Báo cáo Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán An Bình

Cách đây 8 năm khi thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động , số lượng công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam mới chỉ dừng lại với 6 con số, nhưng đến cuối năm 2008 số công ty chứng khoán đã lên tới 103 công ty. Mặc dù tại thời điểm hiện nay nền kinh tế toàn cầu đang bị suy thoái, tốc độ gia tăng của các công ty chứng khoán đang chững lại nhưng với sự bùng nổ mạnh mẽ của các năm trước các CTCK Việt Nam đang phải đứng trước một cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Và Công ty Cổ Phần chứng khoán An Bình cũng không phải là một ngoại lệ. Để có thể hoạt động và trụ lại trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc liệt, các CTCK không ngừng hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ của mình. Nghiệp vụ tự doanh là họat động mang lại phần lớn lợi nhuận cho công ty, đây cũng là hoạt động đòi hỏi công ty đầu tư nhiều vốn và nhân lực nhất. Công ty Cổ Phần Chứng khoán An Bình là một trong những công ty được thành lập khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ. Sau hơn 2 năm thành lập , công ty đã có những thành công nhất định nhưng hoạt động tự doanh của công ty còn có nhiều vấn đề bất cập như quy trình tự doanh, xây dựng chiến lược đầu tư chưa đáp ứng được tốc độ phát triển ngày càng nhanh của thị trường. Việc nghiên cứu tìm kiếm giải pháp để phát triển nghiệp vụ tự doanh là nhu cầu bức xúc của thực tiễn .

Xuất phát từ những lý do đó mà em chọn đề tài : “Phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình”

 

Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 3 chương :

- Chương I : Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán

- Chương II : Thực trạng hoạt động tự doanh của CTCP CK An Bình

- Chương III : Giải pháp phát triển hoạt động tự doanh tại CTCP CK An Bình

 

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán An Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cách đây 8 năm khi thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động , số lượng công ty chứng khoán trên thị trường Việt Nam mới chỉ dừng lại với 6 con số, nhưng đến cuối năm 2008 số công ty chứng khoán đã lên tới 103 công ty. Mặc dù tại thời điểm hiện nay nền kinh tế toàn cầu đang bị suy thoái, tốc độ gia tăng của các công ty chứng khoán đang chững lại nhưng với sự bùng nổ mạnh mẽ của các năm trước các CTCK Việt Nam đang phải đứng trước một cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Và Công ty Cổ Phần chứng khoán An Bình cũng không phải là một ngoại lệ. Để có thể hoạt động và trụ lại trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc liệt, các CTCK không ngừng hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ của mình. Nghiệp vụ tự doanh là họat động mang lại phần lớn lợi nhuận cho công ty, đây cũng là hoạt động đòi hỏi công ty đầu tư nhiều vốn và nhân lực nhất. Công ty Cổ Phần Chứng khoán An Bình là một trong những công ty được thành lập khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ. Sau hơn 2 năm thành lập , công ty đã có những thành công nhất định nhưng hoạt động tự doanh của công ty còn có nhiều vấn đề bất cập như quy trình tự doanh, xây dựng chiến lược đầu tư chưa đáp ứng được tốc độ phát triển ngày càng nhanh của thị trường. Việc nghiên cứu tìm kiếm giải pháp để phát triển nghiệp vụ tự doanh là nhu cầu bức xúc của thực tiễn . Xuất phát từ những lý do đó mà em chọn đề tài : “Phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình” Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 3 chương : Chương I : Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán Chương II : Thực trạng hoạt động tự doanh của CTCP CK An Bình Chương III : Giải pháp phát triển hoạt động tự doanh tại CTCP CK An Bình CHƯƠNG I HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1 Các vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán 1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán “Công ty chứng khoán” là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam, theo quyết định 27/2007/QĐ-BTC ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài Chính, CTCK là tổ chức có tư cách cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán như: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. CTCK là một tổ chức kinh doanh có điều