Bài tập Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài I

• Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án FDI là phân tích lựa chọn, phương pháp sản xuất, công nghệ và thiết bị phù hợp với những ràng buộc về vốn, trình độ quản lý và kỹ thuật, quy mô của thị trường, yêu cầu của xã hội về việc làm và giới hạn cho phép về mức độ ô nhiễm môi trường do dự án tạo ra

• Mục đích :lựa chọn công nghệ và thiết bị phù hợp với khả năng của nhà đầu tư và các yêu cầu của nước sở tại nhằm mang lạ hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất

• Ý nghĩa :có ý nghĩa quan trọng quyết định sản phẩm sẽ được san xuất bằng cách nào , chất lượng và chi phí như thế nào ? “

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài tập Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn học: Quản trị dự án và  doanh nghiệp có vốn  đầu tư nước ngoài I    CHƯƠNG 5: Quản trị soạn thảo dự án FDI Phần I. Các vấn đề đã giải quyết được Câu 1. So sánh dự  án tiền khả thi và dự án khả thi. Lấy mỗi loại 1 ví dụ cụ thể để minh họa. 1.1.Điểm giống nhau của dự án tiền khả thi và dự án khả thi -Là những nghiên cứu chi tiết hơn dự án FDI cơ hội được phân tích cụ thể và nghiên cứu chuyên sâu hơn. -Là cơ sở cho các quyết định của nhà đầu tư nước ngoài về việc bỏ vốn vào một đối tượng nhất định ở nước sở tại. 1.2.Điểm khác nhau giữa dự án khả thi và dự án tiền khả thi DỰ ÁN TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN KHẢ THI -Dự án tiền khả thi là chi tiết hơn,cụ thể hơn dự án FDI cơ hội -Là kết quả của việc nghiên cứu tiền khả thi dự án -Mục đích của nghiên cứu tiền khả thi là nhằm xác đính xem cơ hội đầu tư được chọn có đáng được nghiên cứu và phát triển sâu thêm hay không -Giúp nhà đầu tư sang lọc bớt các dự án không mấy khả thi và khẳng định thêm tính khả thi của các cơ hội đầu tư được chọn -Nội dung chỉ ngắn gọn và sơ lược,các tính toán cho phép sai số khoảng 20% -Dự án khả thi là dự án cụ thể hóa,chi tiết hóa và chính xác hóa thêm 1 bước so với dự án tiền khả thi -Là kết quả của việc nghiên cứu khả thi dự án -Mục đích của nghiên cứu khả thi là bổ sung,chuẩn xác các thong tin dữ liệu được điều ta,nghiên cứu khảo sát,phản ánh kết quả của quá trình đàm phán và kí kết giữa các bên đối tác -Là cơ sở để chủ đầu tư xin cấp phép đầu tư,xin phép nhập khẩu máy móc thiết bị hoặc nguyên vật liệu là căn cứ để vay vốn và xét duyệt cho vay,là căn cứ để xét ưu đãi đầu tư -Nội dung chi tiết hơn và không cần phải tính toán chi tiết hiệu quả của dự án trong đơn xin cấp phép đầu tư Câu 2. Hiểu thế nào là nghiên cứu thị trường của dự án FDI. Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiênc ứu thị trường của dự án FDI Trả lời: 2.1.*Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là nghiên cứu thị trường: -Nghiên cứu thị trường là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở để xây dựng các chiến lược marketing của các doanh nghiệp Cụ thể quá trình này phải giải quyết các vấn đề sau: •  Xác định thị trường có triển vọng nhất cho việc sản xuất hàng của ta hoặc họ đáp ứng việc mua bán với điều kiện thuận lợi, khả năng mua bán là bao nhiêu. •  Xác định mức cạnh tranh  trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh . •  Xác định những phương thức mua bán cho phù hợp . Sản phẩm của chúng ta muốn thâm nhập thị trường đó cần đạt yêu cầu về chất lượng số lượng, bao bì đóng gói... •  Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường. •  Tiến hành rút ra sự vận động  