Bài thuyết trình Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng

“Là con gái út cụ Hồng, mới 18 tuổi đúng, rất có nhan sắc, lại cũng lãng mạn theo lối tân thời rởm ”. Trước hết, nhà văn khẳng định Tuyết là “một phụ nữ lãng mạn chân chính”, tức là “lãng mạn theo lối tân thời rởm”. Tuyết đích thực là cô gái lãng mạn những năm 30, từ cái tên đến bộ quần áo Ngây thơ, đến cử chỉ điệu bộ, lời ăn tiếng nói, tình yêu, giấc mơ “Anh biết cho rằng em lãng mạn lắm”. Về ngôn ngữ đối với nhân vật Tuyết, Vũ Trọng Phụng không sử dụng bút pháp nghuệch ngoạc, cấu trúc ngôn ngữ luộm thuộm, pha tạp. Tuyết gắn liền với ngôn ngữ lãng mạn: “Tôi là một trang bán sử nữ, nghĩa là còn trinh một nửa”. Ngôn ngữ có khi thì quyết liệt, cô muốn “cách mệnh cái gia đình hủ lậu và khốn nạn để được tự do”, có khi là những lời thơ mộng và có chút giễu cợt: “lúc ấy cô ấy muốn viết ngay một cuốn tiểu thuyết về đời mình” và “em sung sướng quá! Em muốn chết, anh ạ! Em muốn tự tử Nếu cả hai cùng nhảy xuống lớp sóng bạc kia (Hồ Trúc Bạch) mà chết thì có phải cả sẽ bàn tán mãi về cuộc tình duyên ghê gớm của chúng ta không”.

Tuyết còn là một cô gái ham danh vọng, cả tin và dễ dãi trong tình cảm.

Trong gia đình Tuyết là một người cháu vô cùng bất hiếu. Cô mong cụ tổ chết để được diện bộ quần áo Ngây thơ. Sự lố lăng, lẵng lơ của Tuyết đã hiện rõ nhất trong đám tang cụ cố tổ: “Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng trong có cóoc-xê, nửa kín nửa hở đi mời trầu, mời thuốc các quan khách mà mơ màng “buồn lãng mạn”, lượn lờ biểu diễn làn da, cánh tay, bộ ngực để “thiên hạ biết rằng mình chưa đánh mất chữ trinh”, để các tai to mặt lớn đang đi sau linh cửu trông thấy “ai cũng đều cảm động”. Quan khách cảm động vì cô gái xinh đẹp, khêu gợi, chào mời thiên hạ? Sự sung sướng cứ tăng dần. Từ lúc phát tang đến khi đưa đám. Nó như mạch nước ngầm mát ngọt chảy trong con tim máu huyết của con cháu người quá cố.

Qua hình tượng Tuyết, nhà văn muốn chế nhạo người “thiếu nữ tân thời” phù phiếm, nghiện nhảy đầm và tình yêu lãng mạn.