lệ và bị kiểm soát nghiêm ngặt bởi UBCK. Trong Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã xác định rất cụ thể mức vốn pháp định đối với từng loại hoạt động của CTCK, cũng như tổng mức nợ của CTCK có thể thực hiện. 1.1.2 Mô hình của các CTCK Hoạt động của các CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thông thưòng vì CTCK là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của nó cũng có nhiều điểm khác nhau ở các nước. Mô hình tổ chức kinh doanh của CTCK ở mỗi nước đều có những đặc điểm riêng tùy theo đặc điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên ta có thể khái quát được hai mô hình phổ biến hiện nay là: · Mô hình chuyên doanh kinh doanh chứng khoán: Theo mô hình này công ty chứng khoán chỉ thực hiện 2 loại dịch vụ duy nhất là thực hiện lệnh và thanh toán khi lệnh mua/bán của nhà đầu tư đã được "khớp" với 1 hoặc nhiều lệnh khác. Một trong những ưu điểm chính của các công ty "chuyên doanh" là phí hoa hồng sẽ thấp hơn khoảng từ 1/2 cho đến 2/3 so với trường hợp các công ty đa năng kinh doanh chứng khoán. Nhà đầu tư chỉ nên sử dụng dịch vụ của các công ty này khi bạn là một nhà đầu tư nhạy bén, có khả năng nắm bắt cũng như phân tích thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác và tự mình ra quyết định đầu tư mà không cần sự tư vấn nào của các chuyên gia cả · Mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán: Ngoài việc cung cấp 2 loại dịch vụ kể trên, còn cung cấp các dịch vụ khác như: phát hành các bản nghiên cứu tình hình đầu tư do các chuyên viên phân tích của phòng nghiên cứu soạn thảo, cung cấp dịch vụ quản lý tài sản , tư vấn đầu tư , giúp lập các dự toán tài chính , tư vấn các biện pháp giảm hoặc tránh thuế, … cho khách hàng, tự doanh cho chính mình…. Ngày nay, cụm từ "dịch vụ môi giới" đang dần dần được thay bằng thuật ngữ "các dịch vụ tài chính" do các dịch vụ mà nhà môi giới cung cấp cho khách hàng ngày càng được mở rộng. Như vậy mô hình đa năng kinh doanh chứng khoán là mô hình cung cấp cho khách hành không chỉ những dịch vụ mua, bán thanh toán cho khách hàng mà còn hỗ trợ cho khách hàng về các dịch vụ tư vấn, ngoài ra công ty cũng có thể tự kinh doanh cho chính mình. Mô hình này đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán 1.1.3.1 Các loại hình tổ chức của các công ty chứng khoán Có 3 loại hình tổ chức của CTCK cơ bản là : Công ty hợp danh, Công ty TNHH và Công ty cổ phần · Công ty hợp danh - Là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên - Thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý công ty gọi là thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn, tức là phải chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty hợp danh bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngược lại các thành viên không tham gia điều hành công ty được gọi là thành viên góp vốn, họ chỉ chịu với những khoản nợ của công ty giới hạn trong số vốn họ góp của họ. - Thông thường khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị giới hạn trong số vốn mà các hội viên có thể đóng góp. · Công ty trách nhiệm hữu hạn - Đây là công ty đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giới hạn trong số vốn mà họ đã góp. Vì vậy điều này sẽ làm giảm áp lực với người đầu tư - Mặt khác, về phương diện huy động vốn, cũng đơn giản và linh hoạt hơn so với công ty hợp danh. Đồng thời, vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năng động hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh. Vì những lý do trên nên rất nhiều CTCK hiện nay hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH · Công ty cổ phần - Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các cổ đông. - Đại hội cổ đông có quyền bầu hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị này sẽ ra các chính sách, quyết định của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vụ quản lý khác để điều hành công ty theo các chiến lược công ty đã đề ra. - Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện một món nợ của công ty, mà thể hiện quyền lợi của người sở hữu đối với tài sản của công ty. - Công ty vẫn tồn tại khi mà quyền sở hữu của công ty thay đổi. Công ty cổ phần có một số ưu điểm hơn các mô hình công ty trên là: + Đây là một loại hình công ty tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông hoặc cổ đông nghỉ hưu hay qua