Bài thảo luận Chiến tranh Pháp–Phổ

Tới cuối ngày, khi hy vọng phá vây không còn, Napoléon III hủy bỏlệnh tấn công.

Quân Pháp mất hơn 17.000 người chết và bịthương, với 21.000 người bịbắt sống.

Quân Phổmất 2.320 người bịgiết, 5.980 bịthương và 700 người bịbắt hoặc mất

tích.

Ngày hôm sau, ngày 2 tháng 9, Napoléon III đầu hàng và bịbắt làm tù binh cùng

104.000 binh lính Pháp. Đó là một chiến thắng toàn diện với quân Phổ, vì họ

không những bắt làm tù binh hoàn toàn quân đội Pháp, mà cảHoàng đếPháp. Thủ

tướng Bismarck đã gặpgỡNapoléon III trong căn nhà riêng của ông ởnông thôn,

trong khi Napoléon III thì luôn lo sợmình sẽbịdân chúng Pháp lật đổ.

[43]

Thắng

trận Sedan là người Phổđã chiến thắng trong cảcuộc chiến tranh. Bazaine vẫn cứ

tiếp tục bịvây hãm tại Metz -tạo điều kiện cho sựđầu hàng của ông ta sau này.

[43]

Chiến thắng vang dội này cũng mang lại vinh quang cho Bismarck và kết cục

không may của Napoléon III : ông bịgiam cầm trong Lâu đài Wilhelmshöhe trước

kia được cho vềthịtrấn Chislehurst, và chết hai năm sau.

[7]

Chiến thắng oanh liệt

của quân Phổcũng là một đòn giáng mạnh mẽđánh gục hoàn toàn sức mạnh quân

sựcủa nền ĐệnhịĐếchếPháp.

[8]

Với đạo quân Pháp bịcầm chân và vây hãm

trong thành phốMetz, người Pháp không còn lực lượng nào có thểcản nổi sức tấn

công của quân Phổ, tuy vậy cuộc chiếnsẽvẫn còn tiếp diễn trong 5 tháng nữa.

Dẫu sao đây nữa thì đại thắng huy hoàng tại Sedan của Quân đội Đức đã đưa tình

đoàn kết to lớn của các quốc gia Đức lên tới đỉnh điểm.

[67]

Trận chiến tại Sedan đã

trởthành một trong những chiến thắng lẫy lừng nhất gắn liền với nền quân sựPhổ

trong suốt chiều dài của mình.