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Bài thuyết trình Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững cảm giác tê mê hiếm có rất khó tả, rất kỳ quái cứ theo mãi bà như bóng theo người, lâu dần việc ấy thành một ám ảnh, bà vẫn ao ước được bị hiếp nữa, không bao giờ cái dịp hiếm có ấy lại tái hiện, thành thử bà chỉ có thể hiếp chồng chứ quả thật nói có quỷ thần hai vai chứng giám - bà chẳng được - bị chồng hiếp cho lần nào thật là một người đàn bà vô cùng dâm đãng, và trước vẻ mặt thật thà của Xuân, bà hơi buồn nghĩ thương cho Xuân, chắc có lẽ bị đuổi oan và bà trở nên cáu gắt, một ý nghĩ thoáng qua trong đầu bà đã thổi bừng lên tính dâm đãng trong người bà, bà bảo Xuân ngồi đó và bà vào phòng tắm, phòng tắm và chỗ Xuân ngồi cách nhau chỉ có khoảng vài bước chân. Bà cởi quần áo, vặn nước, nước trút ào xuống người bà, thỉnh thoảng bà lại vỗ vào bụng vào đùi bì bạch, dường như để kích thích bản chất dâm ô trong con người của Xuân nổi lên, nhưng không Xuân vẫn ngồi yên chỗ cũ chăm chú vào quyển sách ảnh, làm bà tỏ ra vô cùng thất vọng. Bà thèm khát thân thể của Xuân Tóc Đỏ để làm thỏa mãn cơn thèm muốn của mình.nhưng Xuân Tóc Đỏ đã không làm thỏa mãn cơn thèm khát của bà.con người bà với bản chất dâm đãng là thế, vậy mà bà luôn tìm cách che đậy bằng lớp võ bề ngoài thanh cao, đức hạnh, là một phụ nữ trung trinh tiết liệt, luôn đặt đạo thờ chồng lên hàng đầu: "thôi! tôi đã nhất định nói có vong hồn ông Đoan và ông Phán nhà tôi chứng giám cho, tôi nhất định thủ tiết với 2 ông", lời nói của bà làm cho người đọc phải bật ra một trận cười khinh bỉ và kinh tỏm đối với con người dâm ô và ham muốn dục vọng như bà.còn gì vô lý hơn một mụ me tây dâm ô đến như mụ Phó Đoan mà lại được sắc ban "Tiết Hạnh Khả Phong Xiêm La". Chi tiết này tạo nên trận cười hả hê, khoái chá cho người đọc. Sống trong một xã hội nhố nhăng lố bịch, vừa đủ những hạng người, bà đã không cảm thấy xấu hổ mà còn vênh mặt hí hửng, tuyên bố mình là người đàn bà chung thủy cả với 2 ông chồng thật là một con người dâm đãng không biết xấu hổ là gì. Ngoài là người đàn bà dâm ô với những dục vọng thấp hèn. Bà còn là một người mẹ đã làm hư con, tình yêu mà bà dành cho đứa con gọi là "con cầu con khẩn" của bà là sự chiều chuộng, chiều chuộng đến mức thoái hóa, bà không hề dạy dỗ gì con mình, không làm tròn trách nhiệm của người mẹ, vậy mà có một trách nhiệm làm bà vô cùng hăng hái và quyết tâm đó là "Cải Cách Xã Hội": "với con chó tây trong tay, với hai con mắt mơ màng nhìn lên cánh quạt, Bà Phó Đoan có vẻ là linh hồn nước Việt Nam trên con đường tiến hóa và giải phóng". Hình ảnh Bà Phó Đoan như là một luồng sáng soi roi vào xã hội nhố nhăng mà trong đó còn rất nhiều Bà Phó Đoan khác nữa. Cô Tuyết: “Là con gái út cụ Hồng, mới 18 tuổi đúng, rất có nhan sắc, lại cũng lãng mạn theo lối tân thời rởm…”. Trước hết, nhà văn khẳng định Tuyết là “một phụ nữ lãng mạn chân chính”, tức là “lãng mạn theo lối tân thời rởm”. Tuyết đích thực là cô gái lãng mạn những năm 30, từ cái tên đến bộ quần áo Ngây thơ, đến cử chỉ điệu bộ, lời ăn tiếng nói, tình yêu, giấc mơ… “Anh biết cho rằng em lãng mạn lắm”. Về ngôn ngữ đối với nhân vật Tuyết, Vũ Trọng Phụng không