Bài giảng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

II. NỘI DUNG

III. THỜI GIAN

IV. TỔ CHỨC, PHƢƠNG, PHÁP

pdf21 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC Giáo viên: Đào Đình Hiệu Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU II. NỘI DUNG III. THỜI GIAN IV. TỔ CHỨC, PHƢƠNG, PHÁP MỞ ĐẦU VÌ AN NINH TỔ QUỐC I- NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC 1. Quan điểm về quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Khái niệm quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân là sự quần tụ liên hợp số đông những người lao động, những người làm cách mạng. Hoạt động của họ có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển trong những giai đoạn lịch sử nhất định. a) Một số quan điểm về quần chúng nhân dân - Quan điểm sai lệch - Quan điểm của CNMLN về quần chúng : Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo, là nền tảng cho một nước, là gốc rễ của một dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. - Quan điểm của Đảng và Bác Hồ về quần chúng : « Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của toàn dân. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân; Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong » b) Vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ ANTQ - Có khả năng phát hiện, quản lý, giáo dục, cải tạo tội phạm. - Khi đã hiểu, đã ý thức phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thì họ sẵn sàng xả thân, khó khăn mấy quần chúng nhân dân vẫn làm được. - Lực lượng công an mỏng, quần chúng nhân dân giúp công an bảo vệ ANTT. 2) Nhận thức về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ a) Khái niệm phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là một hình thức hoạt động tự giác, có tổ chức của đông đảo nhân dân lao động tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân. b) Vị trí, tác dụng của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ - Giữ vị trí quan trọng không thể thiếu được đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng nói chung và sự nghiệp bảo vệ an ninh - trật tự nói riêng. b) Vị trí, tác dụng của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ - Là một bộ phận gắn bó khăng khít, chặt chẽ với các phong trào hành động cách mạng khác của Đảng, Nhà nước ở địa phương, đơn vị. - Giữ vị trí chiến lược, là một trong những biện pháp công tác cơ bản của lực lượng Công an nhân dân, là nền tảng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. - Là hình thức cơ bản để tập hợp thu hút đông đảo quần chúng phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự. c) Mục đích của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh - trật tự Huy động sức mạnh của nhân dân để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. d) Đặc điểm của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ - Đối tượng tham gia phong trào đa dạng, liên quan đến mọi người, mọi tầng lớp của xã hội. - Nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng phong trào ở các địa bàn, lĩnh vực khác nhau có sự khác nhau. - Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn liền với các cuộc vận động khác của Đảng và Nhà nước, gắn liền với việc thực hiện các chính sách của địa phương. II. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC 1) Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phòng trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. a) Giáo dục, nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân tham gia phòng ngừa đấu tranh chống mọi âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. b) Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trìnhquốc gia phòng chống tội phạm. c) Xây dựng và mở rộng liên kết phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội trong các phong trào của địa phương d) Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng tại cơ sở vững mạnh. 2) Phƣơng pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc a) Nắm tình hình và xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Nắm tình hình - Xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc b) Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh - trật tự. - Tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân - Hướng dẫn nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh - trật tự c) Phối hợp chặt chẽ các lực lượng, các ngành, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội ở địa phương để tổ chức vận động toàn dân bảo vệ an ninh trật tự d) Xây dựng các tổ chức, lực lượng quần chúng nòng cốt làm hạt nhân để xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Các tổ chức quần chúng nòng cốt làm nhiệm vụ an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở gồm: + Loại tổ chức quần chúng có chức năng tư vấn: + Loại có chức năng quản lý, điều hành: + Loại có chức năng thực hành: e) Xây dựng điển hình và nhân điển hình tiên tiến làm cơ sở để tổ chức vận động quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Lựa chọn điển hình tiên tiến : - Tổ chức rút kinh nghiệm điển hình tiên tiến : - Phổ biến kinh nghiệm điển hình tiên tiến : Bà Hà Thị Bình (giữa) và em Nguyễn Đức Huy nhận bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Ảnh : Hà Nội mới. f) Lồng ghép nội dung của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các phong trào khác của nhà trường và của địa phương. III. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC THAM GIA XÂY DỰNG PHONG TRÀO BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC . 1- Trách nhiệm của sinh viên. a) Phải có nhận thức đúng đắn đầy đủ về trách nhiệm công dân đối với công cuộc bảo vệ an ninh - trật tự của Tổ Quốc. b) Tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh trật tự của nhà trường và của địa phương nơi cư trú. c) Tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ an ninh trật tự của địa phương. d) Luôn luôn nêu cao ý thức cảnh giác, tích cực tham gia hoạt động phòng chống tội phạm ở địa phương, phát hiện những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật xẩy ra trong nhà trường và nơi cư trú kịp thời, cung cấp cho cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn và giải quyết. KẾT LUẬN VÌ AN NINH TỔ QUỐC Ngày 7/5, Tổng cục Cảnh sát đã thăm, tặng giấy khen và 2 triệu đồng cho Lê Minh Tuấn. Lãnh đạo Trung học Cảnh sát Nhân dân 1 cũng đến bệnh viện làm hồ sơ kết nạp Đảng cho sinh viên dũng cảm này. Đề nghị khen thưởng 'sinh viên 6 lần bắt trộm' Tuấn (áo đen) trong lần bắt trộm tại bến xe buýt Cầu Giấy. Ảnh: Khánh Chi. • Trước đó, ngày 1/5, Trung ương Đoàn TNCS HCM trao huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho Tuấn. Huy hiệu này được trao cho những thanh niên dám xả thân vì cộng đồng, đảm bảo an ninh trật tự. • Ngày 24/4, thấy hai thanh niên đi xe Wave đỏ mang theo chiếc túi xách có biểu hiện nghi vấn, Tuấn và anh trai liền theo dõi. Khi tên trộm dùng vam phá khóa chiếc xe máy của hàng xóm, anh em Tuấn nhảy vào bắt. Hai tên trộm dùng vam và dao chọc tiết lợn chống trả quyết liệt khiến 2 ngón tay Tuấn đứt rời. • Quyết không để bọn trộm tẩu thoát, anh em Tuấn cùng một số người dân dùng gậy gộc, gạch đá khống chế. Nửa tiếng sau, công an phường có mặt tóm gọn nhóm trộm. • Hai sinh viên VN phát hiện"lỗ hổng" Google Đức Anh (đeo kính, hàng ngồi) và Mạnh Tùng (bên cạnh) cùng các đồng nghiệp ở BKIS. Đầu tháng 9 vừa qua, VN lần đầu tiên ghi dấu ấn quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạng với việc Trung tâm An ninh mạng BKIS (ĐH Bách khoa Hà Nội) phát hiện các lỗ hổng bảo mật trong sản phẩm của các "đại gia" Microsoft và Google. •Theo tiết lộ của ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc BKIS, các "chuyên gia" tìm ra lỗ hổng này vẫn đang là sinh viên. Câu hỏi nghiên cứu. 1- Trình bày vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc ? 2- Nội dung, phương pháp tiến hành xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn cơ sở? 3- Sinh viên có trách nhiệm gì trong việc tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa phương nơi cư trú?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxdpt_td_bvantq_7842.pdf
Tài liệu liên quan