Bài giảng Tìm hiểu về một số biển báo và Luật giao thông đường bộ

Trẻ trả lời câu hỏi của nhóm mình: đây là nhóm biển báo nguy hiểm. Biển báo “giao nhau với đường sắt có rào chắn” cho người tham gia giao thông biết khi gặp biển báo này mọi người phải giảm tốc độ.

- Trẻ chú ý nghe và xem cô giới thiệu

 

doc4 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tìm hiểu về một số biển báo và Luật giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Môn: Làm quen với môi trường xung quanh Tên bài: Tìm hiểu về một số biển báo và Luật giao thông đường bộ I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Dạy trẻ biết một số kiến thức về một số biển báo và Luật giao thông phổ biến trên đường bộ: + Trẻ biết nội dung và ý nghĩa của một số biển báo phổ biến. + Khi đi qua ngã tư đường phố phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông hoặc sự điều khiển của Cảnh sát giao thông và vạch chỉ đường dành cho người đi bộ. + Người đi bộ phải đi trên vỉa hè, khi qua đường phải đi trên vạch sơn trắng hoặc đi sát lề đường phía bên phải (ở những nơi không có vỉa hè) + Trẻ biết được người và các PTGT phải đi đúng phần đường quy định. Người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. + Trước khi qua đường phải quan sát, khi có phương tiện đến gần thì không qua được. - Trẻ biết chơi ở những nơi an toàn. 2 - Kỹ năng: - Phát triển ở trẻ khả năng chú ý, quan sát và ghi nhớ có chủ định. - Rèn luyện cho trẻ ngôn ngữ nói mạch lạc, đủ từ, đủ câu. - Trẻ biết cách chơi các trò chơi do cô tổ chức. 3- Tư tưởng, thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia học tập có nề nếp. - Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông cần phải chấp hành đúng luật giao thông đường bộ và chỉ dẫn của các biển báo. * Trẻ đạt yêu cầu 85 - 90% II - Chuẩn bị; - Các hình ảnh về ngã tư đường phố (và các hình ảnh rời vẽ PTGT, tín hiệu đèn giao thông), các nhóm biển báo, hình ảnh người tham gia giao thông đi đúng luật và chưa đúng luật. - Một số bài hát, câu đố về đường giao thông và biển báo. III- Nội dung tích hợp: Âm nhạc, Toán, GDBVMT, Thể dục, Thực hành cách đi đường. IV- Phương pháp tiến hành: Hoạt động của cô 1. Trò chuyện gây hứng thú : - Cô đọc câu đố: đố trẻ về các loại đường giao thông + “Đường gì tàu chạy sóng xô Mênh mông xa tít không bờ bạn ơi”. (Là đường gì?) + “Đường gì mà lại có ray Xình xịch tàu chạy đêm ngày bạn ơi”. (Là đường gì?) -> Cô chốt lại: đường biển, đường sắt. 2- Bài mới: a. Khai thác hiểu biết của trẻ: - Cô vừa đọc câu đố về những loại đường giao thông nào? - Ngoài ra còn những loại đường giao thông nào con biết? => Có rất nhiều loại đường giao thông khác nhau và mỗi loại đường lại có cách đi khác nhau. Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về 1 số biển báo và luật giao thông đường bộ qua những trò chơi nhé. Để những trò chơi vui hơn, cô sẽ chia lớp ra làm 3 đội chơi. - Cô cho 3 đội giới thiệu về đội của mình b. Tìm hiểu về 1 số biển báo và luật giao thông đường bộ * Trò chơi 1: Ai đoán giỏi - Cách chơi: cả 3 đội chơi sẽ lần lượt cử đại diện lên bốc thăm và trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của các biển báo, trong 1 phút thảo luận các đội sẽ lên trả lời về nội dung và ý nghĩa về các biển báo của đội mình. (Trẻ rút thăm, cô giáo đưa biển báo tương ứng với từng thăm của mỗi đội) Hệ thống câu hỏi gợi ý trẻ: + Đây là nhóm biển báo gì? + Nêu ý nghĩa của từng biển báo? - Với mỗi nhóm biển báo cô cho trẻ quan sát tranh chú ý nghe trẻ trả lời, nhận xét câu trả lời của các đội, tặng hoa cho mỗi đội. => Cô chốt lại nội dung và ý nghĩa của các biển báo (biển báo “Trẻ em”-> khi gặp biển báo này người lái xe phải giảm tốc độ... để tránh nguy hiểm. Biển báo “Cấm đi ngược chiều”-> khi gặp biển báo này thì tất cả các loại xe thô sơ và xe cơ giới không được đi...) * Mở rộng 1 số biển báo cho trẻ “đường cấm”, “cấm xe xích lô”, “cấm xe gắn máy” – cô nói tên và ý nghĩa của biển báo. * Trò chơi 2: Phản ứng nhanh - Cách chơi: cô đưa ra các hình ảnh và đặt câu hỏi tương ứng với mỗi tranh tìm hiểu về luật giao thông đường bộ, các đội sẽ lắc xắc xô giành quyền trả lời. Đội nào trả lời trước, đúng sẽ được 2 bông hoa, nếu trả lời sai đội khác có