Bài giảng Tội phạm

Định nghĩa hình thức về tội phạm:

“Tội phạm được hiểu là các hành vi do luật hình quy định”.

Vd: BLHS Pháp 1810: “Tội phạm là hành vi bị LHS cấm hoặc là hành vi bị đạo luật HS trừng trị”.

BLHS Thụy Sĩ 1937: “Tội phạm là hành vi do LHS cấm bằng nguy cơ xử phạt”.

Ưu điểm:

Khuyết điểm:

 

ppt31 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Tội phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Trần Ngọc Lan Trang - Định nghĩa hình thức về tội phạm: “Tội phạm được hiểu là các hành vi do luật hình quy định”.Vd: BLHS Pháp 1810: “Tội phạm là hành vi bị LHS cấm hoặc là hành vi bị đạo luật HS trừng trị”. BLHS Thụy Sĩ 1937: “Tội phạm là hành vi do LHS cấm bằng nguy cơ xử phạt”. Ưu điểm: Khuyết điểm:1. Khái niệm tội phạm 1.1. Định nghĩa- Định nghĩa nội dung về tội phạm:“Tội phạm được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt”.Vd: BLHS Trung Quốc 1997: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho XH và phải chịu hình phạt theo quy định của PL”.  Ưu điểm:1. Khái niệm tội phạm 1.1. Định nghĩaĐịnh nghĩa tội phạm theo Luật Hình sự Việt Nam:Khoản 1 Điều 8 BLHS 1999 quy định “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. 1. Khái niệm tội phạm 1.1. Định nghĩaĐịnh nghĩa tội phạm theo Luật Hình sự VNTội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, theo quy định pháp luật hình sự thì phải bị áp dụng hình phạt.1. Khái niệm tội phạm 1.1. Định nghĩa1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội 1.2.2. Tính có lỗi của tội phạm1.2.3. Tính trái pháp luật hình sự 1.2.4. Tính phải chịu hình phạt1. Khái niệm tội phạm 1.2. Các dấu hiệu của tội phạm- Nguyên tắc hành vi Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được LHS bảo vệ.- Tính nguy hiểm cho xã hội là một phạm trù khách quan1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội- Tính nguy hiểm cho xã hội được ghi nhận tại khoản 1 điều 8 BLHS: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội”- Tính nguy hiểm cho xã hội phải ở mức độ đáng kể – khoản 4 điều 8 BLHS1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hộiCăn cứ đánh giá tính nguy hiểm+ Tính chất quan trọng của quan hệ xã hội mà LHS bảo vệ;+ Mức độ thiệt hại về vật chất, tinh thần mà tội phạm gây ra;+ Phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm;+ Tính chất và mức độ lỗi;+ Động cơ, mục đích phạm tội;+ Hoàn cảnh chính trị xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra; + Nhân thân người phạm tội;+ Những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS khác.1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hộiKết luận: Tính nguy hiểm là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm và là một trong những tiêu chí để phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.1.2.2. Tính có lỗiLỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả mà hành vi đó gây ra, biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.- Nguyên tắc có lỗiTính có lỗi của tội phạm được ghi nhận tại khoản 1 Điều 8 BLHS “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý”1.2.3. Tính trái pháp luật hình sựTính trái PLHS có nghĩa là tội phạm về mặt hình thức phải được quy định trong BLHS.Nguyên tắc pháp chế “không có tội nếu không có luật”. Cơ sở pháp lý: điều 2 BLHS “chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định thì mới phải chịu TNHS”. Ghi nhận tại khoản 1 Điều 8 BLHS: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS”1.2.3. Tính trái pháp luật hình sựMối quan hệ giữa tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự - mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thứcMột hành vi tuy nguy hiểm nhưng chưa được quy định trong BLHS thì hành vi đó không phải là tội phạmMột hành vi đã được quy định trong BLHS nhưng không đảm bảo tính nguy hiểm thì cũng không phải là tội phạm1.2.4. Tính phải chịu hình phạtTội phạm có tính chịu hình phạt nghĩa là bất cứ hành vi phạm tội nào cũng bị đe dọa phải chịu hình phạt - biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.1.2.4. Tính phải chịu hình phạt- Quan điểm thứ nhất: Tính phải chịu hình phạt là một dấu hiệu của tội phạm như các dấu hiệu khác. - Quan điểm thứ hai: Tính phải chịu hình phạt không phải là