Báo cáo thực tập tại công ty Cổ phần LILAMA 18

Tổng công ty lắp máy Việt Nam ( tên gọi tắt: LILAMA) - là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh. Trong quá trình phát triển của mình Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA thành lập dần các Công Ty con hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau, các vùng địa lí khác nhau của đất nước để phù hợp với hoàn cảnh, vận hội phát triển mới theo sự đổi thay của đất nước.

Công ty thành viên :

 

Công ty CP LILAMA 3

Công ty CP LILAMA 5

Công ty CP LILAMA 7

Công ty CP LILAMA 10

Công ty CP LILAMA 18

Công ty CP LILAMA 45-1

Công ty CP LILAMA 45-3

Công ty CP LILAMA 45-4

Công ty CP LILAMA 69-1

Công ty CP LILAMA 69-2

Công ty CP LILAMA 69-3

Công ty CP LILAMA Hà Nội

Công ty CP CKLM LILAMA

Trường CĐ nghề LILAMA 1

Trường CĐ nghề LILAMA 2

Công ty CP UDC LILAMA

Cty CP Tôn Mạ Màu Việt Pháp

 

 

Ra đời từ năm 1977, Công ty Cổ phần Lilama 18 là một trong những thành viên mạnh của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam ( Doanh nghiệp nhà nước có vốn cổ phần hóa ). Sau 30 năm hình thành và không ngừng phát triển, LILAMA 18 JSC đã tạo được một chỗ đứng vững vàng trong ngành xây lắp và chế tạo thiết bị ở Việt Nam được các đối tác trong và ngoài nước tín nhiệm qua bề dày kinh nghiệm, với uy tín và chất lượng cao sau hàng loạt các công trình đã hoàn thành.

LILAMA 18 JSC đã được Nhà nước phong tặng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và Công đoàn Xây dựng Việt Nam tặng 12 Huy chương vàng chất lượng cao.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.

Là thành viên hiệp hội các kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ (ASME).

 

