Bài giảng Tiếp thị địa phương

Tiếp thị địa phương là một môn học mới được hình thành trong những năm gần đây, nội dung môn học được từng bước hình thành và bổsung trong quá trình giảng dạy của các giáo sư, và những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương trong việc thu hút khách hàng đến đầu tư, kinh doanh hay đến định cư, du lịch tại địa phương đó.

pdf2 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tiếp thị địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tieáp thò Ñòa phöông Tiếp thị địa phương Niên khóa 2003 – 2004 Baøi giaûng Phan Chánh Dưỡng 1 1/19/05 TIẾP THỊ ĐỊA PHƯƠNG Tiếp thị địa phương là một môn học mới được hình thành trong những năm gần đây, nội dung môn học được từng bước hình thành và bổ sung trong quá trình giảng dạy của các giáo sư, và những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương trong việc thu hút khách hàng đến đầu tư, kinh doanh hay đến định cư, du lịch tại địa phương đó. Nếu xem địa phương như một sản phẩm cần phải chào hàng, tìm kiếm thị trường và khách hàng riêng cho mình thì kiến thức tiếp thị chung (Marketing) cũng được sử dụng như kiến thức cơ bản. Do đó phần đầu của nội dung chương trình môn học Tiếp Thị Địa Phương luôn có những bài cơ bản về môn Tiếp Thị (Marketing). Tuy nhiên, khác với những sản phẩm hàng hóa bình thường, “sản phẩm địa phương” không được con người hay một nhà máy nào sản xuất ra, không có một qui cách cụ thể, và không có giới hạn của tuổi thọ. Và điều đặc biệt nhất là “sản phẩm địa phương” là sản phẩm duy nhất mang một đặc tính riêng, nhất là đặc điểm về vị trí, không gian của nó. Khi nói đến một địa phương là nói đến những gì thuộc về địa phương đó và những gì liên quan đến nơi đó trong cả mối quan hệ địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, v.v… Do đó, con người là một nội dung chủ yếu của một địa phương, và thông qua hoạt động của con người bên trong cũng như bên ngoài liên quan đến địa phương đó để xác định nấc thang giá trị của địa phương đó, và từ đó có thể làm cho hình ảnh của địa phương đó tốt lên hay xấu đi, hay làm cho mọi người biết đến, hay đi vào quên lãng. Với cái nhìn về địa phương như một sản phẩm cần phải tiếp thị với khách hàng, cần tìm kiếm thị trường thì phương pháp cũng như kỹ thuật tiếp thị đòi hỏi phải đặc biệt hơn, trong đó đầu tiên phải có những thông tin kiến thức: • Hiểu biết về địa phương đó ở mọi khía cạnh càng sâu rộng càng tốt. • Xu thế phát triển của địa phương đó trong tương lai. • Những mặt mạnh, mặt yếu (thuận lợi và khó khăn) của địa phương trong cái nhìn của khách hàng (theo mục đích, yêu cầu, quyền lợi của khách hàng). • Những cách thức cải thiện. Với yêu cầu kiến thức của một người làm tiếp thị địa phương (Marketing place) phải có như nêu ở trên. Chúng ta đã thấy được vị trí, vai trò, tầm quan trọng về mặt năng lực tối thiểu phải có của công việc. Và trên cơ sở cái vốn kiến thức trên, chúng ta bước vào công tác làm tiếp thị. Với một địa phương cụ thể (một sản phẩm duy nhất) nhưng chúng ta có thể chào hàng ở các thị trường khác nhau như: Thị trường đầu tư, thị trường thương mại, thị trường du lịch, thị trường di dân v.v… Và từng thị trường khác nhau, chúng ta có những phương pháp tiếp cận khác nhau. Và trong cùng một thị trường, chúng ta chọn những phân khúc thị trường phù Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tieáp thò Ñòa phöông Tiếp thị địa phương Niên khóa 2003 – 2004 Baøi giaûng Phan Chánh Dưỡng 2 1/19/05 hợp. Và đối với loại khách hàng khác nhau (về khu vực kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa v.v…) lại có những kỹ thuật khác nhau..trong đó sử dụng mọi kiến thức kỹ thuật cũng như kiến thức về tâm lý xã hội để làm cách nào cho khách hàng nhận ra tiềm năng và thế mạnh của địa phương, nhận ra đây là một cơ hội tốt cho khách hàng, và từ đó chấp nhận “sản phẩm” của địa phương ta. Trong những năm qua, môn Tiếp Thị Địa Phương được dạy trong chương trình Fullbright tại VN. Giáo sư hướng dẫn thường than phiền học viên làm những bài thu hoạch cuối khóa (đề án tiếp thị địa phương) thường như một đề án kế hoạch phát triển địa phương hơn là một kế hoạch tiếp thị. Lý do vì đây là một môn học rất mới, các bài đọc hay những tình huống (Case study) được lấy từ những điển hình thành công ở nước ngoài, thường nặng các phương pháp tiếp thị trong kinh doanh sản phẩm hay một sự thay đổi chính sách, hay sự sửa đổi một ấn tượng của một địa phương qua việc đầu tư thêm hạ tầng, tạo thêm tiện nghi, tiện ích công cộng v.v… Do đó sự tiếp thu thông tin về phương pháp cũng như kỹ thuật tiếp thị cho một địa phương chưa nhiều, ngay tại VN thì khả năng này vẫn còn quá ít, do đó để có một nội dung giảng dạy cho môn tiếp thị địa phương đầy đủ thì chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy và học của bộ môn này, cả giảng sư và học viên sẽ là người từng bước hoàn chỉnh nội dung giảng dạy cho bộ môn. Mong rằng theo thời gian, nội dung giảng dạy của bộ môn Tiếp Thị Địa Phương ngày càng phong phú và hoàn chỉnh, và có thể đóng góp kiến thức cần thiết cho các học viên để khi họ trở về địa phương mình với bất cứ cương vị nào cũng đều có thể sử dụng, để giúp địa phương được nhiều khách hàng biết đến và cùng tham gia xây dựng địa phương mình nhanh chóng phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2 Tiepthidiaphuong.pdf
Tài liệu liên quan