Bệnh da liễu: mụn nhọt (áp xe da)

Một cái nhọt, hoặc một áp xe da, là một nhiễm trùng khu trú sâu trong da. Một

cái nhọt thường bắt đầu nhưlà một vùng đỏ, đau. Theo thời gian, vùng này trởnên

chắc và cứng. Cuối cùng, trung tâm của áp xe mềm đi và chứa nhiều bạch cầu mà cơ

thểhuy động đến đểchống lại sựnhiễm trùng. Ổbạch cầu này được gọi là mủ. Sau

cùng, ổmủ"hình thành một đầu đinh" và thoát ra khỏi da.

Có vài kiểu nhọt khác nhau. Trong số đó là :

Nhọt cụm hay nhọt chùm : Ðây là một áp xe trong da do vi khuẩn

Staphylococcus aureus gây ra. Nó có thểcó một hoặc nhiều lổtrên bềmặt da và có thể

đi kèm với sốt hoặc lạnh run.

Mụn bọc : Ðây là một loại áp xe được hình thành khi các ống tuyến bã bịbít tắc

và nhiễm trùng. Mụn bọc thường gặp nhất ởlứa tuổi thanh thiếu niên.

Viêm tuyến mồhôi mưng mủ: Ðây là một bệnh mà có nhiều ổáp xe hình thành

ởnách và vùng bẹn. Những vùng này là kết quảcủa viêm khu trú các tuyến mồhôi.

U nang lông : Ðây là một kiểu áp xe xuất hiện ởnếp gấp của mông. Nó thường

hình thành sau một

chuyến đi dài mà phải ngồi.

