Bệnh lãng tai và thiết bị nghe nhạc di động

Song hành với sự phát triển của khoa học công nghệ,

đời sống tinh thần của con người ngày càng nâng cao.

Hiện nay, chỉ với một chiếc máy nghe nhạc di động tý

hon, người ta có thể mang theo bên mình cả một rạp hát

với những nhạc phẩm mà họ ưa thích.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bệnh lãng tai và thiết bị nghe nhạc di động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh lãng tai và thiết bị nghe nhạc di động Song hành với sự phát triển của khoa học công nghệ, đời sống tinh thần của con người ngày càng nâng cao. Hiện nay, chỉ với một chiếc máy nghe nhạc di động tý hon, người ta có thể mang theo bên mình cả một rạp hát với những nhạc phẩm mà họ ưa thích. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện nghi đó thì việc sử dụng những thiết bị này đã dẫn tới mối nguy hiểm lớn là giảm thính lực của người nghe. Kết quả của Viện nghiên cứu Âm học quốc gia Sydney cho thấy số người sử dụng máy nghe nhạc cá nhân hiện nay luôn để âm lượng ở mức nguy hiểm. Cũng theo một nghiên cứu của RNID - Viện nghiên cứu khiếm thính Hoàng gia, có tới 39% số thanh niên từ 18 đến 24 tuổi sử dụng máy nghe nhạc cá nhân mỗi ngày ít nhất 1 tiếng và 42% thú nhận luôn nghe ở mức âm lượng lớn. Tổ chức Quốc tế Zogby thực hiện cuộc thí nghiệm cho Hiệp hội Nói - Ngôn ngữ - Nghe của Mỹ trên 300 sinh viên của các trường trung học và hơn 1000 người trưởng thành. Kết quả cho thấy 40% trong số họ luôn để âm lượng ở mức cao. Đặc biệt, các sinh viên có khuynh hướng cao gấp 2 lần trong việc nghe nhạc ở âm lượng thật lớn và hơn ½ số sinh viên không muốn giới hạn thời gian nghe, 1/3 trong số họ nói rằng họ không thích giảm âm lượng. Nghiên cứu cũng chỉ ra hơn ½ số sinh viên và 40% người trưởng thành có ít nhất một loại bệnh mất thính lực, một số thấy khó nghe trong các cuộc thảo luận, một số cho rằng cần phải tăng âm lượng ở máy thu hình hay đài mới nghe được rõ, một số khác lại thấy có tiếng lạ ở trong tai. Các vấn đề mất thính lực không có dấu hiệu rõ ràng trong một vài năm nhưng một khi xuất hiện sẽ không thể khôi phục được. Tai sẽ bị tổn thương vĩnh viễn. Hiện nay tại Mỹ có khoảng 30 triệu người Mỹ gặp những vấn đề về mất thính lực. Một phần ba trong số họ đã bị lãng tai. Nguyên nhân của sự giảm thính lực khi sử dụng những thiết bị này là thói quen sử dụng không đúng cách của người nghe nhạc. Họ thường có xu hướng mở nhạc to quá mức trong khoảng thời gian dài. Những người nghe nhạc bằng máy nghe nhạc di động không muốn bị những tạp âm bên ngoài ảnh hưởng đến việc thưởng thức âm nhạc của họ hay đơn giản đó chỉ là do thói quen của những người trẻ tuổi. Còn theo tiến sĩ Rochester Minn - người điều hành chương trình Cứu trợ thính giác ở Mayo Clinic - cho rằng: “Trước đây các thiết bị nghe nhạc như Walkman chẳng hạn, khi bạn tăng âm lượng của chúng cao hết mức thì âm thanh nghe sẽ rất tồi, vì vậy đa số người nghe nhạc không làm vậy. Còn ngày nay, dù bạn mở to hết mức, chất lượng âm thanh vẫn rất tốt, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề rất đáng lo lắng này!”. Cơ chế của sự suy giảm thính lực Âm thanh bên ngoài tác động và gây tổn thương tới các tế bào lông chuyển - một bộ phận của tai có chức năng dẫn truyền sóng âm đến não bộ. Các tế bào vùng này có thể phục hồi sau những tổn thương tạm thời. Nhưng những tiếng ồn quá lớn hoặc không quá lớn nhưng tác động trong thời gian dài sẽ làm cho những tế bào lông chuyển bị tổn thương vĩnh viễn. Tất nhiên, điều đó làm thính lực của bạn cũng bị giảm theo và không thể khôi phục lại được. Các chuyên gia tại Mayo Clinic ở Minnesota cho rằng những âm thanh trên 90 decibel tác động liên tục trong một thời gian dài là những nguyên nhân gây ra bệnh lãng tai nhưng hầu hết các thiết bị chơi nhạc di động hiện nay đều được sản xuất với âm lượng lớn hơn 120 decibel. Chiến lược phòng ngừa: - Không nên nghe nhạc liên lục trong thời gian quá lâu với âm lượng lớn hơn 90 decibel. Khuyến cáo người nghe để âm lượng ở mức bằng hoặc nhỏ hơn 80 decibel. - Dùng loại tai nghe vành rộng, trùm kín tai, độ lọc tiếng ồn tốt, không nên dùng loại tai nghe nhét trong ống tai. - Nếu bạn thường xuyên ở những nơi ồn ào, âm thanh lớn thì nên cố gắng tạo cho mình một quãng thời gian thư giãn yên tĩnh sau một khoảng thời gian nhất định hoặc sử dụng miếng đệm tai để giảm thiểu âm thanh. - Bạn hãy giảm thiểu âm lượng đến mức có thể, tránh xa tiếng ồn và cố gắng bảo vệ đôi tai của bạn. Làm thế nào để biết được âm lượng bạn đang nghe quá lớn? Nếu bạn không có những thiết bị đo decibel của âm thanh cho máy chơi nhạc, một số những cách đơn giản sau sẽ giúp bạn kiểm soát xem âm lượng nghe nhạc của bạn đã quá lớn hay chưa? - Âm lượng máy nghe đặt mức lớn hơn 60% âm lượng - Không thể nghe thấy những cuộc trò chuyện của những người xung quanh khi bạn đang nghe nhạc. - Những người ở gần có thể nghe thấy tiếng nhạc bạn đang nghe. - Bạn nhận thấy hình như bạn đang hét lên thay vì nói chuyện bình thường trong cuộc trò chuyện với ai đó. Tóm lại, một số kiến thức và mách nước trên sẽ giúp bạn phần nào tự bảo vệ tốt đôi tai quý giá của mình khi sử dụng các thiết bị nghe nhạc di động, đảm bảo cho việc thưởng thức âm nhạc trong nhiều năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_lang_tai_2633.pdf
Tài liệu liên quan