Bài viết Yếu tố nào giúp lãnh đạo thành công?

Lãnh đạo và khả năng động viên người khác có quan hệ rất gần gũi với

nhau. Lí do là vì lãnh đạo giỏi sẽ động viên người khác rất nhiều và

động cơ vững mạnh sẽ thể hiện việc lãnh đạo giỏi. Khả năng lãnh đạo

tiềm ẩn của bạn sẽ thay đổi, nếu bạn có thể xác định một số thành phần

của việc lãnh đạo giỏi.

Lãnh đạo được định nghĩa là “khả năng truyền cảm hứng để sẵn sàng

hành động”, nhấn mạnh vào từ sẵn sàng. Nhưng để hiểu việc lãnh đạo,

chúng ta cần hiểu sâu hơn thế.

Một điều đã được chứng tỏ nhiều lần thông qua các thời kỳ là trong một

nhóm, nhà lãnh đạo sẽ là người nổi bật - một người mà những người

khác sẽ lắng nghe và hỗ trợ.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài viết Yếu tố nào giúp lãnh đạo thành công?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Yếu tố nào giúp lãnh đạo thành công? Lãnh đạo và khả năng động viên người khác có quan hệ rất gần gũi với nhau. Lí do là vì lãnh đạo giỏi sẽ động viên người khác rất nhiều và động cơ vững mạnh sẽ thể hiện việc lãnh đạo giỏi. Khả năng lãnh đạo tiềm ẩn của bạn sẽ thay đổi, nếu bạn có thể xác định một số thành phần của việc lãnh đạo giỏi. Lãnh đạo được định nghĩa là “khả năng truyền cảm hứng để sẵn sàng hành động”, nhấn mạnh vào từ sẵn sàng. Nhưng để hiểu việc lãnh đạo, chúng ta cần hiểu sâu hơn thế. Một điều đã được chứng tỏ nhiều lần thông qua các thời kỳ là trong một nhóm, nhà lãnh đạo sẽ là người nổi bật - một người mà những người khác sẽ lắng nghe và hỗ trợ. Vị trí trong cấu trúc tổ chức và tước vị chưa đủ để làm nên một nhà lãnh đạo thực sự. Họ phải có các đặc điểm và kỹ năng nếu không chắc chắn họ sẽ thất bại. Người ta cũng chứng minh rằng những kỹ năng này có thể học được và các đặc điểm này có thể phát triển được ở bất kỳ người nào luôn nỗ lực dựa trên những mong ước mạnh mẽ và khao khát thành công thực sự. Nói chung, một nhà lãnh đạo hoặc một giáo viên không thể thực sự phát triển người khác. Họ khuyến khích và truyền cảm hứng rằng người ta phải tự phát triển từ bên trong. Do đó, việc lãnh đạo, với hiểu biết rộng hơn, là thụ giáo. Khi hiểu và xác định phương pháp cũng như đặc điểm của những nhà lãnh đạo được ngưỡng mộ, chúng ta có thể từng bước phát triển những kỹ năng và đặc điểm này. Chúng ta có thể tư phân tích một cách trung thực và khách quan, và xác định những kỹ năng nào cần phải cải thiện. Hãy nhớ rằng không ai hoàn hảo Có lẽ nhà lãnh đạo hoàn hảo chưa được sinh ra. Do vậy, chúng ta có chỗ cho việc tự phát triển. Nếu đồng ý với những điều tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi – đặc điểm lãnh đạo nào, kỹ năng lãnh đạo nào – chúng ta sẽ có sự khởi đầu tốt. Nên phân tích mọi nhà lãnh đạo thực sự mà chúng ta biết và cố gắng học từ những phẩm chất vốn ảnh hưởng lên chính mình. Bạn có thể có một nhà lãnh đạo trong tâm trí với những đặc điểm dưới đây: 1. Sự nhiệt tình Chúng ta đồng ý rằng sự nhiệt tình khi làm một việc gì đó là một trong những đặc điểm hàng đầu. Không ai có thể tạo ra sự nhiệt tình ở những người khác cho một điều gì đó mà chính bản thân họ cũng không nhiệt tình. Nhiệt tình thực sự không phải là một kiểu hành vi liến thoắng, ồn ào, nhanh nhẩu cố tình tạo ra, mà nó giống sự tĩnh lặng tự nhiên hơn. Nó dược thể hiện bằng thái độ mà mọi người làm việc. Thái độ giải quyết công việc dường như nói với mọi người rằng: “Điều nay là quan trọng, nó cần được làm ngay. Và bạn có thể làm nó”. Trừ khi một người cảm thấy công việc họ đang làm