pdf51 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thảo luận Chiến tranh Pháp–Phổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo mới. [ ] Lệnh ngưng bắn đổ vỡ và giao chiến tiếp diễn Discussing the War in a Paris Café - Thảo luận cuộc chiến trong một quán cà phê ở Paris, trên tờ Illustrated London News ngày 17 tháng 9 năm 1870 Bức The War: Defence of Paris — Students Going to Man the Barricades, một trong những hình ảnh tiêu biểu của cuộc vây hãm Paris. Trong khi chính phủ cộng hòa có vẻ cam chịu trả chiến phí hoặc nhượng lại các vùng lãnh thổ thuộc địa ở châu Phi hoặc Đông Nam Á cho Phổ, thì Jules Favre nhân danh Chính phủ Vệ quốc tuyên bố ngày 6 tháng 9 là nước Pháp sẽ không "nhượng một viên đá, một tấc đất lãnh thổ"[69]. Bằng được không làm theo những yêu sách tương đối khoan hồng của Thủ tướng Bismarck,[12] Cộng hòa Pháp sau đó tiếp tục chiến tranh, kêu gọi động viên từ khắp các miền lãnh thổ, thề đuổi quân thù khỏi nước Pháp. Trước tình hình đó, người Đức buộc phải tiếp tục chiến tranh, dù không có bất kỳ lực lượng quân sự nào ở các vùng lân cận để đương đầu với họ. Vì phần lớn các lực lượng Pháp đang đào hào đắp lũy gần Paris, các chỉ huy Đức quyết định tăng sức ép lên đối phương bằng cách tấn công Paris. Tới tháng 10, quân Đức đã tiến tới ngoại vi Paris, lúc này đã được phòng ngự cẩn mật. Quân Đức bao vây thành phố và thiết lập chướng ngại vật xung quanh, như đã làm với Metz. Khi chiến tranh nổ ra, đại bộ phận dư luận châu Âu ủng hộ người Đức. Ví dụ như rất nhiều người Ý định đăng ký tình nguyện chiến đấu cho Đức tại sứ quán Phổ ở Florence, và một nhà ngoại giao Phổ tới gặp mặt Giuseppe Garibaldi ở Caprera. Tuy nhiên đòi hỏi của Bismarck về vùng Alsace làm dư luận Ý thay đổi đột ngột, mà ví dụ cụ thể nhất là phản ứng của Garibaldi ngay sau khi cuộc cách mạng nổ ra ở Paris: ông nói với tờ Movimento tại Genoa ngày 7 tháng 9 năm 1870 là "Hôm trước tôi tuyên bố: đánh lại Bonaparte tới hơi thở cuối cùng. Hôm nay tôi nói: bằng mọi cách phải cứu nguy cho nền Cộng hòa Pháp"[70]. Tiếp đó, Garibaldi đến Tours, thủ đô tạm thời của nước Pháp khi Paris đang bị vây hãm, và nắm quyền chỉ huy Đạo quân Vosges, một đạo quân bao gồm quân tình nguyện. Báo chí cấp tiến Pháp (nhất là Le Siècle) tôn vinh Garibaldi là vị anh hùng giải phóng của nhân dân bị áp bức, và coi ông là công dân thế giới chứ không phải chỉ mỗi nước Ý. Chiến dịch của Garibaldi tại miền Đông Pháp đã thất bại. Dù con ông là Ricciotti giành chiến thắng nhỏ nhoi trước quân Đức tại Châtillon-sur-Seine, nhưng Garibaldi khi gửi một đạo quân đến giúp thị dân Dijon chống lại cuộc chiếm đóng của quân Đức thì dân chúng Dijon đã đầu hàng, khiến cho quân ông phải thoái lui.[71] Garibaldi cũng liên tiếp không thành trong việc cướp lại Dijon từ tay quân Đức. Chỉ vào cuối tháng 12 năm 1870, khi người Đức rời bỏ Dijon thì Garibaldi mới bắt đầu kéo quân về đó. [72] Trong ngày 21 tháng 1 năm 1871, Tướng Đức là Von Kettler, với 4 nghìn chiến sĩ và 12 khẩu đại pháo trong đội quân của Tướng Edwin von Manteuffel, đã phản công mãnh liệt vào Dijon, ông nhử cho cả đội quân của Garibaldi đều triển khai trong khi quân chính quy Đức thì hành binh về hướng Đông thành phố này, đến sông Saône và sông Daubs. Garibaldi kết hợp với lực lượng vũ trang địa phương của Pháp thì có đến 5 vạn binh sĩ, nhưng chỉ một số ít binh lính trong số đó được vũ trang và có thể chiến đấu, không những thế Garibaldi bị bệnh gút nên phải ngồi trên xe ngựa mà chỉ huy. Quân của Garibaldi kháng cự dữ dội, do đó Von Kettler phải lui quân. Hai ngày hôm sau, ông lại tổ chức tiến công nhưng cũng không thành công. Thấy một mớ thi hài liệt sĩ Đức tại đó, Garibaldi lấy một quân kỳ của quân Đức và gửi chiến lợi phẩm này về Bordeaux. Tuy nhiên, các chiến sĩ Đức của Manteuffel đã kéo được đến sông Doubs. Do đó, kế hoạch của ông đã thắng lợi, làm thất bại việc chặn đứng của Garibaldi đối với cuộc tiến công của ông.