sử dụng bút pháp nghuệch ngoạc, cấu trúc ngôn ngữ luộm thuộm, pha tạp. Tuyết gắn liền với ngôn ngữ lãng mạn: “Tôi là một trang bán sử nữ, nghĩa là còn trinh một nửa”. Ngôn ngữ có khi thì quyết liệt, cô muốn “cách mệnh cái gia đình hủ lậu và khốn nạn để được tự do”, có khi là những lời thơ mộng và có chút giễu cợt: “lúc ấy cô ấy muốn viết ngay một cuốn tiểu thuyết về đời mình” và “em sung sướng quá! Em muốn chết, anh ạ! Em muốn tự tử… Nếu cả hai cùng nhảy xuống lớp sóng bạc kia (Hồ Trúc Bạch) mà chết thì có phải cả sẽ bàn tán mãi về cuộc tình duyên ghê gớm của chúng ta không”. Tuyết còn là một cô gái ham danh vọng, cả tin và dễ dãi trong tình cảm. Trong gia đình Tuyết là một người cháu vô cùng bất hiếu. Cô mong cụ tổ chết để được diện bộ quần áo Ngây thơ. Sự lố lăng, lẵng lơ của Tuyết đã hiện rõ nhất trong đám tang cụ cố tổ: “Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng trong có cóoc-xê, nửa kín nửa hở… đi mời trầu, mời thuốc các quan khách mà mơ màng “buồn lãng mạn”, lượn lờ biểu diễn làn da, cánh tay, bộ ngực… để “thiên hạ biết rằng mình chưa đánh mất chữ trinh”, để các tai to mặt lớn đang đi sau linh cửu trông thấy “ai cũng đều cảm động”. Quan khách cảm động vì cô gái xinh đẹp, khêu gợi, chào mời thiên hạ? Sự sung sướng cứ tăng dần. Từ lúc phát tang đến khi đưa đám. Nó như mạch nước ngầm mát ngọt chảy trong con tim máu huyết của con cháu người quá cố. Qua hình tượng Tuyết, nhà văn muốn chế nhạo người “thiếu nữ tân thời” phù phiếm, nghiện nhảy đầm và tình yêu lãng mạn. Ông Văn Minh và cụ Cố Hồng: Ông Văn Minh: Ông Văn Minh là con cụ Cố Hồng học ở tây phương về mang theo lối sống phương Tây và không có một mảnh văn bằng. Vũ Trọng Phụng miêu tả nhân vật này hiện lên với tính cách hám lợi, lạnh nhạt, bất hiếu. Anh ta nói với dì: “Biết đâu rằng sau khi nhà này có cái sân quần thì cuộc đời của dì lại không bắt đầu vào một kỉ nguyên mới? Rồi nhà này sẽ biến thành một nơi tựa như một câu lạc bộ, một chỗ họp mặt, một chỗ hẹn hò của những kẻ thượng lưu trí thức trong nước để làm việc cho xã hội”. Với câu nói trên ta thấy một kế hoạch suông, thực tế trước mắt bà Phó Đoan chẳng có lợi gì mà phải tốn rất nhiều tiền cho sáng kiến của Văn Minh. Lời hô hào đổi mới, Âu hóa không phù hợp. Văn Minh rất hám lợi, anh ta sung sướng vì di chúc của cụ cố tổ “đi vào thời kì thực hành”, chỉ biết gia tài mình được hưởng, cụ cố tổ chết mới là niềm thích thú của Văn Minh, ông chết thì Văn Minh sẽ được hưởng gia tài, sự sống chết của cụ cố tổ đối với Văn Minh không nghĩa lí gì. Là một con người hám lợi đến tàn nhẫn, tính cách hám lợi đó đã biến Văn Minh thành một tên nói dối tạo cơ hội cho một tên lưu manh như Xuân thâm nhập vào gia đình mình để rồi cả gia đình phải xem Xuân như một “đại ân nhân”. Anh nói dối với cụ cố Hồng rằng “Xuân là một sinh viên trường thuốc, bạn con”. Mặc dù biết Xuân chẳng ra gì và vì hám lợi. Cái lợi đã che mờ đi cái lí trí của anh ta. Biết Xuân và Tuyết đã sống như vợ chồng, anh ta phân vân tìm Xuân để trả “cái ơn to”. Anh ta là đứa con, đứa cháu đại bất hiếu. Anh ta xưng hô trống rỗng, thiếu tôn trọng, khi cụ cố Hồng hỏi con trai rằng: “thế toa đến đây hồi nào hả toa” thì đứa con - Văn Minh đáp bằng