Bộ câu hỏi ngân hàng

Câu 1. Ngân hàng Nhà nước có quyền góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín dụng không?

 

 Ngân hàng Nhà nước chỉ được quyền góp vồn mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (trừ tổ chức tín dụng do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ).

 Kiểm soát đặc biệt là việc tổ chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng thanh toán do quản lí, điều hành yếu kém.

 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định tại Khoản 12 Điều 4 với rất nhiều biện pháp xử lí dành cho Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống tài chính, trong đó có biện pháp “mua cổ phần của tổ chức tín dụng”. Cũng theo quy định tại Điều 149 của luật này thì Ngân hàng Nhà nước có quyền góp vốn mua cổ phần đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu như tổ chức tín dụng đó không thực hiện được các yêu cầu sau: “Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn.” Khoản 2 Điều 149. Hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ của tổ chức tín dụng được kiển soát đặc biệt được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng sẽ có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng theo Khoản 3 Điều 149.

 Ngày 01 tháng 08 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg về việc góp vốn mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo các quy định giống với quy định trong Luật các tổ chức tín dụng.

Căn cứ theo các quy định nêu trên thì chúng ta có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước có quyền góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín dụng và việc góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín dụng chỉ khi nào tổ chức tín dụng đó lâm vào tình trạng pháp lý mà phải đặt dưới sự kiểm soát đặt biệt của Ngân hàng Nhà nước, còn trong trương hợp khác thì Ngân hàng Nhà nước không có quyền góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng. Vì việc góp vốn mua cổ phần của Ngân hàng Nhà nước chỉ nhằm mục đích là đảm bảo an toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng mà về lâu dài là nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính của đất nước.

 