[73] Và rồi, vào ngày 31 tháng 1 năm 1871, quân Đức tiếp tục tổ chức công kích Dijon. Garibaldi thất bại và đêm ngày hôm ấy ông cho rút quân, và bản thân ông cũng lập doanh trại khác tại Chagny. Quân Đức thừa thắng đoạt lấy Dijon vào sáng ngày 1 tháng 2 năm 1871.[71] Garibaldi cũng hoàn toàn từ bỏ Dijon khi thỏa ước giữa hai phe được ký kết. [72] [ ] Cuộc vây hãm Paris Bài chi tiết: Cuộc vây hãm Paris Cuộc vây hãm Paris (19 tháng 9 năm 1870 – 28 tháng 1 năm 1871) dẫn tới thất bại cuối cùng của Quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ. Dân chúng Pháp khi ấy vẫn còn cả tin vào cái huyền thoại trận Valmy hồi năm 1792 nên cho rằng một nỗ lực toàn dân sẽ cứu vãn nước Pháp, đẩy lùi quân Đức khỏi thủ đô Paris. Từ ngày 19 tháng 9 năm 1870, Đệ tam Đại quân của Phổ và Đạo quân sông Meuse đã tiến đến cổng thành Paris. Tướng Jules Trochu tổ chức phòng vệ, với quân số đông đảo. [14] Lúc bấy giờ Tướng Hoa Kỳ Philip Sheridan - trở nên nổi tiếng với Chiến dịch Thung lũng Shenendoah vào năm 1864 trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, đến làm quan sát viên của lực lượng Quân đội Phổ. Vốn đã khét tiếng với chiến tranh "tiêu thổ" của mình, ông khuyên Thủ tướng Bismarck nên thực hiện lối đánh này nhằm tận diệt quân Pháp. Tuy nhiên, Moltke phản đối kịch liệt. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1870, dù chiến sự vẫn chưa chấm dứt, ông bình tĩnh tuyên bố rằng cuộc chiến thực sự đã kết thúc, và do đó ông không cần phải tiến hành một chiến dịch nào lớn hơn. Thực chất, ông chỉ muốn cho hai đạo quân Đức đánh vào thành phố, rồi chỉ cắt tiếp tế lương thực để cho thị dân Paris chóng đói, xin hàng. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1871, Paris hoàn toàn bị vây hãm. Lúc bấy giờ, người Pháp chỉ còn có cách là dùng khinh khí cầu.[14] Vào ngày 5 tháng 10 năm ấy, Bismarck và Bộ Tổng Tham mưu dời về cung điện Versailles.[74] Trong khi ấy, vào ngày 7 tháng 10 năm 1870 Gambetta dùng khinh khí cầu bay gần đến nước Bỉ, và tới được miền Đông Nam nước Pháp để tìm kiếm lương thực. Trong suốt ba tháng 11, 12 và 1, Gambetta có những ba lần tìm cách phá vòng vây. Tất cả các đợt chống trả này đều bị quân Đức đánh tan tác. [14] Đối đầu với cuộc phong tỏa Paris của quân Đức, tân chính phủ Pháp hạ lệnh thành lập mấy đạo quân lớn tại các tỉnh của Pháp. Các đoàn quân này sau đó sẽ tiến về Paris và tấn công quân Đức đồng loạt từ nhiều hướng. Thêm vào đó, dân chúng Pháp cũng vũ trang và thành lập các đội du kích, gọi là - Francs-tireurs - để tấn công đường tiếp tế của quân Đức. Do đó, người Đức cần phải có thêm 25 vạn binh sĩ nữa. Gambetta lúc bấy giờ vẫn còn hy vọng do Bazaine tuy thất thế tại Metz nhưng vẫn còn kìm chân được quân Đức.