Bảo vệ công dân khai thác thủy sản trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam – Một hình thức bảo vệ quyền con người

I. Sự kiện –biển Đông liên tiếp nổi sóng

1. Tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm

lục địa của Việt Nam.

a. Một số vụ điển hình

Trong nhiều năm qua, đặc biệt trong ba tháng gần đây tàu cá Trung Quốc liên tục

vào sâu trong lãnh hải của VN để đánh bắt, khai thác thủy sản với số lượng hàng

trăm tàu. Duới đây là một số vụ mà tuần tra của VN phát hiện được trong những

tháng gần đây

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bảo vệ công dân khai thác thủy sản trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam – Một hình thức bảo vệ quyền con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo vệ công dân khai thác thủy sản trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam – Một hình thức bảo vệ quyền con người I. Sự kiện – biển Đông liên tiếp nổi sóng 1. Tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. a. Một số vụ điển hình Trong nhiều năm qua, đặc biệt trong ba tháng gần đây tàu cá Trung Quốc liên tục vào sâu trong lãnh hải của VN để đánh bắt, khai thác thủy sản với số lượng hàng trăm tàu. Duới đây là một số vụ mà tuần tra của VN phát hiện được trong những tháng gần đây: - Lúc 15 giờ ngày 09/03/2011, tại tọa độ 13-17 độ vĩ bắc, 111-115 độ kinh đông, là vùng biển của VN, có khoảng 150 tàu cá TQ đang hành nghề câu mực. - Ngày 28/04/2001, lực lượng biên phòng Việt Nam phát hiện 11 tàu đánh cá của Trung Quốc đánh bắt trái phép tại khu vực phía Đông Nam đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) với cự li cách đảo từ 14-24 hải lý. - Ngày 29/04/2011, Biên phòng Hải Phòng phát hiện 8 tàu đánh cá của Trung Quốc vi phạm, vượt qua phía Tây ranh giới vùng đánh cá chung giữa VN và Trung Quốc - Từ ngày 30/04-03/05/2011 tại tọa độ 10-15 độ vĩ bắc, 111 độ 40’ – 113 độ 30’ kinh đông (cách thành phố Tuy Hòa, Phú Yên khoảng 150 hải lý) thuộc vùng biển chủ quyền Việt Nam, có đến 200 tàu cá Trung Quốc ngang nhiên hành nghề câu mực. Một số tàu cá Trung Quốc vào tận các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, An Bang (thuộc huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa) để khai thác trộm hải sản. - Ngày 01/05/2011, tại khu vực 13’ vĩ bắc – 111 độ 40’ kinh đông, cách thành phố Tuy Hòa – Phú Yên khoảng 150 hải lý, có tới 100 tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, đánh bắt trái phép tại vùng biển VN b. Nhận diện Như vậy, theo thời gian, số lượng tàu cá Trung Quốc vi phạm trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của VN tăng lên rất nhiều và trải ra trên nhiều vùng biển thuộc quyền tài phán VN từ bắc xuống nam. 2. Từ “đường cơ sở lưỡi bò” đến “lệnh cấm biển” trái với pháp luật quốc tế a. Ban hành các văn bản sai trái Trung Quốc đã đưa yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với công ước 1982 của Liên hợp quốc về luật biển mà Trung Quốc là một thành viên. Yêu sách này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN và các nước trong khu vực. Yêu sách này đã bị nhiều nước phản đối. Dựa vào yêu sách “đường lưỡi bò”, đầu tháng 5/2011, trong thông tin của chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đăng tải “thông báo về phương án công tác quản lý mùa nghỉ đánh cá ở khu vực biển Đông năm 2011”. Theo thông báo, từ 12 giờ ngày 16/05/2011 đến ngày 01/08/2011, cấm các tàu cá đánh bắt. Phạm vi cấm bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc đã gửi thông báo này tới ngư dân của nhiều nước có ngư trường trên biển Đông, trong đó có ngư dân VN. b. Nhận diện Cần xác định rõ rằng, theo luật pháp quốc tế nói chung và theo Công ước 1982 về luật biển, quyền tài phán của quốc gia ven biển chỉ áp dụng trong các vùng biển thuộc chủ quyền (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của mình (vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa) Nghĩa là việc ra “lệnh” cấm đánh cả của Trung Quốc chỉ có giá trị đối với ngư dân Trung Quốc và trên các vùng biển của Trung Quốc. 3. Hành động uy hiếp, bắt giữ và dùng vũ lực của Trung Quốc đối với công dân VN là vi phạm pháp luật quốc