Bài giảng Toán so sánh các số trong phạm vi 10.000

Giải thích tương tự cho các câu còn lại.

- HS nêu yêu cầu đề, tự làm bài.

- HS sửa bài bằng cách “gọi điện”.

a) + Trung điểm đoạn thẳng AB là điểm O.

 + M là trung điểm của đoạn thẳng CD.

 + N là trung điểm của đoạn thẳng EG.

 

doc12 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Toán so sánh các số trong phạm vi 10.000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 20 TOÁN SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000 I – Mục tiêu: 1) Kiến thức: - Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10.000. - Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số, củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại. 2) Kĩ năng: Rèn so sánh các số trong phạm vi 10.000 và giải toán nhanh, chính xác. 3) Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén. II – Chuẩn bị: Giáo viên: phấn màu, bảng phụ, băng giấy. Học sinh: vở BT, bảng Đ/S, bảng con. III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) Hát. 2) Bài cũ: (4’) Luyện tập - HS sửa bài, nhận xét. - Nêu các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng? - Nhận xét. 3) Bài mới: (25’) So sánh các số trong phạm vi 10.000 µ Hoạt động 1: So sánh hai số trong phạm vi 10.000. * Mục tiêu: HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10.000 thành thạo. * Phương pháp: hỏi đáp, giảng giải, thực hành. a) GV hướng dẫn so sánh hai số có số chữ số khác nhau. 999 ... 1000 - Yêu cầu HS điền dấu thích hợp, giải thích tại sao? - So sánh 9999 và 10.000 tương tự như trên. F Kết luận: Trong hai số: +Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. + Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. b) So sánh hai số có số chữ số bằng nhau: Ví dụ: 9000 với 8999 Ví dụ: 6579 với 6580 + Nếu hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải. + Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau. µ Hoạt động 2: Thực hành. * Mục tiêu: HS luyện tập so sánh các số trong phạm vi 10.000, tìm số lớn nhất, số bé nhất. Đo độ dài, tính chu vi của hình vuông. * Phương pháp: đàm thoại, thực hành, thi đua, thảo luận. Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. - Sửa bài, nhận xét. Bài 2: Điền dấu > , < , = Bài 4: + Đo rồi viết số đo độ dài cạnh của hình vuông. + Tính chu vi của hình vuông. - Nhận xét. 4) Củng cố: (4’) - Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”. * Thi đua 2 đội, mỗi đội khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng, nhanh bài 3. 5) Dặn dò: (1’) - Làm hoàn chỉnh bài. - Chuẩn bị bài “Luyện tập”. - Nhận xét tiết. - HS điền dấu, trả lời: 999 < 1000. – vì 999 thêm 1 được 1000, – vì 999 có ít chữ số hơn 1000 ... 10.000 > 9999 - Nhận xét. - HS tự nêu cách so sánh. Nhận xét. * 9000 > 8999 vì ở hàng nghìn có 9 > 8 - HS nhận xét 6579 < 6580 vì các chữ số hàng nghìn đều là 6, các chữ số hàng trăm đều là 5, nhưng ở hàng chục có 7 < 8. - 1 HS nêu. - HS làm vở. - Nêu cách so sánh từng cặp số. - Nhận xét điền dấu > , < , =. - HS thảo luận nhóm đôi. - Thi đua 2 đội, mỗi đội cử 6 bạn sửa bài. - Nhận xét bảng Đ/S. - Thảo luận 4 nhóm. Trình bày bài giải. Nhận xét. a) Độ dài cạnh của hình vuông là 5cm. b) Chu vi của hình vuông: 5 ´ 4 = 20 (cm) Đáp số: 20cm - HS thi đua. a) Số lớn nhất: C 9865 b) Số bé nhất: B 4052 - Nhận xét. Phấn màu Bảng con Vở BT Bảng phụ Bảng Đ/S Vở BT Băng giấy Kế hoạch bài dạy tuần 20 TOÁN LUYỆN TẬP I – Mục tiêu: 1) Kiến thức: - Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10.000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. - Củng cố về thứ tự các số tròn trăm, tròn nghìn (sắp xếp trên tia số) và về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. 