Bài viết Thời tiêu dùng có lương tâm

Một xu hướng tiêu dùng tưởng chừng khó tin đang diễn ra trong thị trường hàng hóa và dịch vụ cao cấp. Hàng hóa xa hoa không còn nhất thiết phải gắn đá quí, đính lông thú hay sản xuất có hạn mà là sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có đạo đức.

 

Kinh doanh hàng có đạo đức có thể dựa trên nguyên tắc thương mại công bằng: người mua và tiêu thụ hàng hóa ở các nước phát triển phải chắc chắn rằng những người sản xuất ở các nước nghèo đang phát triển có cuộc sống đảm bảo, hoặc hàng hóa được sản xuất bằng những cách không làm hại môi trường.

Người ta thường nhìn hàng hóa xa hoa đi kèm với khai thác, bóc lột, lấy hết tài nguyên và tăng tột độ lợi nhuận. Theo Andreas Walter Lim, sáng lập viên của Công ty len Rumah kinh doanh theo nguyên tắc thương mại công bằng tại London, hiện người tiêu dùng cao cấp quan tâm đến khía cạnh đạo đức của sản phẩm. Điều này càng phổ biến hơn khi các nhà làm phim và ngôi sao Hollywood nhảy vào cuộc qua các bộ phim như Blood diamond (Kim cương máu - về hành trình của những viên kim cương lấy đi những mạng người vô tội ở lục địa đen) và An inconvenient truth (Sự thật không dễ chịu - về sự biến đổi khí hậu do các hành động của con người).

Các công ty cung cấp hàng cao cấp cũng ngay lập tức sẵn sàng ứng phó với nhu cầu mua sắm có đạo đức của khách hàng. Tháng tư vừa qua, Stella McCartney ra mắt nhãn hàng mỹ phẩm Care không dùng bất kỳ nguyên liệu nào từ động vật và cũng không dùng động vật để thử nghiệm. Cùng tháng đó, nhà thiết kế Anya Hindmarch trình làng bộ sưu tập 20.000 túi đựng đồ "I'm not a plastic bag" (Tôi không phải là túi nhựa) làm từ cotton hữu cơ, chỉ vài giờ đã bán hết veo ở Anh. Túi có giá 5-10 bảng, sau khi chuyền tay người tiêu dùng và đưa lên bán đấu giá trên mạng trực tuyến eBay, đã lên tới 200 bảng. Khi xuất hiện ở New York, loại túi này được bán hết trong vòng chưa đến một giờ

