Bài viết Các Hình Thức Quảng Cáo phần 1

Product Placement: đưa sản phẩm vào phim ảnh

Product Placement (PP) là cách sử dụng tích hợp giữa

sản phẩm hay thương hiệu cần quảng cáo với kênh truyền

thông giải trí không nhằm mục đích chiêu thị trực tiếp đối

với sản phẩm. Nói một cách dễ hiểu hơn, PP là khi nhà

quảng cáo chi trả một số tiền cho nhà sản xuất phim nhằm

khuếch trương sản phẩm của mình trong phim.

PP có thể được xem là hai hình thức xuất hiện sau chiến

tranh Thế giới thứ 2, khi mà những công ty hàng đầu về

hàng tiêu dùng như Proter $ Gamble đã đầu tư cho những

vở kịch truyền hình nhiều kỳ (Soap operas) có sự xuất

hiện sản phẩm của mình trong kịch bản. Cho đến những

năm 60, cách làm như vậy không được ưa chuộng nữa

khi nhà sản xuất tin rằng người tiêu dùng của mình muốn

có một ranh giới rõ ràng giữa Quảng cáo và Giải trí. Cuối

những năm 60 và đầu những năm 70, thời kỳ sóng yên bể

lặng của loại hình PP, ngành Thuốc lá và Rượu đã tận

dụng và phát huy hết những lợi thế có được của PP bằng

cách cho các diễn viên điện ảnh / truyền hình sử dụng

những thương hiệu rượu cũng như thuốc lá trực tiếp trên

màn bạc. PP thực sự trở lại một cách mạnh mẽ vào

nhuwngc năm 80 bằng bộ phim ET với hiện tượng doanh

thu của kẹo Reese’s Pieces (một loại kẹo bơ đậu phộng

của Hershey) tăng 65%.

Vị trí của PP trong chiến lược marketing dễ dàng được

hình dung như sau: phối thức tiếp thị bao gồm 4P – Sản

phẩm (Product), Kênh phân phối (Place), Giá (Price) và

Chiêu thị (Promotion) – nghĩa là sản phẩm nào người mua

đang cần, nơi nào bán sản phẩm đó, với mức giá ra sao

và làm thế nào để người mua biết thông tin về sản phẩm

đó.

