Bệnh thường gặp- bệnh tâm thần phân liệt

-Bệnh tâm thần phân liệt không phải là một bệnh do ma quỉ gây ra, cũng không

phải do "đời cha ăn mặn, đời con khát nước", mà là một bệnh lý của não, có

những biến đổi sinh học phức tạp, chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý xã

hội không thuận lợi.

-Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh phổ biến trên thế giới và ở nước ta tỷ lệ từ

0,3 -1% dân số.

-Bệnh có thể chứa được hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm, chữa trị

kịp thời, hợp lí

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bệnh thường gặp- bệnh tâm thần phân liệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH THƯỜNG GẶP Bệnh tâm thần phân liệt 1. Thế nào là bệnh tâm thần phân liệt? - Bệnh tâm thần phân liệt không phải là một bệnh do ma quỉ gây ra, cũng không phải do "đời cha ăn mặn, đời con khát nước", mà là một bệnh lý của não, có những biến đổi sinh học phức tạp, chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi. - Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh phổ biến trên thế giới và ở nước ta tỷ lệ từ 0,3 - 1% dân số. - Bệnh có thể chứa được hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hợp lí. 2. Bệnh tâm thần phân liệt có những biểu hiện gì? * Bệnh nhân cho rằng ý nghĩ của mình bị phát thanh, ý nghĩ của mình bị người khác biết, hoặc họ đọc được ý nghĩ của mình. * Nghi ngờ có người điều khiển chi phối, kiểm tra; bị theo dõi, ám hại hay đầu độc mình, ghen tuông vô lý. * Cho mình có khả nǎng đặc biệt, có quyền lực như siêu nhân có khả nǎng làm được những việc kỳ lạ, là người nhà trời, điều khiển được mưa gió. * Nghi ngờ mình mắc bệnh nặng như ung thư, lao, HIV, giang mai, tim mạch, mà thực tế không bị bệnh gì. * Nghĩ rằng mình có những khuyết điểm lớn, có tội phải bị trừng phạt nặng nề. * Bệnh nhân nghe, nhìn, ngửi hoặc cảm thấy những gì mà người khác không thấy (không có trong thực tế). Thí dụ. Nghe thấy tiếng nói trong đầu hoặc tiếng nói phát ra từ một bộ phận nào đó của cơ thể. Tiếng nói bình luận hành vi của bệnh nhân hoặc thảo luận với nhau về bệnh nhân. * Các bất thường về hành vi cảm xúc. - Kích động, đập phá, hò hét vô cớ, hành hung với người thân hoặc hàng xóm. - ít nói, hỏi gặng cũng không nói, không ăn, thu mình lại, tính tình khô lạnh không muốn tiếp xúc với người thân. Tính khí vui buồn, giận dữ thất thường. 3. Cần làm gì để giúp đỡ bệnh nhân tâm thần phân liệt? * Gia đình - Phát hiện sớm những thay đổi bất thường kể trên. - Đưa người bệnh đến với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần để nhận được tư vấn cần thiết của thầy thuốc. - Quản lý và cho uống thuốc đều đặn, đúng liều lượng, giờ giấc theo chỉ định của bác sĩ. - Bệnh tâm thần phân liệt tái phát phần lớn là do không uống thuốc đều đặn hoặc tự ý cắt thuốc. - Bệnh sẽ thuyên giảm và ổn định tết nếu được gia đình quan tâm, tạo môi trường thích ứng, dung nạp tốt. * Những hiểu biết sai lầm cần tránh: - Cho rằng thuốc tâm thần là loại thuốc ngủ, nay bệnh nhân đã ngủ tốt thì không cần dùng nữa. - Cho rằng thuốc chữa bệnh tâm thần là thuốc độc, e ngại không sử dụng mặc dù đã có chỉ định của bác sĩ. * Cộng đồng - Cần thông cảm, chia sẻ với bệnh nhân và gia đình, không mặc cảm, riễu cợt trêu trọc, ngược đãi. - Giúp đỡ bệnh nhân có việc làm. - Giúp đỡ bệnh nhân và gia đình khi gặp tình huống khó khăn. * Cán bộ y tế - Định kỳ kiểm tra bệnh, tư vấn về điều trị và tái phục hồi chức năng tâm lí xã hội, cấp phát thuốc đầy đủ cho bệnh nhân. - Hướng dẫn gia đình quản lý và cho uống thuốc đều. - Hướng dẫn gia đình phát hiện kịp thời các biểu hiện tái phát bệnh và những tác dụng phụ khi uống thuốc an thần kinh. * Đi đâu để được giúp đỡ? - Bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc thành phố. - Trạm sức khoẻ Tâm thần tỉnh. - Phòng khám Tâm thần tại các quận, - Trạm y tế xã, phường. Các bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị ngoại trú miễn phí theo khu vực cư trú./. Kiệt nước Khái niệm - Kiệt nước là khi có thể mất nhiều nước hơn là nhận nước vào. Điều này thường xảy ra khi bị ỉa chảy nặng kèm theo nôn. Kiệt nước cũng có thể gặp ở người ốm nặng lâu ngày không ăn uống được - Tuổi nào cũng có thể bị kiệt nước, nhưng kiệt nước xảy ra nhanh hơn và nguy hiểm hơn nếu là trẻ nhỏ Những dấu hiệu của kiệt nước : 1. Đái ít, nước tiểu vàng sẫm hoặc không có nước tiểu, 2. Sút cân đột ngột 3. Miệng khô 4. Mắt lõm, không có nước mắt 5. Thóp lõm 6. Da kém đàn hồi hay da không căng 7. Mạch nhanh nhỏ ; thở sâu Xử lý kiệt nước - Cho uống nhiều nước: nước sôi nguội, nước chè, nước canh... - Cho uống nước ozerol pha theo hướng dẫn. Nếu không có ozerol thì pha lấy: dùng hai thìa canh đường và nửa thìa cà phê muối cho vào một lít nước sôi để nguội. Người lớn cho uống khoảng 3 lít /ngày, trẻ nhỏ 1 lít/ ngày, uống liên tục đến khi đi tiểu bình thường. Tiếp tục cho uống, kể cả trường hợp người kiệt bị nôn mửa. Nếu người bệnh không uống được đủ nước thì phải truyền dịch. Nôn Nguyên nhân  Do ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn hay ôi thiu  Triệu chứng của một số bệnh: tắc ruột, viêm ruột thừa, sốt cao... Triệu chứng + Một số truờng hợp không đáng lo ngại + Phải đi khám bệnh nếu có một số triệu chứng: - Tình trạng kiệt nước ngày càng tăng mà không ngăn được - Nôn nhiều kéo dài trên 24 tiếng - Nôn nhiều, đặc biệt nôn màu xanh sẫm, nâu hoặc có mùi như mùi phân - Đau liên tục ở ruột, đặc biệt nếu người ốm không ỉa được hoặc khi áp tai vào bụng nghe có tiếng òng ọc - Nôn ra máu Xử trí - Không ăn gì khi nôn nhiều - Nhấp nước gừng - Nếu bị kiệt nước: cho uống nhiều nước - Nếu xử lý như trên không cầm được nôn: dùng một số thuốc cầm nôn như prometazin, diphenhydramin( theo chỉ dẫn của thầy thuốc)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_9856.pdf
Tài liệu liên quan