Bài giảng Tiết 1: dao động tuần hoàn và dao động điều hòa – con lắc lò xo

IV.

* Lăng kính khác cũng có hiện tượng phản xạ toàn phần của tia sáng đi trong lăng kính, nhưng không được gọi là lăng kính phản xạ toàn phần. Khi sử dụng:

+ Ở hình a) Trong lăng kính chỉ xảy ra một lần phản xạ toàn phần.

+ Ở hình b) Trong lăng kính xảy ra đến hai lần phản xạ tại J và tại K.

 

doc210 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: dao động tuần hoàn và dao động điều hòa – con lắc lò xo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀ BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG: - Ở hiện tượng tán sắc ánh sáng: chiết suất của cùng một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. - Ở hiện tượng giao thoa ánh sáng: mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định. Vậy: - Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đó. - Đối với một môi trường trong suốt thì ánh sáng có bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường đó càng nhỏ. Ví dụ: Sgk trang 173. II. Ta đã biết, ứng dụng quan trọng của hiện tượng tán sắc ánh sáng là chế tạo máy quang phổ. Từ thí nghiệm: GV hướng dẫn cho học sinh cấu tạo của máy quang phổ. - Để tạo nguồn sáng S là chùm song song người ta dùng 1 ống chuẩn trực vơi phần cuối ống là một thấu kính hội tụ L1. - Nguồn sáng tới L1 cho chùm tia ló song song. - Để phân tích nguồn sáng này người ta dùng lăng kính P. - Chùm ánh sáng sau khi qua P là chùm sáng phân kỳ, để hội tụ các chùm tia đơn sắc song song, người ta dùng một thấu kính hội tụ L2, sau L2 đặt kính quan sát F tại tiêu diện L2 à hình ảnh các vạch màu chính là thành phần đơn sắc của nguồn S. II. MÁY QUANG PHỔ: 1. Máy quang phổ: là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau. Nói cách khác, nó dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra. 2. Cấu tạo: có 3 bộ phận chính - Ống chuẩn trực C: là bộ phận tạo ra chùm tia sáng song song từ nguồn sáng muốn phân tích. - Lăng kính P (hệ tán sắc): là bộ phận có tác dụng làm tán sắc chùm song song từ L1 thành nhiều chùm tia đơn sắc song song. - Buồng ảnh: là hệ thống để thu ảnh quang phổ. Trước buồng ảnh là thấu kính hội tụ L2, đặt tấm kính F hoặc phim tại tiêu diện L2 để quan sát hoặc ta chụp quang phổ. Nếu nguồn sáng S có bao nhiêu thành phần đơn sắc, thì ta thu được bấy nhiêu vạch quang phổ. Vậy mỗi vạch màu ứng với một thành đơn sắc do nguồn S phát ra. Tập hợp các vạch đó tạo ra quang phổ của nguồn S. III. Dùng một bóng đèn dây tóc phát sáng ở 1 nhiệt độ xác định à chiếu qua máy quang phổ à dãi màu biến thiên liên tục à học sinh định nghĩa quang phổ liên tục? - Nếu thay nguồn sáng trên bằng vật phát sáng ở cùng nhiệt độ à quang phổ như trên à Đặc điểm? - Một miếng sắt và một miếng sứ đặt trong lò, nung nóng cùng một nhiệt độ sẽ cho hai quang phổ liên tục rất giống nhau. Ở nhiệt độ 5000C vật phát sáng ở vùng ánh sáng đỏ, ở nhiệt độ càng cao, vật phát sáng ở vùng tím rộng. - Ứng dụng: đo nhiệt độ của dây tóc bóng đèn, hồ quang, lò cao, mặt trời, vì sao… III. QUANG PHỔ LIÊN TỤC 1. Định nghĩa: quang phổ liên tục là quang phổ gồm một dãi sáng có màu sắc biến đổi liên tục. 2. Nguồn phát: các vật rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn bị nung nóng phát sáng. 3. Đặc