doc177 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty Cổ phần LILAMA 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY LILAMA18 Lịch sử hình thành Tên Công ty Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần LILAMA 18 Tên tiếng Anh:      LILAMA 18 Joint Stock Company Tên giao dịch: LILAMA 18 JSC Vốn điều lệ : 80.500.000.000 Việt Nam đồng. Giới thiệu sơ lược quá trình hình thành Công ty Tổng công ty lắp máy Việt Nam ( tên gọi tắt: LILAMA) - là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh. Trong quá trình phát triển của mình Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA thành lập dần các Công Ty con hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau, các vùng địa lí khác nhau của đất nước để phù hợp với hoàn cảnh, vận hội phát triển mới theo sự đổi thay của đất nước. Công ty thành viên :  Công ty CP LILAMA 3  Công ty CP LILAMA 5  Công ty CP LILAMA 7  Công ty CP LILAMA 10  Công ty CP LILAMA 18  Công ty CP LILAMA 45-1  Công ty CP LILAMA 45-3  Công ty CP LILAMA 45-4  Công ty CP LILAMA 69-1  Công ty CP LILAMA 69-2  Công ty CP LILAMA 69-3  Công ty CP LILAMA Hà Nội  Công ty CP CKLM LILAMA  Trường CĐ nghề LILAMA 1  Trường CĐ nghề LILAMA 2  Công ty CP UDC LILAMA  Cty CP Tôn Mạ Màu Việt Pháp Ra đời từ năm 1977, Công ty Cổ phần Lilama 18 là một trong những thành viên mạnh của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam ( Doanh nghiệp nhà nước có vốn cổ phần hóa ). Sau 30 năm hình thành và không ngừng phát triển, LILAMA 18 JSC đã tạo được một chỗ đứng vững vàng trong ngành xây lắp và chế tạo thiết bị ở Việt Nam được các đối tác trong và ngoài nước tín nhiệm qua bề dày kinh nghiệm, với uy tín và chất lượng cao sau hàng loạt các công trình đã hoàn thành. LILAMA 18 JSC đã được Nhà nước phong tặng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và Công đoàn Xây dựng Việt Nam tặng 12 Huy chương vàng chất lượng cao. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Là thành viên hiệp hội các kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ (ASME). Địa chỉ giao dịch văn phòng trực thuôc công ty tại các khu vực hoặc địa phương VĂN PHÒNG TRỤ SỞ CHÍNH: Địa chỉ: Số 9 - 19 Hồ Tùng Mậu, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp. HCM Số điện thoại: 84-8-38298490, 84-8-38217474 Số Fax: 84-8-38210853 Website: www.lilama18.com.vn và www.lilama18.com Email: lilama182@lilama18.com.vn XÍ NGHIỆP LẮP MÁY 18/2 Địa chỉ: Số 64, ấp Kênh Tám Thước, thị trấn Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Số điện thoại: 84-77-3853276 Số Fax: 84-77-3853830 Email: lilama182@lilama18.com.vn XÍ NGHIỆP LẮP MÁY 18/3 Địa chỉ: Số 45, đường 30/4, phường 9, Tp. Vũng Tàu Số điện thoại: 84-64-3838408 Số Fax: 84-64-3838336 Email: lilama183@lilama18.com.vn NHÀ MÁY CHẾ TẠO KẾT CẤU THÉP VÀ THIẾT BỊ CƠ KHÍ Địa chỉ: Ấp Tân Lập, xã An Điền, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương Số điện thoại: 84-0650-3554062 Số Fax: 0650-3554061 Email: factory@lilama18.com.vn Cơ cấu tổ chức Cơ sở vật chất kỹ thuật Công ty Cổ phần LILAMA 18 có cơ sở vật chất rất hiện đại, đầy đủ thuộc loại bậc nhất Việt Nam hiện tại cũng như trong khu vực Đông Nam Á, có tính cạnh tranh cao và ứng dụng thực tiễn rất cao. Phục vụ tốt nhất cho Công Ty trong hoạt động, kinh doanh, cạnh tranh với các đối thủ tầm cỡ và các đối thủ nhỏ hơn và luôn luôn chiếm ưu thế về cơ sở vật chất kỹ thuật. Vì số lượng thiết bị của công ty lên tới con số hàng nghìn nên không thể liệt kê hết được, danh sách thiết bị thi công và dụng cụ thi công của công ty xem trên website của công