[14] Những biến chuyển đó khiến cho công luận Đức lên tiếng đòi pháo kích Paris. Tướng Leonhard Graf von Blumenthal, người chỉ huy cuộc vây hãm, không đồng ý cho pháo kích vì lý do nhân đạo. Ông nhận được sự ủng hộ từ một số chỉ huy cao cấp khác như Thái tử Phổ và tướng Moltke. Những vị này đều có vợ là người Anh, nên họ bị coi là chịu sự chi phối của tư tưởng tự do Anh. Song, chiến bại tại Metz và sự đầu hàng của Bazaine đã làm tiêu tan hy vọng của Gambetta. Giờ đây, ông ta chỉ còn cách đạo luyện các đạo quân Pháp ở các tỉnh miền Nam. Do nghĩ rằng Paris sẽ khó thể cầm cự được nữa, Gambetta liền tung luôn các đội quân này vào trận địa. Giao chiến kịch liệt từ ngày 2 cho đến ngày 4 tháng 12 năm 1870, quân Đức chiến thắng, Gambetta rút về Bordeaux. Trong khi ấy, thị dân Paris vừa đói khát, lạnh lẽo mà còn hứng chịu bệnh dịch, đến mức nghiêm trọng. [14] Vào ngày 18 tháng 1 năm 1871, giữa lúc dân tộc Đức đã cầm chắc chiến thắng trong tay,[75] Đế chế Đức được tuyên bố thành lập tại nơi đây. Các Vương công người Đức đều tham dự buổi lễ này.[10] Buổi lễ ấy là một sự lăng nhục của Đây là một sự lăng nhục của nước Đức đối với kẻ thù của mình : khi xưa, nhà vua Louis XIV đã cho gầy dựng cung điện nguy nga này để nói lên sự thịnh vượng của Pháp thời đó. Do đó, lễ thiết lập Đế chế Đức nói lên rằng Pháp đã bị Đức hạ gục, và giờ đây mở ra thời đại bá quyền của người Đức.[9][75] Trong khi Nhà vua Wilhelm I nước Phổ lên ngôi Hoàng đế của một nước Đức thống nhất giữa những lời tung hô "Đức Hoàng thượng Hoàng đế Wilhelm I vạn tuế", đây chính là thắng lợi vĩ đại nhất của Bismarck. [15] [ ] Ngưng chiến Vào ngày 26 tháng 1 năm 1871, trước đà thắng lợi của Quân đội Đức, thành phố Paris tiến hành đàm phán. Sự cắt tiếp tế lương thực Paris của quân Đức đã mang lại chiến quả cho họ.[14] Ngày 28 tháng 1 năm 1871, Chính phủ Vệ quốc tại Paris đàm phán ngưng bắn với nước Phổ. Paris thất thủ. Sau chiến thắng lừng lẫy, Hoàng đế Wilhelm I giao cho Bismarck đại quyền để tiến hành đàm phán với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Jules Favre, mà không có sự can thiệp nào từ giới quân sự.[76] Với tình hình lương thực cạn kiệt tại Paris, và các đạo quân địa phương của Gambetta thua hết trận này đến trận khác, Jules Favre đến Versaillesngày 24 tháng 1 để đàm phán hòa bình với Bismarck. Bismarck đồng ý chấm dứt cuộc phong tỏa và cho phép các đoàn xe chở lương thực tiến vào Paris ngay tức khắc (bao gồm cả các chuyến xe chở hàng triệu khẩu phần quân đội Phổ), với điều kiện là Chính phủ Vệ quốc giao nộp các pháo đài trọng yếu ở ngoại vi Paris cho quân Phổ. Không có các pháo đài này, Quân đội Pháp không thể tiếp tục phòng giữ Paris. Mặc dù dư luận Paris chống lại mạnh mẽ bất kỳ một sự đầu hàng hay thỏa hiệp nào với quân Phổ, Chính phủ Pháp nhận thấy là họ không thể tiếp tục cầm cự lâu hơn nữa, và các đạo quân địa phương của Gambetta có lẽ sẽ không bao giờ có thể phá vây được cho Paris. Tổng thống Jules Trochu từ chức ngày 25 tháng 1 và được thay thế bởi Jules Favre, người ký kết biên bản đầu hàng hai ngày sau tại Versailles, với lệnh ngưng bắn đi vào hiệu lực nửa đêm hôm đó. Một số nguồn kể lại trên chuyến xe chở ông về Paris, Favre òa lên khóc và đổ vào vòng tay con gái mình khi tiến súng quanh Paris trở nên câm lặng vào lúc nửa đêm. Tại Tours, Gambetta nhận được tin từ Paris ngày 30 tháng 1 rằng Chính phủ đã đầu hàng. Giận điên lên, ông từ chối đầu hàng và hạ lệnh ngay tức khắc tấn công vào các đơn vị quân Phổ tại Orléans, và dễ đoán được là cuộc tấn công thất bại. Một phái đoàn ngoại giao từ Paris đến Tours bằng tàu hỏa ngày 5 tháng 2 để đàm phán với Gambetta, rồi đến ngày hôm sau Gambetta từ bỏ chức vụ và quyền chỉ huy các đạo quân địa phương cho Chính phủ Vệ quốc, để rồi Chính phủ nhanh chóng ban bố lệnh ngưng bắn trên toàn nước Pháp. Giờ đây Pháp đã chiến bại và đầu hàng, và nước Đức phải đặt ra khoản chiến phí mà kẻ địch phải bồi thường cho mình. Thoạt đầu, vào ngày 8 tháng 2 năm 1871, Bộ Ngoại giao Phổ đề nghị Pháp phải nộp 1 tỷ thaler (tương đương với 3 tỷ quan Pháp) làm chiến phí, trong đó 95% chiến phí này được dùng để ban thưởng cho các chiến sĩ có công trong lực lượng Quân đội Đức.