Bài thảo luận Đại chiến ởLeuthen (Lissa)

Khi có người kểcho nhà vua nghe vềnhững sỉnhục của Karl và các tướng Áo đối

với ông trước khi trận chiến Leuthen bùng nổ, ông phán quyết: "Trẫm sẵn sàng xá

tội cho bọn chúng, xét ra những gì chúng làm còn ngu xuẩn hơn cảnhững gì

chúng nói !"

[18]

Trong cuốn tiểu sửquân sựFriedrich II Đại Đế, Christopher Duffy

viết rằng, trong lúc quân Áo thảm bại phải bỏchạy hỗn loạn đến thế, nhà vua

Friedrich II Đại Đếchỉdựkiến sẽtập hợp một lực lượng -giữa lúc trời càng tối đi

-mà chiếm lĩnh chiếc cầu cách Lissa 5 dặm vềphía sau, và qua đó ngăn chặn quân

thù gây nên trận đánh mới đằng sau tuyến sông Schweidnitz (Weistritz). Ông triệu

tập đội Thiết KỵBinh Seydlitz -một lực lượng trứdanh trong Quân đội Phổ

[95]

-cùng với ba Tiểu đoàn BộBinh ném lựu đạn đến và họđã làm theo lệnh ông: giữa

cái đêm tuyết rơi đầy êm dịu, họtrởnên nổi bật lên cùng với Đức Vua.

[30]

Giữa những người thương binh liệt sỹnằm trên bãi chiến trường ác liệt, có rất

nhiều hành động anh dũng. Một người lính BộBinh ném lựu đạn tàn tật đã trỗi

dậy nhờsựhỗtrợcủa những người lính Pháo Thủxung quanh anh, và tuyên bố

đầy khí phách : "Anh em binh sĩ đã chiến đấu như những người Phổcan trường.

Chiến thắng hoặc là hy sinh vì Đức Vua của các anh em"! Một người chiến sĩ

khác đã bịthương cả2 chân, vẫn phì phèo điếu thuốc.

[68]

Tướng Bayern là Bá tước

Kreith -chỉhuy một đội quân tình nguyện trong Quân đội Áo thình lình đến gần

người thương binh này, phải bất ngờ và hỏi : "Này chiến hữu ? Làm sao mà anh có

thểngôi và hút thuốc lá yên bình giữa một vịthếtồi tệnhư thế ! Anh đang ở

khoảnh khắc của cái chết". Người thương binh đáp lời : "Thếcó vấn đềchi ! Tôi

hy sinh vì Đức Vua của tôi".

[96]

Ngoài ra, có một giai thoại, mà có lẽdo người Phổ

kểlại, rằng nhà vua lo lắng và điên loạn dong ngựa trên bãi chiến trường khi ông

hay cái tin sai lệch rằng TướngVon Wedell -sủng thần của ông -đã hy sinh. Ông

liên tục kêu tên vịcận thần: "Wedell ! Wedell"Thì đúng lúc đó, giữa một mớxác

người chồng chất trên trận tiền, một Hạsĩ đang bịthương chí tử, cốgắng hết mình

mà nói: "Muôn tâu Thánh Thượng, tất cảchúng Thần đều là Wedell".

