Bí quyết “ghi điểm” với sếp

Mối quan hệ với sếp là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển sự nghiệp của bạn.

Vì thế chiếm được cảm tình của sếp đang dần trở thành một kỹ năng không thể

thiếu với nhân viên.

Các chuyên gia nghề nghiệp đưa ra một số lời khuyên để giúp bạn "ghi điểm" với

sếp, đồng thời phát triển sự nghiệp trong dài hạn:

Tập trung hoàn thành công việc và lịch trình của mình và chỉ làm thêm giờ khi bắt

buộc phải làm vậy. Bạn có thể nghĩ rằng làm việc muộn sẽ gây ấn tượng tốt với

sếp, nhưng thực tế nó có thể làm xấu đi hình ảnh của bạn. Nếu sếp thấy hoặc nghe

nói bạn làm việc muộn, anh/cô ấy sẽ thắc mắc tại sao bạn không hoàn thành công

việc trong giờ hành chính. Hoặc tồi tệ hơn, sếp có thể coi bạn là "kẻ tự kỷ" - không

hòa đồng và chỉ thích làm việc một mình.

Hãy nhớ sếp cũng là người bình thường giống bạn, có cảm xúc và gia đình, họ

cũng có người giám sát và đôi khi bị "quá tải". Nếu sếp có khó khăn và bạn có thể

giúp đỡ, khi đó mối quan hệ của bạn với anh/chị ấy sẽ được cải thiện đáng kể. Điều

quan trọng là biết lúc nào đưa ra lời đề nghị giúp đỡ. Nếu không đúng lúc, sếp có

thể nghĩ bạn muốn "dạy khôn", ra vẻ hơn người.

pdf4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bí quyết “ghi điểm” với sếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí quyết “ghi điểm” với sếp Mối quan hệ với sếp là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển sự nghiệp của bạn. Vì thế chiếm được cảm tình của sếp đang dần trở thành một kỹ năng không thể thiếu với nhân viên. Các chuyên gia nghề nghiệp đưa ra một số lời khuyên để giúp bạn "ghi điểm" với sếp, đồng thời phát triển sự nghiệp trong dài hạn: Tập trung hoàn thành công việc và lịch trình của mình và chỉ làm thêm giờ khi bắt buộc phải làm vậy. Bạn có thể nghĩ rằng làm việc muộn sẽ gây ấn tượng tốt với sếp, nhưng thực tế nó có thể làm xấu đi hình ảnh của bạn. Nếu sếp thấy hoặc nghe nói bạn làm việc muộn, anh/cô ấy sẽ thắc mắc tại sao bạn không hoàn thành công việc trong giờ hành chính. Hoặc tồi tệ hơn, sếp có thể coi bạn là "kẻ tự kỷ" - không hòa đồng và chỉ thích làm việc một mình. Hãy nhớ sếp cũng là người bình thường giống bạn, có cảm xúc và gia đình, họ cũng có người giám sát và đôi khi bị "quá tải". Nếu sếp có khó khăn và bạn có thể giúp đỡ, khi đó mối quan hệ của bạn với anh/chị ấy sẽ được cải thiện đáng kể. Điều quan trọng là biết lúc nào đưa ra lời đề nghị giúp đỡ. Nếu không đúng lúc, sếp có thể nghĩ bạn muốn "dạy khôn", ra vẻ hơn người. Chủ động bàn công việc với sếp: thông thường, sau một thời gian làm việc, sếp có thể chia nhân viên làm hai nhóm: nhóm "in" - gồm những người sếp yêu quý và còn lại là nhóm "out". Nếu hiện bạn đang nằm trong nhóm "out", hãy nhanh chóng tìm cách đảo ngược tình thế. Nếu sếp không thảo luận dự án với bạn, hãy chủ động gặp anh/chị ấy. Hãy nói những vấn đề của bạn và rằng bạn cảm thấy mình chưa được đánh giá đúng mức. Khi mọi khúc mắc được giải quyết, bạn và sếp sẽ hình thành một nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Đừng hứa rồi sau đó thất hứa hoặc "tô hồng" mọi thứ. Khi sếp đặt câu hỏi cho bạn, hãy trả lời thành thật dù bạn biết đó không phải là điều anh/cô ấy muốn nghe. Hãy thẳng thắn, không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng tới công việc. Sếp biết rằng sự thật là điều tốt nhất cho công ty và đánh giá cao sự trung thực của bạn. Hãy nhớ người nhân viên trung thực và đáng tin cậy trong mọi trường hợp luôn được coi trọng và giữ lại. Coi như sếp biết tất cả mọi khía cạnh trong công việc của bạn (dù thực tế có thể không như vậy). Nhiều người quản lý thích được nhân viên đề nghị giải quyết một vấn để nan giản và coi rằng chỉ có họ mới có đủ tầm hiểu biết để tìm ra giải pháp, điều đó khiến họ tự hào về bản thân. Nhưng hãy cẩn trọng, nếu nhờ sếp giúp đỡ cả những việc nhỏ nhặt, bạn sẽ bị đánh giá là lười biếng, không có năng lực. Hãy cố gắng làm tốt công việc của mình và hỏi ý kiến sếp về những việc thật sự khó, vượt tầm kiểm soát của bạn. Nó chứng tỏ bạn sẵn sàng học và không ngại hỏi những người biết nhiều hơn mình. Cung cấp thông tin thích hợp theo cách thức sếp thích nhất. Một số sếp thích nhận thông tin bằng văn bản, nhưng một số khác lại thích qua email hoặc gặp trực tiếp. Bạn có thể phải mất thời gian để xác định điều đó. Và đừng lo lắng rằng mình cung cấp quá nhiều thông tin. Đối với sếp, càng nhiều thông tin càng tốt. Chủ động với cơ hội phát triển. Hãy tích cực đề nghị thêm trách nhiệm (nếu bạn có thể kiểm soát nó), nhưng đừng quên sếp không muốn nghe những lời hứa suông. Nếu bạn có thể chứng tỏ năng lực xuất sắc của bản thân, thăng tiến không phải là chuyện xa xôi. Hòa đồng với mọi người trong công việc, thường xuyên nở nụ cười và lạc quan. Không khí trong văn phòng sẽ không bao giờ đi xuống khi có một thành viên như vậy. Và sếp cũng sẽ muốn có bạn ở bên cạnh. Ăn mặc một cách chuyên nghiệp. Một mẹo nhỏ là hãy ăn mặc tương tự sếp. Nếu sếp thường vận một bộ vest lịch sự và thắt cà vạt trong cuộc họp, hãy làm tương tự, nó sẽ tạo ra sự thân thuộc, gần gũi. Tuy nhiên, đừng cố "vượt mặt" sếp bằng những bộ đắt tiền hơn hoặc copy anh/chị ấy từ đầu tới chân. Giao tiếp thoải mái, tự nhiên với sếp. Bạn không cần phải quá căng thẳng hay sợ hãi mỗi lần nói chuyện với sếp, nhưng cũng đừng quên giới hạn của mình. Nhân viên quá "thân thiện" với sếp thường bị nhân viên khác dèm pha và bản thân sếp cũng không hài lòng. Theo Báo Tuổi trẻ (10/02/2011)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbi_quye1_0618.pdf
  • pdfbi_quyet_0736.pdf
Tài liệu liên quan