[15] Trong ngày hôm ấy, lực lượng Quân đội Đức trên đà chiến thắng đã chiếm lĩnh hầu hết nước Pháp.[14] Hiệp định Frankfurt được ký ngày 10 tháng 5, đánh dấu sự kết thúc chiến tranh Pháp- Phổ. Nước Đức áp đặt nhiều điều khoản khắt khe lên kẻ thù chiến bại của mình. Theo Hiệp định đó, không những Pháp bị mất hai vùng Alsace và Lorraine giàu tài nguyên mà còn phải nộp 5 tỷ quan chiến phí. [9] [ ] Kết quả cuộc chiến Xem thêm: Chi tiết về Công xã và nội chiến Pháp, xem bài Công xã Paris Cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871) trở thành một bước ngoặt trong lịch sử thế kỷ 19.[72] Như thế là, nước Đức trở thành một "kẻ thù truyền kiếp" của Pháp, cho dầu thực chất là mối thù Pháp - Đức đã có mầm mống từ lâu.[77][16] Cuộc chiến tranh này là cuộc chiến cuối cùng giữa một nước Đức nhất thống và Đế chế Pháp,[78] đồng thời là cuộc chiến đầu tiên trong số ba cuộc Chiến tranh Pháp - Đức khốc liệt trong suốt 70 năm trời.[7] Sau đại thắng quang vinh trong cuộc Chiến tranh Pháp - Đức lần thứ nhất, người Đức sẽ còn tiếp tục đánh cho Pháp gần như đại bại vào năm 1914 trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và tận diệt nước Pháp vào năm 1940 trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, buộc Pháp phải lệ thuộc càng nhiều hơn vào các liệt cường khác. [79] Tuy trong chiến dịch ngắn năm 1870 cả hai đoàn quân đều có tinh thần hy sinh và quả cảm, đều tràn ngập lòng yêu nước nồng nàn[11], nhưng nước Pháp chiến bại bởi lẽ các chỉ huy cấp cao thiếu quyết đoán, không thể tập trung binh lực, những viên thống soái và các binh đoàn là ganh ghét nhau, trong khi các phương tiện vận tải và tiếp tế thì hoat động rất tồi tệ. Như trong trận vây hãm Paris vào năm 1871, người Pháp đã phòng vệ quyết liệt, tuy nhiên đội quân của Gambetta đã đại bại do được trang bị và huấn luyện kém cỏi, do đó Pháp không hề có một cơ hội nào để mà thay đổi tình tế bi đát của mình.[11] Ngược lại, nước Phổ, đã tổng động viên nhanh chóng và hiệu quả, có hệ thống đường ray xe lửa chuẩn mực và tinh thần đoàn kết chặt chẽ ở mọi cấp, luôn sẵn sàng chiến đấu táo bạo. Nhà chiến lược tài tình Moltke chính là kiến trúc sư trưởng của chiến thắng, với đường lối chiến lược đúng đắn của ông, với thái độ sáng suốt luôn công nhận cơ hội của nước Đức để thắng lợi.[78][80][11] Ngay cả những đạo quân Nam Đức cũng chiến đấu hiệu quả, dù họ đã từng chống lại sự truyền bá của tổ chức và các phương pháp quân sự Phổ. Giờ đây, họ đã nuôi dưỡng cách nhìn nhận rằng cuộc chiến tranh này là một cuộc Thập Tự chinh [11], chống lại Pháp - "kẻ thù truyền kiếp" của họ, đã từng xâm lược que hương của họ. Cứ đạt được liên tiếp những chiến thắng, lại có được đồng minh tốt như thế, sĩ khí, quân thanh của Phổ dâng trào hết sức mãnh liệt.[43] Do đó, dù vẫn có những người Đức có thái độ bất hợp tác với Nhà nước phong kiến quân sự Phổ điển hình như vua Ludwig II xứ Bayern - ông ta đã không đến dự lễ đăng ngôi Hoàng đế của Wilhelm I tại Versailles, cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ đã khiến cho làng sóng dân tộc chủ nghĩa Đức trào dâng mãnh liệt.