Báo cáo Quá trình hình thành và phát triển của công ty bánh kẹo HẢI CHÂU

Bánh kẹo là loại công nghệ thực phẩm ngọt, có đặc điểm chung là được chế biến từ một lượng lớn nguyên liệu là đường và một lượng lớn các loại nguyên liệu phụ khác phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng loại sản phẩm.

Bánh kẹo ở nước ta gồm nhiều loại khác nhau: kẹo cứng, kẹo mềm, bánh qui, bánh xốp Nhìn chung các loại sản phẩm này đều có giá trị dinh dưỡng cao,mùi vị hấp dẫn. Đa số các loại bánh kẹo có thành phần chủ yếu là saccaroza và tinh bột, ngoài ra còn một số thành phần khác như: glucoza, fructoza, maltoza, lipit, protêin, chất khoáng và các loại axits thực phẩm

Ởnước ta hiện nay ngành công nghệ bánh kẹo đang vươn lên chiếm một vị trí quan trọng trong công nghệ chế biến thực phẩm, để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Hiện nay ở hầu hết các tỉnh trong cả nướcđều có các nhà máy, xí nghiệp sản xuất bánh kẹo phục vụ cho địa phương mình. Bởi vậy, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bánh kẹo khác nhau được bày bán. Đứng trước tình hình trên, để có thể chiếm lĩnh được thị trường trong nước phương hướng phát triển mà công ty bánh kẹo HẢI CHÂU đặt ra là: tăng cường về trang thiết bị, cán bộ kỹ thuật, công nhân, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến bao gói, đổi mới mặt hàng Qua một thời gian thực tập tại công ty bánh kẹo hải châu em đã tìm hiểu và biết được những bước thăng trầm của công ty từ những ngay đầu thàn lập.

Công ty bánh kẹo HẢI CHÂU được thành lập ngày 2 – 9 – 1965. Là đơn vị trực thuộc TỔNG CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG I – BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

Trụ sở của công ty đặt tại: 15 Mạc thị bưởi – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Tổng diện tích mặt bằng hiện nay của nhà máy là 55000 m2.

 

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Quá trình hình thành và phát triển của công ty bánh kẹo HẢI CHÂU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: lời mở đầu Bánh kẹo là loại công nghệ thực phẩm ngọt, có đặc điểm chung là được chế biến từ một lượng lớn nguyên liệu là đường và một lượng lớn các loại nguyên liệu phụ khác phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng loại sản phẩm. Bánh kẹo ở nước ta gồm nhiều loại khác nhau: kẹo cứng, kẹo mềm, bánh qui, bánh xốp… Nhìn chung các loại sản phẩm này đều có giá trị dinh dưỡng cao,mùi vị hấp dẫn. Đa số các loại bánh kẹo có thành phần chủ yếu là saccaroza và tinh bột, ngoài ra còn một số thành phần khác như: glucoza, fructoza, maltoza, lipit, protêin, chất khoáng và các loại axits thực phẩm… ởnước ta hiện nay ngành công nghệ bánh kẹo đang vươn lên chiếm một vị trí quan trọng trong công nghệ chế biến thực phẩm, để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay ở hầu hết các tỉnh trong cả nướcđều có các nhà máy, xí nghiệp sản xuất bánh kẹo phục vụ cho địa phương mình. Bởi vậy, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bánh kẹo khác nhau được bày bán. Đứng trước tình hình trên, để có thể chiếm lĩnh được thị trường trong nước phương hướng phát triển mà công ty bánh kẹo hải châu đặt ra là: tăng cường về trang thiết bị, cán bộ kỹ thuật, công nhân, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến bao gói, đổi mới mặt hàng…Qua một thời gian thực tập tại công ty bánh kẹo hải châu em đã tìm hiểu và biết được những bước thăng trầm của công ty từ những ngay đầu thàn lập. Công ty bánh kẹo hải châu được thành lập ngày 2 – 9 – 1965. Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty mía đường I – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trụ sở của công ty đặt tại: 15 Mạc thị bưởi – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Tổng diện tích mặt bằng hiện nay của nhà máy là 55000 m2. Trong đó: Nhà xưởng: 23000 m2 Văn phòng: 3000 m2 Kho bãi : 5000 m2 Phục vụ công cộng: 24000m2 Công ty bánh kẹo hải châu được hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu Trung Quốc giúp đỡ xây dựng. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty qua từng thời kỳ là: Kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo. Kinh doanh các sản phẩm mì ăn liền. Kinh doanh bột gia vị. Kinh doanh vật tư nguyên liệu, bao bì ngành công nghệ thực phẩm. Xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoàI những mặt hàng công ty kinh doanh. Quá trình hình thành và phát triển của công ty bánh kẹo hải châu đã trải qua các thời kỳ sau: Những ngày đầu thành lập từ năm 1965 – 1975 công ty gồm có 3 phân xưởng chính: Phân xưởng sản xuất mì sợi: Gồm 6 dây truyền máy bán cơ giới công suất 2,5 á 3 tấn / ca. Sản phẩm chính là mì sợi lương thực, mì thanh, mì hoa. Phân xưởng bánh: Gồm một dây truyền máy bán cơ giới công suất 2,5 tấn / ca Sản phẩm chính là bánh qui và bánh hương thảo. Phân xưởng kẹo: Gồm hai day truyền máy bán cơ giới công suất mỗi dây truyền là 1,5 tấn /ca. Sản phẩm chính là kẹo cứng, kẹo mềm. Trong thời kỳ này, do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên một phần nhà xưởng, máy móc bị phá huỷ. Công ty được bộ tách phân xưởng kẹo sang nhà máy Miến Hà Nội thành lập nhà máy Hải Hà. Trong thời kỳ 76 – 85 công ty đã khắc phục những thiệt hại sau chiến tranh và đi vào hoạt động bình thường. Năm 1976 Bộ Công Nghiệp thực phẩm cho nhập nhà máy sữa Mẫu Sơn thành lập phân xưởng sấy phun. Phân xưởng này thành lập hai phân xưởng chính là sữa đậu nành và bột canh. Năm 1978 Bộ Công Nghệ thực phẩm cho điều động 4 dây chuyền mì ăn liền từ công ty Sam Hoa thành lập phân xưởng mì ăn liền Do nhu cầu thị trường và tình trạng thiết bị công ty đã thanh lý hai dây chuyền, hiện tại công ty đã nâng cấp và đưa vào hoạt động một dây chuyền. Năm 1982 do khó khăn về bột mì và nhà nước bỏ chế độ độn mì sợi thay lương thực. Công ty được Bộ Công Nghệ thực phẩm cho ngừng hoạt động phân xưởng mì lương thực. Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động, đồng thời đầu tư 12 lò bánh kem xốp đây là sản phẩm đầu tiên ở các tỉnh phía bắc và đã được khách hàng chấp nhận. Thời kỳ 1986 – 1991: Năm 1989 – 1990 : tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy phun Công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 2000 lít / ngày. Năm 1990 – 1991: công lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất bánh qui Đài Loan nướng bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ Từ năm 1992 đến nay công ty đã mở rộng thị trường và lắp đặt thêm nhiều trang thiết bị mới làm tổng doanh thu của công ty tăng lên đáng kể. Năm 1993 mua thêm một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của Cộng Hoà Liên Bang Đức. Năm 1994 mua thêm một dây chuyền phủ sôcôla của cộng Hoà Liên Bang Đức Năm 1996 liên doanh với Bỉ thành lập một công ty liên doanh sản xuất sôcôla.sản phẩm này chủ yếu để xuất khẩu Cũng trong năm này công ty đã mua và lắp đặt thêm hai dây chuyền