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài viết Thời tiêu dùng có lương tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời tiêu dùng có lương tâm Một xu hướng tiêu dùng tưởng chừng khó tin đang diễn ra trong thị trường hàng hóa và dịch vụ cao cấp. Hàng hóa xa hoa không còn nhất thiết phải gắn đá quí, đính lông thú hay sản xuất có hạn mà là sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có đạo đức. Kinh doanh hàng có đạo đức có thể dựa trên nguyên tắc thương mại công bằng: người mua và tiêu thụ hàng hóa ở các nước phát triển phải chắc chắn rằng những người sản xuất ở các nước nghèo đang phát triển có cuộc sống đảm bảo, hoặc hàng hóa được sản xuất bằng những cách không làm hại môi trường. Người ta thường nhìn hàng hóa xa hoa đi kèm với khai thác, bóc lột, lấy hết tài nguyên và tăng tột độ lợi nhuận. Theo Andreas Walter Lim, sáng lập viên của Công ty len Rumah kinh doanh theo nguyên tắc thương mại công bằng tại London, hiện người tiêu dùng cao cấp quan tâm đến khía cạnh đạo đức của sản phẩm. Điều này càng phổ biến hơn khi các nhà làm phim và ngôi sao Hollywood nhảy vào cuộc qua các bộ phim như Blood diamond (Kim cương máu - về hành trình của những viên kim cương lấy đi những mạng người vô tội ở lục địa đen) và An inconvenient truth (Sự thật không dễ chịu - về sự biến đổi khí hậu do các hành động của con người). Các công ty cung cấp hàng cao cấp cũng ngay lập tức sẵn sàng ứng phó với nhu cầu mua sắm có đạo đức của khách hàng. Tháng tư vừa qua, Stella McCartney ra mắt nhãn hàng mỹ phẩm Care không dùng bất kỳ nguyên liệu nào từ động vật và cũng không dùng động vật để thử nghiệm. Cùng tháng đó, nhà thiết kế Anya Hindmarch trình làng bộ sưu tập 20.000 túi đựng đồ "I'm not a plastic bag" (Tôi không phải là túi nhựa) làm từ cotton hữu cơ, chỉ vài giờ đã bán hết veo ở Anh. Túi có giá 5-10 bảng, sau khi chuyền tay người tiêu dùng và đưa lên bán đấu giá trên mạng trực tuyến eBay, đã lên tới 200 bảng. Khi xuất hiện ở New York, loại túi này được bán hết trong vòng chưa đến một giờ. Sheherazade Goldsmith, cựu người mẫu đã xuất bản cuốn sách Lát cắt của cuộc sống xanh, nói về những lời khuyên cho một cách sống và tiêu dùng có đạo đức mà vẫn duy trì được niềm vui và thoải mái. Còn hãng đồ hiệu Louis Vuitton sử dụng chiến dịch quảng cáo đi kèm với dự án về khí hậu của Al Gore và hội từ thiện của Mikhail Gorbachev. Booja Booja, một công ty sản xuất sôcôla bán loại sôcôla đựng trong hộp vẽ bằng tay, do chính các nghệ sĩ Kashmir vẽ. Còn Ali Hewson, vợ của ca sĩ Bono trong ban nhạc U2, bán quần áo với nhãn hàng Edun, do những người dân nghèo ở Ấn Độ, Peru, Tunisia, Kenya, Uganda, Lesotho, Mauritius và Madagascar sản xuất. Clare Harris, thư ký tòa soạn của tạp chí New Consumer, tạp chí của Anh chuyên về lối sống đạo đức, thân thiện môi trường, cho rằng thị trường hàng cao cấp đã có sự chuyển dịch về cách sản xuất và cung cấp dịch vụ. Cô cho rằng có sự liên quan rõ ràng giữa hàng cao cấp, mua sắm đạo đức và sản xuất bền vững. Theo Tuổi trẻ Viettel: giảm cước vì lợi ích lâu dài Mạng viễn thông di động Viettel vừa chính thức công bố đợt giảm cước di động kể từ ngày 1/12/2007. Trong đợt giảm giá này, tất cả các gói cước trả trước và trả sau đều giảm tới 15%. Đây không phải là lần đầu tiên Viettel tiên phong trong các đợt giảm giá cước di động. Bình luận về việc này, ông Tống Viết Trung, Giám đốc Viettel Telecom cho biết: “Việc giảm cước qui mô lớn lần này xuất phát từ những phát triển vượt bậc của Viettel về quy mô mạng lưới dịch vụ và số lượng khách hàng. Điều đó cho phép chúng tôi tối ưu hóa chi phí, giảm giá thành dịch vụ. Việc chủ động đi đầu giảm cước lần này cũng còn xuất phát từ cam kết của Viettel không ngừng đưa ra những sản phẩm có giá trị tốt nhất xứng đáng với những gì người tiêu dùng bỏ ra khi sử dụng dịch vụ, luôn mang lại lợi ích chomọinhà”. Có thể thấy, phương châm kinh doanh “mang lại lợi ích lâu dài cho khách hàng” của Viettel đã giúp mạng di động này liên tục ghi được những thành tích đáng nể về tốc độ tăng trưởng. Chỉ sau hơn 2 năm hoạt động (từ tháng 10/2004 đến tháng 6/2007), Viettel phát triển vượt bậc về số lượng khách hàng và vùng phủ sóng với 10 triệu thuê bao, nâng thị phần thuê bao di động của Viettel từ cuối năm 2006 lên 35% và trở thành một trong ba mạng di động có thị phần khống chế. Có thể nói không ngoa rằng, chỉ từ khi có Viettel, khách hàng mới được hưởng dịch vụ di động với giá phải chăng và ngày càng giảm bởi trước đó, thị trường viễn thông di động hầu như không có cạnh tranh. Lần này, cùng với việc giảm cước, Viettel tiến hành cơ cấu lại các gói cước trả trước. Các gói Speed, Bonus, Friend sẽ được nhập vào gói Economy, gói Z60 nhập vào gói Tomato, gói cước BasicCard vào gói Daily. Việc sát nhập nhằm đơn giản hóa hệ thống các gói cước, giúp Viettel tập trung vào ba phân đoạn khách hàng chủ yếu: khách hàng có mức sử dụng cao, khách hàng có mức sử dụng thấp và khách hàng trẻ.   Thực tế thời gian qua cho thấy, việc giảm cước không những không làm giảm doanh thu mà trái lại, khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều hơn. Hiện nay, với trên 10 triệu thuê bao, mỗi ngày Viettel phục vụ 30 triệu phút thoại, doanh thu đạt trên 1000 tỷ đồng/tháng. Tính ra, 6 tháng đầu năm 2007, Viettel đạt doanh thu bằng doanh thu của cả năm 2006. Với phương châm kinh doanh đúng hướng, tin chắc rằng chỉ tiêu doanh thu năm 2007 là 12.000 tỷ đồng của Viettel sẽ hoàn thành trước kế hoạch, góp phần thực hiện mục tiêu doanh thu “1 tỷ đô” của Viettel. Theo VBO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthoi_tieu_dung_co_luong_tam_7787.doc