pdf119 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài viết Các Hình Thức Quảng Cáo phần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các Hình Thức Quảng Cáo - P1 Product Placement: đưa sản phẩm vào phim ảnh Product Placement (PP) là cách sử dụng tích hợp giữa sản phẩm hay thương hiệu cần quảng cáo với kênh truyền thông giải trí không nhằm mục đích chiêu thị trực tiếp đối với sản phẩm. Nói một cách dễ hiểu hơn, PP là khi nhà quảng cáo chi trả một số tiền cho nhà sản xuất phim nhằm khuếch trương sản phẩm của mình trong phim. PP có thể được xem là hai hình thức xuất hiện sau chiến tranh Thế giới thứ 2, khi mà những công ty hàng đầu về hàng tiêu dùng như Proter $ Gamble đã đầu tư cho những vở kịch truyền hình nhiều kỳ (Soap operas) có sự xuất hiện sản phẩm của mình trong kịch bản. Cho đến những năm 60, cách làm như vậy không được ưa chuộng nữa khi nhà sản xuất tin rằng người tiêu dùng của mình muốn có một ranh giới rõ ràng giữa Quảng cáo và Giải trí. Cuối những năm 60 và đầu những năm 70, thời kỳ sóng yên bể lặng của loại hình PP, ngành Thuốc lá và Rượu đã tận dụng và phát huy hết những lợi thế có được của PP bằng cách cho các diễn viên điện ảnh / truyền hình sử dụng những thương hiệu rượu cũng như thuốc lá trực tiếp trên màn bạc. PP thực sự trở lại một cách mạnh mẽ vào nhuwngc năm 80 bằng bộ phim ET với hiện tượng doanh thu của kẹo Reese’s Pieces (một loại kẹo bơ đậu phộng của Hershey) tăng 65%. Vị trí của PP trong chiến lược marketing dễ dàng được hình dung như sau: phối thức tiếp thị bao gồm 4P – Sản phẩm (Product), Kênh phân phối (Place), Giá (Price) và Chiêu thị (Promotion) – nghĩa là sản phẩm nào người mua đang cần, nơi nào bán sản phẩm đó, với mức giá ra sao và làm thế nào để người mua biết thông tin về sản phẩm đó. Đối với chữ P cuối cùng trong chiến lược tiếp thị, là Promotion (làm thế nào để người mua biết thông tin về sản phẩm), cũng được chia ra thành những phần khác nhau và được gọi là phối thức chiêu thị (Promotion mix). Phối thức chiêu thị được cấu thành từ Bán hàng trực tiếp, Khuyến mãi, Quảng cáo Quan hệ cộng đồng. Công cụ để thực hiện chức năng Quan hệ cộng đồng có rất nhiều loại, tuy nhiên có một công cụ chưa được đề cập đến, nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì nó ngày càng được phổ biến hơn, đó là PP. - Cách thức sử dụng PP. Hình thức này được xem nhự một cách quảng cáo mới,cho nên ban đầu các công ty chưa biết cách liên hệ như thế nào với các nhà làm phim hay các nhà làm chương trình truyền hình để họ sử dụng sản phẩm của mình. Hầu hết, những xưởng phim (studio) sẽ sử dụng PP vì 3 lý do sau: thứ nhất, chương trình hay bộ phim của họ sẽ trở nên thật (realism) hơn; thứ hai, giảm chi phí; thứ ba, không phải quảng cáo không công cho bất cứ một nhãn hiệu nào cả. Bộ phận PP của xưởng phim có thể liên hệ với các công ty tư vấn quảng cáo để đáp ứng nhu cầu của họ, nó có thể là một bộ đồ gỗ, một chiếc xe hơi thể thao hay một cái máy tính cá nhân… hoặc một bộ phận PP có thể liên hệ trực tiếp với các công ty sản xuất để có thể có được sản phẩm mà họ cần. Về phía nhà sản xuất quảng cáo (advertiser), họ thường sử dụng các công ty tư vấn quảng cáo và liên hệ trực tiếp với các công ty này. Những công ty tư vấn này sẽ là sợi liên lạc giữa xưởng phim và người quảng cáo. Một công ty có thể thuê một công ty tư vấn để sản phẩm của họ được xuất hiện trong một phim hay chương trình truyền hình. Thường thì một hợp đồng sẽ được ký dựa trên một lượng PP trong một năm. Các công ty vấn này sẽ đọc qua các