ty. Chức năng, nhiệm vụ của Công Ty cổ phần lắp máy LILAMA 18 Chức năng chính của LILAMA 18 là đảm nhiệm hoạt động của công ty mẹ ở nam tây nguyên, nam trung bộ, đông nam bộ và tây nam bộ. Ngành nghề kinh doanh chính của Công Ty cổ phần lắp máy LILAMA 18 - Xây dựng các công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế điện, lắp ráp máy móc thiết bị cho các công trình. - Sản xuất và mua bán vật tư, đất đèn, que hàn, ôxy; phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng. - Sản xuất vật liệu xây dựng. - Gia công, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực (bình, bể, bồn, đường ống chịu áp lực), thiết bị cơ, thiết bị điện, kết cấu thép phi tiêu chuẩn; giàn khoan dầu khí, cung cấp lắp đặt và bảo trì thang máy. - Mua bán vật tư, thiết bị (cơ, điện, nhiệt, lạnh, vật liệu xây dựng, vật liệu bảo ôn, cách nhiệt) các dây chuyền công nghệ. - Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông (cầu, đường, bến cảng, sân bay). - Thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống điện, điều khiển tự động, kiểm tra mối hàn kim loại. - Đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tần đô thị, khu công nghiệp. - Cho thuê nhà ở, văn phòng. - Kinh doanh bất động sản. - Kinh doanh lữ hành nội địa. - Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: khách sạn (không hoạt động tại trụ sở). Hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai : “Chất lượng phục vụ” CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG Công ty Cổ phần LILAMA 18 phấn đấu để trở thành Công ty hàng đầu ở thị trường Việt Nam trong các lĩnh vực chế tạo sản phẩm cơ khí và dịch vụ xây lắp bằng những cam kết sau: Công ty Cổ phần LILAMA 18 sẵn sàng đáp ứng thỏa đáng mọi yêu cầu của khách hàng theo hợp đồng đã được ký kết cũng như các yêu cầu luật định và chế định thích hợp. Ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất và lắp đặt để:         - Đảm bảo chất lượng sản phẩm cơ khí và dịch vụ xây lắp.         - Tối ưu hóa chi phí để đạt được giá cạnh tranh.         - Giao dịch thuận lợi và giao hàng đúng hẹn. Chính sách Chất lượng phải được phổ biến đến mọi cấp trong Công ty để mọi người cùng thấu hiểu một cách thống nhất về Mục tiêu Chất lượng, cùng nhau thực hiện sao cho đạt được hiệu quả mong muốn. Công ty Cổ phần LILAMA 18 sẵn sàng cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hiệu lực của Hệ thống Quản lý Chất lượng theo các yêu cầu Tiêu chuẩn ISO 9001:2008. MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG 2009 - 2010 Đáp ứng yêu cầu của Khách hàng: Các dự án có giá trị trên 10 tỉ VNĐ có phiếu đánh giá của Khách hàng đạt trên 80% các mục tiêu đặt ra. 2. Giảm phàn nàn Khách hàng về các dịch vụ cung cấp: Bình quân có không quá 02 phàn nàn của Khách hàng trong 01 tháng cho một giấy giao nhiệm vụ. 3. Giảm phàn nàn nội bộ về việc thi công và phục vụ thi công: Bình quân có không quá 02 phàn nàn nội bộ trong 01 tháng cho một giấy giao nhiệm vụ. 4. Xây dựng kế hoạch điều động, đào tạo hoặc tuyển dụng nhân lực đáp ứng 100% yêu cầu nhân lực thực tế cho các đơn vị thi công. 5. 100% sản phẩm mua vào đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm: Quy cách, chất lượng và tiến độ. 6. 100% thiết bị thi công được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ đã lập trước khi đưa vào sử dụng.  7.  