tế. a. Một số vụ điển hình Đồng hành với việc ngang nhiên chiếm ngư trường của Việt Nam, Trung Quốc đã dùng tàu hải quân xua đuổi, uy hiếp, nổ súng, đe dọa tàu cá của ngư dân VN ngay trong Lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, Thểm lục địa của VN, đẩy ngư dân VN đang mất dần ngư trường. Đông đảo ngư dân VN bức xúc là tàu hải quân của Trung Quốc vào tận khu vực lãnh hải để bắt giữ trái phépvà uy hiếp tàu cá VN. Cụ thể một số vụ điển hình: - Từ tháng 3 đến tháng 5/2010, tại quần đảo Hoàng Sa của VN, Trung Quốc bắt vô cơ ba tàu cá và 44 ngư dân của VN. Hầu hết các vụ bắt giữ tàu và người trái phép của năm 2010, phía Trung Quốc thường bắt giam, đánh đập ngư dân, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc (mỗi tàu 70.000 nhân dân tệ - gần 200 triệu đồng VN thì sẽ thả tàu và người). - Trong tháng 05/2011, hai tàu cá xã Bình Châu và một tàu cá huyện Lý Sơn vừa bị tàu Trung Quốc bắt và tịch thu tài sản. - Tàu của ông Võ Đào, tàu của thuyền trưởng Trần Văn Thoa, tàu của thuyền trưởng Lê Vinh đã bị tàu kiểm ngư Trung Quốc khống chế, thu tài sản, ước tình thiệt hại cả ba tàu khoảng 500 triệu đồng. - Tàu QNg 66369TS ra khơi vào ngày 04/05 có tám lao động trên tàu do ông Huỳnh Công Nghiệm (30 tuổi) là thuyền trưởng bị tàu cá Trung Quốc uy hiếp và lấy toàn bộ lương thực, thực phẩm, ngư lưới. - Chiều 31/05, ba tàu quân sự Trung Quốc đã nổ súng uy hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên thuộc chủ quyền của Việt Nam. - Vào lúc 5 giờ 58 phút sáng 26/05/2011, trong khi tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang tiến hành khải sát đia chấn tại lô 148 nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã bị ba tàu Hải giám số 84, 72 và 17 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Tọa độ bị cắt cáp ở vị trí 12o48’25’’ bắc và 111o26’48’’ đông, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý. b. Nhận diện Khác với những năm trước, phía Trung Quốc thường bắt giam, đánh đập ngư dân, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc, từ đầu năm 2011 đến nay, phía Trung Quốc chỉ lấy ngư cụ, tịch thu hải sản, nhiên liệu, máy định vị... đe dọa rồi cho ngư dân chạy tàu về. Hành động này đã đánh trực tiếp vào kinh tế của ngư dân VN, uy hiếp tinh thần của họ. c. Cơ sở pháp lý của sự vi phạm pháp luật Với những hành động kể trên, Trung Quốc đã vi phạm pháp luật quốc tế như: nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc (điều 2 khoản 4; điều 33 khoản 1), trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, trái với tinh thần về nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao 2 nước, đồng thời vi phạm công ước 1982 về luật biển (điều 74 khoản 3 và điều 84 khoản 3 về phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa). Hai điều khoản này có nội dung được công ước quy định là “Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiều biết và hợp tác, làm hết sức mình đê đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng.” Cho dù Trung Quốc ngụy biện rằng ngư dân VN đánh cá trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của họ thì Trung Quốc cũng phải ứng xử theo đúng pháp luật quốc tế mà cụ thể ở đây là điều 73 khoản 3 của Công ước 1982 về luật biển mà Trung Quốc là một thành viên: “Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác.” Hành vi uy hiếp, đánh đập của phía Trung Quốc đối với công dân VN trên các vùng biển thuộc quyền tài phán của VN còn vi phạm nghĩa vụ của Trung Quốc đối với 2 công ước về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1966: Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights – ICESCR), Công ước về các quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR) mà cả VN và Trung Quốc là thành viên của cả 2 công ước này[1]. 