pdf87 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thảo luận Đại chiến ởLeuthen (Lissa), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gôi nhà, và lúc quân Pháo Thủ cũng nổ súng truy tìm. Chỉ trong vòng vài phút, quân Croatia nói riêng và quân Áo nói chung đã mất sạch, đã vượt sông và biến khỏi nơi đây, trong im lặng. Hỏa pháo của quân Phổ vẫn tiếp tục nã vào hậu quân của kẻ thù bại trận, theo mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy Quân đội Phổ rằng cứ nã đạn cho đến khi nào đạn bị hết. [65] Carlyle cũng kể rằng, nghe tiếng động ấy, các chiến sĩ Phổ tại Saara lại giơ vũ khí lên, và hành quân theo chân Quốc vương. Và, Carlyle còn cho hay, giữa cái đêm trường tĩnh mịch, giữa tiếng chân rầm rộ của những chiến binh - một người lính Bộ Binh ném lựu đạn xua tan cái tĩnh lặng ấy, và các chiến binh khác, với giọng điệu trang trọng, cùng đồng thanh hát vang lên bài Thánh ca. Đó bao gồm 25 nghìn giọng ca, cùng với vài giọng ca khác và tất cả các đội nhạc binh Trung đoàn, cũng hát rất mạnh mẽ, với nhịp điệu của một bài ca khải hoàn (Te Deum) : [65] "Nun danket alle Gott Mit Herzen, Mund und Hünden Der grosse Dinge thut An uns und allen Enden". Cứ thế đoàn quân tiến bước, giọng ca hùng tráng của họ hòa quyện vào đêm trường, cảnh vật trở nên vô cùng khí thế. Trong truyền thống quân sự Phổ - Đức, Đây là lần đầu tiên "Bài Thánh ca Leuthen" được cất lên từ đoàn binh Phổ thắng trận. Tuy vua Friedrich II Đại Đế là người vô thần nhưng ông cũng phải xúc động đến rơi nước mặt, và quân lính của ông cũng quỳ lạy với tinh thần ngoan đạo.[17] Khi đến cuối làng Lissa, các chiến sĩ Phổ thấy rằng họ đã hòan toàn yên ổn. Họ liền dựng trại đóng ngoài trời giữa đêm trường. Họ đóng quân thành hình bình hành, theo hai tuyến dài hàng dặm qua bãi chiến trường, quân cánh trái nghỉ ngơi tại Lissa, cánh phải thì tại Guckerwitz. Theo Carlyle, hẳn là các chiến sĩ đã dùng thuốc lá, và cùng nhau hoan hỉ trong niềm vui đại thắng, với cảm giác nhẹ nhõm và thoải mái. [65] [ ] Những gì sau trận huyết chiến Xem thêm: Cuộc vây hãm Breslau (1757) Vào ngày 6 tháng 12 năm 1757, Quân đội Phổ băng qua sông Schweidnitz, đoạt lấy được 400 xe ngựa cho quân nhu của Áo, đồng thời bắt được thêm hàng loạt tù binh Áo nữa. Sáng hôm ấy, Vương công Karl và Daun đều câm lặng, không biết quân sĩ của mình đang nằm ở đâu. Ở một trang trại, các binh lính Croatia đã bị lọt vào một khu săn bắn chim bồ câu. Đêm hôm qua trời quá tối do đó Quân đội Áo ngồi trên đống gỗ, trong các tư dinh, trang trại, ở những chỗ trống trong làng. Chỉ vào sáng ngày 6 tháng 12 năm 1757 họ mới bắt đầu tập hợp lại, tất cả bấy giờ đều đã rã rơi, suy nhụt rất trầm trọng, vì chiến bại thảm hại chưa từng thấy của họ dưới đòn giáng sấm sét của Quân đội Phổ. Vào khoảng 3 giờ sáng ngày hôm ấy,[67] Karl rút tàn quân theo đường vòng qua Schweidnitz, sau đó đến Landeshut, xuống một dãy núi và về đến Königgratz tại vùng Böhmen. Theo các nhà bình luận thì đến ngày 7 tháng 12 Quốc vương mới bắt đầu cho truy kích quân Áo, rõ là lúc này đã muộn. Ông ra lệnh cho Trung tướng Ziethen mang một Binh đoàn gồm thâu đến 63 Sư đoàn và hơn 11 Tiểu đoàn, sách khác viết là ba Tiểu đoàn Bộ Binh Ném Lựu đạn, ba Trung đoàn Bộ Binh, bốn Trung đoàn Khinh Kỵ Binh, năm Trung đoàn Long Kỵ Binh và hai Tiểu đoàn tự do.