sản xuất kẹo mềm và kẹo cứng của Cộng Hoà Liên Bang Đức. Năm 1998 mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của Cộng Hoà Liên Bang Đức Tiến tới năm 2002 Công ty sẽ đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh mới rất hiện đại, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam với sự hợp tác của Bỉ. Phần II: nguyên liệu sản xuất kẹo N guyên liệu sản xuất kẹo gồm nhiều loại, tuỳ theo từng loại sản phẩm kẹo làm ra mà ta lựa chọn những loại nguyên liệu khác nhau. Việc lựa chọn nguyên liệu sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Vì thế ta cần nắm vững những tính chất, tác dụng của từng loại nguyên liệu và các biến đổi lý hoá học của chúng trong quá trình gia công chế biến. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm. đường: đường là chất ngọt, nó là nguyên liệu chính trong ngành sản xuất bánh kẹo. Đường được sản xuất từ củ cải đường, mía,có công thức phân tử là C12H22O11. Trong đường thành phần chủ yếu là saccaroza, nên các tính chất lý học, hoá học của nó quyết định rất lớn đến các quá trình xảy ra trong sản xuất bánh kẹo. Saccaroza là tinh thể không màu, có nhiệt độ nóng chảylà 165 á180oC Hoà tan nhiều trong nước, có thể tan được ngay cả ở nhiệt độ thấp. Độ hoà tan của saccaroza tăng khi nhiệt độ tăng. Khi có mặt một số đường khác thì độ hoà tan giảm nhưng độ hoà tan chung lại tăng lên. Dung dịch saccaroza có nhiệt độ sôi thấp. Dựa vào tính chất này mà hầu hết các nhà máy sản xuất bánh kẹo hiện nay thường áp dụng phương pháp nấu chân không để tránh phân huỷ đường do nhiệt độ cao. Tính háo nước: saccaoa không háo nước, nó chỉ bắt đầu hút nước khi độ ẩm tương đối của không khí đạt 90%. Nhưng khi nấu saccaroza với các dạng đường khử khác thì sản phẩm tạo ra có khả năng hút ẩm rất lón. Khả năng chuyển hoá:Dưới sự có mặt của ion H+, dung dịch saccaroza sẽ phân giải thành đường chuyển hoá. C12H22O11 + H2O đ C6H12O6 + C6H12O6 Hỗn hợp tạo thành gọi là đường chuyển hoá. Lượng đường chuyển hoá có ảnh hưởng rất lớn tới sự kết tinh của saccaroza. Tác dụng với kiềm:Tạo thành các saccarat. Trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao đường phân huỷ tạo thành các chất màu và axit. Phản ứng caramen hoá: Dưới tác dụng của nhiệt độ đường saccaroza bị mất nước và trùng hợp tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau và chất màu. Dưới tác dụng của enzyme chuyển hoá: Dưới tác dụng của vi sinh vật đường saccaroza chuyển thành glucoza, fructoza và nhiều chất khác. [ Tiêu chẩn kỹ thuật của đường tinh luyện: Độ ẩm : 0,05% Đường khử : < 0,03% Đọ tinh khiết : 99.8% Tỷ lệ tro : < 0,03% Màu sắc : 100 – 150 IC Đường phaỉ trắng mịn, có độ tinh khiết cao, không vón cục, không chứa tạp chất. Đường saccaroza có chất lượng cao thì sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và giá trị cảm quan tốt. Bảo quản: bao kín đảm bảo chống ẩm, chống nhiễm bụi, nhiễm vi sinh vật. Bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ, không xếp cùng hàng hoá có độ ẩm cao, mùi mạnh. Nhiệt độ bảo quản: 25-30oC Độ ẩm bảo quản: 70% Mạch nha: Mạch nha là sản phẩm của quá trình thuỷ phân tinh bột bằng enzim b -aminlaza.Do vậy trong thành phần của mạch nha chủ yếu là mantôza chiếm 80% còn lại là glucôza và dextrin . Trong sản xuất kẹo mạch nha được sử dụng như một chất chống kết tinh đường ,ngoài ra nó làm giảm quá trình hồi đường của khối kẹo khi nấu .Quá trình sản xuất mạch nha được sản xuất từ thóc mầm hoặc