95% thiết bị thi công được sửa chữa đột xuất (ngoài kế hoạch) không quá 2 lần giữa hai kỳ bảo dưỡng, mỗi lần sửa chữa tối đa là 48 giờ. CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CỔNG TRỤC VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN Phân loại Theo cơ cấu di chuyển : Cổng trục bánh lốp Cổng trục bánh ray Theo kết cấu thép: Cổng trục 1 dầm Cổng trục 2 dầm Cổng trục có công xôn. Cổng trục không công xôn. Theo công dụng : Cổng trục chuyên dùng. Cổng trục đa dụng. Theo vị trí sử dụng: Cổng trục làm việc trong nhà Cổng trục làm việc ngoài trời Tìm hiểu một số dạng cổng trục điển hình và lựa chọn phương án Tùy theo công dụng, tải trọng và tầm rộng kết cấu kim lọai của cổng trục có thể chia làm 2 loại: Loại cổng trục (hoặc cầu trục) 1 dầm khi chịu tải trọng nhỏ (Q=1¸5 tấn) và tầm rộng không lớn lắm (L=5¸15 mét). Theo tài liệu [1] loại cổng trục (hoặc cầu trục) 2 dầm dùng khi tải trọng nâng lớn hơn 5 tấn và tầm rộng lớn hơn 8 mét. Cổng trục 2 dầm không công xôn (khoảng cách giữa hai chân cổng bằng khoảng tầm rộng). + Sơ đồ cấu tạo của dạng cổng trục này ( như hình 1 ). Cổng trục 2 dầm không công xôn với xe lăn chạy trên ray đặt trên dầm chính Hình 1: Cổng trục hai dầm không công xôn. + Cổng trục hai dầm không công xôn: Ưu điểm : có độ cứng vững cao, tải trọng nâng lớn nên hiện nay được sử dụng rất rộng rãi. Dầm chính có thể chế tạo với dạng hộp hay dạng giàn. Tính toán và chế tạo đơn giản hơn hẳn loại có công xôn. Nhược điểm : Tốn nhiều khoảng không gian để đặt máy hơn so với loại có công xôn nếu cùng tầm rộng làm việc nên không phù hợp cho nơi có khoảng không gian làm việc nhỏ. Chỉ làm việc được với các mã hàng nằm trong khoảng giữa hai chân cổng do đó không tốt cho các ứng dụng làm cẩu bờ ở các cảng cũng như những công việc có mã hàng nằm ngoài khoảng cách giữa hai chân cổng. Cổng trục 2 dầm công xôn (khoảng cách giữa 2 chân cổng nhỏ hơn tầm rộng). + Sơ đồ cấu tạo ( như hình 2). Cổng trục 2 dầm không công xôn với xe lăn chạy trên ray đặt trên dầm chính. Hình 2: Cổng trục hai dầm công xôn. Ưu điểm : Loại này có mặt bằng sử dụng ít hơn loại không công xôn mà có tầm rộng lớn, sử dụng được khi có yêu cầu hoặc khi có yêu cầu mặt bằng nhỏ hẹp mà cần không gian làm việc rộng. Dầm chính cũng có thể chế tạo bằng thép tấm với dạng hộp hay dạng giàn. Thích hợp là cẩu đa năng ở các cảng trong ứng dụng làm cẩu bờ và cẩu bãi kết hợp. Bốc được các mã hàng nằm ngoài khoảng hai chân cổng. Nhược điểm : Cổng trục 2 dầm công xôn có độ cứng vững kém hơn, tải trọng nhỏ hơn loại không công xôn, tính toán và chế tạo phức tạp hơn loại không có công xôn. Qua một số cổng trục điển hình đã nêu ở trên, kết hợp với điều kiện ứng dụng cho cổng trục thiết kế là tại nơi lắp máy có không gian làm việc rộng lớn không đòi hỏi phải tiết kiệm không gian, không cần ứng dụng kết hợp để làm cẩu bờ, sử dụng xe lăn, tải trọng nâng lớn Q=50 tấn. Vậy ta chọn kiểu cổng trục cần thiết kế là loại cổng trục 2 dầm loại chạy trên ray, dạng hộp không công xôn với xe lăn chạy trên ray đặt trên dầm chính là phù hợp. Mẫu thiết kế dựa trên cổng trục lắp máy Q = 50 tấn, khẩu độ L = 18 m ở Công Ty cổ phần lắp máy LILAMA 18. CHƯƠNG 3 CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỔNG TRỤC LẮP MÁY Q = 50 TẤN, KHẨU ĐỘ L = 18M Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY LILAMA 18 Cấu tạo tổng thể Hình 3 : Tổng thể cổng trục 1. Xe con, 2.Dầm chính, 3.Chân mềm, 4. Khung di chuyển, 5.Cơ cấu di chuyển, 6. Cụm bánh chủ động, 7. Cụm bánh bị động, 8. Giằng dầm, 9. Hành lang, 10. Cầu thang, 11. Chân cứng. Hoạt động của cổng trục: Cổng trục có một tay cầm điều khiển như hình vẽ trên đó có 6 nút bấm để điều khiển các cơ cấu của cổng trục hoạt động nâng-hạ hàng, di chuyển xe con tiến-lùi, di chuyển cổng trục tiến-lùi. Hoạt động và điều khiển cổng trục