[67] Trong lúc đó, quân chủ lực Áo đang chạy về phía Đông Nam, thông qua Schweidnitz, và hàng nghìn chiến sĩ Áo nữa chạy khỏi cổng thành Breslau hết sức hỗn loạn. [30] “ Chỉ cần tưởng tượng về một trận mưa bất thần từ trên các ngọn đồi, với sấm sét và chia chớp, và một thung lũng bị ngập nước dưới chân nó ... cứ theo đó chúng ta sẽ nhìn thấy vô số binh sĩ Áo tràn lan trong mắt chúng ta ... Mọi con đường đều trở thành một dòng sông người, và mỗi con hẻm là một dòng nước chảy xiết... ” —Belach, 1768, 127[30] Theo chỉ thị của Quốc vương, Ziethen liên tục bám sát quân Áo chiến bại, hoặc là "ngôi trên khóa nòng súng của địch" trong suốt hai tuần lễ sau. Cứ thế, ông tóm gọn được thêm 2 nghìn tù binh Áo, lấy được quân nhu nhiều vô kể ở những xe goòng đặt ở các vị trí khó khăn. Thời tiết tệ hại với Ziethen, nhưng còn tệ hại hơn nữa đối với Karl.[102] Vào ngày 8 tháng 12 năm 1757, tại Kleine-Lohe, Ziethen phải dừng chân do nhận thấy đội hậu vệ của Áo thật vững chắc ở phía trước ông. Trong bức thư gửi cho ông vào ngày hôm sau Friedrich II Đại Đế yêu cầu khẩn cấp: [30] “ Trong những tình huống như vậy thì một ngày kiệt lực sẽ được đáp trả bằng hàng trăm ngày nghỉ. ” —Friedrich II Đại Đế Tuy nhiên, Ziethen không nghe theo và Quốc vương bèn cử Trung tướng Fouqué thay thế Ziethen truy quét kẻ thù bại trận. Karl khóc lóc, viết : "Cả đội quân bị đổ nát không phải là nhẹ ; một đội quân mà không có vải lanh, không có quân phục ; ở tình trạng thật sự tồi tệ và chua xót, và dù không có lều nhưng vẫn cứ phải đóng trại gần quân thù".[103] Cuối cùng, trong hai ngày 22 và 23 tháng 12 năm 1757, ông đánh đuổi được đám tàn quân Áo về phía bên kia biên giới xứ Böhmen.[30][104] Chiến thắng của Quân đội Phổ trong trận huyết chiến ở Leuthen đã hoàn toàn quyết định.[105] Sự đói khát, cùng với thiếu hụt quân kỳ, đại bác, lương thực trầm trọng đã khiến cho tàn quân Áo trở nên hết sức là tả tơi, hỗn loạn hết mực nghiêm trọng.[96][18] Tổn thất trong chiến bại thảm hại tại Leuthen cùng với cuộc truy kích mãnh liệt của quân Phổ đã khiến cho quân Áo mất đi đến 6 vạn binh sĩ, trong số đó có 7 nghìn binh lính đào ngũ về phe Phổ.[67] Khi tập kết tại đất Böhmen, quân Áo chỉ còn có mỗi 17 nghìn chiến sĩ mà thôi, tức là còn chưa đầy 1/4 đội quân bại trận tại Leuthen.[96][30] Nhiều binh sĩ trong số đó còn phải nằm viện.[103] Friedrich II Đại Đế hết mực vui sướng với chiến thắng vĩ đại của ông, đã vời viên tướng giỏi của Áo vừa bị bắt làm tù binh là Beck đến yết kiến. Ông hỏi Beck rằng do sao quân Áo lại đại bại, Beck tâu : "Khởi bẩm Bệ Hạ, đó là sự trừng phạt cho những tội lỗi của chúng tôi, do ngăn ngừa Chúa Thượng nghỉ đông trên đất nước của Ngài". Tuy nhiên, khi Quốc vương cặn kẽ hỏi lý do thực sự, thì Beck đáp : "Chúng tôi đã đoán rằng một cuộc tổng tiến công sẽ nhằm vào quân cánh trái của chúng tôi, nên đã đề phòng cho cánh ấy". Quốc vương liền hỏi : "Làm thế nào để một đội tuần tra quan sát quân cánh trái của Trẫm có thể phát hiện ra những ý định của Trẫm". [96] Bên cạnh đó, quân Áo hãy còn nhiều binh sĩ đóng tại Schweidnitz và Breslau (Schliesen). Trong khi nhà vua Friedrich II Đại Đế sẽ tổ chức cuộc vây hãm Schweidnitz vào năm sau, ông cho bắn phá tới tấp hạt sen vào Breslau, để rồi vào ngày 20 tháng 12, Binh đoàn đồn trú Áo tại đây thất bại thảm bại, phải đầu hàng.[30] Không những quân Phổ chiếm lại được Breslau, tóm gọn được cả thay Binh đoàn nay (gồm thâu có 17 nghìn binh lính) mà họ còn chiếm lại được phần lớn các khẩu đại pháo, tiếp tế đã bị quân Áo cướp đi mất trong trận Breslau trước đó.[65] 17 nghìn quân Áo nữa cùng làm thành một đội hình cực dài và rút quân khỏi cổng thành Schweidnitz, Quốc vương Friedrich II Đại Đế cùng với một toán Sĩ quan quan sát quân Áo kéo đi. Quân Áo giờ đã rệu rã đến mức bọn họ không thể nào nghĩ đến chuyện bắn hạ vị Quốc vương nước Phổ.