giọng khô cằn: “lúc nãy”. Giọng chẳng kính nể, không một chút tôn trọng. Sự bất hiếu còn thể hiện: “cụ đau dạ dày mà ta mời đúng ngay một ông chuyên các bệnh về dạ dày thì chí nguy”. Văn Minh mang tư tưởng phương Tây nhưng khi có người đẩy cửa vào phòng mình mà không gõ cửa anh thấy khó chịu dù vốn dĩ anh ta là đứa con phương Đông và còn phản phất tính cách phương Đông. Anh ta ghen tị khi vợ mình mặc quần đùi đánh vợt với Xuân. Anh ta khó chịu và muốn quay hẳn về lối bảo thủ: “nhưng nếu những đồ chơi mà lại em gái ông vợ ông nữa… không!... Không thể được”. Cụ Cố Hồng: Cụ Cố Hồng là con trai cụ cố tổ xưa kia là một ông phán. Chứng kiến cái chết của cha mình cụ vui sướng: “nhắm nghiền mắt mơ màng”, và đến lúc cụ được mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để thiên hạ chỉ trỏ: “úi kìa! Con trai lớn đã già đến thế kia kìa”. Bố chết là cơ hội để thực hiện sự già cả của mình cho ra vẻ trước mặt mọi người, nghe ai nói chuyện cụ cũng nhắm nghiền mắt lại, nhăn mặt khẽ gắt bằng câu cửa miệng: “Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi”, cho dù không hiểu đầu đuôi câu chuyện. Cụ muốn thể hiện sự già nua của mình nhưng rất kịch cỡm, cách ăn mặc không hợp với tuổi của cụ và không hợp với mùa, luôn tỏ ra lẩm cẩm. Cụ cho con mình sang Tây học và rồi khi con học về lại kính phục con đến sợ sệt, cụ chẳng khác gì những người kém hiểu biết, những người hủ lậu và hết sức hoan nghênh đủ mọi việc và đủ mọi cử chỉ Tây -Tàu của con. Cụ cổ hủ đến vô tâm tàn nhẫn, khi biết chuyện của Tuyết với Xuân, thì xem Tuyết như quả bom nổ chậm và toan tính tống cổ Tuyết ra khỏi nhà. Tóm lại, hai nhân vật này được Vũ Trọng Phụng xây dựng trên nền tính cách bất hiếu, vị kỉ, nhẫn tâm, cho dù đó là người thân của mình và trọng hình thức, vẻ ngoài. Với hai luồng tư tưởng tây ta lẫn lộn trở nên vô bổ, nhố nhăng. Nhân vật TYPN và Phán mọc sừng: Nhân vật Typn: Trong tiểu thuyết Số đỏ ngoài các nhân vật điển hình như Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, ông Văn Minh thì ta không thể bỏ qua hai nhân vật Typn và ông Phán mọc sừng đây là hai ngân vật mang nhiều tính cách điển hình của xã hội đương thời .nhân vật Typn là một mỹ thuật theo tây học. Đây là con người đại diện cho tư tưởng Âu hóa hiện đại, ông cho mình là người có nhiệm vụ phải cải cách xã hội này theo lối sống phương tây. Ông rất nhiệt tình đầy nhiệt huyết để cải cách xã hội. Ông đã cho ra đời nhiều kiểu áo quần theo lối tân tiến phương tây “Hở đến nách và hở nửa vú là ngây thơ hở cánh tay và hở cổ là dậy thì”, ông rất tự hào về sáng tạo nghệ thuật của mình,ông quản cáo một cách say sưa và bắt Xuân học thuộc và nhớ mãi. Theo ông quan niêm “Quần áo là để tô điểm cho vẻ đẹp của người phụ nữ chứ không phải dùng để che đậy, bao giờ mà y phục tiến bộ đến cực điểm đi đến chỗ tận thiện tận mỹ thì nghĩa là y phục sẽ không còn che đậy cái gì của người đàn bà nữa” một quan niệm thật thô thiển, cho thấy được bản chất xấu xa của cái goị là tiến bộ là văn minh, là Âu hóa.