Bài viết Hoãn tăng vốn ngân hàng chỉ giải “cơn khát” ngắn hạn

Thị trường tăng nóng chỉ trong thời gian ngắn rõ ràng là

dòng tiền nóng từ các kênh đầu tư khác luân chuyển qua. Để

có được dòng tiền bền vững phải có nhiều thông tin hỗ trợ

hơn nữa.

Bên lề hội thảo “Đầu tư như thế nào trong giai đoạn hiện nay ?”

do CTCP Chứng khoán Sen Vàng (GLS) tổ chức, ông Nguyễn

Ngọc Trường Chinh, Tổng giám đốc công ty đã nhận định về thị

trường trong giai đoạn hiện nay.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài viết Hoãn tăng vốn ngân hàng chỉ giải “cơn khát” ngắn hạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoãn tăng vốn ngân hàng chỉ giải “cơn khát” ngắn hạn Thị trường tăng nóng chỉ trong thời gian ngắn rõ ràng là dòng tiền nóng từ các kênh đầu tư khác luân chuyển qua. Để có được dòng tiền bền vững phải có nhiều thông tin hỗ trợ hơn nữa. Bên lề hội thảo “Đầu tư như thế nào trong giai đoạn hiện nay ?” do CTCP Chứng khoán Sen Vàng (GLS) tổ chức, ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, Tổng giám đốc công ty đã nhận định về thị trường trong giai đoạn hiện nay. Ông đánh giá như thế nào về việc Chính phủ chấp thuận gia hạn tăng vốn cho TCTD đến 31/12/2011? Biện pháp tình thế giãn thời hạn tăng vốn của Ngân hàng nhà nước (NHNN) là đúng trong thời điểm hiện nay. Điều đó góp phần làm giảm áp lực ngân hàng (NH) thời điểm cuối năm, đồng thời cũng làm giảm bớt sức ép đối với các tổ chức vốn là cổ đông của các NH này. Tuy nhiên, việc gia hạn thời gian tăng vốn sẽ tạo thông lệ không tốt về sau. Động thái này sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại sự không nhất quán và không lường trước được sự thay đổi của chính sách nước ta. Do đó sau này, khi Việt Nam muốn tiếp cận nguồn vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu DN cho nước ngoài sẽ khó thuyết phục hơn. Việc Nghị định 141 được dời lại có tác động tích cực nhưng chỉ mang tính chất ngắn hạn. Điển hình là cổ phiếu NH, tài chính chỉ tăng được vài ngày rồi điều chỉnh trước áp lực chốt lời. Để giữ cho giá tiếp tục đi lên là điều gần như không thể do phụ thuộc vào dòng tiền và niềm tin của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các yếu tố này hiện tại là chưa có. Do thời điểm hiện nay có quá nhiều thông tin tiêu cực đổ vào thị trường; tỷ giá cao, lạm phát leo thang..., việc giãn thời hạn tăng vốn chỉ mang tính chất giải “cơn khát” trong ngắn hạn. Còn trong trung và dài hạn, cần phải có các giải pháp khắc phục sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính thì mới mong thị trường tốt được. Vì vậy, nhà đầu tư không nên kỳ vọng quá nhiều vào thông tin này. Vậy theo ông, các yếu tố nào sẽ hỗ trợ thị trường trong trung hạn? Như tôi đã nói, các thông tin hỗ trợ thị trường hiện nay gần như không có vì các thông tin không tốt ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ rõ nét. Chỉ có một thông tin hỗ trợ thị trường là việc Chính phủ cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần giãn thời hạn tăng vốn pháp định thêm 1 năm. Điều này không chỉ hỗ trợ cho các NH mà còn có tác dụng lan tỏa đến các thành phần liên quan tham gia. Như chúng ta đã biết, các NH lớn đều có cổ đông thì họ sẽ bị đỡ áp lực cho việc tăng vốn trong tháng 12 này. Ngoài