điểm: - Không phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của nguồn sáng, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. - Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của các vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn. 4. Ứng dụng: xác định nhiệt độ của vật phát sáng do nung nóng. D. Củng cố: Sự phụ thuộc của chiết suất của một môi trường trong suốt vào bước sóng ánh sáng. Máy quang phổ. Quang phổ liên tục. D. Dặn dò: Xem bài “Quang phổ vạch” Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 68: QUANG PHỔ VẠCH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: A. Trọng tâm: - Khái niệm về quang phổ vạch phát xạ, những đặc điểm và công dụng của quang phổ vạch phát xạ; khái niệm về quang phổ vạch hấp thụ, cách thu và điều kiện để có được quang phổ vạch hấp thụ; mối liên hệ giữa quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ của cùng một nguyên tố. - Khái niệm về phép phân tích quang phổ và tiện lợi của phép phân tích quang phổ. B. Kỹ năng cơ bản: - Phân biệt được 3 loại quang phổ: quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ. - Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập định tính đơn giản về các loại quang phổ trong sách bài tập. C. Phương pháp: Diễn giảng, pháp vấn, gợi mở. II. CHUẨN BỊ: III. TIẾN HÀNH LÊN LỚP: A. Ổn định: B. Kiểm tra: Quang phổ liên tục: định nghĩa, do nguồn nào phát ra, đặc điểm và ứng dụng? C. Bài mới: PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG I. QUANG PHỔ VẠCH PHÁT XẠ: 1. Định nghĩa: Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ gồm một hệ thống các vạch màu riêng rẽ nằm trên 1 nền tối. 2. Nguồn phát: Các chất khí bay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng. 3. Đặc điểm: - Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng, vị trí, màu sắc và độ sáng tỉ đối của các vạch màu. - Như vậy, mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng đặc trưng cho nguyên tố đó. 4. Ứng dụng: Nhận biết sự có mặt của một nguyên tố trong các hỗn hợp hay trong hợp chất, xác định thành phần cấu tạo và nhiệt độ của các vật. Ví dụ: để thu được quang phổ vạch hấp thụ của khí quyển à nguồn phát sáng (mặt trời có nhiệt độ cao) phát ra quang phổ liên tục. Ánh sáng mặt trời đi qua lớp khí quyển mặt trời (có nhiệt độ thấp hơn) đến trái đất cho ta quang phổ hấp thụ của khí quyển đó. II. QUANG PHỔ VẠCH HẤP THỤ 1. Định nghĩa: Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ có dựng những vạch tối nằm trên một nền quang phổ liên tục. 2. Nguồn phát: Trong vùng phát sáng của các vật bị nung nóng, có chất khí bay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng. 3. Điều kiện để thu được quang phổ hấp thụ: Là nhiệt đô của đám khí bay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. 