đời. + Rủi ro mà chủ sở hữu của công ty phải chịu được hạn chế ở mức nhất định. Nếu như công ty thua lỗ và phá sản, cổ đông chỉ bị thiệt hại ở mức vốn đầu tư cho công ty. + Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu. + Ngoài ra, đối với CTCK , nếu tổ chức theo hình thức công ty cổ phần được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thì coi như họ đã được miễn phí quảng cáo + Hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin tốt hơn hai hình thức trên. Do có rất nhiều ưu điểm như vậy, nên ngày nay các CTCK chủ yếu tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần (như Hàn Quốc chẳng hạn) còn qui định CTCK là công ty cổ phần. 1.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán Cơ cấu tổ chức của CTCK phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ chứng khoán mà công ty thực hiện cũng như qui mô hoạt động kinh doanh của nó. Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năng được chia ra làm hai khối tương ứng với hai khối công việc mà CTCK đảm nhận: · Khối nghiệp vụ (front office): Là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và dịch vụ chứng khoán. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Khối này thường do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách. Tương ứng với các nghiệp vụ của khối này sẽ có những bộ phận phòng ban nhất định: + Phòng môi giới + Phòng tự doanh + phòng bảo lãnh phát hành + phòng quản lý danh mục đầu tư và quỹ đầu tư + Phòng tư vấn đầu tư + Phòng tư vấn tài chính cho công ty Bảng 1.1: Sơ đồ khối nghiệp vụ Phó giám đốc điều hành khối 1 Phòng Môi gíơi Phòng Tự doanh Phòng Bão lãnh phát hành Phòng Tư vấn đầu tư Phong Quản lý quĩ đầu tư Phòng Tư vấn tài chính công ty Phòng Thanh toán và lưu trữ chứng khoán Phòng quản lý thu nhập chứng khoán Phòng ủy quyền Phòng cho vay chứng khoán · Khối phụ trợ (back office): Là khối không trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, nhưng nó không thể thiếu được trong vận hành của CTCK vì hoạt động của nó mang tính chất trợ giúp cho khối nghiệp vụ. Khối này cũng do một giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối 1 Bảng 1.2: Sơ đồi khối phụ trợ Phó giám đốc điều hành khối 2 Phòng nghiên cứu phát triển Phòng hành chính và tổ chức Phòng thông tin và phân tích chứng khoán Phòng ngân quĩ Phòng kế toán Phòng ký quỹ( quản lý tài khoản vay mua) Phòng hạch toán tín dụng Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng phát triển sản phẩm mới Phòng máy tính tin học Phòng pháp chế (Các phòng có mũi tên liền nét chỉ những phòng không thể thiếu trong công ty chứng khoán. Các phòng có mũi tên nét rời là các phòng phụ trợ, có thể có hoặc không thể có tuy từng CTCK ) Ngoài sự phân biệt rõ ràng như vậy, do mức độ phát triển của CTCK và TTCK mà có thể có thêm các bộ phận khác như: mạng lưới chi nhánh, văn phòng trong và ngoài nước, văn phòng đại lý… 1.1.4 Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán Hoạt động của TTCK trước hết cần những người môi giới trung gian, đó là các CTCK - một định chế tài chính trên TTCK , có nghiệp vụ chuyên môn, đội ngũ nhân viên lành nghề và bộ máy tổ chức phù hợp để thực hiện vai trò trung gian môi giới mua – bán chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư lẫn tổ chức phát hành. CTCK là các tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Nhờ các CTCK mà chứng khoán được lưu thông từ nhà phát hành với người đầu tư và có tính thanh khoản, qua đấy thì có thể huy động nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi để phân bổ vào những nơi sử dụng có hiệu quả. 1.1.4.1 Chức năng cơ bản của công ty chứng khoán · Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi đến người sử dụng vốn (thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành) · Cung cấp cơ chế giá cho giao dịch (thông qua hệ thống khớp giá hoặc khớp lệnh) · Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán (hoán chuyển từ chứng khoán ra tiền mặt, và ngược lại từ tiền mặt ra chứng khoán một cách dễ dàng) · Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (thông qua hoạt động tự doanh hoặc vai trò tạo lập thị trường ). 