Báo cáo Trường hợp Đánh giá tâm lý xã hội

Báo trường hợp (case report) là một kỹ năng được dùng phổ biến trong lĩnh vực y

tế. Trong y tế, báo cáo trường hợp là một hình thức cổ xưa nhất của các loại báo cáo

y tế. Theo Wikipedia: Trong y tế, báo cáo trường hợp là một báo cáo chi tiết về

những triệu chứng, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân. Báo cáo

trường hợp có thể chứa đựng thông tin nhân khẩu của bệnh nhân nhưng chỉ mô tả

những trường hợp hiếm gặp hoặc không điển hình. Báo cáo về một trường hợp

thường là một bài trình bày gây bất ngờ để mô tả những phát hiện và những dự đoán,

đi kèm với việc xem xét các báo cáo trường hợp trước đó để đặt trường hợp được

báo cáo trong một bối cảnh nhất định.

Trong CTXH (CTXH), có ít tài liệu về báo cáo trường hợp cả tiếng anh và tiếng

việt, chỉ có các tài liệu về “documentation” (tạm dịch là tài liệu hóa). Tài liệu hóa là

việc ghi chép và lưu trữ tất cả các thông tin về khách hàng. Tài liệu hóa trong CTXH

rất quan trọng, phục vụ sáu chức năng chính: (1) đánh giá và lập kế hoạch; (2) cung

cấp dịch vụ; (3) tạo tính liên kết và phối hợp với các dịch vụ; (4) giám sát; (5) đánh

giá dịch vụ; (6) nghiên cứu. Các tài liệu mà NVCTXH tạo ra như: tờ khai tiếp nhận,

nhật ký, ghi chép vấn đàm, phiếu thông tin cơ bản, phiếu đánh giá nhu cầu, báo cáo

đánh giá tâm lý xã hội, báo cáo vãng gia, báo cáo trường hợp, biên bản cuộc họp,

bản ghi nhớ, các dự án, các chương trình, các nghiên cứu, các quyết định, các bài

báo, sách, bài viết hội thảo Như vậy, báo cáo trường hợp là một trong số các tài

liệu mà NVCTXH cần phải thực hiện.

Báo cáo trường hợp trong CTXH là trung tâm lưu trữ các thông tin và nối kết các

tài liệu về một khách hàng nhằm cung cấp cho người đọc sự hiểu biết sâu sắc và toàn

diện về tiến trình quản lý một trường hợp khách hàng, là cơ sở để đánh giá sự thay

đổi của khách hàng, hiệu quả làm việc của NVCTXH, công tác kiểm huấn và công

tác quản lý. Đồng thời, báo cáo trường hợp cũng góp phần đưa ra những đề xuất,

kiến nghị cho việc cải thiện hoặc thay đổi trong thực hành nghề nghiệp.

