Bài giảng Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài

-Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ.

-Là một thanh niên nghèo không tài sản.

-Là một chàng trai khỏe mạnh “chạy nhanh như ngựa”, “ biết đúc lưỡi cày ”, là niềm ao ước của nhiều người.

-A Phủ có cá tính gan góc từ nhỏ.

-A Phủ đánh con quan nên bị bắt và bị phạt.

-Cảnh xử kiện: Một bên là là bọn thống trị ăn nhậu, hút sách; một bên là A Phủ bị đánh đập hành hạ.

Cảnh xử kiện chỉ diễn ra một chiều, người bị xử không được lên tiếng hoặc giải thích  dã man của phong kiến niền núi

ppt11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ CHỒNG A PHỦ Tô Hoài I.Giới thiệu. 1.Tác giả. -Tô Hoài (1920), sinh ra trong một gia đình thợ thủ công. -1943 tham gia Hội Văn hóa cứu quốc. -Ông để lại cho đời hơn 200 tác phẩm. Một số TP tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu kí(1941), Quê người (1941), Truyện Tây bắc (1953), Chiều chiều (1999), Ba người khác (2006)… -Quan niệm văn chương: “Viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. -Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996. 2.Tác phẩm. -Truyện “Vợ chồng A Phủ” (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc (1953), được tặng giải nhất-Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. -Tập truyện có thể coi là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng với bộ đội vào giải phóng tây Bắc. II.Đọc- hiểu văn bản. 1.Nhân Vật Mị. a.Hoàn cảnh sống. -Mị là một cô gái trẻ đẹp miền núi. -Sinh ra trong một gia đình mang nợ truyền kiếp. -Vì nghèo nên không thể sống cuộc đời như mình mong ước. -Là một đứa con hiếu thảo với cha mẹ. b.Số phận của con dâu gạt nợ. -Lúc nào cũng cuối mặt, mặt buồn rười rượi. -Bằng lối kể chuyện chậm rãi cho thấy Mị là con dâu, con dâu gạt nợ (trừ nợ cho bố mẹ). -Cuộc sống của con dâu gât nợ: +Bị bắt về nhà chồng, trình ma; +Muốn ăn lá ngó để chết nhưng không được; +Làm quần quật như con ngựa; +Sống “ lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”; +Ở buồng mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ…là nắng; +Mùa xuân mị không được nghe tiếng hát, không được đi chơi… c.Khát vọng sống trỗi dậy. -Khung cảnh mùa xuân: +Hình ảnh: những chiếc váy hoa rực rỡ… +Âm thanh: tiếng sáo rủ bạn đi chơi vọng lại, thiết tha, bồi hồi. +Nội tâm Mị: ngồi nhẫm theo bài hát của người đang thổi. +Say với mùa xuân, Mị uống rượu, Mị hồi tưởng lại quá khứ, trong lòng Mị đang phơi phới, đang trẻ lại, đang muốn đi chơi ( định tự tử). -Khát vọng sống bị dập tắt: +A sử tró đứng Mị vào cột. -Tâm trạng của Mị: +Vẫn nghe tiếng sáo, và có cảm tưởng như vẫn bước đi; +Rồi không còn nghe tiếng sáo nữa; +Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách-nghĩa là trở về với thự tại, ý thức được thân phận của mình “không bằng con ngựa”. +Mị sợ chết : “ Mị cựa quậy xem mình còn sống hay chết”. d.Sự vùng lên tự giải phóng của hai nô lệ. -Lúc đầu Mị thản nhiên thổi lửa, hơ tay tâm hồn Mị đã khô héo “Mị chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa” Mị sống như đã chết. -Mị chợt nhìn thấy “một dòng nước mắt…” của A Phủ. Mị bắt đầu hồi tưởng- Mị nhớ lại chính mình, nhớ lại ngày trước có người bị trói đến chết. -Mị nhận thức : chúng nó thật độc ác, tội gì người kia phải chết. -Mị tưởng tượng: A Phủ sẽ trốn được và chính mình sẽ bị trói thay vào đó. -Hành động: +Cắt nút dây mây. +Chạy theo A Phủ.  Giải phóng A Phủ  giải phóng chính mình. 2.Nhân vật A Phủ. -Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. -Là một thanh niên nghèo không tài sản. -Là một chàng trai khỏe mạnh “chạy nhanh như ngựa”, “ biết đúc lưỡi cày…”, là niềm ao ước của nhiều người. -A Phủ có cá tính gan góc từ nhỏ. -A Phủ đánh con quan nên bị bắt và bị phạt. -Cảnh xử kiện: Một bên là là bọn thống trị ăn nhậu, hút sách; một bên là A Phủ bị đánh đập hành hạ. Cảnh xử kiện chỉ diễn ra một chiều, người bị xử không được lên tiếng hoặc giải thích  dã man của phong kiến niền núi. 3.Vài nét nghệ thuật. -Năng lực quan sát và vốn hiểu biết sâu rộng về phong tục, tạp quán và sự thể hiện chân thật cuộc sống và con người vùng cao. -Nghệ thuật kể chuyện, khắc họa tâm lí nhân vật. Giọng điệu văn giàu chất thơ. III.Chủ đề. Số phận đen tối của người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn phong kiến bóc lột và tàn ác, tù đó nổi bật lên tinh thần yêu tự do và khát vọng tự giải phóng của họ. IV.Tổng kết. -Về nghệ thuật : cách kể chuyện khéo léo, cách dựng cảnh và tạo không khí truyện rất thích hợp. Nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, chặt chẽ và hợp lí. Tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu sắc cho người đọc. -Về nội dung: tác phẩm giúp ta hiểu sâu sắc hơn về đời sống của dân tộc ít người, thấy được tâm hồn phong phú, trong sáng, tinh thần yêu tự do và ý thức đấu tranh ở họ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptvochongaphu_6632.ppt
Tài liệu liên quan