1.1.4.2 Vai trò của các công ty chứng khoán Với những chức năng cơ bản như trên, CTCK có vai trò quan trọng đối với những chủ thể khác nhau trên TTCK. · Đối với các tổ chức phát hành: Mục tiêu tham gia của TTCK của các tổ chức phát hành là huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng khoán.Vì vậy, thông qua các đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành. Một trong những nguyên tắc hoạt động của TTCK là nguyên tắc trung gian. Nguyên tắc này yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán. Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả nhà đầu tư và nhà phát hành. Khi thực hiện công việc này, CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua TTCK. Đối với các nhà đầu tư: Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả đầu tư. Đối với hàng hóa thông thường, mua bán qua trung gian sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán. Tuy nhiên, đối với TTCK, sự biến động thường xuyên của biến động giá cả chứng khoán cũng như mức rủi ro cao sẽ làm cho nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư. Nhưng nếu được thông qua các công ty chứng khoán, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp cho các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu quả. Đối với TTCK thì công ty chứng khoán có hai vai trò chính: ü Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và bán phải thông qua các CTCK vì họ không được trực tiếp tham gia vào quá trình mua bán. Các CTCK là những thành viên của thị trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả của thị trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp, các CTCK cùng với nhà phát hành cùng với nhà phát hành là những người đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy giá của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các CTCK . Các CTCK còn thể hiện vai trò lớn khi tham gia điều tiết thị trường. Để bảo vệ khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích cho chính mình, nhiều công ty chứng khoán đã dành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường . ü Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Nhưng các CTCK mới là người thực hiện tốt vai trò đó bởi vì CTCK tạo tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị trường cấp 1, do thực hiện các hoạt động như bảo lãnh phát hành, chứng khoán hóa, các CTCK không những huy động một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính được đầu tư vì các chứng khoán qua các đợt phát hành sẽ được mua bán trên thị trường cấp 2, do thực hiện các giao dịch mua và bán các CTCK sẽ giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản của những tài sản tài chính. Đối với các cơ quan quản lý thị trường: CTCK có vai trò cung cấp thông tin về TTCK cho các cơ quan quản lý thị trường. Các công ty chứng khoán có thể thực hiện vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường. Một trong những yêu cầu của TTCK là các thông tin cần phải được công khai hóa dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý thị trường. Việc cung cấp các thông tin vừa là qui định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các CTCK vì CTCK cần phải minh bạch và công khai trong hoạt động. Các thông tin công ty chứng khoán cùng cấp có thể bao gồm thông tin về các giao dịch mua và bán trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và tổ chức phát hành, thông tin về các nhà đầu tư…Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống hiện tượng thao túng, lũng đoạn bóp méo thị trường . Tóm lại CTCK là một tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà phát hành đối với các cơ quan quản lý thị trường và đối với TTCK nói chung. 1.1.5 Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán 1.1.5.1 Hoạt động môi giới chứng khoán Môi giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó CTCK đại diện cho khách hàng giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch ấy. Nghiệp vụ môi giới có 2 nhiệm vụ chính là: + Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư, cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và các kiến nghị đầu tư + Nối liền những người bán và những người mua: Đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính. Xuất phát từ những yêu cầu trên, nghề môi giới chứng khoán đòi hỏi phải có những phẩm chất đạo đức, kỹ năng mẫn cán trong công việc và vói thái độ công tâm, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Nhà môi giới không được xúi giục khách hàng mua bán chứng khoán để kiếm hoa hồng. 1.1.5.2 Hoạt động bảo lãnh và phát hành chứng khoán Để thực hiện