từ vi sinh vật hiện nay chúng ta thường sản xuất bằng phương pháp vi sinh vật nghĩa là sử dụng b - aminlazađể đường hoá tinh bột .Phương pháp này có ưu điểm giá thành tương đối dẻ nhưng chất lượng không đồng đều do hoạt động của enzim không ổn định . Yêu cầu về chất lượng của nha : Hàm lượng đường khử thấp 22% PH 4,7-5,3% Hàm lượng chất khô 78-85% Trong nha không còn tinh bột ,không sủi bọt, không có vị chua, không lẫn tạp chất, nha có màu vàng trong suốt . các nguyên liệu phụ: Trứng: Trứng có giá trị dinh dưỡng cao đợc sử dụng chủ yếu trong sản xuất bánh qui và kẹo mềm. Dùng trứng để sản xuất bánh qui làm cho bánh thơm ngon, bánh xốp giòn và tạo cho sản phẩm có màu sắc đẹp. Đối với kẹo mềm sử dụng trứng làm cho kẹo mềm, mịn, ăn không dính răng, mùi xị hấp dẫn. Thông thường trong sản xuất bánh kẹo người ta hay dùng trứng tươi hoặc trứng khô. Tại phân xưởng kẹo của công ty bánh kẹo hải châu thường sử dụng trứng gà tươi. Trứng gà tươi sử dụng tốt nhất với thành phần: Lòng đỏ :30% Lòng trắng:58% Vỏ: 12% Trứng trong sản xuất kẹo người ta chỉ sử dụng lòng trắng trứng để làm chất tạo bọt và nhũ hoá thay thế lexithin.Khả năng tạo bọt của lòng trắng trứng rất lớn, khi đánh trộn lượng lòng trắng trứng có thể tăng 7 lần so với thể tích cũ. Nếu thêm nước thì khả năng tạo bọt tăng lên nhiều lần. Bơ: Trong sản xuất kẹo người ta thường dùng bơ lấy từ sữa động vật bằng phương pháp phân ly ,bơ chứa trên 80% chất béo .Dùng bơ làm kẹo sẽ giữ được hình thể hoàn chỉnh của kẹo .Tuy nhiên bơ có nhiệt độ nóng chảy thấp dễ làm cho kẹo có mùi ôi của dầu mỡ gây cho người có cảm giác khó chịu . Bơ được bảo quản ở nhiệt độ thấp sẽ ít bị biến chất , tác dụng ôxi hoá chậm có thể bảo quản hàng tháng không ôi , đồng thời lượng vitamin trong bơ cũng bị tổn thất rất ít . Chỉ tiêu chất lượng bơ dùng trong sản xuất bánh kẹo : Chất béo : >= 83% Đạm :1,1% Chất khoáng : 2,2% Nhiệt độ nóng chảy : 22-30% Nhiệt độ đông đặc : 5-5,5oC Nước :16% Màu vàng nhạt , không có mùi vị lạ . Sữa : Từ lâu người ta đã đưa sữa vào sản xuất bánh kẹo ,Ví dụ :trong sản xuất kẹo mềm sữa hoặc các loại bánh bích qui .Chất khô của sữa không những cải thiện mùi thơm của bánh kẹo mà còn làm cho bánh kẹo mềm mại , mịn ,xốp , đàn hồi ,tạo màu cho bánh kẹo .Mặt khác còn nâng cao giá trị dinh dưỡng của bánh kẹo .Để thuận tiện cho việc sản xuất và vận chuyển người ta đã chế biến sữa tươi thành các loại sữa khác nhau như sữa đặc ,sữa bột … Các loại sữa này thuận tiện cho việc chuyên chở , bảo quản và không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất . Tại công ty bánh kẹo hải châu , kẹo mềm được sản xuất thường sử dụng loại sữa bột .Sữa bột là sản phẩm của quá trình cô đặc sữa tươi đến cao độ, nó khác sữa đặc ở chỗ : sữa bột có dạng bột khô , bảo quản bền , dung tích nhỏ . Thành phần của sữa bột : Nước 2% Chất béo 28% Anbumin 26,5% Lactoza 38% Tro 5,5% Sữa bột có tính chất hút rất mạnh nên phải bao gói thật kín bảo quản nơi khô ráo râm mát. Sữa bột đưa vào sản xuất có mùi thơm ,không mốc ,không vón cục, không bị biến màu , không có vi trùng đường ruột . Chất thơm : Chất thơm dùng trong sản xuất bánh kẹo là sản phẩm có mùi thơm ngon dễ chịu hấp dẫn cho người tiêu dùng. Chất thơm gồm : chất thơm tồng hợp và chất thơm tự nhiên. Chất thơm tự nhiên : là tinh dầu và nhựa là hương thơm nhất quyết định cho nhiều loại cây hoa quả .Trong sản xuất bánh kẹo thường dùng các loại tinh dầu : cam ,quýt ,chanh ,dứa ,cốm … tuỳ theo từng loại kẹo mà nhà sản xuất sử dụng các loại tinh dầu khác nhau . Chất thơm để lâu dễ bị biến chất .Nguyên nhân là do hiện tượng ôxi hoá .Tốc độ biến chất nhanh hay chậm là do ảnh hưởng của nước ,không khí, kiềm ,axit .Vì vậy ,tinh dầu cần bảo quản trong các lọ sẫm màu để nơi tối , không nên để gần lửa dễ sinh ra hiện tượng nổ và cháy . Chất màu thực phẩm: Mầu sắc của sản phẩm được tạo nên từ : màu sắc tự nhiên của nguyên liệu được đưa vào sản xuất và chất mầu đưa vào khi gia công chế biến thực phẩm.Trong sản xuất kẹo, mầu sắc của viên kẹo chủ yếu do chất màu quyết định .Chất màu thực phẩm thu được bằng hai phương pháp : tổng hợp nhân tạo và lấy từ vật phẩm tự nhiên . Chất màu nào dùng trong thực phẩm thì yêu cầu trước tiên là không gây độc hại đối với cơ thể con người, sau đó mới xét đến màu sắc ,độ tan ,độ bền màu và các phản ứng biến màu khác. Theo quy định lượng màu vào kẹo không quá 0.01% khối lượng kẹo .Chất màu hay sử dụng tại công ty hải châu thường là : màu cà rốt ,màu socola,cốm , dâu… Bảo quản : chất màu hút ẩm và vón cục ảnh hưởng đến độ hoà tan .Do vậy, cần đựng trong lọ kín bảo quản nơi thoáng mát . Axit thực phẩm: Dùng axit thực phẩm trong sản xuất bánh kẹo tạo cho sản phẩm có mùi vị ngon của hoa quả đặc trưng ,vị chua dễ chịu và có khả năng chống hồi đường làm tăng sự căng phồng của gluten trong bộ mì tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất các loại bánh nướng nhiều lớp . Hiện nay trong sản xuất bánh kẹo người ta thường sử dung bốn loại axit thực phẩm :axit xitric, axit tactaric, axit malic, axit lactic. Nhưng sử dụng có hiệu quả và phổ biến nhất là axit xitric và axit lactic. Chất tạo keo đông : Trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo để chế biến các loại kẹo dẻo từ hoa quả nghiền có dạng keo đông như : Gelatin, Pectin, câu tinh chế Thông thường ngưòi ta sử dung Pectin và Gelatin. Tại công ty bánh kẹo Hải Châu trong quá trình sản xuất kẹo mềm thường sử dụng Gelatin. Gelatin là chất keo động vật thu được bằng cách ninh nguyên liệu chứa nhiều Colagen. Colagen có nhiều trong xương , da, sụn. Trong nước Gelatin hút nước và trương nở rất lớn khối lượng tăng gấp 15 lần so với khối lượng chính của nó. Gelatin hoà tan tốt trong nước nóng .Không hoà trong dung dịch hữu cơ, trong cồn và ét xăng . Nó đông tụ ở nước lạnh , Gelatin rất gợi cảm với nhiệt độ , khi nấu lên đến 600C thì khả năng keo tụ yếu dần đi và khả năng keo tụ mất hẳn khi có tác dụng của axit. Hiện nay trên thế giới rất nhiều nước sử dung rộng rãi Gelaitin trong sản xuất các loại kẹo thanh ,kẹo mềm hoa quả và các dạng kẹo mềm khác .Gelatin ngoài tác dụng chính của nó là tạo sản phẩm có tính chất keo đông còn có tác dụng chống lại sự hồi đường và giữ cho kẹo có độ mềm ổn định .Gelatin dùng trong công nghệ sản xuất bánh kẹo phải trong suốt có dạng bột hoặc dạng tấm ,có độ ẩm không quá 16% và hàm lượng tro không quá 2% Nguyên liệu thay thế: Mật tinh bột: Là một sản phẩm trung gian của quá trình thuỷ phân tinh bột bằng axit hoặc men .Là nguyên liệu thay thế cho mạch nha trong sản xuất kẹo. Khi thuỷ phân tinh bột ta thu được các gluxit có trọng lượng khác nhau nhưng thành phần chính cuả mật tinh bột là các dextrin , maltôza , glucôza. Thành phần và tỉ lệ và các chất kể trên phụ thuộc và mức độ thuỷ phân tinh bột. Thuỷ phân càng tốt thì lượng glucôza càng nhiều và hàm lượng dextrin càng thấp. nếu ta dùng mật tinh bột có hàm