chi tiết xem thêm ở chương 4 “Cấu tạo và hoạt động của mạch điều khiển và động lực” của cổng trục. Các thông số cơ bản của cổng trục: STT Tên thông số Kí hiệu Trị số Đơn vị 1 Sức nâng Q 50 Tf 2 Chiều cao nâng H 8 m 3 Vận tốc nâng Vn 4.8 m/ph 4 Tốc độ di chuyển xe con VXecon 13 m/ph 5 Tốc độ di chuyển cổng trục VDi chuyển 15 m/ph 6 Chế độ làm việc Trung bình PHẦN 2 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHƯƠNG 1 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU NÂNG Cấu tạo Hình 1.1: Sơ đồ động cơ cấu nâng. 1- Động cơ; 2- Phanh; 3;5- Khớp nối; 4- Hộp giảm tốc; 6-Tang cuốn cáp; 7- Gối đỡ. Hoạt động Khi động cơ 1 được cấp điện nó sẽ hoạt động và sinh ra mômen xoắn, mômen xoắn từ động cơ được truyền qua hộp giảm tốc 4 thông qua khớp nối 3. Thông qua hộp giảm tốc mômen xoắn được tăng lên i lần và tốc độ quay sẽ giảm xuống i lần (i là tỉ số truyền của hộp giảm tốc). Mômen xoắn từ trục thứ cấp của hộp giảm tốc được truyền qua tang thông qua khớp nối 5 và tang sẽ thực hiện công việc nâng hoặc hạ hàng. Trục của tang được đỡ bởi gối đỡ 7, khớp nối 3 khết hợp làm bánh phanh của phanh 2, khi có sự cố (như mất điện…) phanh 2 sẽ đóng để đảm bảo an toàn. Các thông số ban đầu STT Tên thông số Kí hiệu Trị số Đơn vị 1 Sức nâng Q 50 Tf 2 Chiều cao nâng H 8 m 3 Vận tốc nâng Vn 4.8 m/ph 4 Chế độ làm việc TB Tính chọn cáp nâng hàng Tính chọn cáp nâng Sơ đồ mắc cáp Hình 1.2: Sơ đồ mắc cáp. 1- Tang cuốn cáp; 2- Dây cáp; 3- Puly cố định; 4- Puly cố cân bằng; 5- Móc treo hàng; 6- Puly di động. Xác định bội suất của palăng Bội suất của palăng được xác định theo công thức (1.7)-[1] Tr34 : a = (1.1) Trong đó: a : Bội số palăng lực m : Số nhánh cáp treo vật, m=8 k : Số nhánh cáp cuốn lên tang, k=2 Vậy: a = = 4 Xác định lực căng cáp lớn nhất Lực căng cáp lớn nhất được xác định theo công thức (1.14) - [1] Tr 39 : S= (1.2) Trong đó: S : Lực căng cáp lớn nhất. a : Bội số palăng lực, a=4. Q : Tải trọng nâng, Q=50Tf =50000kG. : Hiệu suất của puly Tr32 -[1] : Hiệu suất của palăng cáp, theo (1.12)-[1] ta có: (1.3) r : Số puly đổi hướng cáp, r=0 ( cáp cuốn trực tiếp lên tang từ puly di động). Vậy: S= = 6443.3 kG Chọn cáp cho cơ cấu nâng Cáp được tính chọn theo điều kiện (1.1)-[1]: S S (1.4) Trong đó: S : Tải trọng phá hủy cáp nhỏ nhất do nhà chế tạo xác định. k : Hệ số an toàn, theo (tr24)-[1] ứng với chế độ làm việc TB ta chọn k = 5,5. S : Lực căng cáp lớn nhất, S= 6443.3 kG. Vậy: S 6443.3. 5,5 = 35438,15 kG Theo bảng III.6-[3] và căn cứ vào giá trị của tải trọng phá hủy S ta chọn cáp cho cơ cấu nâng là cáp thép loại cáp bện kép PK-PO cấu tạo 6 .36.(1+7+7+7/7+14) +1 lõi theo ROCT 7668-80 có các thông số: Đường kính cáp : 27 mm. Khối lượng tính toán 1000m cáp đã bôi trơn : 2800 kg. Giới hạn bền : 160 kG/mm2. Lực đứt tính toán : 37200 kG. Hình 1.3 :Cáp thép Tính chọn puly cáp Sơ lược về puly cáp Trong ngành máy trục, puly dùng để đổi hướng cáp hoặc để thay đổi lực căng cáp. Trong palăng, puly được phân thành puly cố định để thay đổi hướng cáp, puly di động để thay đổi lực căng cáp và puly cân bằng. Puly dùng trong cơ cấu nâng với chế độ làm việc nhẹ và trung bình thường đúc bằng gang xám. Đối với chế độ làm việc nặng và rất nặng, puly được đúc bằng thép đúc. Các puly có đường kính dưới 600mm thường được đúc liền, còn loại có đường kính lớn hơn 600mm thường được chế tạo bằng phương pháp hàn hoặc đúc có nan hoa nhằm giảm trọng lượng và tiết kiệm vật liệu. Xác định các thông số hình học Cụm puly cáp của cầu trục gồm có: 2 puly cố định. 4 puly di động. 1 puly cân bằng. Hình 1.4 : Puly cáp Vì chế