4. Đặc điểm: Các nguyên tố hóa học khác nhau sẽ cho quang phổ vạch hấp thụ khác nhau về số lượng và vị trí các vạch. 5. Ứng dụng: Dùng để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học trong hợp chất. III. Dùng một nguồn sáng mạnh (bóng đèn dây tóc) chiếu vào khe máy quang phổ à quang phổ gì? - Trên đường đi của chùm sáng mạnh, ta cho chất khí bay hơi ở áp suất thấp (với nhiệt đồ nguồn > nhiệt độ khí) à quang phổ gì? - Tắt nguồn sáng mạnh, chỉ để chất khí phát sáng à có hiện tượng gì xảy ra? (quang phổ liên tục bi mất) đồng thời những vạch đen của quang phổ vạch hấp thụ trở thành những vạch màu của quang phổ vạch phát xạ của chính nguyên tố đó à hiện tượng trên được gọi là hiện tượng đảo sắc của các vạch quang phổ. III. HIỆN TƯỢNG ĐẢO SẮC CÁC VẠCH QUANG PHỔ: Chiếu qua khe của một máy quang phổ bằng một nguồn sáng mạnh (do vật bị nung nóng), ta thu được quang phổ liên tục. Trên đường đi của chùm sáng mạnh sẽ cho chất khí bay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng (với nhiệt độ của chất khí bé hơn nhiệt độ của nguồn sáng) à ta thu được quang phổ vạch hấp thụ. Tắt nguồn sáng mạnh chỉ để chất khí bay hơi phát sáng à ta thấy quang phổ liên tục bị mất đi, đồng thời những vạch đen của quang phổ hấp thụ trở thành những vạch màu của quang phổ vạch phát xạ của chính nguyên tố đó. Kết luận: Ở một nhiệt độ nhất định, một đám hơi có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sách đó. IV. PHÉP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ: Phép phân tích quang phổ: Là phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ gọi là phép phân tích quang phổ. Phép phân tích định tính: Nhằm nhận biết sự có mặt của nguyên tố này hoặc nguyên tố khác trong mẫu cần nghiên cứu => phép phân tích này đơn giản và cho kết quả nhanh hơn các phép phân tích hóa học. Phép phân tích định lượng: Nhằm xác định nồng độ trong mẫu phân tích. Phép phân tích này nhạy và cho độ chính xác cao (khoảng 0,002%) D. Củng cố: Nhắc lại: Quang phổ vạch phát xạ Quang phổ vạch hấp thụ Hiện tượng đảo sắc. D. Dặn dò: Xem bài “Tia hồng ngoại” Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 69: TIA HỒNG NGOẠI - TIA TỬ NGOẠI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: A. Trọng tâm: - Thí nghiệm phát hiện ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại. - Định nghĩa tia hồng ngoại; nguồn phát ra tia hồng ngoại; các tính chất và tác dụng của tia hồng ngoại. - Định nghĩa tia tử ngoại; nguồn phát ra tia tử ngoại; các tính chất và tác dụng của tia tử ngoại. B. Kỹ năng: Giải thích một số ứng dụng của tia hồng ngoại và tia tử ngoại, căn cứ vào các tính chất và các tác dụng của các tia đó. C. Phương pháp: Diễn giảng, gợi mở. II. CHUẨN BỊ: Học sinh xem Sgk. III. TIẾN HÀNH LÊN LỚP: A. Ổn định: B. Kiểm tra: Không C. Bài mới: PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG * GV nhắc lại hoạt động của cặp pin nhiệt điện? Mô tả thí nghiệm như Sgk và vẽ hình 7.10 – Sgk. * Gợi ý cho học sinh trả lời: - Trong vùng ánh sáng đơn sắc, kim điện kế lệch, vì sao? (ánh sáng đã tác dụng nhiệt) - Ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy, kim điện kế vẫn bị lệch, vì sao? => GV kết luận về vùng hồng ngoại và tử ngoại. I. THÍ NGHIỆM PHÁT HIỆN TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI: Thí nghiệm: Sgk Aùnh sáng hồ quang điện được chiếu vào khe S của máy quang phổ -> trên kính ảnh F ta thu được một quang phổ liên tục. Đặt màn chắn trên có khoét một khe hẹp để tách một chùm đơn sác nào đó, cho chùm đơn sác này chiếu vào một mối hàn của một pin nhiệt điện nhạy, còn mối hàn kia giữ ở một nhiệt độ nhất định. Điện kế G chỉ một giá trị I 0 => chứng tỏ chùm sáng đó có tác dụng nhiệt, và tác dụng nhiệt của các chùm sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. Di chuyển khe hẹp và mối hàn ra khỏi vùng ánh sáng nhìn thấy (vùng quang phổ liên tục) thì ta vẫn thấy điện kế chỉ một giá trị I 0 nào đo ù=> chứng tỏ ngoài vùng sáng nhìn thấy được còn có những vùng sáng không nhìn thấy được và các chùm sáng đó cũng có tác dụng nhiệt. Kết luận: - Ánh sáng đơn sắc đã có tác dụng nhiệt và sự tác dụng nhiệt của các chùm đơn sắc khác nhau thì khác nhau. - Ngoài vùng dãi màu liên tục vẫn còn có những loại vùng ánh sáng (hay còn gọi là bức xạ) nào đó mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Đó là vùng tia hồng ngoại và tia tử ngoại. * GV trình bày tia hồng ngoại: - Đặc điểm - Nguồn phát, ứng dụng Học sinh có thể cho biết một số ứng dụng trong thực tế của tia hồng ngoại? II. TIA HỒNG NGOẠI: Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ (0,75mm) Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ * Nguồn phát ra tia hồng ngoại: Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. Mặt trời có 50% năng lượng thuộc về tia hồng ngoại. Nguồn ta tạo ra tia hồng ngoại là các bóng đèn dây tóc bằng vonfram có công suất từ 250 ¸ 1000W (nhiệt độ bóng đèn khoảng 20000C) * Tác dụng của tia hồng ngoại: - Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. - Tác dụng lên kính ảnh (gọi là kính ảnh hồng ngoại) - Bị một số chất hấp thụ (nước, thủy tinh…) nhưng nó gần như trong suốt đối với CaF2 (Canxi Florua) - Tia hồng ngoại trong vùng bước sóng từ 1mm ¸ 2mm có thể đi xuyên qua vật chất với một độ sâu nào đó (sơn chẳng hạn)… * Ứng dụng: Dùng để sấy hoặc sưởi… ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, trong y học, quân sự… GV trình bày tia tử ngoại: - Định nghĩa - Nguồn phát - Đặc điểm - Ứng dụng III. TIA TỬ NGOẠI: Tia tử ngoại là những bước sóng không nhìn thấy được, có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng tím (0,4mm) Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ. * Nguồn phát tia tử ngoại: Mặt trời có 9% năng lượng là tia tử ngoại. Hồ quang điện phát ra tia tử ngoại mạnh, hay những vật có nhiệt độ trên 30000C. Trong kỹ thuật để tạo ra tia tử ngoại, người ta dùng đèn thủy ngân hoặc hồ quang điện làm nguồn phát tia tử ngoại. Học sinh có thể cho biết một số tác dụng và ứng dụng thực tế của tia tử ngoại. * Tác dụng của tia tử ngoại: - Tia tử ngoại bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh, nhưng với thạch anh thì gần như trong suốt. - Tác dụng mạnh lên kính ảnh. - Có thể làm phát quang một số chất, làm ion hóa chất khí, gây ra một số phản ứng quang hóa, hiện tượng quang hợp. - Tác dụng sinh học. * Ứng dụng: - Trong công nghiệp dùng để phát hiện các vết nứt, trầy xước trên sản phẩm tiện… - Trong y học: chống bệnh còi xương, diệt khuẩn… D. Củng cố: Nhắc lại: tia hồng ngoại, tia tử ngoại. E. Dặn dò: Xem bài “Tia Ronghent” Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 70: TIA RONGHEN (TIA X) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: A. Trọng tâm: - Cấu trúc và hoạt động của ống Ronghen - Bản chất, tính chất, tác dụng và công dụng của tia Ronghen - Cấu trúc và những đặc điểm của thang sóng điện từ B. Kỹ năng: Giải thích sự tạo thành và ứng dụng của tia Ronghen C. Phương pháp: Diễn giảng, pháp vấn, gợi mở. II. CHUẨN