lượng glucôza thấp thì sản phẩm làm ra dễ hút ẩm của môi trường xung quanh và ngược lại. Trong sản xuất kẹo mật tinh bột được sử dụng như là một chất chống kết tinh đường. khi bảo quản cần lưu ý: mật tinh bột dễ bị lên men và có mùi rượu, ở nhiệt độ cao thì quá trình biến đổi càng nhanh. Trong mật tinh bột có một lượng axit nhất định nên nếu để quá lâu sẽ bị thuỷ phân ra hợp chất mà làm sản phẩm dễ bị cháy. Dưới tác dụng của một số yếu tố bên ngoài như men, vi khuẩn hoặc các chất oxy hoá sẽ làm cho mật tinh bột bị thuỷ phân tạo ra các hợp chất làm suy giảm chất lượng đối với mật tinh bột. Yêu cầu chất lượng đối với mật tinh bột: đường khử : (3,5 á 7)% Tro : 0,6% Độ khô : (80 á 82)% Độ pH : (4,6 á 4,8) lượng kim loại nặng : 0,001% Muối NaCl : 0,3% Nhiệt độ cháy xém : (133 á 135)% Màu sắc: không màu hoặc màu vàng tươi trong suốt. Mùi vị: không có mùi lạ, vị ngọt dịu, không chua.. Tạp chất: không lẫn tạp chất không tan. 2. Đường chuyển hoá: Có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ mật tinh bột hoặc nha bằng đường chuyển hoá trong sản xuất kẹo vì trong thành phần của đường chuyển hoá có glucôza là chất làm tăng độ hoà tan chống lại kết tinh của đường saccaroza. pH = 2,5 á 4,7 Thuỷ phân đường saccaroza bằng axit hữu cơ hoặc vô cơ ta được đường chuyển hoá C12H22O11 C6H12O6 + C6H12O6 hỗn hợp glucôza và fructôza gọi là đường chuyển hoá. Trong đường chuyển hoá cả hai đường này đều có khả năng làm tăng độ hoà tan của đường saccaroza. Với một lượng đường chuyển hoá nhất định thì đường saccaroza không kết tinh được mà ở trạng thái vô định hình, khi sử dụng đường chuyển hoá để thay thế cho mạch nha có: Ưu điểm: giải quyết khó khăn khi thiếu nha hoặc mật tinh bột. Kẹo nấu bằng đường chuyển hoá có độ trong nhất định và ít tạo bọt. Nhược điểm: kẹo dễ bị chảy nước do fructôza trong đường chuyển hoá hút ẩm mạnh. giá thành cao. Phần III : Kỹ thuật sản xuất kẹo Sơ đồ công nghệ sản xuất kẹo mềm Công Ty Bánh Kẹo Hải Châu sử dụng hai loại chất tạo keo đông đó là lòng trắng trứng gà và Geltin dùng cho hai loại kẹo khác nhau. Sơ đồ 1: Trộn các phụ liệu Làm nguội Quật kẹo Vuốt kẹo Tạo hình Bao gói Đóng thùng Đường kính + Nha + Nước Xiro (Gravomat) Nấu Thành phẩm Bơ, chất điều vị, hương liệu, phẩm màu, K đầu đuôi Lòng trắng trứng Đánh tan, bông xốp Cắt kẹo Gói kẹo Sơ đồ 2: Trộn các phụ liệu Làm nguội Quật kẹo Vuốt kẹo Tạo hình Bao gói Đóng thùng Đường kính + Nha + Nước Xiro (Gravomat) Nấu Thành phẩm Bơ, chất điều vị, hương liệu, p Gelatin Ngâm, tạo bọt Cắt kẹo Gói kẹo Lọc Dịch Gelatin hoà xiro: Mục đích: chuyển tinh thể đường từ trạng thái tinh thể cứng về trạng thái phi tinh. Bằng cách hoà tan đường saccaroza trong nước và nha, nhờ sự trợ giúp của cánh khuấy và gia nhiệt thời gian hoà đường được rút ngắn. Trước khi tién hành hoà xiro người ta có một hệ thống cân nguyên liệu tự động đó là hệ thống Gravomat. Hệ thống này được sử dụng như sau: Bật công tắc nguồn. Chọn công thức theo yêu cầu. Đưa về chế độ tự động. Khi cân đến mẻ cuối cùng thì ấn nút dừng. ấn nút cánh khuấy cho thùng chứa khi ở trong thùng chứa đó đã có nguyên liệu. Khi ở trong thùng chứa đó đã hết nguyên liẹu cần chọn số công thức vệ sinh cho thùng chứa đó. Thiét bị hoà xiro thường sử dụng nồi hai vỏ, ở trong có cánh khuấy, khoảng giữa hai vỏ để hơi đốt đi vào đun nóng xiro ngoài cùng là lớp bảo ôn cách nhiệt, nước ngưng qua van xả thoát ra ngoài. Thiết bị này làm việc gián đoạn thuận tiện