các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng đòi hỏi tổ chức phát hành phải cần đến các CTCK tư vấn cho đợt phát hành và thực hiện bảo lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng và giúp bình ổn giá trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Đây chính là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của các CTCK và là nghiệp vụ chiếm doanh thu khá cao trong tổng doanh thu của công ty chứng khoán. Như vậy, hoạt động bảo lãnh phát hành là việc CTCK tiến hành thực hiện các hoạt động hướng dẫn cho tổ chức phát hành trong việc phát hành một loại chứng khoán ra thị trường như: tư vấn loại chứng khoán phát hành, tiến hành thực hiện các hoạt động liên quan như thủ tục xin phép phát hành, công bố và niêm yết thông tin ra bên ngoài, tìm kiếm và chào bán cho các khách hàng lớn… để công việc phát hành được triển khai đúng trình tự và quy định của pháp luật. Trên TTCK, tổ chức bảo lãnh phát hành không chỉ có công ty chứng khoán mà còn bao gồm các định chế tài chính khác như ngân hàng đầu tư, nhưng thông thường việc CTCK nhận bảo lãnh phát hành thường kiêm luôn việc phân phối chứng khoán, còn các ngân hàng đầu tư thường đứng ra nhận bảo lãnh phát hành (hoặc thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành) sau đó chuyển phân phối chứng khoán cho các công ty chứng khoán tự doanh hoặc các thành viên khác. Các hình thức bảo lãnh phát hành Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán của tổ chức phát hành cho dù các nhà đầu tư có đăng ký mua hết hay không. Bảo lãnh với cam kết tối đa: đây là hình thức bảo lãnh mà tổ chức bảo lãnh không cam kết mua toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh sẽ làm đại lý phát hành cho tổ chức phát hành và hưởng hoa hồng trên số chứng khoán phát hành được. Tổ chức bảo lãnh chỉ cam kết cố gắng để bán nhiều chứng khoán nhất có thể, phần không bán được sẽ trả lại tổ chức phát hành. Vì vậy, với hình thức này việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành là việc hết sức quan trọng đối với tổ chức phát hành. Uy tín năng lực của tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ thể hiện qua số chứng khoán phát hành được. Bảo lãnh tất cả hoặc không: Đây là hình thức phát hành mà tổ chức bảo lãnh phát hành được dành quyền để hủy bỏ đợt phát hành nếu toàn bộ chứng khoán không được bán hết. Hình thức này đòi hỏi các tổ chức bảo lãnh phát hành phải cố gắng tối đa để chào bán chứng khoán nhằm đảm bảo cho đợt phát hành thành công. Đối với những đợt phát hành quan trọng của các tổ chức phát hành mà số lượng chứng khoán cần bảo lãnh quá lớn so với khả năng của CTCK thì những công ty này sẽ liên kết với các CTCK khác để có thể thực hiện được nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cho tổ chức phát hành đó. Việc liên kết nhiều công ty chứng khoán trong việc cùng thực hiện bảo lãnh cho các tổ chức phát hành được gọi là tổ hợp bảo lãnh hoặc đồng bảo lãnh. Ngày nay đa số các công ty chứng khoán đều thực hiện theo xu hướng này vì như vậy ngoài sự đảm bảo tối ưu trong việc thực hiện đợt phát hành, nó còn chia sẻ làm giảm mức độ rủi ro đối với từng đơn vị kinh doanh chứng khoán. 1.1.5.3 Hoạt động tư vấn Cũng như các loại hình tư vấn khác, tư vấn đầu tư chứng khoán là công việc CTCK thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan tới phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng. Đặc biệt , đối với Việt Nam hiện nay trong chủ trương quản lý và phát triển đối với các doanh nghiệp nhà nước thì dịch vụ tư vấn cổ phần hóa được triển khai nhiều nhất. Theo đối tượng của hoạt động tư vấn thì có thể phân chia hoạt động tư vấn thành tư vấn cho người phát hành và tư vấn đầu tư. Tư vấn cho tổ chức phát hành: Là hoạt động mà các CTCK sử dụng các kiến thức đặc thù của mình nhằm giúp cho khách hàng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, phát hành và niêm yết chứng khoán. Đây là một mảng hoạt động quan trọng vì nếu như hoạt động này được thực hiện một cách tốt đẹp thì sẽ hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp và tạo ra những loại hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường. Trong đó: Xác định giá trị doanh nghiệp: Là việc CTCK định giá doanh nghiệp trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc là cơ sở để đánh giá trong việc mua bán và sát nhập công ty. Tư