2) Kĩ năng: Rèn thực hiện nhanh, chính xác. 3) Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén. II – Chuẩn bị: Giáo viên: bảng phụ, băng giấy, thẻ từ. Học sinh: vở BT, bảng Đ/S, bảng con. III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) Hát 2) Bài cũ: (4’) So sánh các số trong phạm vi 10.000 - HS sửa bài, nhận xét. - Hỏi: củng cố cách so sánh các số. - Nhận xét. 3) Bài mới: (25’) Luyện tập * Giới thiệu bài – ghi tựa. ž Hoạt động 1: So sánh trong phạm vi 10.000 * Mục tiêu: HS biết so sánh các số, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại thành thạo. * Phương pháp: hỏi đáp, thực hành, thi đua. Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu. + Giải thích vì sao chọn dấu đó, tại sao số này lớn hơn (bé hơn) số kia? - Sửa bài. Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. ž Hoạt động 2: Cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. * Mục tiêu: Củng cố về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. * Phương pháp: đàm thoại, thực hành, thảo luận. Bài 4: a) Nối trung điểm của đoạn thẳng AB với số thích hợp. b) Nối trung điểm của đoạn thẳng MN với số thích hợp. 4) Củng cố: (4’) - Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. * Thi đua 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn tìm nhanh số bé nhất có ba, bốn chữ số và số lớn nhất có ba, bốn chữ số. - Nhận xét. 5) Dặn dò: (1’) - Làm hoàn chỉnh bài. - Chuẩn bị bài: “Phép cộng các số trong phạm vi 10.000”. - Nhận xét tiết. - HS nêu, trả lời. - HS so sánh, điền dấu > , < , = . Nhận xét bảng Đ/S. - HS thi đua thực hiện. a) Viết theo thứ tự từ bé đến lớn: B 6548 , 6584 , 6845 , 6854 b) Độ dài lớn nhất là: D 2km - Nhận xét. - HS thảo luận nhóm đôi, xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng và nối với số thích hợp. a) 500. b) 600. - Nhận xét. - HS thi đua chọn số nhanh và đúng. - Nhận xét. Vở BT, bảng Đ/S Bảng phụ Bảng con Vở BT Băng giấy Thẻ từ Kế hoạch bài dạy tuần 20 TOÁN PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000 I – Mục tiêu: 1) Kiến thức: - HS biết đặt tính rồi tính đúng các số trong phạm vi 10.000. - Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng. 2) Kỹ năng: Có kỹ năng tính nhanh, nhận dạng toán đúng. 3) Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác. II – Chuẩn bị: Giáo viên: Nội dung bài, bảng phụ. Học sinh: Bảng Đ/S, bảng con. III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) 2) Bài cũ: (5’) Luyện tập. - GV mời HS lên bảng sửa bài 3, 4. Bài 3: Viết số: a) 100 b) 1000 c) 999 d) 9999 Bài 4: Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 300. Trung điểm của đoạn thẳng CD ứng với số 200. - Nhận xét. 3) Bài mới: (23’) Phép cộng các số trong phạm vi 10.000 Hoạt động dạy Hoạt động học ĐDDH v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng: 3526 + 2759 * Mục tiêu: Giúp HS biết đặt tính rồi tính đúng các số trong phạm vi 10.000. * Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp. - GV nêu phép cộng: 3526 + 2759. - Cho HS nêu cách thực hiện. - GV gợi ý. + Muốn cộng 2 số có đến 4 chữ số ta làm thế nào? - Kiểm tra. v Hoạt động 2: Thực hành. * Mục tiêu: Củng cố về ý nghĩa phép cộng và giải toán có lời văn. * Phương pháp: Giảng giải, trực quan, thực hành. - Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Tính: - Hướng dẫn sửa bài. Bài 3: Toán đố: - Hướng dẫn phân tích đề toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Để tìm số người cả hai thôn làm tính gì? - Cho sửa bài. - Nhận xét. Bài 4: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Sửa bài trên bảng phụ. + Trung điểm của cạnh AB