kịch bản phim và chọn những cảnh phim thich hợp có thể sử dụng sản phẩm của khách hàng mình. Có một vài công ty tự quản lý PP theo cách riêng của mình, lúc này các công ty tư vấn chỉ là trung gian cung cấp những cảnh phim thích hợp cho họ chọn lựa xem xét và sau đó các công ty này sẽ trực tiếp liên hệ với xưởng phim để sản phẩm của mình được sử dụng trong những cảnh quay mà họ đã chọn. Tuy nhiên đến thời điểm này, ngành quảng cáo và giải trí vẫn chưa phát triển hực sự phổ biến. Nghĩa là vẫn còn những khoảng trống về cung cầu của PP giữa hai ngành. Ngành giải trí hiện đã xác định được là PP rất cần thiết chco họ, trong khi ngành quảng cáo cũng hiểu rằng PP rất hữu ích cho khách hàng của mình. Thế những vấn đề chưa có được sự thống nhất tin tức giữa hai ngành. Một khi PP được chấp nhận như một phần của Phối thức tiếp thị thì việc xác định cung cầu của PP sẽ giúp người làm tiếp thị có những quyết định chính xác và giá trị hơn. Phim truyền hình – một công cụ quảng cáo đầy tiềm năng Những phân tích trên đây đã chỉ ra rằng, khả năng kết hợp giữa nhu cầu giải trí và quảng cáo trong phim truyền hình là rất lớn. Vấn đề là ở chỗ, không phải những lúc xuất hiện những mẩu quảng cáo lộ liễu với những lời giới thiệu khô cứng về một sản phẩm nào đó chen vào một cách gượng ép trong nội dung của bộ phim đã là biểu hiện của sự kết hợp đó. Các nhà quảng cáo chuyên nghiệp biết rất rõ một điều như thế chỉ là “tốn công vô ích” mà thôi, bởi nội dung của bộ phim mới là cái mà người xem quan tâm nhất, hay có khi họ mải mê theo dõi số phận của một anh chàng tài tử, đẹp trai; một cô gái xinh đẹp nào đó trong phim mà không hề để ý đến những thông tin nhỏ nhặt khác. Nhưng một số thương hiệu mạnh đã tìm ra được cách thức có vẻ hữu hiệu để tạo ra sự kết hợp tuyệt vời giữa phim ảnh giải trí và quảng cáo. Trong những bộ phim một vài tập, thậm chí dài chục tập, đã xuất hiện hình ảnh những minh tinh màn bạc với những vai diễn ấn tượng, từ vai một anh chàng cao bồi miền Tây nước Mỹ với những thú ăn chơi sành điệu, đến một hiệp sĩ chốn giang hồ, hay một cô thiếu nữ với những bi kịch, trái ngang… họ là những vai diễn điển hình và tài hoa, vì thế dần chiếm được cảm tình của khán giả. Lúc đầu có thể chúng ta chỉ để ý gương mặt, dáng người, cách họ diễn xuất. Nhưng ngày này qua ngày khác, và nhất là khi chúng ta đã hâm mộ, thậm chí tôn sùng thì chẳng ai dự đoán trước được mình sẽ làm gì để thể hiện tình cảm ấy. Từ bộ quần áo, chiếc xe anh chàng đó đi, đến chiếc đồng hồ đeo tay, dây chuyền hay có thể là mầu son môi cô nàng dùng cũng được để ý và xem xét kĩ. Từ đó, một ước muốn hình thành tự nhiên trong chúng ta là được sử dụng sản phẩm cùng thương hiệu với “thần tượng” của mình. Đối với nhiều người đó là một điều kiêu hãnh lớn. Và như vậy, những thương hiệu cứ nhẹ nhàng ghi vào tâm trí họ một cách tự nhiên và tế nhị. Trong vài năm gần đây, khán giả Việt Nam không còn lạ lẫm gì với hình ảnh những nam diễn viên dáng người cao,gương mặt điển trai; nữ diễn viên là những cô người mẫu xinh đẹp, thân hình cân đối, trong những trang phục hang hiệu, sử dụng điện thoại đắt tiền…trong những bộ phim tâm lí Hàn Quốc dài tập. Nhiều người cho rằng trong phim có quá nhiều cảnh sướt mướt, ủy mỉ; đến cả những chàng trai đầy nam tính không tránh khỏi những cảnh nước mắt giàn dụa. Nhận xét đó không phải là không có cơ sở, nhưng không ai phủ nhận rằng, diễn phim trong phim Hàn Quốc rất đẹp, diễn xuất rất đạt, và không ít trong số họ đã có được những fan hâm mộ cuồng nhiệt. Hình ảnh những