[30] Như vậy là quân Phổ đã tái chiếm được thành Liegnitz, và, ngoại trừ Schweidnitz, Hoàng hậu Đế quốc La Mã Thần thánh đã mất hết cả Schliesen.[65] Và, cả Vương quốc Phổ gần như đã sạch bóng kẻ thù, làm hài lòng Friedrich II Đại Đế : quân Áo tháo chạy toán loạn về các lãnh địa cha truyền con nối của Hoàng đế Franz I, nhằm phục hồi khỏi chiến bại thê lương, quân Pháp chạy về biên giới Brandenburg, quân Nga vốn đã rút lui khỏi Phổ từ lâu, Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh đã lui về và quân Thụy Điển cũng đã bị đánh tan nát và phải tháo chạy khỏi Pommern.[96] Theo tác giả Spencer Tucker thì chỉ còn trong cả đoàn quân Áo đã tham chiến trong suốt chiến dịch 1757, chỉ có nửa số đó còn sống sót mà thôi.[16] Ngoài ra, Tổng giám mục Schaffgotsch thấy nhà vua đại thắng trận Leuthen và quét sạch đối phương thì hoảng sợ tột cùng, vội gửi thư tạ tội. Vào ngày 15 tháng 2 năm 1758, ông vua thắng trận liền viết thư trách móc thậm tệ sự phản bội không thể dung thứ được của Schaffgotsch trước trận Leuthen. [96] Sau khi nghe tin vua anh thắng trận Leuthen, vị Hoàng tử tội nghiệp August Wilhelm - người đã bị vua anh ruồng bỏ do sai lầm nghiêm trọng hồi giữa năm 1757, đã viết thư chúc tụng vua anh. Tuy nhiên, nhà vua viết rằng ông biết August Wilhelm trung thành với ông, nhưng nếu vậy thì August Wilhelm nên giúp ông ra xa trường đánh giặc, thế sẽ hay hơn.[106] Quân Phổ trú đông tại Breslau từ ngày 21 tháng 2 và trong thời gian đó Quốc vương Friedrich II Đại Đế suy ngẫm mình giống như người thủy thủ giữa biển khơi đang tìm đường về nhà. Chánh sứ nước Anh là Andrew Mitchell vào ngày 11 tháng 1 năm 1758 có kể lại rằng Quốc vương rất "vui sướng và hạnh phúc, nhưng không vì thế mà mù quáng với chiến thắng võ công huy hoàng và gần như lạ thường của Ngài. Ngài nói về trận chiến vào ngày 5 tháng 12 (tại Leuthen), với thái độ nhún nhường khi trở thành vị anh hùng - người có nhân cách cao thượng không được nụ cười và cả vẻ cau mày của Nữ thần Vận mệnh tác động đến."[30] Ngoài ra, Mitchell cũng kể lại : "Bất chấp những chiến tích huy hoàng và gần như không thể tin được của võ công nước Phổ, tôi có thiển ý rằng Đức Vua nước Phổ vẫn mưu cầu hòa bình, ngay sau khi Ngài vừa an bình với vinh quang".[106] Vào tháng 1 năm 1758, vị Quốc vương nước Phổ cho rằng quân Áo sau thất bại thảm hại tại Schliesen, hẳn là sẽ phải xin hòa [30]. Ông thấy quân của Karl đã bị hủy diệt nên gửi thư cho Hoàng đệ Heinrich, rằng : [73] “ Nếu điều đó không mang lại thái bình, thì sẽ không có có chiến công nào trong cuộc chiến này mở đường ra đâu. ” —Friedrich II Đại Đế Tuy nhiên, ít lâu sau, tình hình cho thấy rằng cả Áo và Pháp sẽ tiếp tục cuộc chiến. Rồi, vào tháng 4 năm 1758, ông điều động binh mã vây đánh thành Schweidnitz, quân đội Áo đồn trú một lần nữa đại bại. [30] [ ] Ý nghĩa lịch sử Sau khi bài hiệu triệu của Friedrich II Đại Đế tại Parchwitz biểu hiện trước được tinh thần thượng võ của Napoléon,[9] đại thắng huy hoàng tại Leuthen là một chiến thắng hoàn vẹn của lực lượng Quân đội Phổ, thể hiện qua con số thương vong khủng khiếp của quân Áo củng với thế thượng phong của quân Phổ.