của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược Marketing. *Qua đó ta có thể hiểu thế nào là nghiên cứu thị trường của dự án FDI: -Nghiên cứu thị trường của dự án FDI là việc xem xét và phân tích nhu cầu của người tiêu dung một cách khách quan,khoa học và tỷ mỷ để đi đến quyết định:sản xuất cái gì?sản lượng bao nhiêu?qui cách và phẩm chất thế nào?phương thức và khuyến thị ra sao để tạo chỗ đứng cho thị trường hiện tại và tương lai +Mục tiêu là trả lời các câu hỏi sau: -Sản phẩm nào có khả năng sản xuất? -Chất lượng và quy cách của sản phẩm đó? -Khu vực tiêu thụ dự kiến? -Doanh số và sản lượng dự kiến? +Ý nghĩa của nghiên cứu thị trường: -Kết quả nghiên cứu thị trường là căn cứ để xác định qui mô của dự án và tính nhu cầu của các yếu tô sản xuất cần thiết cho dự án -Kết quả nghiên cứu thị trường còn giúp chủ đầu tư có giải pháp hữu hiệu nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường hiện tại và trong tương lai - Kết quả nghiên cứu thị trường là căn cứ để xác định các ưu đãi mà dự án được hưởng 2.2.Nội dung của nghiên cứu thị trường của dự án FDI Các nội dung cần nghiên cứu : -Quy mô thị trường theo địa phương, quy mô thị trường ngành hàng, nhóm sản phẩm, thị phần và xu hướng tăng trưởng, phát triển hay bão hoà của thị trường. Có mua sản phẩm không? -Thông tin đối thủ, thị phần. -Hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng, của DN, nhà nước. -Thông tin chung về kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước, địa phương. Câu 3: Hiểu thế nào là nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án FDI. Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án FDI Khái niệm về nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án FDI: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án FDI là phân tích lựa chọn, phương pháp sản xuất, công nghệ và thiết bị phù hợp với những ràng buộc về vốn, trình độ quản lý và kỹ thuật, quy mô của thị trường, yêu cầu của xã hội về việc làm và giới hạn cho phép về mức độ ô nhiễm môi trường do dự án tạo ra Mục đích :lựa chọn công nghệ và thiết bị phù hợp với khả năng của nhà đầu tư và các yêu cầu của nước sở tại nhằm mang lạ hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất Ý nghĩa :có ý nghĩa quan trọng quyết định sản phẩm sẽ được san xuất bằng cách nào , chất lượng và chi phí như thế nào ? “ Tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu kỹ thuật - công nghệ của dự án FDI: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án : tức là nhằm phân tích những điểm mạnh , thuận lợi và điểm yếu cũng như bất lợi của các yêu tố kỹ thuật và công nghệ để lựa chọn được công nghệ và máy móc thiết bị thích hợp với qui mô đầu tư, xác định nhu cầu và khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho dự án, xác định địa điểm đặt dự án, xử lý chất thải và lập trình thực hiện các công trình - Mô tả sản phẩm của dự án FDI: Cơ cấu sản phẩm,tiêu chuẩn kỹ thuật ,chất lượng, đặc tính cơ lý hóa cũng như tính năng của sản phẩm - Xác định công nghệ sản xuất của dự án:căn cứ khả năng cúng như các đòi hỏi của nhà đầu tư để lựa chọn loại hình cũng như phương thức sản xuất khác nhau để cho ra sản phẩm với chất lượng cũng như chi phí phù hợp - Xác định công suất của dự án và dự trù mức sản xuất Chọn máy móc thiết bị cho dự án: có 2 phương thúc lựa chọn máy móc 1 . Thiết bị đồng bộ :là cả hệ thống máy móc bao gồm thiết 2. Thiết bị lẻ : thiết bị đơn chiếc chỉ là một phần nhỏ trong dây chuyền sản xuất - Xác định