có giá trị, họ sẽ không bao giờ nỗ lực làm tốt. Vì thế, nếu một người có bất kỳ cảm xúc nào hoặc nghi ngờ gì về tầm quan trọng của công việc của họ, và không thể thể hiện sự nhiệt tình về điều này, người đó đang có vấn đề. Dù họ có nhận ra hay không thì những người xung quanh cũng biết được cảm xúc, thái độ họ đang thể hiện. 2. Sự can đảm Nhà lãnh đạo thực sự có khả năng đảm nhận khi mọi thứ trở nên biến động. Nhà lãnh đạo phải can đảm để toàn bộ tổ chức giữ được tinh thần. Họ phải đối mặt với những vấn đề mới. Sự can đảm trong lãnh đạo đôi khi nghĩa là chấp nhận những phần không được mong đợi, tiếp cận với một ý tưởng mới – để hỗ trợ cho những điều mà bạn nghĩ là có giá trị. Nó có nghĩa là trung thành với những điều đã thuyết phục được bạn. 3. Tự tin Một đòi hỏi quan trọng cho nhà lãnh đạo hôm nay là sự tự tin. Tuy nhiên, quá trình ra quyết định về nhân lực, cách làm việc hoặc phản ứng, không phải lúc nào lãnh đạo cũng đúng hoàn toàn. Điều tốt nhất mà họ có thể làm là tạo ra một loại “phỏng đoán có giáo dục” dựa trên thực tế họ có thể ước định, và sau đó dựa vào kinh nghiệm và kiến thức để phỏng theo chúng. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo có thể tự tin. Họ biết điều gì họ có thể tự làm và điều gì họ không thể. Họ sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác, đánh giá họ và thừa nhận những người hướng dẫn thậm chí nếu các ý kiến này không phù hợp với suy nghĩ ban đầu của bạn. Nhà lãnh đạo tự tin không bao giờ thỏa mãn với những thành tích hiện tại, không dành thời gian vô ích cho những điều họ không thể có được. Hơn thế, họ thiết lập và thừa nhận những mục tiêu hiện thời và thực tế. 4. Sự liêm chính Một nhà lãnh đạo luôn giữ lời hứa. Họ giữ lời hứa với nhân viên như giữ lời hứa với cấp trên. Họ giữ lời hứa với chính mình. Họ không bao giờ cam kết bừa bãi, mà luôn trong giới hạn thực tế và khả năng hiện tại của họ. Một phần của sự liêm chính là sự trung thành không nghi ngờ với tổ chức - cũng như với danh tiếng của nó. Họ cũng phải có lòng trung thành với sản phẩm, với tổ chức cũng như với ngành nghề của mình. Trung thành với nhân viên là điều đặc biệt quan trọng với bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Họ không bao giờ cho phép mình hoặc những người khác trong nhóm nhạo báng hoặc hạ thấp những người khác trong ngành nghề vì ghen tị. Một phần của sự trung thành này là cảm giác về trách nhiệm cho lợi ích, sự tiến bộ và an toàn của công việc và với những người điều hành tổ chức một cách có đạo đức, với mọi người trong tổ chức, khách hàng và gia đình của họ nữa. 5. Yêu quý Một nhà lãnh đạo phải yêu quý thực sự, thông cảm và tôn trọng mọi nhân viên. Nhà lãnh đạo phải dành phần lớn thời gian trong ngày để lien hệ một cách trực tiếp với các cá nhân. Hãy cẩn thận - đừng đi quá giới hạn. Đây có thể là một tín hiệu nguy hiểm. Dù thích thú và thân thiện, các nhà lãnh đạo thực sự vẫn không bao giờ can thiệp vào cuộc sống cá nhân của những người mà họ lãnh đạo. 6. Hài hước Ai cũng yêu quý người hài hước. Do vậy, khi thích hợp, hãy kể những câu chuyện hài, để thư giãn hơn và động viên mọi người nhiều hơn. Đây là 6 đặc điểm cơ bản giúp một người trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Hãy nghĩ về những điều khác nữa. Bạn có thể đồng ý rằng các ý kiến của bạn sẽ gần giống hoặc là một trong số sáu đặc điểm trên. Nguồn: DN trong thế giới phẳng-NXB Trẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfyeu_to_nao_giup_lanh_dao_thanh_cong_879.pdf