thanh niên ra đường với mái tóc nhuộm vàng, kiểu quần áo giống y hệt những diễn viên trong phim không còn hiếm trên đường phố. Và khi xem phim nếu để ý một chút chúng ta sẽ thấy không ít bộ phim mà hầu như tất cả diễn viên trong phim chỉ sử dụng cùng một hãng điện thoại di động,một hãng ô tô. Tất nhiên, không cần quá lộ liễu, nhưng các nhà quảng cáo cũng hé mở đủ để chúng ta nhận ra đó là sản phẩm của thương hiệu gì. Như vậy, có thể thấy hình thức quảng cáo qua các phim truyền hình, với sự hỗ trợ đắc lực của những kĩ xảo điện ảnh và sự hợp tác của các nhà làm phim, vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong chiến lược quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Các Hình Thức Quảng Cáo - P11 QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN Phát triển thương hiệu qua Internet – Tận dụng mạng truyền thông mới Trong những năm đầu của thế kỉ XXI chúng ta đã được chứng kiến bước phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ trong tất cả các lĩnh vực. Những thành tựu rực rỡ của ngành công nghệ thông tin đã mở ra một thời kì phát triển mới của nền kinh tế thế giới. Ngày nay, Internet đã trở thành một phương tiện truy cập thông tin phổ biến trên toàn cầu. Với những ưu việt: diện giao dịch rộng rãi nhất, thông tin nhanh nhất, bỏ qua mọi sự trở ngại về không gian và thời gian, nó trở thành một công cụ vô cùng quan trọng để xây dựng và quảng bá thương hiệu. Quảng cáo sản phẩm và dịch vụ trên mạng được xem là một phương thức marketing hướng đối tượng thích hợp. Nó có khuynh hướng kích thích sự quan tâm của người mua hàng tới sản phẩm trên trang web của bạn. Chính vì thế, quảng cáo trên mạng có thể có hiệu quả hơn nhiều so với quảng cáo đại trà trên ti vi, báo chí hoặc các phương tiện thư từ khác. Sau đây là một số nguyên tắc để thu hút sự chú ý của khách hàng đến trang web của bạn: - Sử dụng các công cụ tìm kiếm đa chức năng. - Cung cấp cho khách hàng các địa chỉ website mới của bạn, cho phép họ truy cập vào trang web của bạn một cách thường xuyên. - Công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về website của mình. - Thiết lập các đường dẫn tới các website tương thích với website của bạn, chẳng hạn như những website về cùng một thị trường định hướng giống như bạn và không cạnh tranh với website của bạn. - Viết các bài báo, bài bình luận, những trang web mà ngành của bạn thường hay quan tâm. - In địa chỉ web, e-mail trên các đồ văn phòng phẩm và các cardvisit của công ty. - Quảng cáo trang web trên các phương tiện thông tin ở địa phương. - In địa chỉ trang web trong cuốn những trang vàng địa chỉ Internet. - Thông báo cho những người đại diện bán hàng về website mới. - Đưa ra các mức giảm giá cho những người mua hàng trực tuyến. - Gửi tới các khách hàng các bưu ảnh hài hước về trang web của mình. Như những nguyên tắc trên đã chỉ ra, bạn nên quảng cáo website của mình thông qua các hình thức quảng cáo truyền thống và thông qua hình thức quảng cáo sử dụng các kết nối tương hỗ. Nếu khách hàng quan tâm đến những thông tin của bạn, họ sẽ đánh dấu địa chỉ và truy cập vào lần sau. Những lợi ích của hoạt động marketing trực tuyến Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nói chung cũng như của mạng Internet nói riêng đã đem lại những ứng dụng to lớn trong các lĩnh vực kinh doanh; đặc biệt là trong hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu. Lợi ích marketing trực tuyến là rất đa dạng, nhưng thể hiện rõ nhất trong 4 điểm chính sau: Thứ nhất, đó là sự rút ngắn khoảng cách. Mạng trực tuyến là một cầu nối lý tưởng để kết nối cả thế giới với nhau, dù bạn đang ở bất cứ đâu, nhờ đó vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng. Với Internet, khoảng cách dường như bị xóa bỏ do các đối tác có thể gặp nhau hay tao đổi thông tin qua một không gian ảo mà không cần biết đối tác ở gần đây hay ở xa. Điều nayfg cho phép nhiều người mua và bán bỏ qua những khâu trung gian truyền thống. Thứ hai, là tiếp thi toàn cầu. Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới, điều mà các phương tiện marketing thông thường khác hầu như không thể làm được. Thứ ba, giảm thời gian. Những người làm marketing trực tuyến có thể truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7 (24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần) tại bất cứ thời điểm nào. Đây cũng là một lợi thế vô cùng to lớn của Internet so với các phương thức tiếp thị khác. Điểm cuối cùng đó là giảm chi phí. Gánh nặng về chi phí đã được giảm thiểu rất nhiều so với trước đây. Và chỉ với 1/10 chi phí thông thường, Marketing trực tuyến có thể đem lại hiệu quả gấp đôi do đến được với nhiều người hơn và mang tính tương tác cao hơn, thông tin chính xác hơn. Các Hình Thức Quảng Cáo - P3 “THE MAN FROM THE PRU” – HÌNH ẢNH XUYÊN SUỐT PRUDENTIAL Prudential được đánh giá là nhạy bén và tín cẩn, khôn ngoan nhưng không thủ đoạn, uy tín và thận trọng, không nóng vội. Prudential là một công ty bảo hiểm mang nhiệm vụ đem lại một tương lai tươi sáng hơn cho khách hàng của mình.Thương hiệu Prudential từ xưa đến nay luôn có mức độ nhận biết rất cao. Hình ảnh của “The Man from the Pru”, lần đầu tiên xuất hiện trong quảng cáo năm 1949, đã luôn được nhắc lại trong nhiều gia đình và trở thành hình ảnh đại diện cho hãng Prudential từ khi xuất hiện cho đến nay. Qua thời gian, hình ảnh này đã có những nét cải tiến mới cho phù hợp với xu hướng của thời đại và luôn được bồi đắp theo thời gian nhưng không hề bị thay đổi. Sau hơn một thập niên đi theo các hình thức quảng bá thông thường, Prudential nhận thấy đã đến lúc cần phải tìm lại được sự khăng khít giữa “The Man from the Pru” và khách hàng, nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu và làm cho hình ảnh này thích hợp hơn trong mắt công chúng, những người hiện nay đang rất quan tâm đến chế độ hưu trí của mình. Mục tiêu của Prudential là khiến cho mọi người hiểu được những ý nghĩa thất sự đằng sau các từ chuyên môn về tài chính và bảo hiểm khó hiểu. “The Man from the Pru” đã được cải tiến để có thể truyền đạt thông điệp về dịch vụ rõ ràng đến khách hàng và củng cố lại mối quan hệ gần gũi xưa nay vốn có giữa khách hàng và nhân vật này. Tư tưởng đã dẫn đến sự ra đời của “The Plan from the Pru”, một công cụ giúp khách hàng có thể chủ động kiểm soát tình hình tài chính của mình và hoạch định một tương lai đảm bảo hơn. Quan niệm “Open the Dialogue” (mở rộng các cuộc đối thoại) được đưa vào thực tiễn nhằm giúp khách hàng hiểu được rằng Prudential thật sự lắng nghe và thấu hiểu các khó khăn họ phải đối đầu khi bắt tay vào hoạch định tài chính cho mình. Thơ ca trở thành một công cụ trong việc quảng bá cho chiến dịch giới thiệu hình ảnh “The Plan from the Pru” với hy vọng rằng ngôn ngữ giàu cảm xúc của thi ca có thể tác động đến tâm lí khách hàng. Bên cạnh đó, các phương tiện như truyền hình, báo chí, poster, radio cũng được tận dụng để cung cấp thêm nhiều thông tin về “The Plan from the Pru”. Đầu năm 2003 và cuối tháng 10 năm 2003 là các chương trình quảng cáo khác cho “The Plan from the Pru”. Đối thoại trên