pdf14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bệnh da liễu: mụn nhọt (áp xe da), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh da liễu: Mụn Mụn nhọt (áp xe da) Nhọt là gì ? Một cái nhọt, hoặc một áp xe da, là một nhiễm trùng khu trú sâu trong da. Một cái nhọt thường bắt đầu như là một vùng đỏ, đau. Theo thời gian, vùng này trở nên chắc và cứng. Cuối cùng, trung tâm của áp xe mềm đi và chứa nhiều bạch cầu mà cơ thể huy động đến để chống lại sự nhiễm trùng. Ổ bạch cầu này được gọi là mủ. Sau cùng, ổ mủ "hình thành một đầu đinh" và thoát ra khỏi da. Có vài kiểu nhọt khác nhau. Trong số đó là : Nhọt cụm hay nhọt chùm : Ðây là một áp xe trong da do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Nó có thể có một hoặc nhiều lổ trên bề mặt da và có thể đi kèm với sốt hoặc lạnh run. Mụn bọc : Ðây là một loại áp xe được hình thành khi các ống tuyến bã bị bít tắc và nhiễm trùng. Mụn bọc thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ : Ðây là một bệnh mà có nhiều ổ áp xe hình thành ở nách và vùng bẹn. Những vùng này là kết quả của viêm khu trú các tuyến mồ hôi. U nang lông : Ðây là một kiểu áp xe xuất hiện ở nếp gấp của mông. Nó thường hình thành sau một chuyến đi dài mà phải ngồi. Tại sao nhọt xuất hiện ? Có nhiều nguyên nhân gây ra nhọt. Vài loại nhọt có thể do lông đang phát triển bên trong. Những loại khác có thể hình thành như là hậu quả của mảnh vụn hoặc vật lạ khác bám ở da. Những loại khác, như là mụn, do các tuyến mồ hôi bị tắc trở nên nhiễm trùng. Bất kỳ sự phá vỡ tính nguyên vẹn nào của da như là một vết cắt hoặc trầy xướt cũng có thể tiến triển thành một áp xe nếu nơi đó bị nhiễm trùng. Ai có khả năng bị nhọt nhất? Ai cũng có thể bị nhọt. Tuy nhiên, những người có những bệnh nhất định có nhiều khả năng xuất hiện nhọt hơn. Trong số những bệnh này là tiểu đường và suy thận. Các bệnh đi kèm với tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch bình thường có thể làm tăng khả năng xuất hiện nhọt. Ðiều trị nhọt như thế nào? Hầu hết nhọt có thể được điều trị tại nhà. Ðiều trị nên bắt đầu ngay khi nhọt được nhìn thấy, bởi vì điều trị sớm có thể tránh các rắc rối sau này. Ðiều trị chính cho hầu hết nhọt là dùng sức nóng, thường là ngâm vào nước ấm hoặc đắp khăn ấm. Việc sử dụng nhiệt làm tăng tuần hoàn đến vùng nhọt và cho phép cơ thể chống lại sự nhiễm trùng tốt hơn. Khi nhọt còn nhỏ và chắc, việc rạch và dẫn lưu nhọt là không có ích cho dù vùng nhọt đau đi chăng nữa. Tuy nhiên, một khi nhọt trở nên mềm hoặc "hình thành đầu đinh" (khi đó, một ổ mủ được thấy bên trong nhọt), đó là lúc để dẫn lưu nhọt. Một khi được dẫn lưu, đau có thể giảm một cách ngoạn mục. Hầu hết các ổ áp xe nhỏ, như những ổ hình thành quanh chân lông, tự dẫn lưu khi ngâm ấm. Thỉnh thoảng, đặc biệt các nhọt lớn, cần được dẫn lưu hoặc "trích mủ" bởi nhân viên y tế. Thông thường các nhọt lớn này chứa vài túi mủ phải được mở ra và được dẫn lưu. Nếu có nhiễm trùng da xung quanh, bác sĩ có thể quyết định cho kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh không cần thiết cho mọi trường hợp và quả thực, không vào tốt ổ áp xe và sẽ không điều trị hết ổ áp xe. Khi nào tôi nên đến cơ sở y tế? Bất kỳ nhọt hoặc áp xe nào xảy ra trên một bệnh nhân bị tiểu đường hoặc bệnh nhân có bệnh cơ bản (như ung thư, viêm khớp dạng thấp, v.v..) nên được khám bởi nhân viên y tế. Hơn nữa, nhiều thuốc, đặc biệt Prednisone, ức chế hệ thống miễn dịch (hệ thống chống nhiễm trùng tự nhiên của cơ thể) có thể gây ra biến chứng cho một nhọt lẽ ra là đơn giản. (Nếu bạn không chắc chắn về ảnh hưởng của thuốc lên hệ miễn dịch, dược sĩ của bạn có khả năng giải thích cho bạn thuốc nào là đáng quan tâm). Nhọt nào có đi kèm với sốt nên được chăm sóc y tế (được thăm khám). Một "u nang lông", nhọt xuất hiện giữa 2 mông là một trường hợp đặc biệt. Những nhọt này hầu như luôn luôn cần điều trị bao gồm dẫn lưu và đắp gạc (đút gạc vào miệng áp xe để bảo đảm nó liên tục được dẫn lưu). Sau cùng, nhọt nào gây ra đau đớn mà lâu hết nên được thăm khám. Làm gì để tránh áp xe da? Có vài biện pháp bạn có thể thực hiện để tránh áp xe hình thành. Xà bông kháng khuẩn có thể giúp ngăn chặn vi trùng phát triển trên da và vì thế làm giảm cơ hội cho một áp xe hình thành. Thỉnh thoảng, nhân viên y tế của bạn có thể giới thiệu cho bạn vài chất làm sạch đặc biệt như pHisoderm để làm giảm hơn nữa vi khuẩn trên da. Ðối với mụn và viêm tuyến mồ hôi mưng mủ (xem ở trên), kháng sinh có thể cần trong một thời gian dài để ngăn hình thành áp xe. Các thuốc khác, như isotretinoin (Accutane) có thể được dùng cho mụn bọc và đã tỏ ra hữu ích ở vài bệnh nhân bị viêm tuyến mồ hôi mưng mủ. Sự tái phát thường gặp ở các bệnh nhân bị viêm tuyến mồ hôi mưng mủ. Cuối cùng, phẫu thuật có thể cần thiết, đặc biệt ở các u nang lông tái phát, nhưng cũng cho viêm tuyến mồ hôi mưng mủ. Ðối với các u nang lông, việc mỗ lấy bỏ bao nang là quan trọng. Thủ thuật này thường được thực hiện ở phòng mổ. Ðối với viêm tuyến mồ hôi mưng mủ diện rộng có thể cần sữa chữa bằng phẫu thuật tạo hình. Sơ lược về nhọt Nhọt, hoặc áp xe da là một ổ mủ hình thành bên trong cơ thể. Kháng sinh thường không hữu ích lắm trong điều trị nhọt. Ðiều trị chính bao gồm đắp khăn ấm và dẫn lưu ("trích mủ") áp xe, nhưng chỉ khi nó mềm và đúng lúc để dẫn lưu. Nếu bạn bị sốt hoặc có bệnh mãn tính, như ung thư hoặc tiểu đường, hoặc đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch, bạn nên liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn bị nhọt. Bệnh mụn giộp và thai nghén Bệnh mụn giộp không phải là một bệnh đơn giản và đáng coi thường, nhất là khi bạn mang thai. Nó có thể lây sang em bé và ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ sơ sinh... Khi nào dễ bị nhiễm bệnh mụn giộp? Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, không thể chống đỡ có hiệu quả trước sự xâm nhập của virus. Khi hệ miễn dịch chưa trưởng thành: sự tiếp xúc với bệnh mụn giộp có thể đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ thai nhi và trẻ trong năm đầu tiên. Nhiễm virus mụn giộp có thể xảy ra khi đang mang thai, khi cơ thể người mẹ lần đầu tiên gặp virus gây bệnh mụn giộp; virus xâm nhập máu mẹ và có thể đi đến thai nhi - virus có trong dịch tiết của âm đạo và lây truyền cho thai nhi khi đi qua đường sinh dục. Sau khi sinh, có khi chỉ đơn giản do người hôn trẻ bị chốc mép (mụn giộp ở môi). Nếu người phụ nữ tiếp xúc lần đầu với virus mụn giộp từ trước khi có thai, nguy cơ thai bị nhiễm virus thực sự cao. Có thể hạn chế được nguy cơ nếu thầy thuốc sản khoa biết rõ tiền sử bệnh của cha mẹ để có các biện pháp phòng ngừa và điều trị cần thiết. Có trường hợp cần chỉ định mổ lấy thai. Nếu người phụ nữ tiếp xúc lần đầu với virus mụn giộp trong thời gian mang thai: nguy cơ lây nhiễm cho con khi chuyển dạ rất lớn và có thể nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Cần nhận biết đợt bùng phát đầu tiên khi đang mang thai để báo cho thầy thuốc biết. Thực hành mọi biện pháp thận trọng khi đẻ và trẻ sơ sinh có thể phải được điều trị ngay từ khi sinh ra. Nếu không có đợt bùng phát mụn giộp: cũng chưa thể loại trừ nguy cơ vì một số người tuy đã bị nhiễm virus mụn giộp nhưng không bộc lộ triệu chứng, nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con vẫn có thể xảy ra. Chẩn đoán trẻ sơ sinh bị bệnh mụn giộp được tiến hành rất nhanh và trẻ cần được điều trị ngay. Làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm khi đang mang thai? Nếu như đã có những đợt bùng phát bệnh mụn giộp ở vợ và chồng: Cần để ý và báo cho thầy thuốc mọi hiện tượng đau dù ít ở cơ quan sinh dục (ngứa, cảm giác bỏng rát, nhoi nhói như kim châm, hay chỉ thấy khó chịu nhưng dễ tái diễn) - Ngừng quan hệ tình dục trong thời gian có bùng phát, nhất là theo đường miệng nếu một trong hai bạn