pdf15 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Báo cáo Trường hợp Đánh giá tâm lý xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính thức - Đánh giá mức độ mạng lưới trợ giúp không chính thức bao gồm tất cả các cá nhân, các nhóm, các tổ chức không chính thức trong cộng đồng có thể tham gia vào quá trình trợ giúp khách hàng (ví dụ: họ hàng, hàng xóm, người nhận nuôi giúp trong cộng đồng, các nhóm, tổ chức trong cộng đồng…) - Cần đưa rõ các thông tin về nguồn lực trợ giúp không chính thức: họ là ai, địa chỉ, họ có mối quan hệ thế nào với khách hàng, họ có thể giúp đỡ ở khía cạnh nào, mức độ tham gia… [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 11 Báo cáo trường hợp (Đánh giá tâm lý xã hội) SDRC - CFSI 7. Đánh giá nguồn lực trợ giúp chính thức - Đánh giá những tổ chức trợ giúp chính thức, chuyên nghiệp, những cơ quan cung cấp dịch vụ xã hội chính thức. - Cần thể hiện rõ các thông tin về các nguồn lực trợ giúp chính thức: đó là tổ chức nào, mục tiêu và các dịch vụ họ cung cấp, địa chỉ, điện thoại, người chịu trách nhiệm… Lưu ý: Trong quá trình viết đánh giá tâm lý xã hội, có thể trình bày các công cụ đã sử dụng để đánh giá và hỗ trợ ca. Sau đó, diễn giải các kết quả nổi bật của các công cụ đánh giá (cây vấn đề, biểu đồ gia đình, biểu đồ sinh thái, bảng phân tích hệ thống khách hàng…). Cần phải được sự đồng ý của khách hàng khi sử dụng các hình ảnh riêng của họ và theo sự hướng dẫn của cơ quan/cơ sở. 8. Tóm tắt chẩn đoán (Ý kiến của NVCTXH) - Tóm tắt những đánh giá của NVCTXH - Những phân tích của NVCTXH về những gì NVCTXH tin là những cảm xúc và nhu cầu, vấn đề chính của khách hàng và gia đình của họ. - Bao gồm các ý kiến mang tính dự đoán (từ quan sát, đánh giá…). NVCTXH có thể trình bày "cảm giác" của mình về trường hợp và mô tả quá trình suy nghĩ của mình trong khi làm việc với khách hàng. - Những biện pháp NVCTXH đề nghị thực hiện giúp khách hàng trong việc đạt mục tiêu - Theo ý kiến chuyên môn của NVCTXH, khách hàng có cần sự trợ giúp của nhóm đa ngành hay không? - Theo ý kiến chuyên môn của NVCTXH, khách hàng có những tiềm năng nào để cải thiện hoặc thay đổi tình trạng hiện tại? Giải thích - Những đề nghị cải thiện môi trường xã hội? - Những khó khăn cụ thể mà khách hàng đang phải đối mặt? IV. KẾ HOẠCH CAN THIỆP - Nếu trường hợp được báo cáo có thực hiện hội thảo ca, cần trình bày những nguy cơ và khuyến nghị hành động liên quan đến việc lập kế hoạch can thiệp. - Các nội dung cần thể hiện trong kế hoạch can thiệp:  Trình bày các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn để giải quyết vấn đề của khách hàng, các mục tiêu sắp xếp theo thứ tự ưu tiên  Trình bày các hoạt động cụ thể để đạt được các mục tiêu  Đề xuất các dịch vụ và nguồn lực có thể (nội lực, ngoại lực)  Phương thức, phương tiện (biện pháp can thiệp)  Các phương thức, phương tiện thay thế  Thời gian  Kết quả mong đợi  Kết quả không mong đợi  Thông tin chi tiết hợp đồng làm việc với khách hàng (nếu có)  Có thể kẻ bảng (theo mẫu sau) [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 12 Báo cáo trường hợp (Đánh giá tâm lý xã hội) SDRC - CFSI TT Mục tiêu Các hoạt động cụ thể Người thực hiện Nguồn hỗ trợ Thời gian thực hiện Kết quả mong đợi Nội lực Ngoại lực 1 2 V. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH - Mô tả lại một cách ngắn gọn quá trình thực hiện kế hoạch. - Đối với các trường hợp có quá trình thực hiện kế hoạch dài và nhiều hoạt động thì NVCTXH chú ý rằng chỉ trình bày những sự kiện chính, các hoạt động nổi bật. VI. LƯỢNG GIÁ - Về phía khách hàng:  Những thay đổi tích cực (những việc đã làm được)  Hạn chế  Nguyên nhân - Về phía nhân viên CTXH:  Mặt tích cực  Mặt hạn chế  Nguyên nhân - Những cá nhân, nhóm, tổ chức, cơ quan có cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng:  Mặt tích cực  Mặt hạn chế  Nguyên nhân VII. KẾT THÚC - Trình bày những những kết quả thực tế đã đạt được. - Lý do NVCTXH chọn loại hình can thiệp đã áp dụng? Biện pháp can thiệp đó đã mang lại kết quả như thế nào? Những bài học rút ra từ việc áp dụng loại hình can thiệp đó? - Đưa ra những lý do để giải thích cho sự kết thúc (đóng ca, chuyển gửi hay giao ca...) VIII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ - Trình bày các kết luận hợp lý - Trình bày những tiêu chuẩn, giới hạn khi chẩn đoán, can thiệp đối với trường hợp được báo cáo (nếu có). - Phân tích sự mâu thuẫn giữa đánh giá của NVCTXH với kết quả thực tế (nếu có). - NVCTXH có thể so sánh, đối chiếu với trường hợp tương tự để làm nổi bật trường hợp được báo cáo và chứng minh được tính riêng biệt của trường hợp. [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 13 Báo cáo trường hợp (Đánh giá tâm lý xã hội) SDRC - CFSI - Trình bày các khuyến nghị để can thiệp hoặc thay đổi trong can thiệp và phòng ngừa đối với các trường hợp tương tự, dựa trên