cho thao tác, thời gian đường hoá nhanh. Ta có thể khống chế được nồng độ xiro cũng như nhiệt độ xiro. Khi hoà xiro: nguyên liệu đưa vào phải cân đúng như thực đơn của từng loại kẹo. Đầu tiên nguyên liệu được hoà cùng với nước với một lượng nhất định tuỳ theo tính chất của từng loại kẹo mà nhà máy làm ra. Đóng van xả nước ngưng, mở van hơi cho cánh khuấy hoạt động, áp lực hơi phải đạt 5,5 á 6 kg/cm2sau thời gian 12 á 14 phút thì đóng van hơi , tắt cánh khuấy , mở van xả nước ngưng tháo xiro chẩy xuống thùng chứa. yêu cầu của xiro: Nhiệt độ sôi của dung dịch đường: 1100C. Chất khô : 80 á 82%. Hàm lượng đường khử : Rs = 20 á 22%. Xiro trong suốt, không còn tinh thể đường. Nấu xiro thành khối kẹo : Sau khi đường được hoà thành xiro nhờ bơm bơm sang thiết bị nấu chân không. Nấu là quá trình cô đặc làm bốc hơi nước biến xiro thành khối kẹo. Trong quá trình nấu độ ẩm của khối kẹo phải đạt sao cho khi trộn nguyên liệu vào thì kẹo sau đánh trộn phải đạt độ ẩm là 1 á 6%. Các thao tác chủ yếu trong quá trình nấu kẹo mềm: - Trước khi nấu cần kiểm tra các van xem ở đúng vị trí chưa. Chú ý khi nấu chân không van hơi thừa phải đóng lại van phá chân không cũng phải đóng lại. - Bơm dịch vào nồi nấu, đóng nắp nồi lại, bật cánh khuấy với tốc độ chậm sau đó tăng dần. - Mở van hơi và bật công tắc hơi tự động. Đặt nhiệt độ tuỳ theo loại kẹo đang nấu. Bật bơm chân không. Điều chỉnh van để cho đồng hồ đo chân không chỉ ở mức cần thiết. - Khi kết thúc quá trình cần tắt bơm chân không trước, sau đó mới tắt cánh khuấy. Mở cả hai van xả hơi thừa và van phá chân không. - Mở van xả đáy để đưa kẹo ra thùng chứa. Khi xả hết cần đóng van lạnh nhanh. - Cuối cùng tiến hành vệ sinh nồi. Trong quá trình nấu dịch đường bị bốc hơi làm độ nhớt của dịch tăng, làm lượng nước giảm. Khi áp suất trong nồi đạt 600mmHg, nhiệt độ dung dịch trong nối khoảng 115,5 á 115,70C báo hiệu phần lớn nước đã bị mất đi và khối kẹo đã được nấu xong. Yêu cầu của khối kẹo mềm sau khi nấu: Mầu sắc vàng tươi. Trong, không có vết đục của sự hồi đường. Độ ẩm: 1á 6% Các thao tác chủ yếu trong quá trình nấu khối kẹo cứng: - Bật công tắc nguồn bật nguồn cấp khí nén, mở van cấp hơi, chỉnh bộ giảm áp xuống còn 4bar . - Mở van xả hơi trong vài phút, xoay vô lăng van chuyển sản phẩm để mở hoàn toàn, đóng van khoá trước bơm đường. - Cấp hơi vào để ra nhiệt làm ẩm nồi, xoay nồi chứa luân phiên để nóng đều. Đóng nguồn cấp hơi cho ống xoắn. Đóng van chuyển sản phảm. Tháo nước ngưng từ nồi nấu cho đến khi xả hết. Bật bơm chân không công tắc chế độ chuyển về nút Start. Khi đạt tốc độ chuyển vè vị trí Delta. Chuẩn bị nồi chứa để sản xuất . Làm khô nồi chứa và quét lên nó một lớp cách ly chống dính thường là mỡ hoặc dầu . Hút chân không trong buồng chân không. Mở van khoá trước bơm . Công tắc bơm được bật sang vị trí On. Mở van xả tạm thời để xem có bơm dịch sang không. Bật công tắc sang chế độ bằng tay. Khi đường đã sang đều , thì đóng van xả khí lại. Đặt áp lực hơi để có đựoc nhiệt độ thích hợp trong công nghệ. Khi xiro vào buồng bay hơi thì bật công tắc sang chế độ tự động. Mở từ từ van chuyển sản phẩm cho lưu lượng đạt tối ưu. Đổ nồi chứa đầy tuỳ theo số lượng đặt sang bơm. Nghiêng nồi dùng dao vét đổ xiro vào xe tiếp nhận. Sau đó làm sạch nồi chứa bằng một lớp cách ly để chuẩn bị cho mẻ sau. Khi bên thùng chứa còn ít không đủ nấu cho 1 mẻ cần chuyển sang chế độ bằng tay. Trước khi thùng chứa hết cần đóng van trước