nhu cầu các yếu tố vào của dự án: + Nhu cầu về nguyên vật liệu chính, phụ và cả bao bì của sản phẩm. + Dự kiến giá nguyên vật liệu và chi phí cho từng loại nguyên vật liệu + Nhu cầu về năng lượng theo chương trình sản xuất dự kiến Xác định địa điểm đặt dự án FDI + Lựa chọn khu vực đặt dự án + Lựa chọn địa điểm cụ thể để đặt dự án: theo các nguyên tắc: Gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu hoặc thị trường tiêu thụ Cơ sở hạ tầng thuận lợi Phù hợp với quy hoạc ngành lãnh thổ Đảm bảo an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái Có mặt bằng đủ rộng, dễ bố trí Câu 4 Hiểu thế nào là nghiên cứu tài chính của dự án FDI? Nghiên cứu tài chính của dự án FDI là dự toán các chỉ tiêu tài chính của dự án FDI trong suốt vòng đời của dự án và dự tính các biện pháp để khắc phục những điểm yếu về mặt tài chính của dự án -Mục đích : Nghiên cứu tài chính là xem xét tiềm lực tài chính của dự án và tính khả thi cũng như hiệu quả của dự án FDI về phương diện tài chính -Ý nghĩa : nghiên cứu tài chính là cơ sở để nhà đầu tư ra quyết định, đầu tư hay không đầu tư còn các cơ quan quản lý Nhà nước thì ra quyết định cấp giấy phép đầu tư hay bãi bỏ dự án Trình bày tóm tắt nội dung của việc nghiên cứu tài chính của dự án FDI. Nghiên cứu tài chính :là việc tính toán và xác định các vấn đề có liên quan tới phương diện tài chính của dự án và đánh giá hiệu quả của dự án FDI nhắm cung cấp các thông tin cần thiết để các nhà đầu tư có thể đua ra những quyết định đầu tư đúng đắn. 4.1.Xác định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án : -Tổng vốn đầu tư: Là toàn bộ tài sản ứng trước của chủ đầu tư được sử dụng cho việc hình thành dự án và vận hành dự án.Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ vốn cố định và vốn lưu động của dự án kể cả lãi vay trong thời kỳ xây dựng cơ bản 4.2.Dự trù doanh thu, chi phí và lỗ lãi hàng năm và cả đời dự án : -Doanh thu của dự án được tính từ tất cả các nguồn thu như từ sản phẩm chính , phụ, dịch vụ cung cấp cho bên ngoài và các nguồn thu khác -Dự tính chi phí sản xuất hàng năn của từng loại sản phẩm của dự án và tổn hợp lại thành tổng chi phí dự tính của dự án -Bản dự tính lãi lỗ của dự án được dựa vào kết quả của bảng tính doanh hu và chi phí của dự án . Lãi lỗ của dự án cũng được tính toán cho từng năm tương ứng và cho cả đời dự án 4.3.Xây dựng bảng tổng kết tài sản: Bảng tổng kết tài sản trình bày một cách rõ ràng toàn bô số tài sản nợ và có của doanh nghiệp trong từng năm hoạt động . Thông qua bảng tổng kết tài sản mà đánh giá được tính khả thi về tài chính trong những năm hoạt động đầu tiên của dự án 4.4.Xây dựng bảng dự trù cân đối thu chi Cần xác định 3 vấn đề -Tổng các nguồn thu của dự án trong từng năm hoạt động -Tổng các chi phí của dự án trong từng năm hoạt động -Chênh lệch thu chi tương ứng từng năm 4.5.Các chỉ tiêu tài chính khác của dự án FDI -Giá trị hiện tại thuần(NPV) -Tỷ suất nội hoàn(tỷ lệ doanh lợi nội bộ) – IRR -Thời hạn hoàn vốn có chiết khấu -Điểm hòa vốn lý thuyết -Tỷ lệ lợi ích/chi phí -Lãi ròng từng năm và tổng lãi ròng cả đời dự án Câu 5 :Hiểu thế nào là phân tích kinh tế xã hội của dự án FDI Phân tích kinh tế xã hội là việc chia tách các vấn đề xã hội kinh tế thành các mảng nhỏ để tập trung nghiên cứu ở góc độ vi mô hoặc vĩ mô . Tùy từng mục tiêu của người nghiên cứu thì việc phân tích sẽ đi theo chiêu sâu hay chiều rộng Phân tích kinh tế-xã hội của dự án FDI là một phương diện quan trọng của phân tích dự án, có nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư trên quan đểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân . Sự khác nhau giữa hai khái niệm phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội : -Phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh của công ty định đầu tư như dựa vào bảng cân đối tài khoản và bản báo cáo lợi tức của công ty để xem xét chất lượng của công ty cũng như việc phát triển của công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến giá chứng khoán. Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. Một số nhà phân tích thường sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền mặt để xác định giá trị của công ty, trong khi đó một số người lại sử dụng tỷ số giá trên thu nhập (P/E)… Như vậy nếu việc phân tích kĩ thuật bám sát vào qui luật cung cầu về chứng khoán trên thị trường thì phân tích cơ bản lại đi sâu vào nội bộ của công ty phát hành ra chứng khoán đó. Việc phân tích cơ bản sẽ đánh giá một chứng khoán dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành, và điều này sẽ khẳng định giá trị thực của một công ty có mối quan hệ mật thiết như thế nào với các đặc tính tài chính như: khả năng phát triển; những rủi ro mà công ty có thể gặp phải; dòng tiền mặt… Bất kỳ một sự chệch hướng nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực. Chính vì vậy nhà phân tích thường coi đó là kim chỉ nam cho quyết định đầu tư trong tương lai -Về giác độ phân tích : phân tích tài chính là phân tích ở giác độ vi mô còn phân tích kinh tế xã hội là phân tích ở giác độ vĩ mô -Về mục tiêu : phân tích tài chính là nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các nhà dầu tư, của doanh nghiệp còn phân tích kinh tế lại nhằm vào mục tiêu tối đa hóa phúc lợi tức là nhăm vào lợi ích vĩ mô . -Về cách xác định: Nội dung của hai loại lợi ích này được tính toán khác xa nhau, có một số nội dung là ngược nhau . Một số nội dung này dối với lợi ích tài chính được coi là chi phí còn trên giác độ lợi ích kinh tế xã hội lại dược coi là thu nhập +Thuế : Đối với nhà đầu tư , thuế là một khoàn chi phí nhưng dối với xã hội lại là một khoản thu nhập . Vì thế khi phân tích tài chính thì phải trừ thuế, còn phân tích kinh tế xã hội thì phải cộng thuế . Nếu dự án được miễn giảm thuế thì đó là lợi ích mà xã hội phải hy sinh, dượ tính vào phần chi phí của xã hội nên khi phân tích kinh té xã hội thì phải trừ đi khoản thuế được miễn hoặc được giảm +Tiền lương : Là chi phí đối với nhà đầu tư nhưng lại là một khoản lợi ích(thu nhập) đối với xã hội vì thế trong phân tích tài chính phải trừ đi, còn trong phân tích kinh tế xã hội phải cộng vào +Trợ cấp dưới mọi hình thức : Là thu nhâp đối với nhà đầu ư nhưng lại là chi phi của ngân sách , là đống góp của xã hội .Vì vậy , khi phân tích tài chính phải cộng theemtrowj cấp nhưng trong phân tích kinh tế xã hội lại phải trừ đi phần này +Doanh thu: Là khoản thu nhập đối với các nhà đâu tư bới nó thể hiên giá trị sản lượng do dự án sản xuất ra và nhà đàu tư thu được . Nhưn việc tăng doanh thu của dự án có thể lại đưa đến những tác động ngược chiều nhau(cả có lợi và bất lợi) đến các dự án khác trong nền kinh tế quốc dân . Những doanh thu cưa dự án mới là doanh thu xã hội của dự án Câu 6: Trình bày các chỉ tiêu thường áp dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án FDI ở VN -Chỉ tiêu giá trị gia tăng trong nước thuần: NDVA - Net Domestic Value Added NDVA là giá trị tăng thêm mà dự án đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước trong tuổi thọ kinh tế của dự án NDVA= = Trong đó: là giá trị: Gía trị gia tăng trong nước thuần hàng năm của dự án -Chỉ tiêu giá trị gia tăng quốc dân thuần: NNVA – Net National Value Added NNVA là giá trị tăng thêm mà dự án đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân trong tuổi thọ kinh tế của dự án NNVA=) Trong đó: -Chỉ tiêu tăng thu và tiết kiện ngoại tệ Xác định thông qua số ngoại tệ hàng năm thuần hàng năm thu được, tiết kiệm được, kim ngạch xuất khẩu trên một đơn vị vốn đầu tư của dự án, kin\m ngach xuất khẩu tren lao động của dự án. -Chỉ tiêu về số việc làm do dự án tạo ra: bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án khác được thực hiện do đòi hỏi của dự án đang được xem xét. -Chỉ tiêu mức đóng góp vào ngân sách và tích lũy đầu tư -Chỉ tiêu ảnh hưởng dây chuyền( tính phát triển tổng hợp và liên ngành ) -Chỉ tiêu các ảnh hưởng xã hội khác +Vấn đề ô nhiễm môi trường +Vấn đề giải phóng phụ nữ và cải thiện điều kiện làm việc +Vấn đề sức khỏe của dân chúng : bệnh tật, tuổi thọ.. +Vấn đề phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng +Vấn đề mĩ quan khu vực +Các ảnh hưởng khác Câu 7: Trình bày tóm tắt nội dung của việc quản trị nhân sự của dự án FDI. Quản trị nhân sự trong dự án FDI bao gồm những vấn đề cơ bản sau -Thiết kế mô hình tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp -Xác định chức năng, nhiệm vụ quền hạn của từng bộ phận trong từng bộ máy quản lý của doanh nghiệp -Xác định biên chế cho từng bộ phận của bộ máy quản lý và toàn bộ bộ máy quản lý của doanh nghiệp -Xây dựng cơ cấu trong bộ máy quản lý một cách phù hợp -Dự trù nhân sự và thù lao lao động: nhân viên gián tiếp, nhân viên trực tiếp sản xuất, chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, đào tạo lao động… Câu 8: Trình bày tóm tắt nội dung cơ bản của quản trị soạn thảo dự án FDI khả thi. Xác định các mục tiêu của dự án Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam là thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và lợi thế của quốc gia về tài nguyên, sức lao động và vị trí địa lý, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và tích luỹ cho nền kinh tế, nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nắm vững các nội dung cơ bản của từng loại dự án FDI Trong thực tế thu hút FDI thường có các loại dự án như: dự án cơ hội, tiền khả thi và khả thi trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau…Vì thế, các nhà quản trị phải nắm chắc nội dung và yêu cầu của từng loại dự án để chỉ đạo việc soạn thảo các dự án FDI. Chủ động xúc tiến đầu tư để tìm kiếm đối tác cho dự án Đây là trách nhiệm của các nhà quản trị các cấp, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước về FDI. Việc chủ động xúc tiến đầu tư để giới thiệu các cơ hội đẩu tư có lợi với các đối tác và tìm các đối tác phù hợp để thực thi cơ hội đầu tư của nước sở tại. việc tìm chọn đối tác cho dự án không chỉ đặt ra đối với bên nước ngoài mà còn đặt ra cả đối với đối tác trong nước. bởi vì không phải công ty hoặc doanh nhân nào trong nước cũng có khả năng thực thi tốt dự án dự kiến. Lựa chọn cách thức soạn thảo hồ sơ dự án FDI Có nhiều cách để có một bộ hồ sơ dự án FDI xin cấp giấy phép đầu tư, do đó các nhà quản trị phải suy tính để lựa chọn và quyết định Tổ chức các nghiên cứu để chuẩn bị cho soạn thảo dự án FDI Để soạn thảo dự án FDI, các nhà soạn thảo phải có trong tay các tư liệu cần thiết theo các nội dung