Bệnh hại trên cây có múi

 Địa điểm khảo sát: các hộ nông dân tại xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

 Đối tượng khảo sát: bệnh trên các loại cây có múi.

 Tổng diện tích khảo sát khoảng 4000m2 gồm các loại cây: chanh, bưởi và quýt.

 Các bệnh chủ yếu ở khu vực này là: bệnh ghẻ nhám, bệnh loét, bệnh nứt gốc chảy mủ,.

 

pptx16 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bệnh hại trên cây có múi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚIGiảng viên hướng dẫn: TS Lê Hữu HảiSinh viên thực hiện: Võ Huy Hiệu 014141055NỘI DUNG BÁO CÁO Tình hình chung. Bệnh hại trên cây có múi. 1. Bệnh ghẻ nhám 2. Bệnh loét 3. Bệnh chảy nhựa 4. Bệnh đốm đồng tiềnIII. Kết luận.I. Tình hình chung Địa điểm khảo sát: các hộ nông dân tại xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đối tượng khảo sát: bệnh trên các loại cây có múi. Tổng diện tích khảo sát khoảng 4000m2 gồm các loại cây: chanh, bưởi và quýt. Các bệnh chủ yếu ở khu vực này là: bệnh ghẻ nhám, bệnh loét, bệnh nứt gốc chảy mủ,.....II. Bệnh hại cây có múi. 1. Bệnh ghẻ nhámTác nhân: do nấm Elsinoe fawcettii gây ra. 1. Bệnh ghẻ nhám * Triệu chứng, đặc điểm bệnh.Bệnh xuất hiện trên trái, lá, cành non và cả cây con. Trên trái vết bệnh lồi, nhô cao, xuất hiện rời rạc hoặc kết thành mảng lớn, nhỏ bất định, làm cho trái sần sùi. Làm cho trái bị sượng. Bệnh gây hại nặng khi nhiệt độ và độ ẩm cao hoặc khi vườn cây già thiếu chăm sóc. Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên các lá, cành và trái bị nhiễm bệnh. Khi lá, trái bị bệnh già, cành khô chết, bào tử nấm bệnh sẽ hình thành và lây lan sang các cây khác nhờ mưa, gió, sương, côn trùng.... 1. Bệnh ghẻ nhám. * Biện pháp quản lí Không trồng cây con bị bệnh. Không trồng cây mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng. Vườn ươm, trồng phải thông thoáng tránh đọng nước. Cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.. Dùng thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng. 2. Bệnh loét * Triệu chứng, đặc điểm bệnh. Bệnh xuất hiện trên trái, lá, cành non và ở cây con. Vết loét có màu nâu và xung quanh có quầng màu vàng. Vết bệnh lồi lên khỏi mặt lá, bề mặt trái. Bệnh làm rụng trái non, chết cành, cây con kém phát triển và làm giảm chất lượng trái.- Bệnh loét gây hại quanh năm, nhưng bệnh trong mùa mưa nặng hơn trong mùa khô. Bệnh phát sinh và phát triển mạnh ở điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ 26 - 35 độ C. 2. Bệnh loét Tác nhân: do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv . citri 2. Bệnh loét * Biện pháp quản lí Không trồng cây con bị bệnh. Không trồng cây mật độ quá dày, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng. Vườn ươm, trồng phải thông thoáng tránh đọng nước. Cắt bỏ cành lá bệnh và mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan. Phun phòng vào lúc mới ra lộc hoặc khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Sử dụng các loại thuốc hóa học.3. Bệnh chảy nhựaTác nhân: nấm Phytophthora sp.Vết bệnh sủng nước gần gốc, sau đó khô chảy nhựa màu nâu đỏ. Lột vỏ nơi vết bệnh sẽ thấy thân màu nâu.3. Bệnh chảy nhựa Bệnh làm rụng lá, chết cành hoặc chết cây. Bệnh thường xuất hiện ở những vườn ít chăm sóc, thoát nước kém,... Bệnh phát triển mạnh ở 26 độ C. 3. Bệnh chảy nhựa * Biện pháp quản lí Trồng cây với mật độ phù hợp theo từng giống cây. Đắp mô cao giúp tiêu nước tốt Thường xuyên cắt tỉa, vệ sinh vườn để tạo sự thông thoáng. Bón vôi vào đầu và cuối mùa mưa. Vệ sinh vết bệnh và xử lí thuốc. 4. Bệnh đốm đồng tiềnTác nhân: do địa y gây ra.4. Bệnh đốm đồng tiềnBệnh thường phát triển trên vỏ cây già cỗi. Bệnh không gay hại trực tiếp cho cây nhưng tạo điều kiện cho nấm gây bệnh phát triển nhất là nấm gây bệnh thối gốc chảy mủ phát triển. 4. Bệnh đốm đồng tiền * Biện pháp quản lí Trồng mật độ thưa, thường xuyên cắt tỉa để tạo thông thoáng. Lên mô để giúp thoát nước tốt. Dùng máy bơm áp lực cao để rửa sạch. Quét vôi hoặc thuốc gốc đồng vào đầu mùa mưa để phòng trị.III. Kết luận Trên cây có múi các bệnh phát sinh chủ yếu vào mùa mưa khi có độ ẩm cao. Để phòng bệnh trên cây có múi cần: - Trồng vườn ở mật độ thưa, có màng lưới bảo vệ khi cây ở giai đoạn cây còn nhỏ. - Thường xuyên cắt cành tạo tán, vệ sinh vườn để nấm bệnh không có điều kiện phát triển. - Quét vôi, các thuốc có gốc đồng vào gốc để phòng nấm bệnh phát triển. - Dùng các loại côn trùng thiên địch, đặc biệt là kiến vàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbenh_hai_tren_cay_co_mui_1131.pptx
Tài liệu liên quan