những chứng cứ thuyết phục (nếu có). - Mô tả các bài học kinh nghiệm có giá trị và khả năng áp dụng trong thực hành nghề nghiệp. - Những kiến nghị, đề xuất cho việc thực hành và chỉ ra hướng nghiên cứu trong tương lai hoặc quản lý các trường hợp tương tự. - Đưa ra các giả thuyết: Cho phép NVCTXH thể hiện quan điểm, các nghi ngờ và đặt các câu hỏi để làm rõ các giả thuyết. Khi phân tích cần phải đặt trong mối quan hệ nhân quả và bối cảnh của khách hàng. C. GIAI ĐOẠN VIẾT BÁO CÁO Trên cơ sở bố cục, đề cương và những ý chính đã được xác định, tác giả tiến hành viết dự thảo báo cáo. Một số lưu ý khi viết báo cáo trường hợp: - Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu, logic, mạch lạc, có đánh số trang, đánh số các bảng biểu, hình ảnh (nếu có). - Nên viết một mạch để đảm bảo lời văn thống nhất từ đầu đến cuối. Những báo cáo trường hợp dài, khó viết một mạch cũng nên viết một mạch từng phần lớn. Trường hợp báo cáo do nhiều người viết, cần phải trao đổi, thống nhất với nhau cách viết trước khi viết. - Súc tích là tối quan trọng. Không nên đưa quá nhiều dữ liệu không thích hợp hoặc quá nhiều chi tiết, điều này có thể làm lu mờ bản chất của một báo cáo. Đặc biệt là đối với những báo cáo trường hợp chuyên sâu. NVCTXH chỉ cần đưa những thông tin cần thiết đủ để người đọc hiểu được trường hợp khách hàng. - Tác giả là phải giữ nguyên vẹn các thông tin. Các dữ liệu và sự kiện đưa ra phải xác thực. Nếu có điều gì không chắc chắn về dữ kiện mà không thể xác minh thì tác giả cần nêu rõ trong báo cáo. - Tác giả có thể làm ghi chú để người đọc tìm kiếm các thông tin chi tiết hơn từ các tài liệu khác trong hồ sơ của khách hàng. - Để đảm bảo sự chính xác và tin cậy, khi viết báo cáo trường hợp cần xác định rõ và trích dẫn nguồn tài liệu, nguồn thông tin được sử dụng để viết báo cáo:  Vấn đàm  Quan sát  Tài liệu sẵn có  Hợp đồng làm việc với khách hàng  Hồ sơ từ cơ sở chuyển gửi  Kết quả chẩn đoán trắc nghiệm (tâm thần, giáo dục, tâm lý, dạy nghề, y tế…)  Từ các tài liệu nghiên cứu (trích dẫn tên tác giả, tên tài liệu, thời điểm xuất bản) - Mô tả những người có liên quan trong quá trình thu thập dữ liệu:  Ai là người có mặt trong các cuộc vấn đàm và những lần quan sát?  Có bao nhiêu cuộc vấn đàm đã được thực hiện?  Những đồng nghiệp có tham khảo ý kiến trong quá trình can thiệp? [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 14 Báo cáo trường hợp (Đánh giá tâm lý xã hội) SDRC - CFSI - Văn phong của báo cáo trường hợp phải thể hiện sự nghiêm túc, giản dị, khoa học. Lời văn trong báo cáo trường hợp nên dùng ở thể bị động, tránh dùng đại từ nhân xưng (như tôi, chúng tôi…) mà thay vào đó có thể dùng tác giả, người viết báo cáo này… - Không nên đưa các thông tin mang tính suy đoán, phi lý vì nó có thể làm mất giá trị của một báo cáo trường hợp và không thuyết phục được người đọc. - Nếu sử dụng các hình ảnh để minh họa, các bảng và đồ thị … phải đơn giản, nhỏ gọn. D. GIAI ĐOẠN KIỂM TRA BẢN THẢO - Khi thuyết trình, có thể không ai để ý đến các lỗi mà bạn mắc phải hoặc mọi người có thể nhanh chóng quên ngay hay bỏ qua. Nhưng đối với tài liệu viết thì sẽ không có lý do để bỏ qua cho bất kỳ lỗi sơ suất nào. Bởi vậy, trong quá trình viết và hoàn chỉnh báo cáo, tác giả cần kiểm tra lại nội dung cũng như hình thức của báo cáo một cách cẩn thận. Đối chiếu lại với mục đích, yêu cầu đã đặt ra, kiểm tra lại câu chữ, rà soát lỗi chính tả, in ấn bản dự thảo trước khi gửi đến người nhận. - Gửi báo cáo và nhận hồi đáp - Lưu báo cáo. [Type text] Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 15 Báo cáo trường hợp (Đánh giá tâm lý xã hội) SDRC - CFSI TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Chí An dịch. (1999). CTXH cá nhân, Ban xuất bản Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh. [2] Nhóm tác giả Trường Cán bộ phụ nữ TW. Bài giảng môn CTXH cá nhân. [3] TS. Linda Albaracin, TS. Bùi Thị Xuân Mai. Dự án đào tạo CTXH tại Việt Nam MOLISA-ULSA-CFSI-ASI-AP-UNICEF 2011. Khoá đào tạo CTXH cho các nhà quản lý trong lĩnh vực CTXH (CSWA). Mô-đun 3: “CTXH với cá nhân và gia đình”. Hà Nội: tháng 10.2011 [4] Glicken, M.D. (2005). Improving the effectiveness of the helping professions: an evidence-based approach to practice. Thousand Oaks, CA: Sage. [5] Department of Health, et at (2000). Framework for The assessment of children in need and their families. London, The stationary office. [6] Summers, Nancy. (2006). Fundamentals of case management, 2nd Edition. Thomson, Brooks/Cole, Belmon. [7] University of Virginia. Form of Social work psychosocial assessment. [8] Laine H. Mc Carthy, MLIS; KathrynvE.H. Reily, MD, MPH. (2000). How to write a case report. [9] Matthew G. Schuermann, MD. (2000). How to prepare a clinical case report. Associate program director.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_truong_hop_9014.pdf