sản xuất có thể kết hợp với nhau theo những cách thức khác nhau; lý thuyết về độ thỏa dụng biên giảm dần và chi phí biên tăng dần III. Các mô hình tăng trưởng kinh tế 3. Mô hình tăng trưởng của Keynes: Đánh giá cao vai trò của tổng cầu đối với tăng trưởng: tổng cầu hiện hữu thường thấp hơn mức sản lượng tiềm năng → cần tác động tích cực đến tổng cầu để thúc đẩy tăng trưởng Hai chính sách mà Nhà nước có thể sử dụng: chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ III. Các mô hình tăng trưởng kinh tế 5. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại Ủng hộ xây dựng nền kinh tế hỗn hợp: vai trò của thị trường là chủ yếu, Nhà nước điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những khuyết tật của thị trường. 4 chức năng cơ bản của Chính phủ: Thiết lập khuôn khổ pháp luật Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để tăng hiệu quả Điều tiết thu nhập thông qua phân phối lại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_1_tang_truong_3115.ppt