[26][47] Chưa kể các binh sĩ Áo còn phải tháo chạy tứ tung ngay sau khi chiến bại thảm hại. Lại một lần nữa, Quốc vương Friedrich II Đại Đế chiến thắng kẻ thù của mình. Tuy nhiên, trận đánh đẫm máu này không phải là một trận chiến Roßbach : quân Phổ cũng phải chịu không ít thương vong (khoảng 1/6 đội quân của họ[51]), khiến cho kết thúc chiến dịch năm 1757, tổng số tổn thất của quân Phổ lên tới hơn 5 vạn binh sĩ, là kết quả của một loạt các trận đánh và giao tranh kịch liệt trong suốt chiến dịch này. Vốn Friedrich II Đại Đế cũng hiểu rõ ràng để nghiền nát bấy quân Áo thì các binh sĩ của ông phải hy sinh rất nhiều xương máu. Lực lượng Bộ Binh Áo dũng cảm luôn quyết tâm chiến đấu tới cùng để giữ vững cứ điểm của họ. Mà, thực chất là phần lớn thương vong của Quân đội Phổ đều là do trận huyết chiến tài ngôi làng Leuthen.[51] Tuy nhiên, dẫu sao chăng nữa thì chiến thắng tại Leuthen cũng có tầm vóc rất mực quan trọng. Trong thời kỳ Khai Sáng, các trận đánh thường mang lại tổn thất rất kinh hoàng. Do đó, ngay cả nếu so mới trận thắng oanh liệt tại Roßbach trước kia, thì trận thắng trứ danh tại Leuthen vẫn đem lại tổn thất ít ỏi đáng kể cho Quân đội Phổ. Quân đội Phổ trong khi thu gom được vô số chiến lợi phẩm, thì các Trung đoàn Áo bị tan rã.[66][38] Suốt bốn tiếng đồng hồ giao chiến với đội quân được huấn luyện và chỉ huy rất tốt của Phổ đã làm cho thương vong của quân Áo cao đến mức gần bằng với toàn thể Quân đội của vị Quốc vương nước Phổ, 1/3 đội quân Áo đã bị tiêu diệt.[7][51] Sau chiến thắng lẫy lừng, chỉ mỗi một Trung đoàn Phổ của Ziethen mà đã bắt sống được đến 2 nghìn tù binh thì đã cho thấy tình hình quân tồi tệ đến mức nào. [51] Không những thế, trong những thương vong của Quân đội Phổ còn có nhiều binh sĩ chỉ bị thương nhẹ ;[26] Friedrich II Đại Đế đã biết tận dụng sức chiến đấu của quân mình hơn hẳn người Áo.[107] Chưa kể, tầm vóc to lớn của trận chiến quyết liệt này hoàn toàn nằm ngoài tổn thất giữa trận địa.[51] Theo chính lời kể của Friedrich II Đại Đế thì ông chỉ giành có hơn hai tiếng trong ánh nắng ban ngày mà đạt được thắng lợi quyết định này.[32] Tuyệt tác chiến thuật này có ý nghĩa như một đòn trừng phạt nặng nề vào quân Áo sau chiến thắng của họ ở Breslau.[48] Chiến thắng lịch sử tại Leuthen thể hiện sâu sắc tài nghệ lãnh đạo và chỉ huy chiến trường của Friedrich II Đại Đế.[108] Ông đã tạo nên một thay đổi hết sức to lớn trong chiến dịch ác liệt năm 1757 : đầu chiến dịch ấy, ông đại thắng trận Praha, nhưng lại đại bại trong Kolín và chạy khỏi vùng Böhmen, liền đó các kình địch của ông xuất quân dồn Phổ vào đường cùng. Thế mà trên tinh thần thâm sâu "Anh mà phòng vệ mọi thứ thì chả phòng vệ cái chi cả",[109] ông và các chiến tướng đã lần lượt đánh đuổi và đại thắng những đội quân ấy, mà tiêu biểu là quân Pháp và quân Áo, đỉnh điểm là chiến thắng tại Leuthen của ông, gây bất ngờ lớn[30]. Với đại thắng của sách lược "giữ và đánh" của ông, Đây có nhẽ là chiến dịch huy hoàng nhất trong sự nghiệp trường tồn của Friedrich II Đại Đế, là một chiến dịch kinh điển cứu nguy nước Phổ, đúng kiểu "chiến tranh ngắn và dễ" mà ông hằng mong ước.[35][27] Những tài năng xuất sắc nhất của thiên tài quân sự ấy đã che khuất những sai lầm do ông gây ra, trong một chiến dịch vẻ vang đến mức mà theo Thomas Babington Macaulay, Nam tước Macaulay thứ nhất thì hiếm có chiến tích nào trong lịch sử nổi trội bằng.[96][110] Macaulay cũng viết rằng hiếm có phần đời nào cả Hannibal, Julius Caesar và Napoléon có thể so sánh được với những tháng ngày đại thắng tại Roßbach và Leuthen của nhà vua Friedrich II Đại Đế.[111] Một lợi thế của Nhà nước phong kiến Phổ để đại thắng trận Leuthen là việc Quân vương đích thân làm Tổng tư lệnh Quân đội. Cũng như nhà vua Karl XII nước Thụy Điển, ông cho rằng thân chinh lãnh đạo ba quân là điều cần thiết. Nhờ đó, ba quân sẽ hiểu rằng bậc Đế Vương của mình có tầm nhìn xa trông rộng với đất nước, để mà hết mình đấu tranh.