tình có nốt ngứa nghi ngờ. Ngay cả khi sờ vào nốt ngứa cũng có thể làm lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể. Nên bảo vệ cho bản thân và bạn tình bằng cách mang bao cao su ngay cả khi không có đợt bùng phát. Nếu không có đợt bùng phát ở cặp vợ chồng: Nên nhớ rằng luôn có nguy cơ dù một trong hai người không bao giờ có biểu hiện bị mụn giộp sinh dục. Khi không có tiền sử và/hoặc không có dấu hiệu mụn giộp sinh dục cũng chưa thể yên tâm vì ngày nay chưa có các phương tiện phát hiện bệnh có hiệu quả. Cách phòng ngừa duy nhất để ngăn chặn sự lây nhiễm virus có thể xảy ra là dùng bao cao su khi quan hệ tình dục trong 2 tháng cuối của thai nghén. Cách nhận biết đợt bùng phát bệnh mụn giộp? Dù thai nghén ở giai đoạn nào mà thấy ngứa, bỏng rát, cảm giác nhoi nhói như kim châm ở vùng âm hộ và âm đạo cũng cần gặp bác sĩ. Vùng nhiễm khuẩn có màu đỏ, sau đó xuất hiện các mụn nước nhỏ tụ thành đám. Chính những mụn nước này chứa đầy virus khi vỡ ra sẽ tạo nên tổn thương hở, đôi khi rất đau. Sau khoảng 10 ngày mới lành sẹo, tạo thành vẩy và bong. Mọi dấu hiệu này có thể kèm theo với sốt, đau lưng, nhức đầu và đau bụng. Các dấu hiệu cũng giống nhau ở nam nữ và phụ nữ có thai hay không. Khi nào cần gặp ngay thầy thuốc? Khi có đợt bùng phát mới - khi có các tổn thương đau, dễ kích thích hay khi chỉ khó chịu ở cơ quan sinh dục. Giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sau khi sinh Vài tháng đầu sau khi sinh, trẻ rất dễ bị bệnh vì hệ miễn dịch còn non trẻ, chưa có khả năng chống lại một số bệnh. Ở giai đoạn này, lây nhiễm virus mụn giộp có thể xảy ra khi người lớn bị chốc mép hôn hít trẻ và hậu quả có thể nghiêm trọng với trẻ. Khi trong tiền sử ở bố mẹ có mắc bệnh mụn giộp, cần báo cho thầy thuốc để có các biện pháp phòng ngừa đặc biệt cho trẻ. Vệ sinh cho trẻ cần được tăng cường: tiếp xúc với trẻ phải rửa tay sạch, khăn, tã của trẻ phải để riêng, tuyệt đối không hôn hít trẻ khi có chốc mép. Gặp thầy thuốc ngay khi trẻ có những mụn nước trong trên da, khi mắt trẻ đỏ và khóc nhiều, bỏ bú, ngủ cả khi tắm hay khi ăn, dễ kích thích…Có khi trẻ còn bị sốt kéo dài và co giật. 3 hiểu lầm về mụn cám Mụn cám rất thường gặp trong độ tuổi dậy thì. Nhưng do hiểu không đúng về hiện tượng này nên không thể “chế ngự” được chúng. 1. Mụn cám là biểu hiện của dậy thì Không đúng. Nếu không được chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý, điều trị tốt thì đến tận tuổi trung niên, thậm chí đến 50 - 60 tuổi vẫn có thể bị mụn này. 2. “Thủ phạm” là chất dầu và vệ sinh kém Mụn hình thành từ nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là do thể chất, cơ địa, không liên quan quá nhiều đến vấn đề vệ sinh da. Mụn đầu đen là do không khí tiếp xúc với nhân mụn, gây ra tình trạng ô xy hoá mà hình thành nên màu đen chứ không phải do “bẩn”. Vì vậy, những ai hi vọng thông qua rửa mặt thường xuyên để “bài trừ” mụn là không “thực tế”. 3. Chỉ có thể “giải quyết” bằng cách nặn Nặn mụn, hút mụn.... chỉ có thể làm cho bạn “an tâm” được vài ngày, bởi vì những biện pháp đó đều là tạm thời, không bao lâu sau thì mụn lại “nổi” lên ở ngay chỗ cũ bạn vừa nặn. Mụn cám có thể chữa được bằng các sản phẩm điều trị mụn. Trước hết, khi có mụn cám, người bệnh nên rửa mặt bằng các sản phẩm gel cho da nhờn và da dễ nhạy cảm. Sản phẩm không nên có xà phòng, dễ làm cho da bị khô và dị ứng. Tiếp theo, dùng các lotion làm sạch thoáng và chống bóng nhờn. Và cuối cùng bôi kem trị mụn cám. Trong kem trị mụn này có một số hoạt chất làm chống sừng hóa cổ nang lông tuyến bã, giảm bài tiết nhờn và diệt vi khuẩn gây mụn, một số sản phẩm còn có hoạt chất tái tạo da, chống sẹo do mụn gây nên. Điều trị mụn còn phải kết hợp với vệ sinh tại chỗ (có nơi mụn), toàn thân, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, không thức quá khuya, chế độ ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng và các sinh tố. Buổi