bơm đường. Mở van bơm đường bật sang vị trí OFF. Đặt bộ giảm áp hơi xuống còn 2 bar. Trong quá trình nấu kẹo cứng, để sản phẩm đạt được chất lượng cao nhất phải theo dõi xác định nhiệt độ cần thiết để kết thúc quá trình nấu. Khi kẹo đã đạt tới nhiệt độ cao ở mức cần thiết kết thúc quá trình nấu phải giảm nhanh nhiệt độ vì lúc đó nhiệt độ của dung dịch tăng nhanh, kẹo dễ bị phân huỷ, làm màu sắc xấu đi và mùi vị giảm. Nhiệt độ kết thúc quá trình nấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tinh khiết của dung dịch, pH của môi trường, khí hậu, thời gian nấu, thiết bị nấu . Nhiệt độ nấu kẹo cứng tối đa bằng 134 á1380C. Hàm lượng chất khô sau khi nấu phải đạt được 97 á 98%. Thời gian nấu : 8 á 10 phút. áp suất nấu: 4 bar ( chế độ nấu tự động) . 2 bar ( chế độ nấu bằng tay ). 3. Đánh trộn và làm nguội khối kẹo: Sau khi khối kẹo nấu xong ta cần tíên hành làm lạnh nhanh khối kẹo đến nhiệt độ thích hợp để có thể gia công và chế biến những công đoạn tiếp theo.Nếu làm nguội khối kẹo chậm khối kẹo sẽ bị hồi đường, khi đó sẽ không thể tiếp tục gia công chế bíên. Trong quá trình làm nguội ta tiến hành khuấy trộn. Đánh trộn khối kẹo nhằm tạo ra một khối kẹo đồng nhất. Thiết bị dùng để đánh trộn là máy quay thẳng đứng, cối quay có dạng hình trụ, đáy làm tròn để dễ khuấy trộn. Hai bên có hai quai để tiện cho việc vận chuyển. Cánh khuấy của thiết bị hoạt động nhờ động cơ điện gắn vào thân thíết bị. Trong quá trình làm nguội cần cho thêm các chất thơm, axit, phẩm màu(đối với kẹo cứng và kẹo mềm), bơ, sữa, trứng, gelatin…(đối với kẹo mềm).ngoài ra để tích kiệm và tận dụng công ty đã tiến hành đưa kẹo đầu thưa vào để tái sản xuất. Khối keọ được đánh trộn đều để tất cả các phần khác nhau của khối keọ được tiép xúcvới mặt làm nguội, do đó nhiệt độcủa khối keọ được hạ xuống đều nhau và nhanh chóng, tránh được những phần của kẹo bị lạnh quá mức mà bị nứt. Tại công ty bánh kẹo hải châu phương pháp làm lạnh được thực hiện chủ yêú bằng không khí, bằng quạt và làm nguội trên mặt bàn ở dưới có nước lạnh lưu động để hạ nhiệt độ của khối kẹo bằng cách truyền gián tiếp qua đáy bàn. Trong quá trình đánh trộn, đối với kẹo mềm là khâu rất quan trọng. Vì ở đây rất nhiều nguyên liệu phụ khác như: bơ, sữa, pectin, lòng trắng trứng…. được đánh trộn cùng lúc. Lòng trắng trứng có tác dụng làm cho kẹo xốp, nhưng trước khi đưa vào đánh trộn với khối kẹo nó phải được đánh thật bông xốp, nếu không sẽ không tạo được độ bông xôp cho khối kẹo . Chú ý: Trong quá trình làm nguội khối kẹo, kẹo thường bị dính trên mặt bàn làm nguội và có những gịot nước đọng trên mặt bàn. Cách khắc phục: Trước khi làm nguội khối kẹo cần phải bôi dầu mỡ lên mặt bàn, cần tính toán sao cho nhiệt độ nước làm nguội không quá thấp so với khối kẹo. Nhiệt độ kết thúc quá trình làm nguội đối với mỗi loại kẹo khác nhau thì khác nhau. Nhưng nhiệt độ thích hợp cho quá trình tạo hình là 60 đến 65 0C Trong quá trình đánh trộn, khi gần kết thúc quá trình thì ta mới cho tinh dầu tạo hương đặc trưng cho từng loại kẹo. Quật hoặc cán kẹo. Đối với kẹo cứng, mục đích của cán là để sản xuất ra loại kẹo cứng trong suốt không nhân. Còn quật là nhằm tạo ra loại kẹo cứng không trong suốt. Đối với kẹo mềm, quật làm cho khối kẹo trở lên xốp và có màu sắc sáng hơn. Khối kẹo sau khi quật thu được các bọt khí làm cho thể tích khối kẹo tăng lên. Thiết bị quật kẹo gồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCXDGFGH.doc