là điểm M. + Trung điểm của cạnh BC là điểm N. + Trung điểm của cạnh CD là điểm P. + Trung điểm của cạnh DA là điểm Q. - Nhận xét. 4) Củng cố: (5’) - Cho HS thi đua cộng tiếp sức theo 2 đội. - Nhận xét. 5) Dặn dò: - Làm hoàn chỉnh bài 2. - Chuẩn bị: Luyện tập. * Rút kinh nghiệm. - Nêu nhiệm vụ phải thực hiện. - Nêu cách thực hiện đặt tính. - Tự làm bảng con – Nêu kết quả. - HS trả lời. + Viết các số hạng sao cho các số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau. + Chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục ... rồi viết dấu vộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái. - Nhiều HS nhắc lại. - HS tự làm vở. - 3, 4 HS nêu cách thực hiện. - 4 HS lên bảng sửa bài. Lớp nhận xét bảng Đ/S. - 1 HS đọc đề. + Thôn Đông: 2573 người + Thôn Đoài: 2719 người + Cả 2 thôn: ? người + Tính cộng. - HS tự làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng sửa bài. Lớp sửa trong vở bài tập. - 1 HS đọc đề bài. - HS tự làm vở bài tập. - 1 HS lên bảng tìm trung điểm và tô màu hình tứ giác MNPQ. - Thi đua. - Cộng tiếp sức theo 2 đội. - HS cộng hàng nào nêu cách tính ở hàng đó. Bảng con Bảng đ/s Bảng phụ Kế hoạch bài dạy tuần 20 TOÁN ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG I – Mục tiêu: Giúp HS: - Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng. - Chỉ ra được điểm ở giữa hai điểm, nhận biết được trung điểm của đoạn thẳng. - Tạo óc sáng tạo, tính cẩn thận cho HS. II – Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ, thước kẻ, băng giấy. Học sinh: Vở bài tập, xem trước bài. III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (4’) - Cho HS lên sửa bài tập 4, 5 trong SGK. - GV chấm tập – Nhận xét. 3) Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài – ghi tựa. µ Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở giữa. * Mục tiêu: HS biết điểm ở giữa một đoạn thẳng. - GV vẽ hình trên bảng: A O B * A, O, B là ba điểm thẳng hàng theo thứ tự điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B theo hướng từ trái sang phải. O là điểm ở giữa hai điểm A và B. F GV lưu ý điều kiện đầu tiên khi xác định điểm ở giữa là ba điểm phải thẳng hàng. - Cho HS xác định vị trí các điểm, điểm ở giữa qua một số ví dụ. µ Hoạt động 2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng. * Mục tiêu: HS nhận biết trung điểm của đoạn thẳng. - GV vẽ hình như trong SGK: 3cm 3cm A M B - Cho HS nhận biết điểm ở giữa. - GV nhấn mạnh 2 điều kiện để điểm M là trung điểm của đoạn AB: – M là điểm ở giữa hai điểm A và B. – AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cũng bằng 3cm). F M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB. - GV cho một số ví dụ để củng cố khái niệm trên. µ Hoạt động 3: Thực hành. * Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học. Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng sau khi HS quan sát hình. - Yêu cầu HS làm bài – GV nhận xét. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài. - GV cho HS sửa bài – giải thích. Bài 3: - GV cho HS làm bài. - GV nhận xét. 4) Củng cố: (4’) Bài 4: - GV cho HS vẽ hình, gọi 2 HS vẽ lên bảng phụ. - GV nhận xét hình. 5) Dặn dò: (1’) - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện tập. - HS quan sát. - HS nhìn hình, xác định vị trí điểm. - HS trả lời. + A, M, B là ba điểm thẳng hàng. M là điểm ở giữa hai điểm A và B. - HS nhắc lại. - 1 HS đọc. - HS quan sát hình trên bảng, sau đó nêu tên ba điểm thẳng hàng: M B A O C D N + Ba điểm A, M, B thẳng hàng. + Ba điểm D, O, B thẳng hàng. + Ba điểm M, O, N thẳng hàng. + Ba điểm D, N, C thẳng hàng. b) + M là điểm ở giữa hai điểm A và B. + O là điểm ở giữa