Bài giảng Tự nhiên xã hội thực hành : đi thăm thiên nhiên (tiếp)

4. Củng cố: (5)

 - Trò chơi: Ghép từ.

 - GV phát mỗi em 1 thẻ từ, có ghi tên: Thú, chim, tôm, hạt.

 - GV đính băng giấy có ghi nội dung – HS đính từ phù hợp.

 5. Dặn dò: (1)

 - Chuẩn bị bài: Mặt trời.

 

doc4 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tự nhiên xã hội thực hành : đi thăm thiên nhiên (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế họach bài dạy tuần 29 TỰ NHIÊN XÃ HỘI THỰC HÀNH : ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (tt) I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối, con vật mà HS quan sát được. - Khái quát hóa những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học. - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cỏ động vật trong thiên nhiên. II – Chuẩn bị: GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi. HS: Tranh vẽ III – Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: (5’) - GV cho HS bốc thăm câu hỏi: + Cây thường có những bộ phận nào? + Hãy mô tả một số đặc điểm của con vật mà em biết? + Thú có những đặc điểm gì chung? - GV nhận xét. 3. Bài mới: (25’) * Hoạt động 1: Giới thiệu tranh vẽ . Mục tiêu: HS giới thiệu được tranh vẽ của mình qua việc quan sát thiên nhiên. . Phương pháp: Quan sát, trình bày. - GV yêu cầu các HS đưa tranh của mình lên lớp. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Trong mỗi nhóm HS lần lượt giới thiệu cho các bạn nghe về tranh vẽ của mình. - Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp. - HS đưa tranh của mình ra. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện trình bày. Tranh * Hoạt động 2: Bạn biết gì về động vật, thực vật. . Mục tiêu: HS nêu được những đặc điểm chung của thực vật, động vật. . Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại - GV chia HS thành 2 nhóm. Nhóm động vật và thực vật. - GV phát phiếu thảo luận. Con Đặc điểm vật Đầu Mình Cơ quan di chuyển Điểm đặc biệt Đặc điểm Cây Thân Rễ Lá Hoa Quả Điểm đặc biệt - GV hỏi HS: + Em thấy thực vật và động vật khác nhau ở điểm gì? - GV kết luận: Động vật và thực vật khác nhau ở các bộ phận cơ thể. Động vật có thể di chuyển được còn thực vật thì không, … - HS chia thành nhóm, nhận phiếu thảo luận. - Thảo luận, hoàn thành phiếu. - Đại diện trình bày. - HS trả lời: Động vật đi được, thực vật không đi được, … Phiếu thảo luận 4. Củng cố: (5’) - Trò chơi: Ghép từ. - GV phát mỗi em 1 thẻ từ, có ghi tên: Thú, chim, tôm, hạt. - GV đính băng giấy có ghi nội dung – HS đính từ phù hợp. 5. Dặn dò: (1’) - Chuẩn bị bài: Mặt trời. Kế họach bài dạy tuần 29 TỰ NHIÊN XÃ HỘI MẶT TRỜI I – Mục tiêu: Sau bài học, HS: - Biết được Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt. - Biết được vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái đất. - Kể một số ví dụ về việc con ngườisử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời trong cuộc sống hằng ngày. II – Chuẩn bị: GV: tranh phóng to SGK trang 110. 111. HS: Sách GK, vở BT III – Các hoạt động: Ổn định: (1’) Bài cũ: (5’) Bài mới: (24’) * Hoạt động 1: Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt. . Mục tiêu: HS biết Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt. . Phương pháp: trực quan, đàm thoại. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo hai câu hỏi SGK: 1) Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? 2) Khi đi ra ngòai trời nắng, em thấy như thế nào? Tại sao? - GV hỏi: + Qua kết quả thảo luận, em có những kết luận gì về Mặt trời? * Kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt. - Thảo luận nhóm. - Đại diện trình bày. + … là nhờ ánh sáng Mặt trời. + … nóng, khát nước và mệt. Đó là do Mặt trời tỏa nhiệt. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 2: Vai trò của Mặt trời đối với cuộc sống. . Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên trái đất. . Phương pháp: Thảo luận, trình bày, quan sát. - GV yêu cầu HS quan sát xung quanh lớp. - Thảo luận nhóm đôi theo gợi ý: + Nêu ví dụ về vai trò của Mặt trời đối với con người, động vật, thực vật. + Nếu không có Mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất? * GV kết luận: Nhờ có Mặt trời chiếu sáng và tỏa nhiệt, cây cỏ mới xanh tươi, người và động vật mới khỏe mạnh. - GV lưu ý tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt trời đối với sức khỏe và đời sống con người như cảm nắng, cháy rừng, … - HS thực hiện. - Trình bày. + Cung cấp nhiệt và ánh sáng cho con người và cây cối sinh sống. + Sẽ không có ánh sáng. - HS nhắc lại (3 HS). * Hoạt động 3: Sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời. . Mục tiêu: Kể được một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời trong cuộc sống hằng ngày. . Phương pháp: Trực quan, đàm thọai. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2, 3, 4 SGK trang 11. + Kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời. - GV liên hệ thực tế: + Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời để làm gì? - GV nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố: (5’) - Thi đua 2 dãy. - GV đính tranh. - HS quan sát. - Một số HS trình bày trước lớp. - HS trả lời: phơi quần áo, làm nước nóng, … - HS lắng nghe, nhận xét. - HS thi đua nêu ích lợi của Mặt trời. - Nhận xét. Tranh Tranh 5. Dặn dò: (1’) - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài: Trái đất – Quả địa cầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTu nhien xa hoi (4).doc
Tài liệu liên quan