[11] Và, đây là chiến thắng thứ ba của nước Phổ trong ba cuộc chiến tranh chớp nhoáng nhằm thống nhất nước Đức do Thủ tướng Bismarck phát động, làm thất bại hoàn toàn ý đồ của Pháp nhằm dạy cho người Phổ một bài học.[16] Ông và Tổng Tham mưu trưởng Moltke đã trở thành những người kế tục xuất sắc của nhà vua Friedrich II Đại Đế - người đã gầy dựng đoàn quân tinh nhuệ của nước Phổ.[81] Chưa bao giờ Bismarck trở nên được lòng dân như sau chiến thắng cuộc chiến này. Nhà vua nước Phổ - Hoàng đế nước Đức Wilhelm I, hồi bé thì phải chứng kiến cảnh song thân bị Napoléon I đánh bại và đô hộ Đức, giờ đây đã lãnh đạo cả dân tộc Đức đi đến chiến thắng quyết định. Ông được tôn vinh là Wilhelm Đại Đế. [75] Chiến thắng quyết định của nước Phổ trong cuộc Chiến tranh này được coi là một thay đổi sâu sắc, hiếm có trong lịch sử. Nước Phổ đại thắng Pháp, trong khi nếu trong vòng 10 năm gần đó Phổ hãy còn là liệt cường yếu ớt nhất trên vũ đài chính trị châu Âu, thì Pháp trong suốt 80 năm trời còn làm mưa làm gió ở châu Âu. Chiến thắng hoàn hảo của người Phổ đã gây chấn động cả thế giới.[8] Nó phá hủy hoàn toàn uy chấn quân sự của Pháp kể từ sau trận Rocroi hồi năm 1643 - điều này những đạo quân được vũ trang tốt của người Đức đã hoàn thành chỉ trong vòng có 2 tháng. Ý nghĩa của chiến thắng toàn vẹn ấy còn to lớn hơn cả đại thắng quân Áo trong trận Königgrätz vào năm 1866, và mang lại nhiều ý nghĩa lâu dài cho nước Đức cường thịnh.[16] Chiến thắng to lớn đó cũng tái lập trật tự tình hình châu Âu và tạo nên chủ nghĩa chuyên nghiệp về quân sự.[78] Chưa kể, cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ còn có một ý nghĩa hệ trọng khác : sau khi Pháp thảm bại tại Sedan,[12] người Pháp phải tập trung hết binh lực của họ để đánh Đức, trong đó có cả lực lượng đồn trú tại thành La Mã. Khi đạo quân Pháp này rời bỏ rồi, không gì có thể ngăn cản được quân đội Ý do tướng Raffaele Cadorna chỉ huy tràn vào và hoàn thành quá trình nhất thống nước Ý vào năm 1870, dù Giáo hoàng đã phản đối kịch liệt và quyết tâm giam mình hoàn toàn trong Tòa Thánh Vatican. Chiến thắng thứ ba của Bismarck như vậy là đã đánh đấu sự chấm dứt nền bá quyền của Tòa Thánh tại "kinh thành muôn thưở" La Mã trong suốt khoảng thời gian lâu dài kể từ khi Đế quốc Tây La Mã sụp đổ,[12] và góp phần thành lập hai quốc gia mới là Đế chế Đức và Vương quốc Ý, mặc dù sau chiến bại của quân Pháp tại Sedan thì danh tướng Ý Garibaldi tình nguyện tham gia quân Pháp. [9][72] Ngoài ra, cuộc chiến này còn được xem là cuộc chiến tranh "triều đại" cuối cùng trong lịch sử, tuy nhiên trong giai đoạn cuối thì nó trở thành cuộc "chiến tranh nhân dân" đầu tiên. [11] [ ] Phản ứng của Phổ và cuộc rút quân Lễ Tuyên bố thành lập Đế chế Đức Quân đội Phổ cử hành một cuộc diễu binh mừng thắng lợi ngắn gọn tại Paris ngày 17 tháng 2, đồng thời Bismarck tuân thủ cuộc ngưng bắn bằng cách cho đưa nhiều toa xe chở thực phẩm vào cứu trợ Paris, cũng như rút quân Phổ về phía đông thành phố, chuẩn bị rút quân ngay khi Pháp chấp thuận trả 5 tỷ quan Pháp tiền chiến phí[82]. Cùng thời gian, các lực lượng Phổ rút khỏi Pháp và tập kết tại các tỉnh Alsace và Lorraine. Ở thủ đô diễn ra một cuộc tản cư lớn với chừng 200.000 người, phần lớn thuộc tầng lớp trung lưu, về miền thôn quê. Paris được Vương quốc Anh nhanh chóng cung ứng lương thực và nhiên liệu miễn phí, nên theo một số tài liệu thì cuộc sống trong