hai điểm . - HS nêu yêu cầu: Đúng ghi Đ, sai ghi S. - HS làm bài. - HS giải thích: + O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì: – A, O, B thẳng hàng. – OA = OB + M không là trung điểm của đoạn thẳng CD vì C, M, D không thẳng hàng. - Giải thích tương tự cho các câu còn lại. - HS nêu yêu cầu đề, tự làm bài. - HS sửa bài bằng cách “gọi điện”. a) + Trung điểm đoạn thẳng AB là điểm O. + M là trung điểm của đoạn thẳng CD. + N là trung điểm của đoạn thẳng EG. + I là trung điểm của đoạn thẳng HK. b) Trong các đoạn thẳng AB, CD, EG và HK: + Đoạn thẳng có độ dài lớn nhất là EG. + Hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau là CD và HK. - HS vẽ tiếp hình vào vở bài tập. Băng giấy Bảng phụ Kế hoạch bài dạy tuần 20 TOÁN LUYỆN TẬP I – Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. - HS biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước. - Yêu thích học toán, tạo óc sáng tạo, nhạy bén. II – Chuẩn bị: Giáo viên: bảng phụ, thước kẻ, giấy hình chữ nhật. Học sinh: thước kẻ, chuẩn bị giấy gấp cho bài tập 3. III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (4’) - GV cho HS sửa bài 2, 3 trong SGK trang 98. Cho HS giải thích lí do. - GV nhận xét – Cho điểm. 3) Bài mới: (25’) v Hoạt động 1: Xác định trung điểm của 1 đoạn thẳng cho trước. * Mục tiêu: HS biết cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng. Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu đề. - GV hình thành “các bước” xác định trung điểm của đoạn thẳng. - GV đưa bảng phụ có vẽ hình chữ nhật ABCD như trong vở bài tập, hướng dẫn: + Bước 1: Đo độ dài cả đoạn thẳng AB (6 ô vuông). + Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm 2 phần bằng nhau (một phần là 3 ô vuông). + Bước 3: Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB (xác định điểm M trên đoạn thẳng AB sao cho: AM = AB, AM bằng 3 ô vuông. - GV chấm điểm M trên đoạn thẳng AB, ghi chữ M và nói M là trung điểm của đoạn thẳng AB. - Tương tự, cho HS thực hiện các bước để tìm lần lượt trung điểm N, P, Q của đoạn thẳng BC, DC, AD. - GV nhận xét. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu. - GV cho HS làm bài, lưu ý HS là tự đặt tên cho trung điểm của đoạn thẳng. GV kẻ 2 đoạn thẳng trên bảng . Cho 2 HS lên bảng sửa bài. - GV nhận xét. v Hoạt động 2: Gấp giấy xác định trung điểm. * Mục tiêu: Qua việc gấp giấy hình chữ nhật, HS biết trung điểm của đoạn thẳng. Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu. - Cho HS thực hiện giống phần hướng dẫn của bài tập. - GV lưu ý: Có thể cho HS tìm trung điểm của 1 đoạn dây (gấp đôi đoạn dây đó) hoặc tìm trung điểm của 1 thước kẻ có vạch 20cm (trung điểm ở vạch 10cm). Bài 4: - Cho HS nêu yêu cầu, làm bài. - GV nhận xét. 4) Củng cố: (4’) - Cho HS nhắc lại các bước xác định trung điểm của 1 đoạn thẳng. 5) Dặn dò: (1’) - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài tiếp theo “So sánh các số trong phạm vi 10.000”. - 1 HS đọc yêu cầu đề. - HS quan sát cách thực hiện của GV. - HS xác định các trung điểm còn lại vào vở BT, sau đó lần lượt lên bảng sửa, điền vào chỗ chấm. A M B Q N D P C AM = MB ; BN = NC DP = PC ; DQ = AQ - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài. a) AB = 4cm A M 2cm B b) MN = 6cm M P 3cm N - HS lên tìm trung điểm, nêu độ dài 2 đoạn thẳng bằng nhau. - HS nêu yêu cầu. - HS thực hành gấp giấy, đánh dấu trung điểm. - HS nêu yêu cầu. - Tiến hành tìm trung điểm của các cạnh hình vuông, sau đó nối các điểm lại thành hình vuông. - HS lên sửa bài trên bảng. - HS nhắc lại. Bảng phụ Giấy hình chữ nhật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docToan.doc
Tài liệu liên quan