truyền hình được sử dụng như một công cụ tạo thêm một lớp khác cho việc quảng cáo Prudential, đồng thời nhấn mạnh bản chất cởi mở chân thành của thương hiệu được thể hiện qua phương châm đối thoại với khách hàng; phương pháp này đã mang lại những kết quả vượt kỳ vọng ban đầu và sẽ tiếp tục được sử dụng trong các chiến lược tiếp theo trong tương lai. Trong bối cảnh kinh doanh hết sức khó khăn, Prudential vẫn liên tục gặt hái được nhiều thành công. Chỉ riêng trong năm 2003, Prudential đã giành được vô số giải thưởng danh giá khác nhau, trong số đó có giải Employee Benefits Award 2003 của tạp trí Employee Benefits cho việc “Ứng dụng hiệu quả nhất chính sách phúc lợi” và “Chiến lược truyền thông của năm”. Đồng thời hãng cũng đạt giải thưởng HR Excellence Award cho “Chương trình phúc lợi hiệu quả nhất”. Cũng trong năm 2003, Prudential đã được tuyên dương khen thưởng tại Mirror Money Award, The Coronet Global Innovator’s Award, giành giải trong bốn hạng mục của Money Marketing Awards. Prudential hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, là một trong những tên tuổi chủ chốt của việc cung cấp các chế độ hưu trí xá hội của Anh ở các mặt trợ cấp cho người cao tuổi, bảo hiểm nhân thọ, đầu tư vào trái phiếu. Prudential có đến khoảng 16 triệu khách hàng và hoạt động ở khắp vương quốc Anh, châu Âu, Mỹ và châu Á, cung cấp các loại hình bảo hiểm khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và doanh nhiệp trong đó bao gồm bảo hiểm nhân thọ, đầu tư, bảo hiểm tổng quát… Prudential có đến hơn 150 năm tuổi đời. Vào năm 1848, Prudential được thành lập dưới tên prudential Mutual Assurance Invesment and Loan Association tại HattonGarden, London, Anh quốc, cung cấp các khoản vay và bảo hiểm nhân thọ cho giới trí thức tư sản. Vào những năm đầu của thập niên 1920, chi nhánh nước ngoài đầu tiên của Prudential được mở tại Ấn Độ và hợp đồng đầu tiên được bán cho một chủ đồn điền trà tại Assam. Thời điểm này, cổ phiếu của Prudential cũng tăng vọt trên sàn giao dịch chứng khoáng London song song với sự ra đời của Group Pensions, được thiết kế dựa trên kế hoạch lương hưu dành riêng cho các nhân viên của Prudential. Một mối phát triển quan trọng trong việc chuẩn hóa thương hiệu Prudential được tiến hành năm 1986 với hình ảnh Prudence, vị thần cẩn trọng mà đỏ thắm và là biểu tượng của sự thống nhất và bảo đảm trong các dịch vụ Prudential từ năm 1848, được cải tiến lại để theo kịp thời đại và trở thành tâm điểm cho một hệ thống nhận diện mới của tập đoàn. Năm 2000, Prudential nghiên cứu quan điểm của khách hàng về dịch vụ tài chính và bắt đầu chiến dịch “The Plan from the Pru” tại Anh. Một chiến dịch quảng cáo mới mô tả tầm quan trọng của việc hoạch định tài chính trong các giai đoạn của cuộc sống được thể hiện nhắm đến các khách hàng trong thời đại mới. Cải tiến quan trọng nhất gần đây của Prudential có lẽ là việc tái thực hiện chiến lược quảng bá “The Plan from the Pru” (PFTP) năm 2002, với mục tiêu giới thiệu dịch vụ đồng thời kích thích sự nhận biết của khách hàng về những dịch vụ đồng thời kích thích sự nhận biết của khách hàng về những dịch vụ mới của PFTP. Các chiến dịch truyền thông chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh và mức độ ấn tượng cao (qua các phương tiện: ti vi, các trang màu trên báo, các đài phát thanh Newslink và Classic FM cùng với các bảng hiệu ngoài trời). Tiếp theo là chiến lược thu hẹp của năm 2003, tập chung nhắm đến một số đối tượng đã được xác định rõ từ 45 tuổi trở lên và quan tâm đến việc lập