vấn tái cơ cấu nguồn vốn: Khi một doanh nghiệp nhận thấy cơ cấu vốn của mình không phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện tại, và không phù hợp với nghành nghề của mình thì họ sẽ tìm cách tái cơ cấu nguồn để nâng cao hiệu quả và đảm bảo kinh doanh an toàn. Khi đó, CTCK là một nhà đối tác thích hợp vì nó có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. Tư vấn quản trị công ty: CTCK tư vấn cho khách hàng của mình trong việc xây dựng điều lệ, cơ cấu tổ chức, hoạt động nhằm giúp các công ty cổ phần hoạt động hiệu quả hơn trong giai động đầu thành lập Tư vấn phát hành: CTCK tư vấn cho tổ chức phát hành về cách thức và hình thức phát hành, xây dựng hồ sơ, bản cáo bạch…, và giúp tổ chức phát hành trong việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh và phân phối chứng khoán. Tư vấn niêm yết: Là việc CTCK giúp các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để đưa doanh nghiệp lên niêm yết tại SGDCK hay TTGDCK. Tư vấn đầu tư chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc đội ngũ tư vấn CTCK sử dụng các công cụ phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và thu thập các thông tin để đưa ra các lời khuyên cho khách hàng về thời điểm mua, bán, thời gian nắm giữ, xu hướng và biền động của thị trường. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán được phân loại theo các tiêu chi sau: Theo hình thức của hoạt động tư vấn: Tư vấn trực tiếp: Tức là khách hàng có thể gặp gỡ trực tiếp với các nhà tư vấn hoặc sử dụng các phương tiện truyền thông như điện thoại, internet,fax… để hỏi ý kiến. Tư vấn gián tiếp: Là cách người tư vấn xuất bản các ấn phẩm hay đưa thông tin lên những phương tiện truyền thông như internet để bất kỳ khách hàng nào cũng có thể tiếp cận nếu muốn. Theo mức độ ủy quyền của hoạt động tư vấn: Tư vấn gợi ý: Ở mức độ này, người tư vấn chỉ có quyền nêu ý kiến của mình về những phương pháp, cách thức xử lý nhưng quyền quyết định là của khách hàng. Tư vấn ủy quyền: Với nghiệp vụ này, nhà tư vấn sẽ tư vấn và quyết định hộ khách hàng tùy theo mức độ ủy quyền. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn: Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán: Giá trị chứng khoán không phải là một số cố định, nó luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế và tâm lý. Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên những cơ sở phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ có thể là không hoàn toàn chính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùng. Trong việc sử dụng các thông tin từ nhà đầu tư, nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh tế do lời khuyên đưa ra. Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ cơ sở khách quan là quá trình phân tích, tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề nghiên cứu. 1.1.5.4 Hoạt động tự doanh Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC. Vì vậy, chứng khoán mà CTCK nắm giữ có thể là chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết. Đây là vấn đề nghiên cứu của chính đề tài nên sẽ được đề cập chi tiết ở những phần sau. 1.1.5.5 Các nghiệp vụ phụ trợ + Lưu kí chứng khoán: Là việc lưu giữ, bão quản chứng khoán của khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán. Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ nhận được các khoản thu phí lưu kí chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng chứng khoán. + Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): Xuất việc từ việc lưu kí chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản mở của khách hàng. + Nghiệp vụ tín dụng: Đối với các thị trường chứng khoán phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, CTCK còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua ký quĩ. + Nghiệp vụ quản lý quỹ: Ở một số TTCK, pháp luật còn cho phép CTCK được quản lý được thực hiện nghiệp vụ quản lý quĩ đầu tư. Theo đó, CTCK cử đại diện của mình để quản lý quĩ đầu tư. Theo đó, CTCK cử đại diện của mình để quản lý quĩ và sử dụng vốn và sử tài sản của quĩ để đầu tư để đầu tư . CTCK được thu phí dịch vụ quản lý quĩ đầu tư. 1.2 Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán 1.2.1 Khái niệm tự doanh chứng khoán “Tự doanh chứng khoán là việc CTCK tự tiến hành các giao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111194.doc
Tài liệu liên quan