[112] Ngày 5 tháng 12 năm 1757, với chiến thắng trong trận kịch chiến Leuthen, được coi là cái ngày huy hoàng nhất trong cuộc đời của ông, mà cũng là một đóng góp lớn cho thắng lợi của ông trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm.[30][20] Đây trở thành một trong những trận được ghi khắc sâu đậm nhất trong lịch sử quân sự Phổ - Đức, cùng với những trận huyết chiến như Kunersdorf, Jena, Leipzig, Waterloo, Sedan và Tannenberg và Gorlice-Tarnów, làm những người lính Đức được cả thế gian ấn tượng.[113] Trong những nguyên nhân thắng lợi của Phổ có tài nghệ quân sự của ông vua rạng danh Friedrich II Đại Đế, tổ chức xuất sắc của guồng máy quân sự Phổ và hệ thống tuyển mộ binh sĩ của Phổ, và sự liên can của phong kiến Phổ đến cơ cấu ruộng đất miền Đông Elbe, cùng với hệ thống thuế và tài chính quân sự được gầy dựng nên từ đó - đưa trận Leuthen trở thành một chiến thắng độc đáo trong nền quân sử thế giới.[20] Vả lại, để đại thắng một đội quân hùng mạnh, làm nên kiệt tác, Friedrich II Đại Đế đã phát huy đúng đắn lợi thế lớn của ông là một có đội quân được huấn luyện tốt và tốc độ hành binh nhanh khủng khiếp. [107] [ ] Về cuộc hành binh thần tốc về Leuthen và bài hiệu triệu Parchwitz Trước hết, cuộc hành binh của ông từ Sachsen về Leuthen sau khi đại thắng liên quân Pháp - Đế quốc La Mã Thần thánh là một kỳ tích thể hiện sự nhanh chóng của ông trong việc tổ chức hành quân.[114][68] Ông đã tiến hành cuộc hành binh thần tốc này rất bài bản và có trật tự tốt, mà cứ trong 1 ngày thì quân ông đi được chừng 10 dặm.[115][116] Ông đã biết khai thác lợi thế của Nước Phổ là sử dụng đường nội tuyến, để đánh bại từng đối phương một là Pháp, Đế quốc La Mã Thần thánh và Áo.[117][118] Dù trong thời tiết thậm tệ, lực lượng Bộ Binh của ông vẫn không ngừng tiến lên. Khi cần nghỉ, họ dừng chân ngay tại khu dân cư. Bước chân mau lẹ của họ đã xuyên suốt miền Trung Âu và đạt được mục tiêu của Đức Vua là tiến về đánh đuổi quân Áo tại Schliesen[51]. Do đó, cuộc hành binh thần tốc về Leuthen của ông trở thành một thành tích khuôn vàng mẫu mực có tầm vóc to lớn mang tính chiến lược.[63] Cuộc hành quân thần tốc này cũng thể hiện rõ rệt rằng Quân đội Phổ được cai quản tốt và luôn được chăm lo đầy đủ về lương thực, chi phí và trang phục. Giữa cuộc hành quân khẩn cấp, mà có lúc ba quân đã dừng chân tại Torgau để trang bị chu đáo cả bộ quân phục của binh sĩ.[119] Không những thế, do lối nghĩ rằng "giặc Phổ" đã nghỉ Đông của các tướng lĩnh Áo, cuộc hành binh thần tốc này đã lay động tinh thần của họ.[1] Cuộc hành binh thần tốc đã thể hiện sự năng động phi thường của nhà vua Friedrich II Đại Đế, giữa lúc luôn băn khoăn lo âu về vận mệnh của đất nước gắn liền với ông, như vào ngày 28 tháng 11 năm 1757, ông ngự bút : "Ta sẽ được mai táng ở Sans-Souci không với lễ lạc cúng tế hay hùng vĩ lớn lao và trong đêm ... Nếu thắng trận, Hoàng đệ của Ta ít nhất sẽ phải gửi một thông điệp tới Pháp với đầy đủ quyền năng để đàm phán hòa bình". Khi chị gái ông là Wilhelmina của Phổ, Nữ Bá tước xứ Brandenburg-Bayreuth bày tỏ lo âu về sự trả hận của quân Pháp sau chiến bại bi thảm tại Roßbach, thì nhà vua cũng bộc lộ nỗi niềm của ông : [73] Bản đồ trận quyết chiến tại Leuthen (1757). “ Đây là trách nhiệm của chúng ta hiện nay - đánh cho giặc Áo chạy tan tác và lấy lại tất cả những gì chúng ta mất đi, và điều đó không thể bị xem được ... Cả Soubise và bọn quân Đế quốc La Mã Thần thánh sẽ không còn trở lại trong năm sau ... chúng ta phải mong ước hòa bình ... Quả Nhân bái lạy xin Người hãy kiên nhẫn chờ thực hiện những điều này, cả sự sốt ruột và lo lắng của chúng ta đều không thể thay đổi nó ... ” —Friedrich II Đại Đế Và ông vẫn luôn luôn siêu phàm đại thắng những khốn khó của ông, trên đường hành quân ông đánh đuổi được các tướng Áo Marshal, Haddik và Gersdorf.