quyền trả lời. - Cô đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ và trả lời: Tranh 1: Vẽ đường giao thông nông thôn hỏi trẻ có nhận xét gì về bức tranh? Tranh 2: Vẽ ngã tư đường phố: Có nhận xét gì về bức tranh? - Khi tham gia giao thông người đi bộ và các loại xe phải đi như thế nào? - Đèn hiệu giao thông cho ta biết điều gì? - Tại ngã tư đường phố không có đèn hiệu giao thông, người tham gia giao thông phải tuân theo sự chỉ dẫn của ai? + Khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải chấp hành như thế nào? + Khi đi xe mô tô, xe gắn máy mọi người bắt buộc phải làm gì? - Đường giao thông thành phố và nông thôn có điểm gì khác nhau? + Người đi bộ đi ở đâu? Tại sao mọi người không được đi bộ dưới lòng đường? + Người đi bộ trước khi sang đường phải làm gì? + Các con nên chơi ở đâu để đảm bảo an toàn? -> Sau mỗi câu trả lời của trẻ, cô khẳng định nếu trẻ trả lời đúng hoặc cung cấp kiến thức nếu trẻ trả lời chưa chính xác. * Mở rộng hiểu biết cho trẻ về một số luật (cô giới thiệu, đưa ra hình ảnh về một số luật giao thông) + Cách đi đường ở đường giao nhau với đường sắt không có rào chắn. + Người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường quy định, người đi xe đạp, xe máy... không được đèo hàng cồng kềnh, đùa nghịch trên đường phố. + Không được đi xe đạp, xe máy... trên hè phố, trong vườn hoa, công viên. c. Luyện tập: Trò chơi “Đội nào giỏi hơn” - Cách chơi: 3 đội tham gia – mỗi đội 4 bạn + Đội 1: gắn các PTGT đúng với đèn hiệu giao thông + Đội 2: gắn đèn hiệu giao thông đúng với các PTGT đang đi trên đường phố. + Đội 3: Gắn chữ S vào hình ảnh sai, gắn chữ Đ vào các hình ảnh đi đúng luật giao thông - Luật chơi: lần lượt từng bạn lên chơi, đi và về đúng bên phải đường. - Thời gian chơi diễn ra trong một bản nhạc, đội nào gắn xong và đúng hết là đội chiến thắng. - Trước khi chơi, cô cho trẻ quan sát các bức tranh. -> Quá trình trẻ chơi cô quan sát trẻ; kết thúc trò chơi, trẻ đại diện từng đội lên giải thích phần chơi của đội mình; cô kiểm tra kết quả của từng đội. => Đếm số hoa của 3 đội qua 3 phần thi - công bố kết quả. 3. Kết thúc – Hoạt động nối tiếp: - Cho trẻ hát bài “Đường em đi” V/ Đánh giá sau tiết dạy: 1.Ưu điểm 2. Tồn tại Hoạt động của trẻ - Trẻ hứng thú tham gia đoán theo hiểu biết: đường biển, đường sắt... - Đường thuỷ, đường sắt - Đường bộ, đường hàng không - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu - 3 đội tự giới thiệu - Trẻ hiểu cách chơi, luật chơi - Trẻ cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi. - Trẻ trả lời câu hỏi của nhóm mình: đây là nhóm biển báo nguy hiểm. Biển báo “giao nhau với đường sắt có rào chắn” cho người tham gia giao thông biết khi gặp biển báo này mọi người phải giảm tốc độ..... - Trẻ chú ý nghe và xem cô giới thiệu - Trẻ chú ý nghe cô nói cách chơi, luật chơi - Người đi bộ đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải ở những nơi không có vỉa hè. - Có đường làng, có người đi xe đạp ở bên phải đường, có người đi bộ sát lề đường phía bên phải. - Có đèn tín hiệu giao thông, có các phương tiện đi lại... - Đèn đỏ báo các phương tiện và người đi bộ phải dừng lại (đèn xanh được đi; đèn đỏ phải dừng lại) - Của cảnh sát giao thông - Phải chấp hành luật GT để đảm bảo an toàn, không được chen lấn, xô đẩy, không thò đầu thò tay ra cửa sổ, không được đùa nghịch.... - Đội mũ bảo hiểm. - Đường GT TP có ngã tư đường phố, có đèn hiệu, có vạch sơn trắng dành cho người đi bộ... đường GT nông thôn không có. - Đi ở trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè thì đi sát lề đường phía tay phải. Vì đi bộ dưới lòng đường dễ xảy ra tai nạn. - Phải quan sát khi có PT đến gần thì không được qua. - Nên chơi ở trong sân nhà, sân trường, công viên, cung thiếu nhi... - Trẻ chú ý lắng nghe cô nói và xem hình ảnh trên đèn chiếu. - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. - Trẻ nhớ được yêu cầu của đội mình. - Trẻ chơi hứng thú, gắn đúng theo yêu cầu của đội mình, biết đi lên, xuống đúng đường. - Trẻ cùng cô kiểm tra kết quả 3 đội, tuyên dương đội thắng cuộc. - Trẻ cùng cô hát và cất dọn đồ dùng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBeDiDungLuatGiaoThong.doc
Tài liệu liên quan