độ làm việc cơ cấu nâng của cần trục là TB nên ta chọn vật liệu làm puly cáp được đúc bằng gang xám để tăng độ bền lâu của cáp. Xác định bán kính rãnh puly Bán kính rãnh puly được xác định theo công thức tr32 -[1]: r = (0,53 ¸ 0,6). dc (1.5) Trong đó : dc: Đường kính cáp, dc = 27mm. Vậy : r = (0,53 ¸ 0,6).31=(14,31¸16,2)mm Chọn r = 16mm. Xác định góc nghiêng của hai thành bên rãnh puly. Góc nghiêng của hai thành bên rãnh puly được xác định theo công thức tr32-[1]: 2a = 40° ¸ 60o (1.6) Chọn 2a = 45°. Xác định chiều sâu rãnh puly Chiều sâu rãnh puly được xác định theo công thức tr32-[1] : h = (2 ¸ 2,5). dc (1.7) Trong đó : dc : Đường kính cáp , dc = 27 mm. Vậy : h = (2 ¸ 2,5).27=(54 ¸ 67,5)mm. Chọn h = 60 mm. Xác định đường kính puly Ta chọn tất cả puly của cầu trục có cùng đường kính để thuận lợi về chế tạo, gia công và sửa chữa giảm được chi phí chế tạo, mang tính công nghệ cao. Đường kính puly được xác định theo công thức tr32-[1]. DP ³ (e –1 ). dc (1.8) Trong đó : dc : Đường kính cáp , dc = 27 mm. e : Hệ số được tra theo bảng tuỳ theo loại máy và chế độ làm việc, theo bảng(1-2)-[1] Tr25 ta có e=25. Vậy : DP ³ (25 –1 )27=648mm. DP ³ 648 (mm) Chọn DP = 650 mm. Xác định góc lệch cho phép của cáp Góc lệch cho phép của cáp được xác định theo công thức tr32-[1]: (1.9) Trong đó : D : Đường kính puly, D = 650 mm. h : Chiều sâu rãnh puly, h= 60 mm. g : Góc lệch cho phép của cáp, g= 6°. a : Góc nghiêng của hai thành bên rãnh puly, a = 22,5°. Ta thấy : tg6° = 0,1 Vậy điều kiện (1.9) thỏa mãn. Kêt luận: với các thông số của puly vừa chọn như trên, puly làm việc an toàn. Tính toán thiết kế tang Xác định kích thước của tang Đường kính của tang. Tang là chi tiết dùng để cuốn cáp, biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và truyền lực dẫn động tới cáp và các bộ phận khác. Vì vậy đường kính của tang được chọn phải đủ lớn để đảm bảo độ bền lâu của cáp đồng thời không được quá lớn để tiết kiệm vật liệu và làm cho cơ cấu được gọn nhẹ. Đường kính của tang được xác định theo công thức (2.12)-[2] tr20: Dt (e-1)dc (1.10) Trong đó: e: Hệ số được tra theo bảng tuỳ theo loại máy và chế độ làm việc, theo bảng(1-2)[1] Tr25 ta có e=25. dc : Đường kính cáp , dc = 27 mm. Vậy: Dt (20-1).27 = 648mm. Chọn đường kính của tang: D= 700 mm Chiều dài làm việc của tang. Hình 1.5 : Sơ đồ xác định chiều dài tang. Chiều dài làm của tang được xác định theo công thức (2.14)-[2]: L= 2Lo +2L + 2L+ L3 (1.11) Trong đó: L0 : Phần tang để cuốn cáp, theo công thức Tr41-[1] ta có: L0= Z . t = ( + 1,5).t (1.12) Ở đây: + Z : Số vòng cáp cuốn lên tang. + t : Bước cáp, theo công thức tr41-[1] ta có: t1,1dc (1.13) dc :Đường kính cáp , dc = 27 mm. Do đó: t1,1dc=1,1.27=29,7 mm. Chọn t=30mm + a : Bội suất của palăng, a=4. + H : Chiều cao nâng, H=8000mm. + D : Đường kính danh nghĩa của tang: D=Dt+= 700 + = 713.5 mm (1.14) Với: Dt : Đường kính của tang, D= 700 mm dc : Đường kính cáp , dc = 27 mm. Do đó: D=713.5mm. Vậy: Lo= ( + 1,5).30473,5mm L: Chiều dài tang dùng để kẹp đầu cáp trên tang, theo công thức tr41-[1] ta có : L= 4t. (1.15) Trong đó: t- bước cáp, t=30mm. Vậy: L1=4.30=120mm. L2 : Phần không xẽ rãnh ở hai đầu tang, vì tang được cắt rãnh cuốn một lớp cáp nên không cần phải làm thành tang, tuy nhiên ở hai đầu tang trước khi vào phần cắt rãnh ta để trừ lại một khoảng L2=20mm. L3 : Phần tang không tiện rãnh đảm bảo cho góc lệch cáp với puly trong palăng dưới giá trị cho phép theo điều kiện (2.9) khi móc treo ở vị trí cao nhất, theo công thức (2.14 , 2.15)-[2]-Tr46 ta có: L3max=L4+2hmaxtg60 L3min=L4-2hmintg60 (1.16) Ở đây: +L4 : Khoảng cách giữa hai puly ngoài cùng ở ổ treo móc, L4=750mm. +hmin : Khoảng cách nhỏ nhất có thể giữa trục tang với trục puly ở ổ treo móc, hmin3000mm. Vậy: L3max=750+2.3000.0,1=1350mm L3min=650-2.3000.0,1=150mm Cuối cùng ta có chiều dài của tang là: L= 2Lo +2L + 2L+ L3 Lt=2.473,5+2.120+2.20+150=1377mm. Xác định chiều dày thành tang Chiều dày thành tang được xác định theo công thức tr 41-[1]: = 0,02 . D + (610) mm (1.17) Trong đó: Dt : Đường kính của tang, D= 1000 mm. Vậy : =0,02.700+(610)=(2024)mm. Chọn =24mm. Hình 1.6 : Mặt cắt rãnh cáp của tang Xác định kích thước rãnh cáp của tang Mặt cắt rãnh cáp là một cung tròn có bán kính được xác định theo công thức tr40-[1]: R0,6.dc (1.18) Trong đó: + dc : Đường kính cáp , dc = 27 mm. Vậy: R0,6.2716.5mm. Chiều sâu rãnh cáp được xác định theo công thức (tr40)[1]: h0,3.dc (1.19) Trong đó: + dc : Đường kính cáp , dc = 27 mm. Vậy: h0,3.27=8.1mm. Chọn h=8.5mm. Kiểm tra độ bền của tang Ta thấy do tang loại 1 lớp cáp có Lt ≤ 3Dt nên phần ứng suất uốn và xoắn rất nhỏ nên ta chỉ kiểm tra bền tang theo ứng suất nén tr45-[1]. Tang được đúc bằng gang CW 15 – 32 là loại vật liệu thông thường phổ biến nhất, theo tr66-[2] có giới hạn bền nén là . Khi làm việc thành tang bị nén, uốn và xoắn. Với chiều dài của tang nhỏ hơn ba lần đường kính của nó, ứng suất uốn và xoắn không vượt quá 1015% ứng suất nén. Vì vậy sức bền của tang được kiểm tra theo nén. Sức bền của tang được kiểm tra theo công thức (1.23)-[1]-Tr45: (1.20) Trong đó: t : Bước cáp, t = 30mm. d : Bề dày thành tang, d = 24mm. Smax : Lực căng cáp lớn nhất khi chưa nhân với hệ số an toàn k=5.5 Tr65-66 -[4] , Smax = 35438,15 kG = 354381,5 N. [n] : Ứng suất nén cho phép của vật liệu làm tang: [n] = (1.21) Ơ đây: + bn : Giới hạn bền nén của vật liệu, . + n : Hệ số dự trử độ bền, n=4-4.25 tra theo Tr25-[1] đối với tang gang Do đó ta có : [n]= Vậy ta có: . Ta thấy điều kiện (1.20) thoả mãn, vậy tang làm việc an toàn. Tính chọn và kiểm tra động cơ điện Chọn động cơ điện Công suất tĩnh khi nâng vật bằng tải trọng định mức được xác định theo công thức 2.31-[3]Tr 63: N= (1.22) Trong đó: : Hiệu suất của cơ cấu nâng theo bảng (1.35) tr 24-[3] ta có: =0.85 (1.23) Q : Sức nâng, Q=50Tf=50000 kg=500000 N. Vn : Vận tốc nâng, Vn=4.8m/ph= 0,08 m/s. Vậy ta có: Nt== 47 kW. Công suất động cơ chọn phải bằng hoặc lớn hơn công suất tĩnh. Căn cứ vào chế độ làm việc (TB), công suất tĩnh, đặc điểm làm việc của cơ cấu nâng ( ngắn hạn lặp lại) theo [catalog của công ty cổ phần kỹ nghệ K.C.T] sơ bộ chọn động cơ điện loại động cơ YZB rôto dây quấn loại tích hợp biến tần YZB280S1-6 ở CĐ = 25%, 50Hz 220/380 và có các thông số kỹ thuật như sau: Công suất : CĐ 25% =52 kW. Số vòng quay : 985 v/ph. Mômen xoắn lớn nhất : 525,3N.m. Mômen đà của rôto : 1,94 kG.m. Khối lượng động cơ : 705 kg . Hệ số quá tải động cơ : 1,25-1,80 Hình 1.7 : Động cơ điện Kích thước bao của động cơ: A B C D D1 E E1 F G 457 368 190 85 M56x4 170 130 20 31,7 H K Bu lông AB AC BB HA HD L 280 24 M20 575 535 530 32 665 1265 Xác định tỷ số truyền chung Tỷ số truyền chung từ trục động cơ đến trục tang được xác định theo công thức tr67-[4]: i = (1.24) Trong đó: nđc : Số vòng quay của động cơ, nđc=985v/ph. nt : Số vòng quay của tang, theo công thức (tr55)[2] ta có: n= (1.25) Ơ đây: Vn : Vận tốc nâng, Vn=4.8m/ph. a : Bội suất của palăng, a=4. D : Đường kính tang tính đến tâm lớp cáp, D=713.5mm=0,7135m. Do đó: n= = 8.57 v/ph. Vậy tỷ số truyền chung là: i = = 114,9 Kiểm tra động cơ điện Sơ đồ gia tải. Vì không có sơ đồ gia tải thực tế của cầu