Ông là người có tính cách rất trái ngược nhau bên ngoài thì hô hào kêu gọi mọi người phải theo văn minh, phải ăn mặt quần áo mà ông sáng tạo ra. Nhưng khi Xuân giới thiệu tư vấn cho bà Typn nên ăn mặt theo tân thời thì ông rất câm giận “Mau đi về ngay! Về cởi cái quần trắng ra ngay! Không có mà không vợ, không chồng gì nữa đâu” “tôi bắt được quả tan anh dùng những lời văn chương bóng bẩy ra mê hoặc vợ tôi ,định làm cho vợ tôi trụy lạc ,định làm tan nát gia đình tôi đấy nhe! Anh cứ liệu cái thần hồn!... Ông luôn cho mình là kẻ tiến hộ, là người văn minh luôn xem thường người khác nhất là người lao động bình dân: ông cho xã hội còn thấp kém về trìng độ, dân ta còn ngu muội “Dân ta là một dân tộc lười hiếng, không chịu suy xét, không tìm hiểu những cái khó hiểu của mỹ thuật” ông cho những sang tạo nghệ thuật của mình có công tham dự vào cuộc Âu hóa và cải cách xã hội, mang lại sự tiến bộ cho xã hội... nhưng qua những điều trên ông càng làm cho người ta thấy rõ bản chất lố bịch, kịch cỡm gớm riếc của mình không chỉ là kẻ lố bịch, kịch cỡm mà ông còn là kẻ xua nhịn thái quá ,hèn hạ, khi Xuân được phomg làm anh hùng cứa quốc thì ông lập tức quỳ dưới chân Xuân mà cởi giầy cho hắn. Đây còn là kẻ hám danh, vụ lợi chỉ biết nghĩ cho lợi ích của bản thân, ông được xem là người đại diện cho sự xô bồ cái lối sống tha hóa và cũng là nạn nhân của chính sách bảo hộ và khai hóa của thực dân Pháp, một con người tha hóa của xã hội đương thời được Vũ Trọng Phụng khắc họa sắc sảo dưới ngòi bút của mình. Nhân vật này đã góp phần làm rõ thêm bức tranh đen tối xã hội việt nam thời thực dân nửa phong kiến Phán mọc sừng: Ngoài nhân Typn ra bên cạnh đó ta còn được làm quen với một nhân vật cũng rất đặc biệt. Đó là ông Phán mọc sừng: chỉ ngay cái tên thôi cũng dã nói lên con người của Phán mọc sừng này theo phương tây mọc sừng có nghĩa là có vợ ngoại tình. Đối với người đàn ông khi mà có vợ ngoại tình thì họ rất xấu hổ và đau buồn vô cùng, nhưng trái lại ở ông Phán mọc sừng thì đểu đó rất bình thường, ông tỏ ra vui vẻ khi nghe ai đó gọi mình là mọc sừng thậm chí ông còn bỏ ra chục bạc để thuê Xuân gọi mình là người chồng mọc sừng, ông tự xưng mình là người chồng mọc sừng “kính chào ngày!thưa ngày, tôi là một người chồng mọc sừng. Ông tự vên váo về mình dù là mọc sừng nhưng vẫn là người trú thức, không hề biết xấu hổ mà ông chỉ xem trọng danh vị hảo ở cái gia đình này, cái lợi vật chất trước mắt mà quên đi đạo lí nhân nghĩa ở đời. Ông còn là người chồng nhu nhược ,hèn nhát. Khi bắt gặp vợ ngoại tình thì ông cũng la ó cũng giận dữ nhưng đó chỉ là làm cho có vậy thôi “Đồ khốn nạn, đồ chó điểu, ông Xuân, ông hãy làm chứng cho tôi, tôi là một người chồng mọc sừng” sao đó thì lặng lẽ ra đi vì sợ ở lại thì bị kẻ ngoại tình với vợ mình làm khó dễ, ông đúng là một con người tàn tệ, bất cần đạo đức thuần phong mỹ tục. Cũng như mọi người khác trong gia đình danh giá này, ông cũng rất mong cho Cụ cố tổ chết đi, để mình được chia phần lợi lộc. Khi cụ tổ chết ông bọc lộ rõ một con người đầy giả dối, Phán mọc sừng khóc mãi không thôi, ông tỏ ra rất đau thương trước cái chết của Cụ cố tổ để cho thiên hạ biết mình là đứa cháu hiều thảo, ông không chỉ là kẻ tàn tệ mà còn là người hám danh lợi chỉ biết làm sao để sống yên ổn có tiền bạc địa vị, bất cấn đạo lí của xã hội. Ở nhân vật Phán mọc sừng đã góp phần làm rõ hơn bản chất của cuộc “Âu hóa” lúc bấy