Bài giảng Tập đọc ngọn lửa Ô-Lim-pích

Hiểu từ: Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ-rưng, tuyết, hoa lệ. Nội dung: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ VN với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

 - Đọc đúng: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giết-xi-ca, In-tơ-nét, lưu luyến, đàn tơ-rưng.

 - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc.

 

doc7 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tập đọc ngọn lửa Ô-Lim-pích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 30 TẬP ĐỌC NGỌN LỬA Ô-LIM-PÍCH I – Mục tiêu: - Hiểu nghĩa một số từ khó: Ô-lim-pích, Hi Lạp, tấu nhạc, xung đột, náo nhiệt, khôi phục và nội dung bài: Đại hội thể thao Olympic được tổ chức trên phạm vi toàn thế giới (bắt đầu từ gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ). - Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, chú ý một số từ: Ô-lim-pích, Ô-lim-pi-a, đoạt giải, xung đột, hữu nghị. - Giáo dục HS ý thức ham thích chơi thể thao. II – Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Sách GK, bảng phụ 2. Học sinh: Sách GK III – Các hoạt động: 1. Ổn định: (1’) hát 2. Bài cũ: (4’) Một mái nhà chung - Gọi HS đọc bài, trả lời câu hỏi - Nhận xét. 3. Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài – ghi bảng. * Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy. Phương pháp: Luyện tập, thực hành. - GV đọc mẫu toàn bài. - Cho HS đọc từng câu. - Hướng dẫn đọc từ khó: Ô-lim-pích, Ô-lim-pi-a, đoạt giải, xung đột, hữu nghị. - Chia đoạn và cho đọc từng đoạn. Đoạn 1: Tục lệ … Hi Lạp cổ. Đoạn 2: Đại hội … tứ xứ. Đoạn 3: Phần còn lại. - Giải thích từ khó hiểu. - GV nêu thêm: Ngày nay để chúc mừng người chiến thắng, ban tổ chức cho cử Quốc ca của đất nước có vận động viên giành giải nhất. - Hướng dẫn ngắt câu khó: * Trai tráng … Hi Lạp / đổ về … thi chạy, / nhảy, / bắn cung, / đua ngựa, / ném đĩa, / ném lao, / đấu vật … // Những người … chúc mừng / và được … lên đầu / tượng trưng … vinh quang, / chiến thắng. // Ngọn lửa … tới / được thắp sáng … hữu nghị. // - Cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn. - Cho các nhóm luyện đọc. - Cho lớp đọc đồng thanh. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Nắm nội dung bài. Phương pháp: thảo luận, hỏi đáp - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. - GV nêu: + Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, nêu câu hỏi: + Tục lệ Đại hội có gì hay? F Chốt ý: Đại hội thể thao Ô-lim-pích thật là một tục lệ hay. + Theo em vì sao người ta khôi phục Đại hội thể thao Ô-lim-pích? F Chốt ý, yêu cầu HS kể tên vài môn thể thao trong Đại hội Ô-lim-pích hiện nay? " Giới thiệu về Ô-lim-pích ngày nay. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy, diễn cảm. Phương pháp: Luyện tập. Thi đua - Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn văn: + Nêu giọng đọc của bài. - Hướng dẫn nhấn giọng ở một số từ. - Cho HS luyện đọc. - Cho các nhóm thi đua. - Nhận xét. 4. Củng cố: (4’) + Tục lệ tổ chức Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ nước nào? Từ khi nào? + Em thích tham dự không? Vì sao? 5. Dặn dò: (1’) - Đọc lại bài. - Chuẩn bị: Bác sĩ Y-éc-xanh - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - HS đọc từng câu (2 lượt). - HS chia đoạn và luyện đọc. - HS đọc chú giải SGK: tấu nhạc, xung đột, náo nhiệt, khôi phục. - HS luyện ngắt giọng các câu khó. - HS đọc nối tiếp 3 đoạn. - Các nhóm luyện đọc. - Cả lớp đọc. - 1 HS đọc. + Có gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ. - HS thảo luận nhóm, trình bày. + Đại hội được tổ chức 4 năm 1 lần, vào tháng 7, kéo dài 5, 6 ngày. + Thanh niên trai tráng thi nhiều môn: chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật, … + Người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng, được đặt trên đầu một vòng nguyệt quế. + Mọi xung đột trong thời gian đại hội đều phải tạm dừng. - HS phát biểu cá nhân. + Vì tục lệ này khuyến khích mọi người tập thể thao, tăng cường sức khỏe. + Vì Đại hội tạo điều kiện cho các dân tộc trên toàn thế giới thể hiện tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, … - HS đọc. + Rõ ràng và trang trọng. - HS luyện đọc. - HS các nhóm thi đọc. - HS phát biểu. Bảng phụ Kế hoạch bài dạy tuần 30 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA I – Mục tiêu: A- Tập dọc: - Hiểu từ: Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ-rưng, tuyết, hoa lệ. Nội dung: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ VN với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. - Đọc đúng: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giết-xi-ca, In-tơ-nét, lưu luyến, đàn tơ-rưng. - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc. B – Kể chuyện: - Dựa vào gợi ý, HS kể lại được câu chuyện bằng lời của mình phù hợp với nội dung. - Biết nghe bạn kể. II – Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh họa truyện trong SGK, bảng phụ ghi các gợi ý. - HS: Sách GK III – Các hoạt động: 1. Ổn định: (1’) hát 2. Bài cũ: (5’) Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục - 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi. - Nhận xét. 3. Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài: - Cho HS hát bài: “Trái đất này …”, giới thiệu tranh chủ điểm “Ngôi nhà chung”, giới thiệu tựa bài. * Hoạt động 1: Luyện đọc. . Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy. . Phương pháp: Luyện tập - Đọc mẫu. - Đọc từng câu nối tiếp. - Đọc từ khó. - Đọc từng đoạn nối tiếp. - Đọc từ chú giải. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc đồng thanh cả bài. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài . Mục tiêu: Hiểu nội dung bài. . Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận. - Cho HS đọc thầm đoạn 1. - 1 HS đọc đoạn 2. + Vì sao các bạn lớp 6A nói được Tiếng Việt và có nhiều đồ vật của VN? - 1 HS đọc đoạn 3. + Đoạn 3 nói lên điều gì? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. . Mục tiêu: Rèn đọc diễn cảm. . Phương pháp: thi đua. - GV đọc mẫu đoạn 3. * Hoạt động 4: Kể chuyện . Mục tiêu: Dựa vào tranh, nhập vai kể lại chuyện. . Phương pháp: Kể chuyện, trực quan. - Treo bảng phụ ghi gợi ý, HS đọc yêu cầu phần kể chuyện. + Câu chuyện được kể theo lời của ai? + Kể bằng lời của em là thế nào? 4. Củng cố: (4’) + Câu chuyện nói lên điều gì? 5. Dặn dò: (1’) - Tập kể cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài: “ Một mái nhà chung”. - 2 lượt. - Cá nhân. - 1 lượt. - HS đọc. + Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ VN gặp những điều gì bất ngờ thú vị? - HS trả lời. - HS trả lời. + Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi VN? - HS trả lời. + Tình cảm lưu luyến của các bạn HS Lúc-xăm-bua với đoàn cán bộ. + Em muốn nói gì với các bạn qua câu chuyện này? - HS chơi trò “phóng viên”: 1 HS làm phóng viên hỏi một số bạn trong lớp. - Một vài HS thi đọc đoạn 3. - 1 HS đọc cả bài. - HS kể mẫu. - HS kể trong nhóm đôi đoạn 1, 2. - 1, 2 HS kể toàn câu chuyện. - HS trả lời. Tranh SGK Bảng phụ Kế hoạch bài dạy tuần 30 TẬP ĐỌC (HTL) MỘT MÁI NHÀ CHUNG I – Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu các từ mới được giải nghĩa sau bài: dím, gốc, cầu vồng. Hiểu điều bài thơ muốn nói với các em: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và gìn giữ nó. 2. Kỹ năng: Chú ý các từ ngữ: lợp nghìn lá biếc, rập rình, lợp hồng, … . Biết đọc bài với giọng vui, thân ái, hồn nhiên. 3. Thái độ: Luôn biết giữ gìn và bảo vệ của chung. II – Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài thơ. Thêm tranh, ảnh dím (nhím), giàn gấc, cầu vồng (nếu có). III – Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua - 3 HS tiếp nối nhau, mỗi em kể lại bằng lời của mình 1 đoạn của câu chuyện, trả lời câu hỏi về ý nghĩa của bài. - GV nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới: (25’) a) Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. b) Hoạt động 1: Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài. - GV hướng dẫn luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc dòng thơ. + Đọc từng khổ thơ trước lớp. - GV nhắc nhở HS cách ngắt nghỉ hơi. - GV cho HS tìm hiểu từ khó và kèm theo tranh giới thiệu: ảnh con dím, giàn gấc, cầu vồng. + Đọc từng đoạn trong nhóm. + Cả lớp đọc đồng thanh bài. c) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. - GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ. - GV đặt câu hỏi: + Ba khổ thơ đầu nói đến nhà riêng của ai? + Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu? + Mái nhà chung của muôn vật là gì? + Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà? d) Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ - GV cho HS đọc lại bài. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ bằng phương pháp xóa bảng. - GV cho các nhóm thi đua. - GV cho HS đọc tiếp nối. Ê GV nhận xét – tuyên dương. 4. Củng cố- dặn dò: (5’) - GV hỏi: + Bài thơ muốn nói với các em điều gì? - Về nhà học bài tiếp. - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe và quan sát tranh minh họa. - Tiếp nối 2 lượt. - HS đọc tiếp nối (1 lượt). - HS nêu và quan sát tranh để hiểu thêm nghĩa. - Nhóm đôi. - HS đọc. - Trả lời: + Mái nhà của chim, ốc, cá, dím, bạn nhỏ. - HS trả lời. + Là bầu trời xanh. + Hãy yêu mái nhà chung. - 3 HS tiếp nối nhau đọc (mỗi em đọc 2 khổ thơ). - Đại diện nhóm đọc. - Nhóm đôi. - HS trả lời.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTap doc (4).doc
Tài liệu liên quan