trục vì vậy căn cứ vào chế độ làm việc (TB) của cơ cấu ta chọn sơ đồ gia tải theo hình (1.2)-[2] như hình vẽ: Hình 1.8 : Sơ đồ gia tải cơ cấu nâng. Theo sơ đồ gia tải thì cơ cấu nâng sẽ làm việc với các trọng lượng vật nâng: Q1=Q; Q2=0,5Q; Q3=0,1Q Hay Q1=50000kg; Q2=25000kg; Q3=5000kg và tỷ lệ thời gian làm việc với các trọng lượng này tương ứng là: 1: 5: 4 trong một chu kỳ nâng hạ hàng. Kiểm tra động cơ. Khi làm việc với thời gian dài ở chế độ ngắn hạn lặp lại ứng với cường độ cho trước, đa số động cơ điện không bị phá hỏng về mặt cơ học mà bị phá hỏng do nhiệt độ của động cơ khi làm việc vượt quá nhiệt độ cho phép của động cơ. Vì vậy ta phải kiểm tra điều kiện về nhiệt của động cơ. Điều kiện này thỏa mãn khi công suất tiêu thụ trung bình của động cơ nhỏ hơn công suất định mức. Để kiểm tra ta phải lập bảng các thông số như sau theo bảng (3.1)- [4]-Tr68. Tên chỉ số Kí hiệu Đơn vị đo Kết quả tính toán khi trọng lượng hàng định mức là ( kG) 50000 25000 5000 Lực căng của dây cáp vào tang khi nâng hàng. Sn kG Mô men khi nâng hàng. Mn kG.m Thời gian khởi động khi nâng. tkđn s Lực căng dây cáp vào tang khi hạ hàng. Sh kG Mô men khi hạ hàng. Mh kG.m Thời gian khởi động khi hạ hàng. Tkđh s Hiệu suất. η Các công thức tính các giá trị như sau : - Lực căng cáp khi nâng hàng : Sn= Tính toán các giá trị ứng với trường hợp Q1=Q: Trọng lượng hàng nâng: Q1=Q=50Tf=500000N. Lực căng cáp trên tang khi nâng hàng: Sn= (1.26) Trong đó: – a : Bội số palăng lực, a=4. – Q1 : Tải trọng nâng, Q1= 500000N. – : Hiệu suất của puly, theo tr32-[1] ta có: =0.98. – : Hiệu suất của palăng cáp, =0,97. – r : Số puly đổi hướng cáp, r=0 ( cáp cuốn trực tiếp lên tang từ puly di động) Vậy: Sn1= = 64433 N=6443,3 kG. tương tự có : Sn2= = 32216.5 N= 3221,65 kG Sn3= = 6443,3 N= 644,33 kG - Lực căng cáp khi hạ hàng theo (2.1)-[4] : Sh= Trong đó : - Q : Sức nâng. - a : số pa lăng đơn trong hệ thống a=2 - ip : Bội suất pa lăng ip= 4 đã tính ở trên. - η0 Hiệu suất chung của pa lăng và các pu li chuyển hướng η0 = 0,97 đã tính ở trên. Vậy ta có : : Sh1== 6250 kG : Sh2== 3125 kG : Sh3== 625 kG -Mô men khi nâng hàng (1.18)-[4] : Mn= -Mô men khi hạ hàng (1.19)-[4] : Mh= Trong đó : - Sn :Lực căng cáp trên tang khi nâng hàng. - a : số pa lăng đơn trong hệ thống a=2 - Dt : Đường kính tang đến tâm lớp cáp thư nhất Dt= 713.5mm = 0,713 m - η : Hiệu suất cơ cấu nâng η= 0.85 đã nói ở trên hoặc tra bảng 1.9 [4]. - i tỉ số truyền chung của cơ cấu i = 114,9 đã tính ở trên. Vậy ta có : Mn1== 47,04 kG.m Mn2== 23,52 kG.m Mn3== 4,70 kG.m Mh1== 33,99 kG.m Mh2== 16,99 kG.m Mh3== 3,40 kG.m -Thời gian khởi động khi nâng hàng : theo công thức (3.3)-[4] ta có: (1.27) Trong đó: – : Hệ số kể đến ảnh hưởng quán tính của các chi tiết máy quay trên các trục sau trục động cơ, =1,1 1,2 chọn =1,2. –nI : Tốc độ quay của trục I (trục động cơ ), n1=985v/ph. i : Tỷ số truyền chung từ trục động cơ đến trục tang, i = 114,9 a : Bội suất của palăng, a=4. D : Đường kính tang tính đến tâm lớp cáp, D=0,713m. : Hiệu suất của cơ cấu nâng, =0,85. Mn : Mômen trên trục động cơ khi nâng hàng, Mn1=470,4N.m, Mn2=235,2N.m, Mn3=47 N.m Q0 : Tải trọng nâng khi nâng hàng, Q0= Q1=50Tf=500000N, Q0= Q2=25Tf=250000N, Q0= Q3=5Tf=50000N. (GiDi2)I: Tổng mômen vô lăng của các chi tiết quay trên trục I, ta có: (GiDi2)I (GiDi2)roto+(GiDi2)khớp (1.28) Ở đây: (GiDi2)rôto : Mômen đà của rôto, (GiDi2)rôto =1,94 kG.m =19,4N.m2. (GiDi2)khớp : Mômen đà của khớp, (GiDi2)khớp =0,6kG.m2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLILAMA18 in.doc
  • doc1_MaubiaTKTN.doc
  • docMỤC LỤC.doc