Bệnh da vảy cá

Bệnh da vảy cá (Ichthyosis vulgaris) là một bệnh lý của da

biểu hiện bằng da khô như vảy cá, đặc biệt ở tay và cẳng chân.

Bệnh da vảy cá có thể có tính di truyền hoặc hình thành do hậu quả tiếp xúc

với một số tác nhân nào đó (mắc phải).

-Týp di truyền (còn gọi là bệnh da vảy cá bẩm sinh) xuầt hiện lần đầu tiên

khi bệnh nhân còn rất trẻ và chiếm khoảng 95% các trường hợp da vảy cá

(ichthyosis vulgaris).

-Týp mắc phải thường hình thành ở tuổi trưởng thành và là hậu quả của

một bệnh nội khoa hoặc do dùng một số thuốc men.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bệnh da vảy cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh Da Vảy Cá A- Tổng Quan: Bệnh da vảy cá (Ichthyosis vulgaris) là một bệnh lý của da biểu hiện bằng da khô như vảy cá, đặc biệt ở tay và cẳng chân. Bệnh da vảy cá có thể có tính di truyền hoặc hình thành do hậu quả tiếp xúc với một số tác nhân nào đó (mắc phải). - Týp di truyền (còn gọi là bệnh da vảy cá bẩm sinh) xuầt hiện lần đầu tiên khi bệnh nhân còn rất trẻ và chiếm khoảng 95% các trường hợp da vảy cá (ichthyosis vulgaris). - Týp mắc phải thường hình thành ở tuổi trưởng thành và là hậu quả của một bệnh nội khoa hoặc do dùng một số thuốc men. B - Ai có nguy cơ Da vảy cá (Ichthyosis vulgaris) gặp ở mọi chủng tộc và ở cả hai phái. Da vảy cá di truyền gặp khá thường xuyên. Tỉ lệ khoảng 1 trên 250 trẻ em có thể bị Da vảy cá di truyền. Ngược lại, Da vảy cá mắc phải khá hiếm gặp và hầu như chỉ thấy ở người lớn. Đối với bệnh da vảy cá di truyền, thường thì ít nhất một trong hai người thân sinh ra bệnh nhân cũng bị da khô có vảy lúc còn bé. Bệnh di truyền theo gen trội (autosomal dominant), nghĩa là mỗi trẻ từ cha mẹ bị bệnh có 50% nguy cơ bị ichthyosis vulgaris. C- Triệu Chứng và Dấu Hiệu - Các vị trí thường bị tổn thương nhất do ichthyosis vulgaris gồm: + Mặt trước cẳng chân (mặt duỗi) + Mặt sau tay (mặt duỗi) + Da đầu + Lưng + Trán và má, đặc biệt ở trẻ nhỏ Các vảy trong bệnh Da vảy cá có kích thước từ 1–10 mm và có màu sắc từ trắng đến xám hoặc nâu. Vảy sẽ đậm hơn ở những người có da sậm màu. Chân thường bị nhiều hơn tay. Các rãnh ở lòng bàn tay và lòng bàn chân thường hằn rõ và nứt khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên bệnh sẽ bớt khi khí hậu ấm và ẩm hơn. - Các vị trí trên cơ thể sau đây thường ít bị tổn thương hơn: + Mặt + Phía trước cổ + Bụng + Các nếp xếp ở trước cẳng tay (mặt gấp của cẳng tay) + Nếp xếp sau gối (mặt gấp của cẳng chân) Da vảy cá di truyền (hereditary ichthyosis) và mắc phải (acquired ichthyosis) giống nhau về hình thức và đều gây ngứa. Tuy nhiên, dạng mắc phải xảy ra ở những bệnh nhân có những bệnh lý về nội khoa, bao gồm: + Dinh dưỡng kém + Nhiễm trùng, như bệnh phong (Hansen) hoặc HIV/AIDS + Bệnh nội tiết, như bệnh của tuyến giáp hoặc tuyến cận giáp + Bệnh sarcoid (sarcoidosis) + Ung thư, như lymphoma hoặc đa u tủy (multiple myeloma) + Dùng một số thuốc, như nicotinic acid, cimetidine, và clofazimine D- Hướng Dẫn tự Chăm Sóc Dạng Da vảy cá di truyền có khuynh hướng tự cải thiện sau tuổi dậy thì, trong khi dạng mắc phải chỉ bớt đi sau khi đã giải quyết xong bệnh lý nội khoa đi kèm. Tuy nhiên, cả 2 trường hợp đều cải thiện sau khi phục hồi độ ẩm của da. Kem và các loại thuốc mỡ tạo ẩm hiệu quả hơn thuốc nước (lotion). Chúng có tác dụng tốt nhất nếu bôi ngay sau khi vừa tắm xong, lúc da còn ẩm. Các sản phẩm bán tự do dưới đây có thể hữu ích: + Các sản phẩm chứa alpha-hydroxy acids như glycolic acid hoặc lactic acid + Các loại kem có chứa urea + Các loại kem có chứa cortisone bán tự do (khi bị ngứa ở những vùng tổn thương) Tất cả vết nứt ở da đều cần được điều trị bằng các loại thuốc mỡ bôi ngoài da bán tự do có chứa kháng sinh (vd,Neosporin®) để phòng chống nhiễm trùng. E- Khi nào cần đi khám bệnh? - Khi da vẫn tiếp tục bị khô và đóng vảy dù đã bôi thuốc làm ẩm da mỗi ngày, cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa. - Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp khi tình trạng da khô và đóng vảy ở người lớn không cải thiện dù đã bôi thuốc làm ẩm da ngày 2 lần. F- Các Phương Thức Điều Trị (mang tích chất tham khảo) - Để điều trị bệnh da khô vảy cá, thầy thuốc có thể chỉ định dùng các loại kem hoặc thuốc nước bôi ngoài da chứa các chất sau: + Alpha hoặc beta-hydroxy acids (glycolic acid, lactic acid, salicylic acid) + urea ở nồng độ kê toa + Thuốc retinoid như tretinoin hoặc tazarotene + Nồng độ cao propylene glycol - Đối với các trường hợp Da vảy cá nặng, có thể cần phải dùng thêm thuốc uống như sau: Isotretinoin, một loại thuốc mạnh có nhiều tác dụng phụ tiềm tàng, thường được dùng để điều trị mụn trứng cá nặng và gây sẹo. - Khả năng hồi phục (tiên lượng) đối với trẻ bị Da vảy cá rất cao, đa số các trường hợp đều cải thiện sau tuổi dậy thì. - Khi nghi ngờ có bệnh Da vảy cá mắc phải ở người lớn, thầy thuốc cần nghiên cứu tầm soát các bệnh lý nội khoa tiềm ẩn hoặc truy tìm các loại thuốc men đã gây khởi phát bệnh. Tiên lượng của Da vảy cá mắc phải ở người lớn tùy thuộc vào việc điều trị bệnh nội khoa nền, hoặc ngưng sử dụng các loại thuốc đã gây khởi phát bệnh. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Tham Khảo: Bolognia, Jean L., ed. Dermatology, pp.775-781. New York: Mosby, 2003. Freedberg, Irwin M., ed. Fitzpatrick's Dermatology in General Medicine. 6th ed, pp.486, 482, 2353. New York: McGraw-Hill, 2003.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_da_vay_ca_6661.pdf
Tài liệu liên quan