BỊ: Học sinh xem Sgk. III. TIẾN HÀNH LÊN LỚP: A. Ổn định: B. Kiểm tra: 1. Tia hồng ngoại: định nghĩa, tính chất, ứng dụng? 2. Tia tử ngoại: định nghĩa, tính chất, ứng dụng? C. Bài mới: PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG * Nhắc lại ở lớp 11: tính chất của tia e- ? - Tia e- truyền như thế nào ở trong và ngoài vùng điện, từ trường? - Tia e- có mang năng lượng không? - Tia e- có xuyên qua được một số vật chất không? (xuyên qua kim loại 0,003 ¸ 0,03mm). - Kia tia Katod có vận tốc lớn, đập vào các nguyên tử lượng lớn (platin) có hiện tượng gì? (bị hãm lại và làm phát ra tia Ronghen) * GV trình bày cấu tạo và hoạt động của ống Ronghen. Sau đó trình bày bản chất và cơ chế phát ra tia Ronghen: I. ỐNG RONGHEN: Để tạo ra tia Ronghen người ta dùng ống Ronghen. * Cấu tạo: ống Ronghen đơn giản là ống tia âm cực (tia Katod) trong đó lắp thêm một đối âm cực AK, làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn và khó nóng chảy. Đối âm cực thường được nối với Anod, và được bố trí sao cho nó chắn dòng tia e- từ Katod. Áp suất trong ống rất thấp, khoảng 10-3mmHg. * Hoạt động: Nối giữa Katod và Anod một hiệu điện thế khoảng vài vạn vôn. Trong ống còn tồn tại một ít ion dương và được tăng tốc mạnh trong điện trường. Chúng bay lên đập vào Katod làm bứt ra các e- . Dòng e- này cũng được tăng tốc trong điện trường bay đến và đập vào đối âm cực làm phát ra một bức xạ không nhìn thấy được, bức xạ này đi xuyên qua thủy tinh và ra ngoài và gọi là tia Ronghen (hay tia X) II. BẢN CHẤT VÀ CƠ CHẾ PHÁT RA TIA RONGHEN: * Bản chất tia Ronghen: Tia Ronghen là một sóng điện từ có bước sóng ngắn (ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại), nằm trong khoảng 10-12m (tia X cứng) đến 10-8m (tia X mềm) * Cơ chế phát ra tia Ronghen: có e- trong tia Katod được tăng tốc trong điện mạnh, nên chúng thu được động năng rất lớn. Khi đến đối âm cực, chúng gặp các nguyên tử đối âm cực, xuyên sâu vào những lớp bên trong của vỏ nguyên tử và tương tác với hạt nhân nguyên tử. Trong sự tương tác này sẽ phát ra một sóng điện từ có bước sóng rất ngắn mà ta gọi là bức xạ hãm, đó chính là tia Ronghen. - Khi mới phát hiện ra tia Ronghen, người ta lầm tưởng tia Ronghen là một dòng hạt nào đó, nhưng khi cho đi qua môi trường điện trường và từ trường thì nó không bị lệch quỹ đạo à chứng tỏ tia Ronghen không mang điện III. CÁC TÍNH CHẤT VÀ CÔNG DỤNG CỦA TIA RONGHEN: - Tia Ronghen có bản chất là sóng điện từ nên nó không mang điện, không bị lệch trong từ trường và điện trường. - Tính chất nổi bật của tia Ronghen là khả năng đâm xuyên rất mạnh, những vật như bìa, gỗ, giấy… gần như trong suốt với tia Ronghen. Với kim loại, đặc biệt là kim loại nặng (khối lượng riêng lớn), nó đi qua khó khăn hơn. - Tác dụng mạnh lên kính ảnh; làm phát quang nhiều chất, có khả năng ion hóa chất khí, có tác dụng sinh học mạh (hủy hoại tế bào, diệt vi khuẩn…) * Ứng dụng của tia Ronghen: - Trong y học: chiếu điện, chụp điện; diệt tế bào ung thư nông ở ngoài da, diệt vi khuẩn trong các sản phẩm tiệt trùng. - Trong công nghiệp: dò các chỗ hổng của các sản phẩm đúc; tiệt trùng trong nước nóng, kiểm tra hành lsy ở các cửa khẩu… - Trong khoa học: nghiên cứu cấu trú tinh thể, vật chất… Trong sóng điện từ: - Sóng