thành phố dần trở lại bình thường. Trong những giờ phút đóng quân cuối cùng của người Đức tại Versailles, Hoàng thái tử Friedrich Wilhelm khuyên Bismarck nên cử Tử tước Von Roggenbach làm quan Tổng trấn tỉnh Alsace. Tuy nhiên, vốn đã biết về con người của Roggenbach thông qua những gián điệp của mình, vị Thủ tướng từ chối. Friedrich Wilhelm cho rằng Bismarck tỏ ra uy quyền và chỉ muốn bổ nhiệm những người luôn luôn biết tuân phục ông. Hoàng đế và Thái tử chiến thắng về nước, được toàn dân chào đón nhiệt liệt ở khắp mọi điểm dừng, và rồi xa giá đến thành Potsdam vào ngày 17 tháng 3 năm 1871. Trên cao điểm của sự nghiệp chính trị của mình, người chính khách thiên tài Otto von Bismarck trở về kinh kỳ Berlin vào tháng 3 năm 1871, tên tuổi ông đã trở thành bất hủ. Hoàng đế Wilhelm I phong cho ông là Vương tước (Fürst).[15] Và, cũng vào năm 1871, vị Mục sư ngoan đạo Friedrich von Bodelschwingh đã tiến hành ngày lễ long trọng kỷ niệm đại thắng lừng lẫy tại Sedan của lực lượng Quân đội Đức. [83] [ ] Phản ứng của Pháp với sự thất trận Cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra với kết quả là một chính phủ với đại bộ phận thành viên là những người bảo thủ được bầu ra, Tổng thống là Adolphe Thiers, trụ sở đặt tại Versailles, vì người ta e ngại là không khí chính trị tại Paris đang trở nên quá nguy hiểm cho việc đặt chính phủ tại thủ đô. Chính phủ mới này, với đại bộ phận thành viên thuộc thành phần bảo thủ và phú nông, thông qua một số loạt đạo luật làm dân chúng Paris hết sức tức giận, như Luật thanh toán, theo đó buộc tất cả các khoản tiền thuê nhà, vốn đã được hoãn lại từ tháng 9 năm 1870, và tất cả các khoản nợ nhà nước, vốn đã được cho hoãn nợ từ tháng 10 năm, phải trả đủ, cộng với lãi vay trong vòng 48 giờ đồng hồ. Paris vốn đã phải gánh vác một phần lớn khoản tiền chiến phí phải trả cho Phổ, nên dân chúng Paris hết sức phẫn nộ với chính phủ Versailles. Do Paris được quân đội cách mạng Vệ binh Quốc gia bảo vệ, và có rất ít binh lính chính phủ đóng tại Paris, nên các thủ lĩnh cánh tả đã có thể chiếm Tòa thị chính làm đại bản doanh và thiết lập Công xã Paris, dẫn đến cuộc đàn áp Công xã đẫm máu khiến cho 20.000 người thiệt mạng. Trong những năm 1890, vụ Dreyfus diễn ra trong hoàn cảnh hậu chiến, nhiều bản báo cáo mật gửi cho người Đức bị người ta phát hiện ra trong một thùng rác tại sở mật vụ Pháp, khiến cho viên sỹ quan Alfred Dreyfus, sinh quán Alsace bị buộc tội phản quốc một cách oan uổng. Theo Hiệp ước Frankfurt, ngoài việc thành phố Strasbourg và pháo đài Metz bị cắt cho Đức, Đức còn được sở hữu tỉnh Alsace và phần phía bắc tỉnh Lorraine (Moselle), cả hai vùng đất này (đặc biệt là Alsace) có đa phần dân cư là người Đức. Người Pháp trở nên rất cay đắng với chiến bại của mình, và các Chính phủ liên tiếp thay nhau đều ưu tiên cho việc đòi lại Alsace và Lorraine.[9] Sự thù hận trong nhiều năm tiếp tới, đã góp phần khiến cho dân chúng Pháp ủng hộ việc tham chiến trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất để giành lại Alsace-Lorraine. Sự bại trận cũng làm nảy sinh tư tưởng báo thù, khiến cho quan hệ Đức-Pháp luôn ở trạng thái căng thẳng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất vào năm 1914. [ ] Nước Đức thống nhất và trở thành cường quốc châu Âu Nước Phổ với chiến thắng này đã có được sự bá quyền về chính trị cùng với sức mạnh quân sự vô song.