giờ. Qua hai nhân vật này, tác giả muốn gửi đến chúng ta một tiếng kêu thống thiết về con người bị tha hóa đó là sự tuyệt vọng của tác giả đối với bản chất của con người họ không còn biết phân hiệt đâu là tốt xấu chỉ biết chạy theo lối sống sa đọa mà bất cần đạo lí. Dưới cái nhìn thực tế của mình Vũ Trọng Phụng đã phản ánh được thực tế đen tối của xã hội ông đã đau xót khi cất tiếng cười châm biếm, chua chát trước sự tha hóa của con người trong xã hội lúc bấy giờ. Số Đỏ là tiếng cười vang dội, nhạy cảm, mang một tư tưởng nhân đạo sâu sắc đó còn là lời khuyên lời cảnh tỉnh. Con người cần có những giới hạn trong cuộc sống, những chuẩn mực của đạo đức, sự buôn thả, hòa nhập tùy tiện sẽ dẫn đến sự tha hóa biến chất, khi con người chỉ biết hưởng thụ những lợi ích trước mắt, chỉ biết đến sự dối trá và vụ lợi. Tổng Kết: Số Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã đạt tới một nghệ thuật trào phúng hài hước hoàn hảo. Thông qua những tình tiết, tình huống hài hước và một loạt chân hý họa, biếm họa hết sức độc đáo, sinh động cùng với những thủ pháp gây cười độc đáo trên nhiều khía cạnh: dụng từ, đặt câu, cách ví von so sánh, cách tả người, tả cảnh cho đến lời nói của nhân vật… Số Đỏ đã gây được một tiếng cười có ý nghĩa phủ định cả một xã hội nhố nhăng, lố bịch và khôi hài. Số Đỏ như bức tranh thu nhỏ mà bao quát của hiện thực xã hội, trong đó đầy rẫy những ngẫu nhiên, cơ hội và vô nghĩa lý của cuộc đời. Ngòi bút của Vũ Trọng Phụng đã lách sâu và vạch toạc ra được bản chất của xã hội đó, đã châm biếm sâu cay, vỗ vào mặt những ông chủ, bà chủ, cùng với những kẻ có tiền vô đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Qua Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng, mặc dù tên tiểu thuyết chỉ là hai chữ chưa phải là toàn bộ, nhưng nó là linh hồn, là những kết tinh tinh túy nhất, phần sắc nhọn nhất của một tài năng lớn. Nó đã tạo cho nhà văn có một phong cách riêng biệt, độc đáo, không lẫn vào đâu được – một thế giới nghệ thuật đặc thù của tác giả. Điều đó đã góp phần đưa Vũ Trọng Phụng trở thành một trong những nhân vật có vị trí, tầm vóc quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Hạn chế: bên cạnh những thành công lớn như trên, chúng ta cần nhìn nhận khách quan và bao quát Số đỏ, bởi đây vẫn là một tác phẩm văn học, nó nhằm tập trung phản ánh thành công một vài hiện tượng đặc thù của xã hội cũ. Vũ Trọng Phụng vẫn là ngòi bút đặc sắc văn chương và nổi bật ở nhiều phương diện: nghệ thuật xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật, đi cùng nghệ thuật trào phúng dâng đến cao trào – ta vẫn thấy bên trong cái nhìn nhận xã hội của ông có phần dễ dãi, bởi những nhân vật mà nhà văn dựng nên còn mang những hành động tạo đà, sắp đặt sẵn, và cái chất phê phán hiện thực xã hội càng mạnh mẽ đến đâu chăng nữa nó vẫn có thể nảy sinh chỗ phiến diện và chủ quan. Hay nói cách khác Vũ Trọng Phụng cũng không ngoại lệ so với nhiều nhà văn đương thời, đều chưa đưa ra hướng giải quyết cho thực trạng xã hội đang bế tắc bởi luồng tư tưởng Âu hóa Phương Tây đang ồ ạc tràn vào văn hóa lối sống dân tộc. -Hết-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_thuyet_trinh_sd.doc
Tài liệu liên quan