[18] Vốn trong lịch sử, các vị chỉ huy quân sự vĩ đại đều thình lình có những truyền cảm sâu sắc, khơi dậy lòng yêu nước bừng cháy tột độ đến cuồng nhiệt của ba quân, giữa cơn nguy khốn. Trước các Kim Tự Tháp hùng vĩ tại Ai Cập, danh tướng Napoléon Bonaparte nước Pháp đã có lời hiệu triệu hùng hồn trước ba quân, khi sắp chạm trán với quân nô lệ Mamaluke trong trận Kim Tự Tháp vào năm 1798. Đô đốc kiệt xuất của Hải quân Hoàng gia Anh là Horatio Nelson, Tử tước Nelson thứ nhất cũng mãnh liệt kêu gọi tinh thần trách nhiệm của quân sĩ trước trận thủy chiến Trafalgar vào năm 1805 lừng danh đập tan tành thủy binh Pháp. Ông hiểu rất rõ rằng cuộc chiến Bảy Năm là một cuộc đấu tranh vì sự tồn vong của nước Phổ, do đó trận Leuthen là tuyệt đối cần thiết.[120] Với tài năng điêu luyện của mình, các vị tướng lĩnh ấy đều đã lay động mạnh mẽ vào tinh thần ái quốc của toàn thể ba quân. Thì Friedrich II Đại Đế - người đã "sinh trưởng trong Quân đội Phổ" (Theo Clausewitz[47]) - cũng vậy. Được coi là bậc Quân vương có lời lẽ hết sức chấn động, cao siêu, do đó ông không thể nào không nêu cho ba quân hiểu rõ về tầm quan trọng của trận đánh quyết định sắp tới. Ông đã chọn lựa chính xác những ngôn từ chuẩn mực đã kêu gọi quân sĩ chiến đấu chống giặc.[74] Và chính ý tưởng này đã thôi thúc ông nói lời hiệu triệu Parchwitz nổi tiếng trước toàn thể các chiến binh của ông.[68] Trong thập niên 1730, danh tướng Tây Ban Nha là Don Alvaro Navia Osorio Y Vigil, Bá tước Santa Crutz de Marcenado có viết tác phẩm quân sự có những điểm giống với phong cách của nhà vua Friedrich II Đại Đế.[121] Trong đó, Santa Crutz có thừa nhận : "...do những người lính luôn bị suy sụp tinh thần bởi lối nghĩ rằng nếu họ chết, họ sẽ để cho vợ con của mình phải khó sống đến mức phải đi làm ăn mày". Theo Christopher Duffy, hẳn là điều này có truyền cảm sâu đậm đến lời hiệu triệu của vị Quốc vương nước Phổ.[122] (lưu ý rằng ông đã nêu rõ rằng cuộc chiến đấu là vì gia đình, vì vợ con của các binh sĩ và ông sẽ chăm lo cho gia quyến của họ[38][47]). Và, ông cũng thể hiện rõ được tinh thần quyết thắng của ông, sự cần thiết của danh dự, lòng trung quân ái quốc của các chiến sĩ, cũng như thái độ thẳng tay trừng trị của ông đối với những kẻ bất trung. Và khi ba quân kiên quyết trung thành với ông thì ông cũng sẵn sàng tin tưởng vào tinh thần của họ.[73] Nhà vua Friedrich II Đại Đế vốn không những là một nhà chỉ huy quân sự tài tình mà còn là một nhà triết học, nhà bảo trợ lớn của nghệ thuật, do đó ông đã biểu hiện được sự nhạy bén của một người chiến binh - học giả qua lời hiệu triệu trước toàn quân này.[31] Bài hiệu triệu này đã ăn sâu vào con tim của người đương thời, khiến cho họ không bao giờ có thể quên từng câu từng chữ của bài hiệu triệu ấy, chính nhờ đó cả đoàn quân mới gắn kết son sắt với nhau để mà làm nên chiến thắng tuyệt đỉnh về mặt chiến thuật.[34] Trước tài năng truyền cảm, Friedrich II Đại Đế đã khiến cho lòng nhiệt huyết, trung dũng của ba quân bừng bừng rực cháy, sẵn sàng hết mình vì bậc Đế Vương cao quý của họ.[6] Nói chung, những lời nói có cánh của ông không bao giờ mất đi trong tâm tri người đương thời, trong khi cả Ngài Laurence Olivier hoặc là Kenneth Branagh đều không thể trích dẫn được lời hiệu triệu "Chúng ta có chút ít, chúng ta vui chút ít" của nhà vua Henry V nước Anh trước khi nghiền nát quân Pháp trong trận Agincourt hồi năm 1415.