[8] Sự hình thành Đế chế Đức thống nhất phá vỡ cán cân quyền lực tại Châu Âu được thiết lập sau Đại hội Viên sau cuộc Chiến tranh Napoléon. Từ chiến thắng vẻ vang của người Đức, những quốc gia châu Âu khác đã nhận thấy được sự hiệu quả cao của đường lối chiến tranh của Đức.[78] Các quốc gia trước kia không có Bộ Tổng Tham mưu hoặc chế độ quân dịch nhanh chóng dập khuôn, cùng với triển khai công tác hậu cần, tàu hỏa dùng cho mục đích quân sự, cũng như hệ thống điện tín, được chiến thắng của Đức minh chứng là không thể thiếu được. Công cuộc áp dụng nền quân sự Đức này gặt hái được thành công ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra, người ta cũng bắt đầu nhiệt huyết, cảm thấy rằng những cách thức làm nên một chiến thắng quyết định và nhanh chóng là thật vĩ đại.[78] Nước Đức nhanh chóng giành cho mình vị trí cường quốc Châu Âu, với quân đội nhà nghề mạnh nhất thế giới. Mặc dù Vương quốc Anh vẫn là cường quốc số một thế giới, nhưng Anh Quốc rất ít can thiệp vào nội tình Châu Âu trong khoảng cuối thế kỷ 19, tạo điều kiện cho nước Đức vươn tầm ảnh hưởng lên toàn bộ lục địa Âu châu. Tất cả các liệt cường khác đều hoảng sợ trước uy thế chấn động của Đức.[15] Anh Quốc giờ đây cũng phải thừa nhận rằng họ khó thể thay đổi cán cân quyền lực, dù do họ có liên minh với nước Phổ hay là Pháp đi chăng nữa.[9] Vào ngày 2 tháng 1 năm 1871, Thủ tướng Anh là Benjamin Disreali có bài phát biểu thể hiện cảm nghĩ của ông về đại thắng của nước Đức : [15] “ Cuộc chiến tranh đại diện cho cuộc Cách mạng Đức, một sự kiện chính trị vĩ đại hơn cả cuộc Cách mạng Pháp. Tôi không nói nó vĩ đại hơn, hoặc có tầm vĩ đại tương đương với tư cách là một sự kiện xã hội. Không một nguyên tắc nào trong việc điều hành đối ngoại, được mọi chính khách coi là kim chỉ nam cho đến 6 tháng qua, mà còn tồn tại nữa. Không có một truyền thống ngoại giao này là không trôi dạt đi mất ... Cán cân quyền lực đã hoàn toàn bị phá vỡ, và quốc gia hứng chịu nhiều nhất, và có cảm nhận nhiều nhất về chuyển biến lớn lao này, là Anh Quốc. ” —Benjamin Disraeli Tuy người Áo và Pháp chiến bại có lẽ không nhận thức như thế, nhưng phát biểu của Disraeli là có cơ sở, bởi lẽ sự thịnh vượng của nước Anh lệ thuộc vào chính cái cán cân quyền lực mà Bismarck đã phá vỡ. Từ năm 1871 cho đến năm 1914, Đế chế Đức trở thành siêu cường kinh tế trên thế giới. Trong khi vào năm 1871 thì Đức có dân số tương đương với Pháp, thì vào năm 1914, họ có đông đảo dân số hơn hẳn - nhân dân Đức đều được giáo dục tốt, có tinh thần kỷ cương và sáng tạo hơn bất kỳ một dân tộc nào khác trên thế giới. [15] [ ] Góc nhìn của người Ba Lan Tại tỉnh Posen của Vương quốc Phổ, mà phần lớn dân chúng là người Ba Lan, bọn họ cuồng nhiệt ủng hộ người Pháp và nổi điên lên khi hay tin về những chiến thắng của Quân đội Phổ - Đức, nỗi căm phẫn này chính là một bản tuyên ngôn rõ rệt của tinh thần dân tộc chủ nghĩa Ba Lan. Dân Ba Lan còn kêu gọi những tân binh Ba Lan đào ngũ khỏi Quân đội Phổ, tuy nhiên những lời hô hào này phần lớn bị bỏ mặc. Vào ngày 16 tháng 8 năm 1871, một bản báo cáo rung động về tình hình Ba Lan được đệ trình lên Thủ tướng Bismarck, khiến cho các lực lượng quân Dự Bị được lệnh đóng quân tại tỉnh Posen yên yắng này.[84] Do đó, cuộc Chiến tranh Pháp - Đức cũng trở thành một sự kiện nổi bật trong quan hệ Đức - Ba Lan, mở đầu cho một thời kỳ lâu dài mà các nhà cầm quyền Đức tiến hành những biện pháp trấn áp Ba Lan và nỗ lực thực hiện công cuộc Đức hóa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfls_phap_7__3371.pdf
Tài liệu liên quan