vô tuyến - Tia hồng ngoại - Ánh sáng nhìn thấy - Tia tử ngoại - Tia Ronghen (tia X) - Tia Gâmm (tia g) do sự phân rã của hạt nhân nguyên tử. IV. THANG SÓNG ĐIỆN TỪ: Khi sắp xếp các loại sóng có chung bản chất là sóng điện từ theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần mà ta có thang sóng điện từ. Đặc điểm: - Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là bước sóng dài, ngắn khác nhau. - Giữa các loại sóng cạnh nhau không có ranh giới rõ rệt. - Các tia có bước sóng ngắn thì khả năng đâm xuyên mạnh, dễ tác dụng lên kính ảnh, dễ làm phát quang các chất và dễ làm ion hóa chất khí. - Các tia có bước sóng dài thì ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa. D. Củng cố: Nhắc lại: ống Ronghen; bản chất, cơ chế phát ra tia X, tính chất và ứng dụng. Thang sóng điện từ. D. Dặn dò: Học sinh tự ôn toàn chương Chuẩn bị tiết sau làm bài “Kiểm tra 45’” Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 71: KIỂM TRA I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh qua phần “Tính chất sóng của ánh sáng” - Rèn luyện kỹ năng giải toán, giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết. - Giáo dục tinh thần tự chủ khi làm bài. C. Phương pháp: Kiểm tra II. CHUẨN BỊ: Học sinh tự ôn toàn chương III. TIẾN HÀNH LÊN LỚP: A. Ổn định: Phân loại chẳn, lẻ B. Kiểm tra: Đề ra: ĐỀ 1: I. Lý thuyết: 1. Tia hồng ngoại: định nghĩa, nguồn phát, các tác dụng và công dụng? 2. Quang phổ vạch phát xạ: định nghĩa, nguồn phát, đặc điểm và ứng dụng? II. Bài tập: Trong thí nghiệm về sự giao thoa ánh sáng Young, khoảng cách giữa hai khe là a = 0,6mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 1,2m. Giao thoa thực hiện với đơn sắc có bước sóng l = 0,75mm. a. Tính khoảng vân? Vị trí: vân sáng bậc 5? Vân tối bậc 3? Và khoảng cách l giữa chúng? b. Độ rộng vùng giao thoa quan sát trên màn là L = 21mm? Hỏi vùng trên có bao nhiêu vân sáng? Vân tối? c. Thực hiện giao thoa với ánh sáng có bước sóng từ 0,4mm đến 0,75mm. Tính độ rộng d của quang phổ bậc nhất trên màn? (các kết quả tính toán lấy đến 4 chữ số có nghĩa) ĐỀ 1: I. Lý thuyết: 1. Tia tử ngoại: định nghĩa, nguồn phát, các tác dụng và công dụng? 2. Quang phổ liên tục: định nghĩa, nguồn phát, đặc điểm và ứng dụng? II. Bài tập: Trong thí nghiệm về sự giao thoa ánh sáng Young, khoảng cách giữa hai khe là a = 0,8mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 2m. Khoảng cách giữa hai tia sáng liên tiếp trên màn là i = 1,6mm. a. Tính bước sóng ánh sáng tới? Vị trí: vân sáng bậc 5? Vân tối bậc 3? Và khoảng cách l giữa chúng? b. Độ rộng vùng giao thoa quan sát trên màn là L = 19,2mm? Hỏi vùng trên có bao nhiêu vân sáng? Vân tối? c. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng thì thấy khoảng vân giao thoa giảm đi 1,2 lần. Tính ? (các kết quả tính toán lấy đến 4 chữ số có nghĩa) Đáp án ĐỀ 1: I. Lý thuyết: 1. Tia hồng ngoại: - Định nghĩa, nguồn phát, các tác dụng, công dụng. 2. Quang phổ vạch phát xạ: - Định nghĩa, nguồn phát, nguồn phát, đặc điểm, ứng dụng. II. Bài tập: a. Tính khoảng vân: i = = 1,5. 10-3 => i = 1,5mm. - Vị trí vân sáng bậc 5: x5 = 5.i = 5 x 1,5 = 7,5mm - Vị trí vân tối bậc 3: x3 = (2 + )i = 2,5 x 1,5 = 3,75mm - Khoảng cách l giữa chúng là: l = x5 – x3 = 7,5 – 3,75 = 3,75mm b. Số khoảng vân: à số vân tối đa là: m = n + 1 = 15 vân à Vậy, có 15 vân sáng và 14 vân tối. c. Với bước sóng l' = 0,4mm: à vị trí vân sáng bậc 1: x1 = i’ = = 0,8. 