kế hoạch đầu tư cho tương lai của mình. Cùng với một chiến lược tổng hợp,hình ảnh “The Man from the Pru” đã làm cho tên tuổi của hãng bảo hiểm Prudential trở lên nổi tiếng và duy trì được lòng trung thành của khách hàng. Các Hình Thức Quảng Cáo - P4 TOYS “R” US VÀ HÌNH ẢNH CHÚ HƯƠU CAO CỔ Trong danh sách 100 cửa hàng bán lẻ chuyên dụng của American Express được thực hiện hàng năm bởi ban biên tập của tạp chí STORES thuộc National Retail Federation, Toys “R” Us được xếp vào vị trí thứ nhất. Kể từ năm 1990 trở đi, hầu như năm nào Toys “R” Us cũng đứng đầu bảng xếp hạng này. Toys “R” Us còn được phong tặng danh hiệu “Cửa hàng bán lẻ tốt nhất thế kỷ” của nhà sản xuất bản Lebar-Friedman. Kể từ ngày chú hươu cao cổ Geoffrey khiến cho các khán giả lớn bé phải ngân nga “I don’t wanna grow up, I’m a Toys “R” Us kid!”, Geoffrey đã trở thành hình ảnh chủ lực trong các quảng cáo của Toys “R” Us. Năm 1960, công ty đã quyết định chọn hình ảnh Geoffrey, một chú hươu cao cổ to lớn nhưng thân thiện và dễ thương, đại diện cho hệ thống cửa hàng và chất lượng dịch vụ của mình. Tuy nhiên phải đến năm 1970, khi một nhân viên của công ty giành giải trong một cuộc thi đặt tên, chú hươu cao cổ này mới có được tên Geoffrey. Các hình thức khuyến mãi trong cửa hàng bao gồm hình thức đánh cược (sweepstakes), tài trợ và khuyến mãi khi xem phim. Mong muốn được mở rộng đến với mọi gia đình, Toys “R” Us đã thực hiện nhiều kế hoạch tiếp thị liên kết với nhiều đối tác và tham gia vào nhiều lĩnh vực trong đó có giải trí và thể thao. Các kinh nghiệm trong quá khứ đã chứng tỏ sức mạnh của hình thức đánh cược và các hoạt động khuyến mãi khác trong việc thu hút khách hàng. Gần đây là một chiến lược quảng cáo mới nhắc nhở tất cả mọi người rằng “Chưa bao giờ các em nhỏ của Toys “R” Us lại hạnh phúc đến thế!”. Quảng cáo này tập trung vào lời cam kết của hãng dành cho các gia đình và vai trò của đồ chơi trong các mối quan hệ gia đình. Toys .com cũng đạt được những bước tiến đáng kể trong việc kinh doanh online. Chỉ trong kỳ lễ cuối năm 2000, doanh thu của trang web này đã tăng 180 triệu đôla, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Danh tiếng của Toysrus.com còn được đẩy mạnh sau khi liên kết với Amazon.com, một trang web bán lẻ hàng đầu thế giới. Sự kết hợp thông minh giữa sản phẩm đa dạng của Toys “S” Us và dịch vụ tiện lợi của Amazon.com đã thu hút được lượng khách hàng đông đảo nhất trong suốt kỳ lễ năm 2000, gần gấp 5 lần so với đối thủ kế tiếp, theo thống kê của Nielson/ NetRatings. Toys “R” Us trở thành nhà cung cấp đáng tin cậy về các loại đồ chơi ăn khách nhất và 99% đơn đặt hàng được giao đúng thời hạn. Cuối cùng, Toys “R” Us đã xây dựng được cho mình một vị thế độc nhất. Những em bé đã từng chơi những món đò chơi Toys “R” Us đầu tiên giờ trở thành những ông bố bà mẹ mới và Toys “R” Us tiếp tục được giữ một vị trí đặc biệt trong từng gia đình; hình ảnh những chú hươu cao cổ vẫn là hình ảnh dễ thương, ngộ nghĩnh trong tâm trí hàng hiệu trẻ thơ. QUẢNG CÁO TRÊN XE HƠI – MỘT CÁCH MỚI THÚC ĐẨY SỰ NHẬN BIẾT NHÃN HIỆU Trang phục, tóc tai, ngôn ngữ đều góp phần nói lên tính cách của mọi người. Giờ đây kể cả xe hơi cũng có thể lên tiếng – vậy bạn còn chờ gì nữa mà không giao toàn bộ việc “phát ngôn” cho chiếc xe trong khi chính bạn thì lại được trả công? Ngày nay có nhiều công ty tài trợ cho việc đăng quảng cáo trên các xe hơi cá nhân với mục đích quảng cáo cho nhãn hiệu, nhưng liệu họ có thể ngăn chặn những gì sẽ xảy ra một khi các vị chủ xe bắt đầu “có vấn