doc145 trang | Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bộ câu hỏi ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng liên doanh Các bước thực hiện: +Bước 1 Khi có nhu cầu cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh; tổ chức gửi đến Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng nay là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) bộ hồ sơ theo quy định. +Bước 2 Trong thời hạn 20 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Vụ các Ngân hàng có văn bản xác nhận đủ hồ sơ hoặc thông báo về tình trạng hồ sơ và đề nghị bổ sung thông tin, hồ sơ (nếu chưa đủ, chưa hợp lệ). Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được thông tin, hồ sơ bổ sung Vụ các Ngân hàng có văn bản xác nhận đủ hồ sơ hoặc thông báo tiếp về tình trạng hồ sơ theo nguyên tắc trên. +Bước 4 Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do Câu 64: Cơ cấu tổ chức lãnh đạo, điều hành của NHNN? Theo Điều 8 Luật NHNN quy định về lãnh đạo, điều hành ngân hàng nhà nước: 1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. 2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền; b) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; c) Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước. Về cơ cấu tổ chức: Trên cơ sở Nghị định số 156/2013/NĐ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước như sau: +Vụ Chính sách tiền tệ: Tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng chính sách tiền tệ Quốc gia và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật. +Vụ Quản lý ngoại hối: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật. +Vụ Thanh toán: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực thanh toán trong nền kinh tế quốc dân theo quy định của pháp luật. +Vụ Tín dụng các ngành kinh tế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tín dụng ngân hàng và điều hành thị trường tiền tệ theo quy định của pháp luật. +Vụ Dự báo thống kê tiền tệ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác dự báo, thống kê tiền tệ theo quy định của pháp luật. +Vụ Hợp tác quốc tế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hợp tác và hội nhập quốc tế thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật. +Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính: Tham mưu, giúp Thống đốc trong hoạt động, phân tích, đánh giá, thực thi chính sách an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro của hệ thống tài chính. +Vụ Kiểm toán nội bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN. +Vụ Pháp chế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành ngân hàng. +Vụ Tài chính - Kế toán: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của NHNN và quản lý Nhà nước về kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật. +Vụ Tổ chức cán bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc, ban cán sự Đảng NHNN thực hiện công tác tổ chức, biên chế, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương và các chế độ khác thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật. +Vụ Thi đua khen thưởng: Tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật. +Văn phòng: Tham mưu, giúp Thống đốc chỉ đạo và điều hành hoạt động ngân hàng; thực hiện công tác cải cách hành chính của NHNN; quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền, báo chí, văn thư, lưu trữ của ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, lưu trữ tại trụ sở chính NHNN. +Cục Công nghệ tin học: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực công nghệ tin học trong phạm vi toàn ngành Ngân hàng. +Cục Phát hành và kho quỹ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương về lĩnh vực phát hành và kho quỹ theo quy định của pháp luật. +Cục Quản trị: Giúp Thống đốc quản lý tài sản, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, hậu cần, bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn cơ quan, chăm lo đời sống, sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc trụ sở chính NHNN .+Sở Giao dịch: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. ·Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: Cơ quan trực thuộc NHNN thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của NHNN; Tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật. ·NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Là các đơn vị phụ thuộc của NHNN, chịu sự điều hành và lãnh đạo tập trung, thống nhất của Thống đốc NHNN; có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng trung ương theo ủy quyền của Thống đốc. +Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Đơn vị phụ thuộc của NHNN, thực hiện nhiệm vụ đại diện theo sự ủy quyền của Thống đốc NHNN. +Viện Chiến lược ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước trực thuộc NHNN, có chức năng nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Ngân hàng; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho yêu cầy quản lý Nhà nước của NHNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. +Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam: Tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN, có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cấu quản lý Nhà nước của NHNN; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật. +Thời báo ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN; là cơ quan ngôn luận, diễn đàn xã hội và là công cụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hoạt động của ngành Ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật. +Tạp chí ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN; là cơ quan ngôn luận và diễn đàn về lý luận, nghiệp vụ, khoa học và công nghệ ngân hàng; có chức năng tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học, công nghệ của ngành Ngân hàng và lĩnh vực liên quan theo quy định của NHNN và của pháp luật. +Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng phục vụ yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của NHNN và của ngành ngân hàng theo quy hoạch, kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt. +Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh:Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc NHNN, có chức năng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân hàng ở bậc cao đẳng, đại học, sau đại học và các ngành nghề khác khi được cấp có thẩm quyền cho phép; tổ chức nghiên cứu khoa học và tư vấn về lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân hàng. +Học viện Ngân hàng:Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc NHNN, có chức năng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân hàng ở bậc trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học và các ngành nghề khác khi được cấp có thẩm quyền cho phép; tổ chức nghiên cứu khoa học và tư vấn về lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân hàng. Câu 65: Phân tích các chính sách ngăn ngừa lạm phát của Ngân hàng Nhà nước? Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước 1. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3. Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. 4. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. 5. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện. 6. Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ. 7. Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật. 8. Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại. 9. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. 10. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 11. Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật. 12. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng. 13. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền. 14. Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. 15. Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế. 16. Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế. 17. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng. 18. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước. 19. Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.  20. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ. 21. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng. 22. Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế. 23. Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng. 24. Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước. 25. Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. 26. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng. 27. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Câu 66: Phân tích các hình thức cấp tín dụng? Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: Cho vay; Tại Việt Nam các quyết định 1627/2001_QĐ_NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc ngân hàng về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và hướng dẫn thực hiện số 49/QĐ_HĐQT ngày 31/05/2002 của NHCT Việt Nam , quyết định số 106/QĐ_HĐQT_NHCT ngày 20/08/2002 về việc cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam, phân tích đánh giá doanh nghiệp dưới giác độ tài chính _ ngân hàng. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoản trả cả ngốc và lãi. Định nghĩa trên được các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác áp dụng để làm tiền đề căn bản cho các hoạt động cho vay của mình. Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác. Phương thức chiết khấu Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận, lựa chọn các phương thức chiết khấu sau đây: 1. Mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, đồng thời khách hàng cam kết sẽ mua lại công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác đó sau một khoảng thời gian được xác định tại hợp đồng chiết khấu. 2. Mua có bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng; khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng, người phát hành giấy tờ có giá khác. Bảo lãnh ngân hàng; Theo điều 2 trong quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng: Bảo lãnh Ngân hàng là sự cam kết của Ngân hàng với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Chức năng bảo lãnh của ngân hàng Chức năng bảo đảm Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng. Theo chức năng này người thụ hưởng sẽ nhận đợc sự bồi thường về mặt tài chính trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm cam kết. Tuy nhiên, người thụ hưởng chỉ được phép đòi tiền theo thư bảo lãnh nếu xuất trình được những chứng từ cần thiết theo đúng các điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh. Mặt khác, do chịu trách nhiệm thực hiện cam kết nên ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát, tạo ra một áp lực thực hiện tốt hợp đồng, giảm thiểu vi phạm về phía người được bảo lãnh. Chức năng tài trợ Thông qua bảo lãnh, khách hàng người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng, dịch vụ. Ví dụ: Một nhà thầu được bảo lãnh thay vì mang tiền đặt cọc thì chỉ cần có bảo lãnh của ngân hàng. Vì vậy, mặc dù không trực tiếp cấp vốn nhưng với việc phát hành bảo lãnh, Ngân hàng đã giúp cho khách hàng của họ được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được cho vay thực sự. Với ý nghĩa này, bảo lãnh đựơc coi là một trong những dịch vụ ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp Phát hành thẻ tín dụng; Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Hình thức thanh toán này được thực hiện dựa trên uy tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch. Thẻ tín dụng cho phép khách hàng "trả dần" số tiền thanh toán trong tài khoản. Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng tháng. Tuy nhiên, Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê. Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt. Thẻ tín dụng được phát hành sau khi nhà cung cấp dịch vụ tín dụng duyệt chấp thuận tài khoản thẻ, sau đó chủ thẻ có thể sử dụng nó để mua sắm tại các điểm bán hàng chấp nhận loại thẻ. Khi mua sắm, người dùng thẻ cam kết sẽ trả tiền cho nhà phát hành thẻ. Chủ thẻ thể hiện cam kết này bằng cách ký tên lên hóa đơn có ghi chi tiết của thẻ cùng với số tiền, hoặc bằng cách nhập một mật mã cá nhân (PIN). Ngoài ra nhiều điểm bán hàng cũng chấp nhận cách thức xác minh qua điện thoại hoặc xác minh qua internet cho những giao dịch được gọi là giao dịch vắng thẻ hoặc vắng chủ thẻ (CNP - Card/Cardholder Not Present). Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng (tiền mặt ứng trước) nếu muốn Người ta sử dụng nhiều hệ thống điện tử để xác minh trong vòng vài giây tính hợp lệ của thẻ cũng như kiểm tra xem hạn mức tín dụng của thẻ còn đủ chi trả cho lần mua sắm đó không. Việc xác minh được thực hiện bằng một đầu đọc thẻ (POS - Point of Sale) kết nối vào ngân hàng thu nhận (acquiring bank) của người bán hàng. Đầu đọc đọc dữ liệu của thẻ từ dải từ tính hoặc từ bản vi mạch trên thẻ. Loại thẻ mới sử dụng bản vi mạch thường được gọi là thẻ "chip" hoặc thẻ EMV. Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Bao thanh toán trong nước: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán: Hoạt động bao thanh toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 1.Đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được thực hiện bao thanh toán và phù hợp với qui định của pháp luật Việt Nam; 2.Đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào hợp đồng bao thanh toán và các bên có liên quan đến khoản phải thu; 3.Khoản phải thu được bao thanh toán phải có nguồn gốc từ các hợp đồng mua, bán hàng phù hợp với qui định của pháp luật liên quan. Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận”. (khoản 3, Điều 98. Luật các tổ chức tín dụng 2010) Câu 67: Quy chế cho vay đối với cổ đông tổ chức tài chính tại chính tổ chức tài chính đó? Theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định 1627/2011/QĐ-NHNN ngày 31/12/2011 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Quy chế cho vay 1627). Đối với cổ đông của tổ chức tín dụng đó. Tại khoản 2 Điều 20. Hạn chế cho vay có quy định rõ: Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây: 1. Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay; 2. Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng; 3. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điểu 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó Câu 68 : Điều kiện mở sở giao dịch, chi nhánh , Văn phòng đại diện của Ngân hàng Thương mại? Theo Thông tư số 21/2013/TT-NHNN Thông tư quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại thì : Điều 6. Điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại Để được thành lập chi nhánh ở trong nước, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: 1. Đối với ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị): a) Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định; b) Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị; c) Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129; khoản 1 Điều 130 và Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong thời gian 12 tháng trước tháng đề nghị; d) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; đ) Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng giám đốc; e) Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng thương mại có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 40, Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành; g) Không thuộc đối tượng phải thực hiện biện pháp không được mở rộng mạng lưới theo quy định của pháp luật về xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; h) Đáp ứng điều kiện về số lượng chi nhánh được phép thành lập theo quy định tại Điều 7 Thông tư này; i) Có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Thông tư này. 2. Đối với ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động dưới 12 tháng (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị): a) Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định; b) Hoạt động kinh doanh có lãi đến thời điểm đề nghị; c) Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129; khoản 1 Điều 130 và Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục từ ngày bắt đầu khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị; d) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từng thời kỳ; e) Các quy định tại các điểm đ, e, g, h, i khoản 1 Điều này. Điều 7. Số lượng chi nhánh được thành lập 1. Số lượng chi nhánh của một ngân hàng thương mại được thành lập phải đảm bảo: 300 tỷ đồng x N1 + 50 tỷ đồng x N2 < C Trong đó: - C là giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng thương mại đến thời điểm đề nghị (tính bằng tỷ Đồng Việt Nam). - N1 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh. - N2 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương. 2. Ngân hàng thương mại được thành lập tối đa 10 chi nhánh tại mỗi khu vực nội thành thành phố Hà Nội hoặc nội thành thành phố Hồ Chí Minh. 3. Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động dưới 12 tháng (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá ba (03) chi nhánh và các chi nhánh này không được thành lập tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbo_ca_u_ho_i_nga_n_ha_ng_2_7697.doc