[38] Tuy hai vua Henry V và Friedrich II Đại Đế không hiệu triệu với nội dung thật giống nhau, nhưng đều chủ yếu là tinh thần "chiến thắng hoặc là hy sinh".[32] Và, có nhiều phiên bản khác nhau về bài hiệu triệu này cũng chính là do người đời sau thường kể về nó theo ký ức của mình. [15] Không ít tướng lĩnh quân sự đã rơi lệ khi nghe bài hiệu triệu Parchwitz mà trong suốt hai mươi năm sau, những người lính vẫn đem câu chuyện này ra kể cho trẻ em nghe, và ai nghe được cũng đều tuôn trào nước mắt.[73] Và vốn Friedrich II Đại Đế thường khắt khe và hay có thái độ châm biếm[32] với các bại tướng nên thái độ ân cần của ông trong lúc này là hiếm có, chứng tỏ ông đã hiểu rõ cách động viên tinh thần ba quân. Điều này là đột ngột trong khi quan quân của Bevern khi bại trận vẫn còn lo sợ ông, theo kiểu "chờ bố mày về nhà nhé". Ông hiện ra trước mặt các tướng sĩ quân sự với bộ chiến bào cũ kỹ và cái hộp thuốc lá bẩn thỉu, với giọng nói nhỏ nhẹ, chứ không phải là một viên thống soái cao sang như thường thấy. Một đấng Quân vương mà có tinh thần hội họp với binh tướng như vậy là hiếm có.[38] Đối với Vương triều nhà Hohenzollern của nước Phổ quân phiệt, việc đối đãi như vậy cũng là hết sức hiếm thấy.[51] Ngoài ra, theo nhận xét của nhà sử học William Fiddian Reddaway (người Anh), trong mấy giờ phút ấy, hình ảnh một ông vua Friedrich II Đại Đế đam mê văn hóa Pháp đã bị thay thế bằng hình ảnh của Người Cha Friedrich II Đại Đế của Nhân Dân.[73] Việc ông kể cho những người lính tàn quân nghe về chiến công huy hoàng tại Roßbach đã động viên tinh thần binh sĩ, làm họ có ký ức cao đẹp mà quên đi nỗi đau bại trận tại Breslau.[73][51] Là bậc Đế Vương nhưng ông đàm luận thân mật với các chiến sĩ tinh nhuệ, và các chiến binh cũng dùng tên gọi trìu mến "Fritz", hoặc là Cha Fritz (Vater Fritz) để nói đến ông - hàng hàng lớp lớp quân tướng Phổ đều mến phục ông mà trong đó nổi bật nhất là Kỵ Binh Phổ[32]. Một điểm đáng lưu ý là lúc này những binh sĩ Phổ người ngoại quốc đều đã đào ngũ trong những lần bại trận trước kia, do đó quân Phổ chỉ còn có các binh sĩ bản xứ - họ mới nồng nàn trung quân ái quốc và tin tưởng mãnh liệt vào đức tin Kháng Cách như vậy.[74] Hiệu lực của cách đối đãi sáng suốt của vị vua anh minh có sức mạnh thần kỳ trong việc khơi dậy khí phách hào hùng của toàn thể ba quân - sự chăm lo, chăm sóc ba quân của ông, cùng với tinh thần kỷ cương chuẩn mực của ông đã làm phá vỡ cách nghĩ truyền thống về một ông vua chuyên chế.[73][77] Trong khi ấy, mọi huấn lệnh ban đầu của ông trước trận huyết chiến đều đúng đắn, sáng suốt. [36] Thành công của Friedrich II Đại Đế trong việc áp dụng nội tuyến mà hành quân từ Sachsen về giải phóng Schliesen cũng thể hiện cái dở của liên quân chống Phổ : Karl Alexander và các tướng lĩnh Pháp - Đế quốc La Mã Thần thánh đã không thể hợp tác với nhau. [70] [ ] Về trận đánh ác liệt : chiến thắng chuẩn mực của Vương quốc Phổ “ Chỉ một ngày hôm ấy thôi cũng đủ để xác nhận Friedrich là một trong những vị thống soái quang vinh nhất. ” —Christopher Duffy[30] “ Trận đánh ở Leuthen ... hoàn toàn có thể ngửng cao đầu lên bên cạnh những chiến thắng của Napoléon hay bất kỳ ai khác. Do hai bên không khác chi ba chọi một; những chiến sĩ hai bên đều có kỹ năng không khác chi tương xứng nhau, và chỉ vị Tướng quân là siêu việt tột bực, và chiến bại là sự hủy diệt ... có những vị v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfls_phap_13__9932.pdf
Tài liệu liên quan