đề’? Ai cũng thích có tiền mà không phải làm gì, vì vậy, khi có người đề nghị trả tiền cho bạn mỗi khi bạn lái xe ra đường thì tội gì mà từ chối. Dĩ nhiên, bạn phải chấp nhận cho người ta sơn phết hình ảnh quảng cáo lên xe mình nhưng cũng chỉ có vậy thôi. Còn lại, bạn chỉ việc sinh hoạt bình thường và lĩnh tiền. Có thể ai trong chúng ta cũng từng thấy những chiếc xe sơn phết đủ màu trên đường phố. Thật ra, hầu như không ai không để ý đến chúng bởi những logo và màu sắc nổi bật. Và đó cũng là lý do khiến các công ty hàng tiêu dùng để mắt đến việc quảng cáo trên xe hơi. Đây là một hình thức quảng cáo hoàn toàn mới, đáng chú ý và nó có thể mang nhãn hiệu công ty đến những nơi mà các phương tiện truyền thông thông thường không thể làm được như đường phố trong khu dân cư, cơ quan, trường học. Michael Lyons, người sáng lập ra công ty AdsOnCars ở Anh, cho biết, “Đây là một ý tưởng tương đối mới và thị trường của nó ngày càng lớn mạnh nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự gia tăng hữu cơ. Khoa học kỹ thuật cho phép in quảng cáo trên những tấm nhựa vinyl để bao quanh xe. Rồi đây ai cũng thấy những chiếc xe taxi chạy khắp các đường phố để quảng cáo như thế và chúng tôi cho rằng việc sử dụng xe hơi cá nhân vào mục đích trên chỉ là một sự mở rộng hiển nhiên của dịch vụ này”. Lyons cho rằng đây là hình thức quảng cáo mang lại hiệu quả chi phí cao. Các nghiên cứu cho thấy giá cả của những hình ảnh ấn tượng đó là vào khoảng 40 triệu penny ở Anh so với 1,20 bảng Anh cho các bảng hiệu quảng cáo dọc đường, 5 bảng Anh cho quảng cáo trên báo, và 20 bảng Anh cho việc gửi thư trực tiếp (1 bảng Anh tương đương 1,2 đô la hay 1,48 Euro). Tuy nhiên con số trên chỉ bao gồm những tài xế đã nhìn thấy quảng cáo chứ chưa tính đến hàng trăm người đi bộ khác cũng đã trông thấy. Lyons nhận xét, “Nếu được thực hiện đúng cách, người khác không chỉ chú ý đến xe mà họ còn đứng lại nhìn và bàn về nó sau này. Trên đường đi làm bạn có thể nhìn thấy hàng trăm bản quảng cáo khác nhau, nhưng tôi đoán chắc rằng nếu bạn nhìn thấy một chiếc xe có dán quảng cáo, bạn sẽ nhớ về nó lâu hơn. Nó được chú ý bởi vì nó mới lạ và không nghi ngờ gì nữa, hình thức quảng cáo mới này sẽ tiếp tục tồn tại”. Các Hình Thức Quảng Cáo - P5 Edie Michelson, người điều hành công ty Ads2Go ở Saint Louis cũng có cùng ý kiến, “Các nhà quảng cáo phải giành nhau để có được sự chú ý và một chút thời gian của khách hàng, còn đối với cách quảng cáo trên xe thì không hề có tranh giành gì. Ai cũng muốn đọc những gì được dán trên xe. Trong một số bãi giữ xe nhiều người cũng chạy đến xem những chiếc xe hơi quảng cáo ấy viết những gì”. Thay vì gián những tấm nhựa vinyl quanh xe, Michelson chỉ nhớ các chủ xe gắn những bản hiệu thật bắt mắt lên xe mỗi khi lái xe. “Các chủ doanh nghiệp biết rằng những thông điệp dược dán trên xe là một phương tiện truyền đạt tốt. Giờ đây các doanh nghiệp nhỏ không cần phải có một đội xe riêng. Tôi cung cấp cho họ cả xe lẫn tài xế”. Mô hình kinh doanh của hình thức quảng cáo bằng xe hơi rất đơn giản. Các công ty như AdsOnCars và Ads2Go có hẳn một kho dữ liệu về các tài xế tiềm năng, thu thập được qua những lời truyền miệng hoặc đã nhìn thấy trên đường. Họ ghi nhận thông tin về các chủ xe, hồ sơ lái xe về các thông tin cá nhân khác như người chủ xe đã con hay chưa, v.v. Và đây chính là điểm khôn ngoan của cách quảng cáo này: các nhà quảng cáo sẽ chọn ra một người lái xe thật sự phù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_hinh_thuc_quang_c11_244_2293.pdf