4. Phản ứng của VN trước những vi phạm gần đây của Trung Quốc. Đối với tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Cách giải quyết của VN là “hướng dẫn ngư dân Trung Quốc dời khỏi vùng biển VN”. Trước hành động ba tàu Hải giám số 84, 72 và 17 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh 2 thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia VN sáng ngày 27/05/2011, đại diện Bộ ngoại giao VN đã găp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, đồng thời bồi thường thiệt hại cho VN. Ngày 29/05/2011 tại Hà Nội, Người phát ngôn Bộ ngoại giao VN Nguyễn Phương Nga đã kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của VN trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế VN. Tháng 5/2011, TƯ Hội nghề cá VN đã có công văn số 54/HNT gửi Đại sứ quán TQ tại VN phản đối việc TQ tiếp tục áp dụng lệnh cấm biển ở khu vực biển Đông, trong đó có nhiều vùng biển thuộc chủ quyền của VN. II. Bảo hộ công dân là quyền của nhà nước theo pháp luật quốc tế 1. Cơ sở pháp lý quốc tế để nhà nước bảo vệ ngư dân Luật quốc tế thừa nhận quyền tài phán không chỉ dựa trên yếu tố lãnh thổ mà còn dựa trên cơ sở mối quan hệ Nhà nước – công dân. Quyền tài phán quốc gia được hiểu là quyền của Nhà nước trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật cũng như các biện pháp khác nhau để điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân và nhà nước, trong đó bao gồm cả quyền đảm bảo để công dân được hưởng các quyền công dân mà pháp luật quy định. Trong khi đó, công dân không chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước mà còn được hưởng các quyền công dân do pháp luật quy định và được nhà nước bảo hộ khi quyền và lợi ích chính đáng của công dân bị phía nước ngoài vi phạm. Con người là một thể thống nhất nên quyền và lợi ích chính đáng của họ phải thống nhất với nhau. Do có sự thống nhất đó mà quyền công dân không thể nằm ngoài quyền con người được. Hiến chương của Liên hợp quốc. Mục 1(b) Điều 3 Công ước Viên về Quan hệ ngoại giao năm 1961; Mục (a) Điều 5 Công ước Viên về Quan hệ lãnh sự năm 1963 2. Các biện pháp bảo hộ ngư dân VN Như đã trình bày ở phần 1, Trung Quốc đã vi phạm các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền ở VN, đặc biệt gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia VN và các ngư dân VN khi đánh bắt hải sản trên các vùng biển thuộc quyền tài phán VN, xâm phạm đến quyền cơ bản của con người được luật quốc tế bảo vệ. Đã đến lúc nhà nước VN cần phải có những hành động kiên quyết, thường xuyên bảo vệ quyền lợi của các ngư dân, pháp nhân VN. a. Đấu tranh ngoại giao Ngay sau khi nhận được tin tức từ những hành vi xâm phạm của nước ngoài đối với công dân nước mình, bộ ngoại giao cần chỉ đạo và cử cán bộ có trách nhiệm đến gặp nhà chức trách có thẩm quyền của nước vi phạm, trao công hàm phản đối. Vạch rõ sự việc diễn ra là không phù hợp với pháp luật quốc tế và các hiệp định liên quan giữa hai nước. Yêu cầu nước vi phạm có biện pháp để chấm dứt sự xâm phạm đó và hợp tác với phía ta để giải quyết hậu quả. Nếu sự việc nghiêm trọng cần được thực hiện bằng công hàm kháng nghị với mức độ mạnh hơn. Khi cần thiết thì phải đòi nước vi phạm bồi thường thiệt hại cho công dân, phải cử người đến thăm thực địa, thăm hỏi và giúp đỡ ngư dân nước mình. Nếu ngư dân của ta bị bắt, bị giam thì cần yêu cầu nước vi phạm phải trả tự do cho họ. Cử người theo dõi chặt chẽ diễn biến tiếp theo để đề xuất chủ chương biện pháp tiếp tục xử lý kịp thời và có biện pháp ổn định tư tưởng giúp ngư dân giữ vững tinh thần, để ngư dân tiếp tục an tâm bám biển. Đối với những sự kiện nghiêm trọng, VN ra tuyên bố công khai phản đối với các mức độ như tuyên bổ của người phát ngôn bộ ngoại giao, của Bộ ngoại giao, của chính phủ. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể ra Bị vong lục, sách trắng. b. Đấu tranh của công dân Song song với đấu tranh ngoại giao, các cơ quan chức năng của ta cần hướng dẫn cho công dân bị hại, cho người thân của họ tiến hành đấu tranh hợp pháp với nhà chức trách có thẩm quyền của nước vi phạm như gửi đơn khiếu nại yêu cầu trả lại tự do cho người thân của mình, yêu cầu bồi thường thiệt hại... Trường hợp cần thiết có thể sử dụng các tổ chức xã hội đưa kiến nghị đòi nước vi phạm phải chấm dứt khủng bố, trả lại tự do cho người bị bắt, bồi thường thiệt hại cho công dân. c. Đấu tranh dư luận Đấu tranh dư luận có tác dụng rất lớn hỗ trợ cho đấu tranh ngoại giao và đấu tranh của công dân, động viên và cổ vũ tinh thần của ngư dân VN. Thông thường đấu tranh