ra, NH cũng có những tổ chức (các công ty đầu tư tài chính, cổ đông lớn của các NH nhỏ này) có thể giãn tiến độ nộp tiền. Ông đánh giá thế nào về các yếu tố tích cực như giá cổ phiếu đã về mức hấp dẫn, tiềm năng tăng trưởng của DN cao, nhà đầu tư nước ngoài vẫn giải ngân đều đặn …? Thời điểm cách đây hơn một tuần lễ, thị giá của cổ phiếu là giá nằm trong mơ của cách đây hơn nửa năm. Khi thị trường ở ngưỡng 450 điểm thì thị giá cổ phiếu đã thấp hơn mức xấu nhất của TTCK 2008-2009. Khi đó, giá cổ phiếu tại thời điểm VN-Index ở 235 điểm vẫn còn cao hơn giá hiện nay. Do đó, nhiều người nhận thấy đối với những cổ phiếu có hoạt động kinh doanh, lợi nhuận tốt thì giá này nằm mơ cũng không có. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay thị trường điều chỉnh rất sâu và liên tục đi xuống, chưa có sự phục hồi hoàn toàn nên theo tôi, xu hướng uptrend (tăng điểm) những ngày qua chỉ mang tính chất ngắn hạn. Để thị trường bật lên mạnh và bền vững thì cần phải nhiều yếu tố khác nữa. Chúng ta đều thấy, mấy phiên gần đây thị trường nhờ lực đỡ của khối các NHTM với lực mua rất lớn. Tuy nhiên trong tình trạng khan vốn như hiện nay với lãi suất đầu vào và cho vay cao thì DN tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh doanh là rất khó. Nếu họ có vốn, việc gửi ngân hàng sẽ có lợi hơn kinh doanh vì chi phí kinh doanh rất cao. Lãi suất cao như vậy cộng với thông tin kinh tế chưa có nhiều hỗ trợ lớn dẫn đến nguồn vốn rất hạn chế. Do vậy, thị trường tăng nóng chỉ trong thời gian ngắn rõ ràng là dòng tiền nóng từ các kênh đầu tư khác luân chuyển qua chứng khoán nên chắc chắn là không bền vững. Để có được dòng tiền bền vững phải có nhiều thông tin hỗ trợ hơn nữa. Trong khi đó, việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm của trái phiếu Việt Nam và hạ bậc ba loại xếp hạng của 6 ngân hàng Việt Nam sẽ tạo nên tâm lý bất ổn đối với các nhà đầu tư và các thành phần tham gia thị trường. Còn về các quỹ đầu tư nước ngoài, trong thời gian thị trường sụt giảm mạnh họ đã đẩy mạnh giải ngân để làm đẹp danh mục đầu tư và hỗ trợ về giá cho thị trường. Tuy nhiên, các yếu tố đó chỉ mang tính chất ngắn hạn chứ không phải dài hạn. Thực sự là khi thị trường tăng thì các quỹ đầu tư bán ròng nhiều, còn khi thị trường sụt giảm sâu thì họ mới giải ngân ra để mua vào. Và như vậy cũng chỉ có tác động thuần giữa các nhà đầu tư với nhau thôi còn hơn thế nữa thì chưa thể hiện rõ nét. Theo ông, nhóm ngành nào sẽ có sóng trong thời gian tới? Những nhóm ngành nào đón đầu được cơ hội tốt nhất trong năm 2011 sẽ tạo sóng. Năm 2009, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là trên 40% , trong khi năm 2010 là 25%, đến nay thì chỉ tiêu này đã được lâp đầy. Với lãi suất cao như hiện nay thì việc tiếp cận vốn của DN thời điểm cuối năm là vô cùng khó khăn. Do vậy, phải chờ cho đến quý 1/2011 khi room dành cho phát triển tín dụng “nhả” trở lại. Thông thường, sau khi lãi suất tăng quá cao sẽ tự động điều chỉnh để giúp DN tiếp cận với nguồn vốn. Khi đó, những ngành như xây dựng, bất động sản, công nghệ, tài chính, vốn là “xương sống” của nền kinh tế sẽ có nhiều khả năng tạo sóng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_tang_von_ngan_hang_chi_giai.pdf
Tài liệu liên quan