tối và sáng, dành ít phút mát xa da mặt cũng rất tốt, giúp cho da được tập thể dục, bài tiết các chất bã nhờn ra ngoài, các mạch máu dưới da được lưu thông và nuôi dưỡng da tốt hơn. Bệnh buồng trứng đa nang (Hay Hội chứng Stein-Leventhal) Bệnh buồng trứng đa nang là gì? Chẩn đoán bệnh buồng trứng đa nang như thế nào? Các tình trạng bệnh lý nào liên hệ với bệnh buồng trứng đa nang Điều trị bệnh buồng trứng đa nang như thế nào? Tóm lược về bệnh buồng trứng đa nang. Bệnh buồng trứng đa nang là gì? Bệnh buồng trứng đa nang còn có tên là hội chứng Stein-Leventhal là một loại bệnh nội tiết ở phụ nữ gồm nhiều triệu chứng khác nhau như: 1. Kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh 2. Mụn 3. Béo phì 4. Rậm lông Các triệu chứng trên có thể có mặt hoặc không, nhưng triệu chứng chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh là triệu chứng buộc phải có trong bệnh lý này. Tất cả các phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang đều có bất thường kinh nguyệt hoặc vô kinh. Phụ nữ bị bệnh buồng trứng đa nang không phóng noãn theo chu kỳ do đó không có trứng rụng đều đặn hàng tháng. Hiện nay người ta không biết rõ về nguyên nhân gây bệnh. Tuy vậy buồng trứng của phụ nữ mắc bệnh này thường chứa một số nang nhỏ nên bệnh được mang tên là buồng trứng đa (nhiều) nang. Ở phụ nữ không mắc bệnh buồng trứng đa nang cũng có số lượng nang tương tự. Do vậy, các nang không là nguyên nhân chính gây nên bệnh. Ở phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang có sự bất thường chức năng ở hệ kiểm soát đường huyết cơ thể (hệ insulin). Hậu quả là gây nên đáp ứng không thích ứng với insulin (kháng insulin) có thể dẫn đến tăng nồng độ đường huyết (glucose) bất thường trong máu. Rối loạn insulin có lẽ cũng là yếu tố khởi phát các triệu chứng như mụn, rậm lông trong bệnh buồng trứng đa nang. Chẩn đoán bệnh buồng trứng đa nang như thế nào? Bệnh buồng trứng đa nang được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng nhờ hỏi bệnh và thăm khám cơ bản như đã nói ở trên. Bác sĩ cũng sẽ loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tương tự như giảm nồng độ nội tiết tố tuyến giáp trong máu (thiểu năng tuyến giáp) hay tăng nồng độ nội tiết tố tiết sữa (prolactin). Các khối u buồng trứng hoặc của tuyến thượng thận cũng tiết nội tiết tố nam (androgen) làm gia tăng nồng độ trong máu và gây ra mụn, rậm lông, tựa như các triệu chứng của bệnh buồng trứng đa nang. Các xét nghiệm cận lâm sàng cũng hữu ích để đưa ra chẩn đoán bệnh. Nồng độ nội tiết tố nam trong huyết thanh (DHEA và testosterone) cũng gia tăng. Tuy nhiên, nồng độ testosterone tăng cao cũng là điều bất thường đối với bệnh buồng trứng đa nang và cần phải đánh giá thêm. Ngoài ra nồng độ của các nội tiết tố được não phóng thích ra (LH) cũng gia tăng. Nang là các túi có chứa dịch. Các nang trong buồng trứng được xác định nhờ các kỹ thuật hình ảnh. (Tuy nhiên như đã đề cập trước, phụ nữ không mắc bệnh buồng trứng đa nang cũng có nhiều nang). Siêu âm sẽ truyền sóng âm đi qua cơ thể để cho hình ảnh của thận (được sử dụng thường xuyên nhất). Hình ảnh siêu âm có được không cần phải tiêm thuốc cản quang hay chất phóng xạ vào cơ thể do đó đây là xét nghiệm an toàn cho mọi bệnh nhân, kể cả phụ nữ có thai. Siêu âm cũng phát hiện ra các nang trong thận của bào thai. Do phụ nữ không mắc bệnh buồng trứng đa nang cũng cũng có thể có nang buồng trứng và nang buồng trứng không phải là tiêu chuẩn của bệnh buồng trứng đa nang nên siêu âm không phải là chỉ định thường qui để chẩn đoán bệnh này. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng gồm bệnh sử, khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Có nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khá hiệu quả nhưng cũng tốn kém là chụp cắt lớp điện toán (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp phát hiện ra nang nhưng thường được dành để tìm các bệnh lý nghi ngờ khác như u tuyến thượng thận hay u buồng trứng. Chụp CT sử dụng tia X và đôi khi cần tiêm chất cản quang có thể gây một số biến chứng ở các mức độ khác nhau ở một số người. Các tình trạng bệnh lý nào liên hệ với bệnh buồng trứng đa nang? Phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang có nguy cơ mắc các bệnh lý cao huyết áp, đái thái đường, tim mạch, ung thư tử cung (ung thư nội mạc tử cung) cao hơn những người bình thường. Hầu hết các nguy cơ này có thể đảo ngược được nhờ tập thể dục và giảm cân. Hơn nữa điều quan trọng đối với phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang là phải có chu lỳ kinh nguyệt đều đặn. Nguy cơ ung thư tử cung (nội mạc) sẽ tăng lên đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bác sĩ thường kê toa thuốc uống để giúp bệnh nhân có kinh nguyệt đều hơn. Béo phì là một biến chứng của bệnh buồng trứng đa nang. Việc giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh buồng trứng đa nang liên quan đến béo phì đòi hỏi người bệnh phải tốn nhiều công sức mà lại thường dễ nản lòng. Xin đọc thêm bài viết Béo phì để biết thêm thông tin về béo phì và cách kiểm soát béo phì. Điều trị bệnh buồng trứng đa nang ra sao? Điều trị tùy thuộc vào giai đoạn của trong đời người phụ nữ mắc bệnh. Đối với phụ nữ trẻ muốn kế hoạch hóa gia đình thì uống thuốc ngừa thai, đặc biệt là dùng những thuốc có hàm lượng adrogen thấp (androgen là chất giống nội tiết tố nam) lợi dụng tác dụng phụ là điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và ngừa nguy cơ ung thư tử cung. Đối với phụ nữ không cần kế hoạch gia đình nữa thì chỉ cần điều khiển để người ấy có 4 chu kỳ kinh nguyệt trong một năm là đủ. Đối với mụn và rậm lông bác sĩ có thể kê toa cho sử dụng thuốc lợi tiểu có tên spironolactone giúp hồi phục khỏi các chứng này. Sử dụng thuốc spironolactone cần phải theo dõi bằng cách thử máu định kỳ do thuốc gây các tác dụng phụ trên nồng độ kali trong máu và chức năng thận. Còn đối với phụ nữ muốn có con thì sử dụng thuốc clomiphene (Clomid) để gây rụng trứng. Ngoài ra, giảm cân cũng giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và gia tăng khả năng mang thai ở người phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang. Cần phải điều trị tình trạng béo phì đi kèm với bệnh buồng trứng đa nang vì tình trạng này gây nên nhiều hậu quả bất lợi về mặt y khoa. Tư vấn định kỳ về chế độ ăn kiêng rất cần thiết cho đến khi lập được chế độ ăn phù hợp riêng cho từng phụ nữ. Gần đây, các nghiên cứu cho thấy các thuốc làm cải thiện hoạt động của nội tiết tố kiểm soát nồng độ đường huyết tự nhiên trong cơ thể là insulin có ích đối với phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang. Các nghiên cứu dài hạn về các thuốc làm gia tăng nhạy cảm với insulin (như rosiglitaxone, pioglitazone, glucophage) ở phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang đang được tiến hành. Sau cùng, đối với một số phụ nữ cần được tiến hành một phẫu thuật có tên là “phẫu thuật kiểu chêm” sẽ cắt đi một phần buồng trứng. Tóm lại, phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang có thể có con và cuộc sống năng động bình thường. Cần liên hệ với bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mình nếu rối loạn kinh nguyệt hoặc nghĩ mình mắc bệnh buồng trứng đa nang. Tóm lược về bệnh buồng trứng đa nang Bệnh buồng trứng đa nang là chứng bệnh có các đặc điểm bệnh là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc vô kinh, mụn, béo phì, rậm lông. Phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang có nguy cơ bị ung thư tử cung (ung thư nội mạc), đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch Điều trị thích hợp sẽ giảm thiểu các nguy cơ trên. Quan niệm điều trị là trị các triệu chứng biểu hiện của bệnh buồng trứng đa nang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_da_lieu_mun_6776.pdf
Tài liệu liên quan