dư luận có những biện pháp như tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và các quan chức tiến bộ của chính quyền nước vi phạm, lên án việc khủng bố và xâm phạm quyền lợi của công dân VN; tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước láng giềng (cần chú ý ở đây, không riêng gì VN, Trung Quốc còn gây hấn với tàu khảo sát dầu khí của Phi-líp-pin, va chạm với lực lượng tuần dương của Indonexia, vì vậy an ninh trên biển Đông sẽ là một trong nhưng chủ đề nóng tại Hội nghị cấp cao an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra tại Singapore từ ngày mùng 3 đến mùng 5 tháng 6 năm 2011). Bên cạnh đó, hệ thống thông tin tuyên truyền của ta nên thường xuyên đưa tin bình luận, lên án hành vi vi phạm của Trung Quốc. 3. Các chính sách giúp ngư dân VN a. Trước mắt - Bảo vệ ngư trường của VN: + Giúp ngư dân tiếp tục đánh cá trên các ngư trường truyền thống của VN: - Tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân VN hiểu rõ về ranh giới các vùng biển, về tọa độ của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của VN, ngư dân phải hiểu rõ khu vực các vùng biển đang tranh chấp. - Khuyến cáo ngư dân VN chủ động tránh những va chạm với tàu Trung Quốc, đồng thời phải báo cáo ngay với các cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố. - Khuyến cáo các ngư dân cần hỗ trợ với nhau để tăng cường sự phối hợp giữa họ trên biển. - Cần tăng cường trang bị các phương tiện thông tin liên lạc như điện đàm, máy quay phim để khi có hiện tượng xâm phạm từ phía Trung Quốc, ngư dân có thể liên lạc ngay với nhau, để phối hợp và lưu lại các hình ảnh làm chứng cứ sau này. + Xử lý nghiêm đối với tàu cá Trung Quốc vi phạm quyền đánh cá trên các vùng biển thuộc quyền tài phán Việt Nam. - Cần có những chính sách hỗ trợ, sẻ chia những trường hợp ngư dân VN đánh bắt hải sản trên các vùng biển thuộc quyền tài phán VN mà bị phía Trung Quốc tịch thu tài sản trái phép, để ngư dân tiếp tục đánh cá (nên chăng sử dụng quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân VN được thành lập tháng 7/2007 theo quyết định của thủ tướng chính phủ để hỗ trợ một phần tài chính cho ngư dân nói trên. - Thành lập gấp lực lượng kiểm ngư. Lực lượng kiểm ngư này không chỉ kiểm soát các hoạt động của ngư dân Việt Nam, sẵn sàng ứng cứu khi ngư dân gặp nạn, mà còn phát hiện các tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển thuộc quyền tài phán của VN để bắt giữ, xử phạt. b. Lâu dài - Phát huy nội lực của các chuyên gia về luật quốc tế đặc biệt là các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực luật biển quốc tế, thủy văn, địa chất về biển. - Tăng cường đào tạo, bổ sung các cán bộ về các lĩnh vực luật pháp quốc tế nói chung và luật biển quốc tế nói riêng vào các cơ quan chức năng để bảo vệ, xử lý nhanh các tình huống cấp thiết trên các vùng biển VN - Tăng cường sức mạnh quân sự, lực lượng cảnh sát biển, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng III. Thay cho lời kết Bảo vệ ngư dân VN, bảo vệ ngư trường VN cần được nhìn từ nhiều góc độ. Trước hết, tự mình phải bảo vệ ngư trường của mình, bảo vệ ngư dân của mình trước hành vi xâm hại của nước ngoài, đồng thời khai thác bền vững và có hiều biết. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ngư dân hoạt động nghề cá ở mọi nơi trên các vùng biển VN để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Lực lượng ngư dân hoạt động trên các vùng biển VN phải là lực lượng quan trọng nhất để khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của VN trên biển. Chính sách ngoại giao là quan trọng và cần thiết trong quan hệ quốc tế nhưng không phải là chính sách duy nhất. Hơn lúc nào hết, cần phát huy nội lực giúp ngư dân VN mạnh lên để đánh cá ngay trên “sân nhà” của mình. Với phương châm “tạo dựng biển đông thành một vùng biển hòa bình và hợp tác”. Không thể để biển Đông nổi sóng. Xin chân thành cảm ơn quý vị! [1]ICESCR – Trung Quốc gia nhập ngày 27/10/1997, Việt Nam gia nhập ngày 24/12/1992 ICCPR – Trung Quốc gia nhập ngày 05/10/1998, Việt Nam gia nhập ngày 24/12/1992p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf149_5682.pdf
Tài liệu liên quan