một dấu hiệu của tội phạm1. Khái niệm tội phạm 1.2. Các dấu hiệu của tội phạmKết luận:Các dấu hiệu của tội phạm có mối liên hệ mật thiết với nhau tuy có tính độc lập tương đối nhưng luôn tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất. Chính vì vậy khi xem xét một dấu hiệu nào đó của tội phạm chúng ta cần đặt chúng trong mối liên hệ với các dấu hiệu khác để có thể thấy được vai trò cũng như ý nghĩa của từng dấu hiệu.1. Khái niệm tội phạm 1.3. Ý nghĩa của khái niệm tội phạm- Một khái niệm mang tính cơ bản, nền tảng của luật hình sự. - Cơ sở phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác - Cơ sở để xây dựng phần các tội phạm cụ thể và trên cơ sở đó quy định các khung hình phạt tương ứng.2. Phân loại tội phạmPhân loại tội phạm là phân chia các tội phạm được quy định trong BLHS thành các nhóm khác nhau dựa trên cơ sở một căn cứ xác định nhằm vào những mục đích nhất định.2.1. Các căn cứ phân loại tội phạm Căn cứ vào loại quan hệ xã hội được LHS bảo vệ: tội phạm được chia thành 14 chương trong BLHS (XI  XXIV)Các tội xâm phạm an ninh quốc giaCác tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngườiCác tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dânCác tội xâm phạm sở hữu2.1. Các căn cứ phân loại tội phạm Căn cứ vào hình thức lỗi:Tội phạm có lỗi cố ýTội phạm có lỗi vô ý Căn cứ vào chủ thể thực hiện tội phạm: Tội phạm có chủ thể đặc biệt Tội phạm có chủ thể thường Căn cứ vào mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: căn cứ phân loại tội phạm theo khoản 2 điều 8 BLHS năm 1999.2.2. Phân loại tội phạm theo BLHS 1999Tiêu chí để phân loại tội phạm theo khoản 2 điều 8 BLHS là tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.Tội phạm ít nghiêm trọngTội phạm nghiêm trọngTội phạm rất nghiêm trọngTội phạm đặc biệt nghiêm trọngĐại lượng để đo lường tính nguy hiểm theo khoản 3 điều 8 BLHS là mức cao nhất của khung hình phạt.2.2.1. Tội phạm ít nghiêm trọngTội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù. 2.2.2. Tội phạm nghiêm trọngTội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù.2.2.3. Tội phạm rất nghiêm trọngTội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. 2.2.4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọngTội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 2.2. Phân loại tội phạm theo BLHS 1999Loại tội phạmTính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hộiMức cao nhất của khung hình phạtTội phạm ít nghiêm trọngGây nguy hại không lớnĐến 3 năm tùTội phạm nghiêm trọngGây nguy hại lớnĐến 7 năm tùTội phạm rất nghiêm trọngGây nguy hại rất lớnĐến 15 năm tùTội phạm đặc biệt nghiêm trọngGây nguy hại đặc biệt lớnTrên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình2.2. Phân loại tội phạm theo BLHS 1999Ý nghĩa:Cơ sở để cụ thể hóa chính sách hình sự và đường lối xử lý tội phạm. Ý nghĩa quan trọng trong xác định tội phạm Điều kiện áp dụng một số loại hình phạt và các biện pháp tư phápCơ sở pháp lý cho việc áp dụng một số quy định trong pháp luật Tố tụng Hình sự3. Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác Tiêu chí Tội phạmCác vi phạm pháp luật khácNội dungTính chất nguy hiểm đáng kể Tính chất nguy hiểm không đáng kểHình thức pháp lýQuy định trong Bộ luật Hình sựQuy định trong các văn bản pháp luật của các ngành luật khácHậu quả pháp lýHình phạt và án tíchBiện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc hơn4. Vấn đề nguồn gốc và bản chất giai cấp của tội phạm Quan điểm của các luật gia tư sản: tội phạm là một hiện tượng xã hội, xuất hiện từ khi có xã hội loài người và sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng với xã hội loài người. Quan điểm của các luật gia XHCN: tội phạm là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử và có tính giai cấp, chỉ tồn tại trong khi có chế độ tư hữu, có phân chia thành giai cấp và đấu tranh giai cấp và sẽ mất đi khi xã hội không còn giai cấp.Bài tậpAnh, chị hãy xác định loại tội phạm trong những trường hợp sau:Khoản 1 điều 110 BLHSKhoản 2 điều 141 BLHSKhoản 1 điều 181 BLHSKhoản 2 điều 194 BLHSKhoản 3 điều 194 BLHSKhoản 4 điều 206 BLHS

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptlhs1_chuong_3_0184.ppt
Tài liệu liên quan