của một dự án FDI. Các tư liệu này có chất lượng sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng soạn thảo các dự án FDI. Lập trình một dự án FDI theo thông lệ Bố cục thông thường của một dự án FDI khả thi Trang bìa hoặc trang tựa đề: bao gồm: tên dự án; tên cơ quan chủ trương dự án; tên tổ chức soạn thảo dự án; ngày, tháng, năm hoàn tất dự án Mục lục của dự án Nội dung chính của dự án FDI Các phụ lục cần thiết cho dự án FDI Danh mục tài liệu tham khảo Trình bày một dự án FDI: để tăng sức thuyết phục của dự án đối với người đọc, đặc biệt là các nhà thẩm định, các dự án FDI phải được trình bày đẹp về hình thức và khoa học về nội dung Các bước tiến hành soạn thảo dự án FDI khả thi Tổ chức các cuộc khảo sát, nghiên cứu chuyên đề để thu nhập các thông tin, tư liệu và tình hình liên hệ đến mọi phương diên của dự án FDI Phân tích, xử lý các thông tin thu thập được và tiến hành dự báo đối với những thông tin cần thiết Lập các phương án và so sánh các phương án để lựa chọn được các phương án khả dĩ nhất đối với mốt số vấn đề cốt lõi của dự án Tổng hợp kết quả phân tích, xử lý và soạn thảo dự án FDI theo các nội dung của dự án Trình bày các nội dung dự kiến lựa chọn trong nhóm soạn thảo để thảo luận, phản biện và đi đến kết luận sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung hoặc thông qua dự án trước khi đệ trình. Soát xét kỹ dự án trước khi ký và đệ trình: Dự án sau khi được bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh sẽ được các nhà quản trị đọc lại toàn bộ để xem xét sau khi sửa thì dự án đã đáp ứng đúng yêu cầu mong đợi chưa. Nếu chưa đáp ứng được hết các yêu cầu thì dự án lại được sửa tiếp cho đến khi nào vừa ý thì mới ký và đệ trình lên các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy phép đầu tư. Câu 9 :Trình bày các tồn tại cơ bản trong việc soạn thảo các dự án FDI ở VN thời gian qua và nêu các biện pháp khắc phục. Thời gian qua, người ta thấy việc soạn thảo các dự án FDI ở Việt Nam còn một số tồn tại sau đây: Một số hồ sơ dự án được soạn thảo không theo quy định chung của bộ kế hoạch đầu tư Các chỉ tiêu đặt ra không thực tế, không sát với dự án Phần giải trình phương án đền bù và giải phóng mặt bằng thiếu cụ thể, không theo quy định và hướng dẫn chung Một số dự án có chuyển giao công nghệ không kèm hợp đồng chuyển giao công nghệ Nhiều dự án không định rõ tiến độ góp vôn của các bên Một số dự án đã thoả thuận giá thuê đất quá thấp không nằm trong khung giá do nhà nước quy định Nhiều dự án FDI được soạn thảo dựa vào các số liệu và nguồn thông tin không chính thức, thiếu căn cứ khoa học làm ảnh hưởng đến chất lượng của dự án FDI Các biện pháp khắc: Các dự án FDI phải được các cơ quan có thẩm quyền giám sát, duyệt kỹ càng trước khi được cấp phép Bộ kế hoạch phải đưa ra các quy định chung cũng như các khuôn mẫu cho các loại dự án Phải đánh giá tính khả thi cua dự án một cách cẩn thận Các chủ dự án phải trình bày rõ ràng các mục tiêu, cách thực thực hiện, kết quả sẻ đạt được…. PHẦN II: CÁC VẤN ĐỀ NHÓM CÒN CHƯA RÕ Câu hỏi : ……………………………………………. PHẦN III: ĐÁNH GIÁ  CHỈ  TIÊU DÁNH GIÁ: 1 . Đi họp đầy đủ  2 . Có  sự chuẩn bị 3.  Tham gia thảo luận STT Họ và tên Chỉ tiêu 1 Chỉ tiêu 2 Chỉ tiêu 3 Tổng điểm 1 Hoàng Long 10 10 10 30 2 Nguyễn Mạnh Tùng 10 10 10 30 3 Đàm Quang Đạt 10 10 10 30 4 Phạm Văn Quyền 10 10 10 30 5 Nguyễn Hữu Thành 10 10 10 30 6 Phạm Tất Đặng 10 10 10 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110767.doc
Tài liệu liên quan