10-3m => i = 0,8mm - Với bước sóng l = 0,75mm à vị trí vân sáng bậc 1 là: x1 = i = 1,5mm - Vậy, độ rộng d của quang phổ trên màn là: d = i – i’ = 1,5 – 0,8 = 0,7mm ĐỀ 2: I. Lý thuyết: 1. Tia tử ngoại: định nghĩa, nguồn phát, các tác dụng, công dụng. 2. Quang phổ liên tục: định nghĩa, nguồn phát, đặc điểm, ứng dụng. II. Bài tập: a. Bước sóng của ánh sáng tới: => l = 0,64mm - Vị trí vân sáng bậc 5: x5 = 5.i = 5x 1,6 = 8mm - Vị trí vân tối bậc 3: x3 = (2 + ) i = 2,5 x 1,6 = 4mm - Khoảng cách l giữa chúng: l = x5 – x3 = 8 – 4 = 4mm b. Số khoảng vân: à số vân tối đa là: m = n + 1 = 13 vân à vậy có: 13 vân sáng và 12 vân tối. c. Với bước sóng l‘ thì ta có khoảng vân là: i’ = mà: mm D. Củng cố: Trả lời đáp án E. Dặn dò: Xem bài “Hiện tượng quang điện” Ngày soạn: Ngày dạy: Chương 8: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG TIẾT 72: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: A. Trọng tâm: - Khái niệm về hiện tượng quang điện và dòng quang điện - Khái niệm về giới hạn quang điện l0, dòng quang điện bão hòa và hiệu điện thế hãm. - Dạng của đường đặc trưng Vôn Amper của tế bào quang điện. B. Kỹ năng: Vận dụng thuyết điện tử để giải thích sơ lược sự tồn tại của dòng quang điện bão hòa và hiệu điện thế hãm. C. Phương pháp: Diễn giảng, pháp vấn, gợi mở. II. CHUẨN BỊ: Học sinh xem Sgk. III. TIẾN HÀNH LÊN LỚP: A. Ổn định: B. Kiểm tra: Trả bài Kiểm tra 45’ C. Bài mới: PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG I/ Gv mô tả thí nghiện như SGK - Khi hai lá điện nghiệm cụp lại à thì điện thế trên nó lúc này so với lúc đầu như thế nào? - Học sinh đã biết hồ quang là nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh à nếu dùng thủy tinh chắn chùm tia này thì có hiện tượng gì? (Tia tử ngoại bị thủy tinh hấp thụ) à Vậy, chùm tia nào đã gây ra hiện tượng trên? (chùm tia tử ngoại) * Lưu ý: thực ra, nếu tấm kẽm bị tích điện dương, thì hiện tượng hồ quang điện vẫn xảy ra, nghĩa là các e- cũng bị bật ra, nhưng nó nhanh chóng bị hút lại ngay à điện thế trên điện nghiệm không đổi. II/ GV trình bày cấu tạo và cách thực hiện thí nghiệm với tế bào quang điện I. THÍ NGHIỆM HECXƠ (HERTZ) Chiếu một chùm ánh sáng do một hồ quang phát ra vào một tấm kẽm tích điện âm gắn trên một điện nghiệm. Hecxơ nhận thấy hai lá của điện nghiệm bị cụp lại à chứng tỏ tấm kẽm đã mất điện tích âm. - Hiện tượng xảy ra tương tự với tấm đồng, nhôm tích điện. - Hiện tượng trên không xảy ra nếu tấm kẽm tích điện dương hoặc dùng thủy tinh chắn chùm tia tử ngoại từ hồ quang. Kết luận: Vậy, khi chiếu một chùm sáng thích hợp (có bước sóng ngắn) vào một tấm kim loại thì nó làm cho các e- ở bề mặt kim loại đó bị bật ra. Đó là hiện tượng quang điện. Các e- bị bật ra gọi là các e- quang điện. II. THÍ NGHIỆM VỚI TẾ BÀO QUANG ĐIỆN: 1. Tế bào quang điện: là một bình chân không nhỏ trong có 2 điện cực. Anod là một vòng dây hay một lưới kim loại Katod có dạng chỏm cầu, phủ ở thành trong của tế bào bằng kim loại (mà ta cần nghiên cứu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaiLieuTongHop.Com---GA 12 CB.doc
Tài liệu liên quan